Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Các hoạt động Marketing và hoạch dịnh chiến lược marketing, chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kì sống của doanh nghiệp. Vận dụng vào tập đoàn Sam sung với sản phẩm Sam Sung Note 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.43 KB, 28 trang )

Mục Lục

1


1.

2.

1.

2.

Phần 1: Cơ sở lý thuyết:
I.
Quản trị marketing và marketing online.
Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các
biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với
những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh
nghiệp.
Marketing online là hình thức marketing sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ
mạng máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng
cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đến với người tiêu dùng.
II.
Hoạch định chiến lược và hoạch định marketing.
Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp là xác định sứ mệnh kinh doanh (lĩnh vực kinh
doanh là gì?, khách hàng của doanh nghiệp là ai?, với họ điều gì là quan trọng? doanh
nghiệp cần phải như nhế nào?), mục tiêu, các chiến lược- hướng đi chủ yếu của doanh
nghiệp nhằm theo đuổi mục tiêu đã đặt ra.
Hoạch định marketing là một quá trình nghiên cứu có hệ thống, trong đó phân tích bối


cảnh, thiết lập các mục tiêu marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu và phát triển
marketing-mix.
III.

Marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm.

M
ô hình chu kỳ sống sản phẩm

1. Giới thiệu sản phẩm:


Chiến lược hớt váng chớp nhoáng: Tung ra sản phẩm mới với giá cao và mức khuyến mãi
cao. Công ty tính giá cao đảm bảo lãi gộp trên đơn vị sản phẩm ở mức cao nhất. Công ty
chi khá nhiều cho việc khuyến mãi nhằm thuyết phục thị trường về lợi ích sản phẩm ngay
cả với giá cao, hoạt động khuyến mãi ở mức độ cao nhằm thâm nhập thị trường.
Chiến lược hớt váng từ từ: Tung ra sản phẩm với mức giá cao và khuyến mãi thấp. Giá
cao góp phần đạt mức lãi gộp trên đơn vị sản phẩm cao nhất, còn mức khuyến mãi thấp
giữ cho chi phí marketing thấp, mục đích cuối cùng là hớt được nhiều lợi nhuận trên thị
trường. Thích hợp cho thị trường có quy mô hữu hạn, phần lớn thị trường đều biết sản
phẩm đó và người mua sẵn sàng trả giá cao trong khi sự cạnh tranh tiềm ẩn không có dấu
hiệu sắp sảy ra.
Chiến lược xâm nhập chớp nhoáng: Tung sản phẩm ra thị trường với giá thấp và chi phí
nhiều cho khuyến mãi để xâm nhập thị trường nhanh nhất và giành thị phần lớn nhất. Chỉ
dành cho thị trường lớn và chưa biết đến sản phẩm, tiềm ẩn khả năng cạnh tranh quyết
liệt, hầu hết người mua đều nhạy cảm với giá, đồng thời chi phí 1 đơn vị sản phẩm của
công ty giảm dần khi quy mô sản xuất tăng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Chiến lược xâm nhập từ từ: Giá thấp và mức khuyến mãi thấp. Chi phí khuyến mãi thấp
để tăng lợi nhuận ròng. Chiến lược này phù hợp với thị trường lớn, thị trường đã biết rõ
sản phẩm, thị trường nhạy cảm với giá, và có sự cạnh tranh tiềm ẩn.


I.1

I.2

I.3

I.4

2. Giai đoạn tăng trưởng

Giá cả vẫn giữ nguyên hay có giảm đôi chút vì nhu cầu tăng rất nhanh. Các công
ty vẫn duy trì chương trình khuyến mãi của mình ở mức cũ hay có tăng đôi chút để đối
phó với sự cạnh tranh và tiếp tục huấn luyện thị trường. Mức tiêu thụ tăng lên nhiều làm
giảm tỷ lệ khuyến mãi doanh số bán.
Chiến lược kéo dài mức tăng trưởng nhanh của thị trường:
-

Nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm những tính chất mới và cải tiến kiểu dáng.
Bổ sung những mẫu mã mới và những sản phẩm che sườn.
Xâm nhập phân khúc thị trường mới.
Mở rộng phạm vi phân phối và tham gia các kênh phân phối mới.
Chuyển từ quảng cáo mức độ biết đến sản phẩm sang quảng cáo mức độ ưa thích sản
phẩm.
Giảm giá để thu hút người mua nhạy cảm với giá tiếp sau.
3. Giai đoạn bão hòa.

.1 Cải biến thị trường.



Tăng số người sử dụng nhãn hiệu: thay đổi thái độ của người không sử dụng; xâm
nhập phân khúc thị trường mới về địa lý, nhân khẩu học; giành khách hàng của đối thủ
cạnh tranh.
Tăng khối lượng sử dụng: kích thích khách hàng sử dụng thường xuyên hơn; tăng
sức sử dụng mỗi lần; tạo ra những công dụng mới.

.2

Cải biến sản phẩm

Cải tiến chất lượng nhằm nâng cao tính năng của sản phẩm.
Cải tiến tính chất nhằm bổ sung thêm những tính chất mới làm tăng thêm công
dụng, mức độ an toàn, hay sự thuận tiện của sản phẩm, tạo hình ảnh sản phẩm và đổi mới
tinh thần của công ty, tuy nhiên rất rễ bị bắt chước.
Cải biến kiểu dáng nhắm tính năng hấp dẫn về thẩm mỹ của sản phẩm, tạo ra đặc
điểm độc đáo để thị trường nhận biết và tranh thủ khách hàng trung thành. Tuy nhiên có
hai vấn đề đặt ra đó là không biết ai là người thích kiểu dáng mới và có nguy cơ mất đi
những khách hàng thích kiểu dáng cũ.
Cải biến marketing-mix: cải biến giá cả, phân phối, quảng cáo, kích thích tiêu thụ,
bán hàng trực tiếp, dịch vụ.
4. Giai đoạn suy thoái.

Công ty phải giải quyết một số nhiệm vụ và quyết định để xử lý những sản phẩm
già cỗi.
Thiết lập 1 hệ thống để phát hiện những sản phẩm yếu kém.
Xác định chiến lược marketing:
-

Tăng vốn đầu tư của công ty để khống chế hay củng cố vị trí cạnh tranh của mình.
Duy trì mức đầu tư cho đến khi giải quyết xong tình trạng không chắc chắn của ngành.

Giảm có chọn lọc đầu tư của công ty bằng cách loại bỏ những nhóm khách hàng không
có lời, củng cố vốn đầu tư ở những thị trường sinh lời.
Thu hoạch vốn đầu tư của công ty để trang trải nhanh các khoản tiền mặt.
Giải thể nhanh chóng doanh nghiệp đó bằng cách bán tài sản của nó một cách có lợi nhất.
Quyết định loại bỏ: có thể bán nó cho một công ty khác hoặc tệ nhất là phải thanh lý nhãn
hiệu.


Phần 2 Cơ sở lý luận
I.
Giới thiệu về tập đoàn Samsung
1) Tập đoàn Samsung được ra đời vào năm 1938 do ông Lee Byung-Chul sáng lập với

khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Sau hơn 80 năm phát triển cho tới nay, Samsung
đã gặt hái được không ít thành công quan trọng bên cạnh đó là quy mô khổng lồ với hơn
80 ngành nghề kinh doanh khác nhau từ chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng
khoán, đóng tàu, xây dựng... nhưng chủ yếu vẫn là điện tử và chất bán dẫn.
Ba trụ cột chính hiện nay của Samsung là Samsung Electronics (điện tử), Samsung
Heavy Industries (đóng tàu) và Samsung Engineering & Samsung C&T (xây dựng).
Samsung có tầm ảnh hưởng khá lớn trong phát triển kinh tế, truyền thông, văn hóa ở Hàn
Quốc. Theo một số báo cáo, Samsung đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của
Hàn Quốc và chỉ riêng doanh thu đã chiếm tới 17% tổng GDP của Hàn Quốc.
Với lượng nhân viên trên toàn cầu lên tới gần 500.000 người, hàng năm Samsung
phải trả lương với số tiền lên tới hơn 12 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Samsung cũng được
biết đến là một công ty chi khá mạnh tay cho các hoạt động marketing. Chỉ tính riêng
trong năm 2012, tập đoàn này đã chi số tiền quảng cáo lên tới 4 tỷ USD cộng thêm 5 tỷ
USD từ hoạt động truyền thông. Thậm chí trong năm 2013, hãng còn chi tới 14 tỷ USD
(nhiều hơn cả GDP của Iceland) cho các hoạt động quảng cáo. Theo một báo cáo từ Ad
Age, Samsung Electronics đã đánh bại hãng hàng tiêu dùng khổng lồ Procter & Gamble
(P&G) để trở thành nhà quảng cáo lớn nhất thế giới trong năm 2017 với tổng cộng 11,2 tỷ

USD cho quảng cáo, vượt qua mức 10,5 tỷ USD của P&G.
Samsung hiện cũng đang là nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới. Theo số
liệu của tổ chức nghiên cứu quốc tế Counterpoint Research vừa công bố báo cáo về số lô
hàng bán được của các nhà sản xuất smartphone trong quý 2/2019 Samsung vẫn đứng vị
trí đầu tiên với 76.6 triệu chiếc smartphone chiếm 21,3% thị phần cao hơn so với 36.4
triệu chiếc chiếm 10,1% thị phần của Apple.
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã
đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD.
Trong đó, riêng Samsung Electronics là 8,9 tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất
ĐTDĐ ở Thái Nguyên (5 tỷ USD), ở Bắc Ninh (2,5 tỷ USD). Ngoài ra, sáng ngày 19/5,
tập đoàn này chính thức khởi công xây dựng Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung


(SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự án có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính
thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014.
Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm 5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn
FDI đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng 11/2014.
Các nhà máy của Samsung Việt Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là Samsung Electronics
Việt Nam (SEV) với diện tích 110 ha ở Yên Phong, Bắc Ninh; và Samsung Electronics
Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích 170 ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên.
SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linh
kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới. Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sản
lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu.
2) Samsung Galaxy Note dòng sản phẩm được đánh giá rất cao của Samsung, 13/09/2017 1

siêu phẩm Galaxy Note 8ra đời và được đánh giá là sản phẩm smartphone có thiết kế đột
phá bậc nhất trong những năm trở lại đây với đặc điểm chú ý là màn hình vô cực (Infinity
Display). Đồng thời, sản phẩm cũng được tích hợp những tính năng mạnh mẽ và nổi bật
nhất (Live Message nhắn tin sống động, Dual Camera xóa phông chủ động…). Trong đó,

Samsung Pay – Thanh toán thời thượng, cũng là một tính năng thu hút sự quan tâm từ
cộng đồng. Là dòng sản phẩm cao cấp với sự cạnh tranh khốc liệt dành thị phần,
Samsung đã có chiến lược Marketing đầy thông minh cho sản phẩm này.

Hoạt động marketing của tập đoàn Samsung với sản phẩm Samsung Galaxy
Note 8.
1. Bối cảnh thị trường
1.1 Môi trường vi mô
Yếu tố bên trong:
II.

Các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới Samsung Galaxy Note 8: bộ phận marketing,
bộ phận bán hàng, bộ phận nghiên cứu và phát triển. Các bộ phận này hoạt động dưới


những mục đích khác nhau nhưng vẫn có một mục đích chung là mang lại hiệu quả doanh
thu khi Samsung Galaxy Note 8 được ra mắt trên thị trường.
Bộ phận marketing: bộ phận marketing của hãng hoạt động rất hiệu quả. Các nhân
viên marketing của Samsung luôn đề ra được những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán
hàng hợp lý và hiệu quả cao.
Bộ phận bán hàng: đông đảo và đầy nhiệt huyết.
Bộ phận Nghiên cứu và triển khai: khắc phục nhược điểm của các dòng sản phẩm
cũ để cho ra mắt dòng sản phẩm tiên tiến.
Yếu tố bên ngoài
Yếu tố sản xuất:
Nguyên vật liệu, máy móc: tiên tiến, hiện đại nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế
giới.
Lao động: Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kĩ sư tài năng là một trong những tài
sản quí giá nhất của Samsung. Hơn một phần tư trong tất cả nhân viên Samsung (42,000
người) làm việc cho viện nghiên cứu và phát triển mỗi ngày.

Các cơ sở sản xuất: hiện đại, trang bị đầy đủ trang thiết bị…
Trung gian marketing:
Nhà phân phối: Samsung có hệ thống R&D toàn cầu nên có hệ thống phân phối ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt nam thì có hệ thống phận phối nhiều tỉnh thành: Hà
Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
Các trung tâm chăm sóc khách hàng nhiệt tình chu đáo (đầu tư nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và đã xây dựng được mạng lưới rộng khắp trên toàn
quốc với 115 trung tâm bảo hành, trong đó có 6 trung tâm CSP và 23 trung tâm chăm sóc
khách hàng chuyên biệt.)
Đối thủ cạnh tranh: Trong ngành hàng điện thoại thông minh (Smartphone) nói
chung và phân khúc cao cấp (Premium phone) nói riêng, sự cạnh tranh giữa các thương
hiệu vô cùng khốc liệt. Dù sở hữu lượng fan nhất nhì thế giới, nhưng trong từng nước cờ
của hai “ông lớn” Samsung và Apple, ngọn lửa chinh phục vẫn không hề có dấu hiệu hạ
nhiệt.
Công chúng:
Samsung có ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau thong qua nhiều hình thức:
quảng cáo, báo chí, các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm.
Khách hàng:
Khách tiêu dùng: doanh nhân, người yêu công nghệ, người có thu nhập khá...
Các nhà buôn trung gian: mua và bán lại các sản phẩm.
1.2 Môi trường vĩ mô


Nhân khẩu học:
Tuổi: Phần lớn các khách hàng của Samsung Galaxy Note 8 đều trên 25 tuổi.
Nghề nghiệp: chủ yếu là những doanh nhân có chức vị cao, những người trẻ tuổi là
tín đồ về công nghệ.
Môi trường kinh tế:
Thu nhập: thuộc xếp hạng khá trở lên-trên 15 triệu VND/tháng.
Môi trường tự nhiên

Tính khan hiếm của các nguyên vật liệu, các hợp chất quý.
Môi trường bị xâm hại: Samsung Galaxy Note 8 lấy cảm hứng từ thiên nhiên nên
có tính thân thiện với môi trường.
Môi trường công nghệ:
Chia sẻ nội dung giải trí với bạn bè bên cạnh thật dễ dàng, nhanh chóng và cực kỳ
thú vị nữa. Với màn hình vô cực (Infinity Display). Đồng thời, sản phẩm cũng được tích
hợp những tính năng mạnh mẽ và nổi bật nhất (Live Message nhắn tin sống động, Dual
Camera xóa phông chủ động…). Trong đó, Samsung Pay – Thanh toán thời thượng, cũng
là một tính năng thu hút sự quan tâm từ cộng đồng.
2. Thị trường mục tiêu:
Trước những năm 2000, Samsung vẫn là một thương hiệu được người tiêu dùng
nhớ tới như một thương hiệu bình dân. Nhưng với một chiến lược tái định vị thương hiệu,
thì hiện tại Samsung đã trở thành một thương hiệu cao cấp với những sản phẩm công
nghệ cao. Là một tập đoàn hùng mạnh, Samsung đã tung ra rất nhiều sản phẩm, bao phủ
toàn bộ thị trường với dòng sản phẩm chính: ảnh số, nghe nhìn, di động, gia dụng và các
thiết bị văn phòng.
Đặc biệt về sản phẩm di động, hiện nay nếu xét chung về sản lượng di động thì
Samsung đang là nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Cách đây 2 năm, Samsung đã cho ra mắt
sản phẩm Samsung Galaxy Note 8, sản phẩm này tập trung hướng tới người tiêu dùng ở
các nước phát triển và đang phát triển, nơi mà người dân có thu nhập cao và nhất là
hướng vào giới trẻ yêu thích và khám phá công nghệ. Samsung Galaxy Note 8 là một sản
phẩm hoàn hảo với kiểu dáng trẻ trung, năng động, tinh hoa của công nghệ,…nó đủ để
thỏa mãn niềm đam mê khám phá công nghệ của bất kì bạn trẻ nào.
Sự hình thành đẳng cấp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là của
cải tiền bạc mà còn thể hiện ở địa vị xã hội. Sản phẩm Samsung Galaxy Note 8 cũng


đánh vào tâm lý đó của xã hội, vào những người có địa vị xã hội và muốn khẳng định địa
vị đó với một sản phẩm thông minh, đa tính ứng dụng.
3. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:

a) Mục tiêu ngắn hạn:

Bán được số lượng lớn Samsung Galaxy Note 8, thu hút được sự quan tâm của
người mua, xây dựng uy tín với khách hàng, mở rộng thị trường…
b. Mục tiêu dài hạn:
Có thể cạch tranh với các sản phẩm mới nhất trong thị trường, có nguồn đầu tư lớn,
uy tín, sản phảm chất lượng cao, dịch chuyển được phần nào phân khúc khách hàng này
về với mình, từ đó biến họ trở thành khách hàng trung thành.
4. Hoạt động Marketing – Mix:
.1 Chính sách sản phẩm:
.1.1 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm:

Bề rộng: điện tử, đồ gia dụng…
Mức độ phong phú: trong điện tử thì có điện thoại, tivi, điều hòa…
Bề sâu: điện thoại thì có Galaxy,… hay trong Galaxy thì có Note 7, Note 8, A50,
J7, S8, S9, S10…
.1.2 Chính sách nhãn hiệu sản phẩm:

Samsung sử dụng thương hiệu của chính mình là Samsung đồng nhất cho tất cả
các sản phẩm. Dùng danh tiếng của công ty để khẳng định chất lượng của sản phẩm.
Đặt nhãn hiệu cho sản phẩm của mình samsung hướng đặt thiết kế các sản phẩm
dưới dạng tên hỗn hợp: Tên công ty + Tên sản phẩm: Samsung Galaxy Note 8.


.1.3 Quyết định về nhãn hiệu bao bì:

Samsung Galaxy Note 8 được đánh giá cao về mẫu mã, hình dáng. Không chỉ vỏ
trực tiếp của máy, công ty còn chú trọng đến các chính sách thiết kế ấn tượng ngay từ hộp
đựng sản phẩm.
Mỗi chiếc Samsung Galaxy Note 8 được đặt trong hộp kín với kích thước gọn

gàng nhằm mục đích bảo quản kĩ càng đến tay người tiêu dùng.
Hộp đựng điện thoại làm từ chất liệu giấy các tông.
Mặt trước là tên chiếc điện thoại đi kèm logo của nhà sản xuất cùng với tên dòng
điện thoại riêng.
Mặt sau là các thông số kĩ thuật.
Tất cả đều được in trên vỏ hộp, mã vạch kèm tên màu sắc được dán ở một cạnh
hộp.

Trong hộp đựng của Galaxy Note 8, sẽ có: điện thoại, bút S Pen, nhíp, ngòi bút,
sạc USB, thiết bị kêt nối Micro USB, thiết bị kết nối USB (USB Type-C, cáp USB, que
chọc sim, tai nghe, Ốp điện thoại.


.1.4 Quyết định về dịch vụ bán hàng:

Nhân viên bán hàng, tư vấn: đội ngũ bán hàng nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, am
hiểu về sản phẩm, tận tụy với khách hàng.
Các dịch vụ sau bán như: bảo hành, đổi sản phẩm dễ dàng do công ty đã xây dựng
được hệ thống bảo hành uy tín…


.2 Chính sách giá:
.2.1 Xác định giá cho sản phẩm mới:

Chiến lược giá hớt váng: Công ty định mức giá cao cho đối tượng người tiêu dùng
thu nhập cao sẵn sàng chi trả một khoản lớn cho chiếc điện thoại. Khi doanh thu đã chậm
hơn, tại nhiều cửa hàng, chi nhánh phân phối sản phẩm của Samsung đã bắt đầu có những
đợt giảm giá để thu hút khách hàng.
Định giá khuyến mại (Trả góp): Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trả góp
là hình thức không còn quá xa lạ. Đối với những khách hàng muốn sở hữu 1 chiếc

Samsung Galaxy Note 8 mà chưa đủ tiền chi trả, rất nhiều nhà phân phối đã áp dụng hình
thức này, đặc biệt các nhà mạng tham gia nhiều nhằm khuyến khích người dùng sử dụng
dịch vụ di động của họ. Chẳng hạn như ở Việt Nam, tại hệ thống Thế giới di động, khách
hàng chỉ cần bỏ ra 30% giá trị của chiếc điện thoại, sau đó lựa chọn thời gian trả góp từ
3-6 tháng để có thể có được 1 chiếc Samsung Galaxy Note 8.
.3 Chính sách phân phối
.3.1 Quyết định về phân phối:

Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD) là đơn vị thành viên
của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO) – một đơn vị
trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã trở thành nhà phân phối chính thức
của Samsung tại Việt Nam vào ngày 20.7.2012.
Hệ thống phân phối của PSD gồm 11 chi nhánh và hơn 1600 đại lí trên toàn quốc.

Công ty sản xuất Samsung Galaxy
Note 8
Công ty cổ phần dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí PSD

Chi nhánh

Đại lý

Người tiêu dùng


1. TRỤ SỞ CHÍNH

Phòng 1001, Tòa nhà Petrovietnam 1-5 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM
2. CHI NHÁNH PSD TẠI HÀ NỘI
Số 06 Phạm Tuấn Tài, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

3. CHI NHÁNH PSD TẠI GIA LAI

Số 237B Lý Thái Tổ, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai
4. CHI NHÁNH PSD TẠI HẢI PHÒNG

360 Văn Cao, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
5. CHI NHÁNH PSD TẠI ĐĂK LĂK

Số 89 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăklăk
6. CHI NHÁNH PSD TẠI VINH

Số 65 Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An.
7. CHI NHÁNH PSD TẠI NHA TRANG

46 Trần Qúy Cáp, Phường Vạn Thắng, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
8. CHI NHÁNH PSD TẠI ĐÀ NẴNG

124 Hà Huy Tập, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
9. CHI NHÁNH PSD TẠI CẦN THƠ

K34 Đường 26, KĐT mới Hưng Phú, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
10. CHI NHÁNH PSD TẠI BÌNH ĐỊNH

56 Tôn Đức Thắng, Phường Lý Thường Kiệt, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
11. CHI NHÁNH PSD TẠI TIỀN GIANG

198A Nguyễn Thị Thập, Xã Trung An, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.


.3.2 Cấu Trúc kênh phân phối:


Chiều dài của kênh phân Phối: Hệ thống PSD phân phối qua 11 chi nhánh với
khoảng 1.000 đối tác trên cả nước, chia theo khối khách hàng lớn (key account) với
khoảng mười đối tác cùng với kênh từ 2 – 4 nhà phân phối thứ cấp “cắm” tại mỗi tỉnh
thành tùy theo độ phủ. PSD cho biết kênh này sẽ dẫn hàng đến các cửa hàng nhỏ lẻ theo
khu vực phân cấp và có những ràng buộc để tránh chồng chéo, cũng giống như nhà cung
cấp ràng buộc nhà phân phối.
Chiều rộng của kênh phân phối: Hệ thống PSD phân phối theo phương pháp chọn
lọc, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại
được chọn lọc ở mỗi cấp độ phân phối. Như thế sẽ giúp cho việc kiểm soát kênh cao hơn
và chi phí sẽ thấp hơn với sự góp mặt của ít trung gian thương mại hơn.
Quyết định quản trị kênh phân phối: Đối với PSD 1 công ty có tăng trưởng về
doanh thu và lợi nhuận ngày càng lớn qua các năm, Samsung tìm thấy ở đây sự chắc chắn
cho tương lai của những đứa con tinh thần của họ. PSD là 1 công ty phân phối có danh
tiếng và chắc chắn với sự cộng tác của PSGD sẽ đem đến cho Samsung Galaxy Note 8
những thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm này của Samsung.
Samsung phân phối Samsung Galaxy Note 8 trên các trang thương mại điện tử
như: trang bán hàng của Samsung, Lazada, Tiki, Sendo....
Chính sách xúc tiến thương mại:
Để thực hiện chiến dịch truyền thông cho sản phẩm Samsung Galaxy Note 8 của
mình, tập đoàn Samsung đã phối hợp 5 công cụ truyền thông bao gồm: Quảng cáo, bán
hàng cá nhân, khuyến mại, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp.
.4.1 Quảng Cáo:
Quảng cáo trên truyền hình: đối với phương tiện quảng cáo phổ biến hiện nay này,
Samsung tung ra những đoạn video clip quảng cáo Samsung Galaxy Note 8 để lại những
dấu ấn đậm nét cho người xem.
Quảng cáo bằng sách giới thiệu, áp phích, panô, phương tiện giao thông (quảng
cáo trên thân xe bus), tạp chí công nghệ…
Quảng cáo trên Internet.
Tổ chức các showroom giới thiệu sản phẩm.

.4.2 Quan hệ công chúng:
Samsunng đã đưa Samsung Galaxy Note 8 tới gần hơn với người tiêu dùng với tần
số xuất hiện dày đặc của Note 8 trên các mặt báo uy tín như: Daubao.com.... Không chỉ
phủ rộng mà còn thành công trong việc khai thác tất cả các khía cạnh nội dung cần thiết
của một sản phẩm công nghệ: Thông tin gợi tò mò, đưa tin sự kiện, đánh giá sản phẩm,
yếu tố ảm xúc và thông điệp của thương hiệu, nhận định của người sử dụng.
Những bài so sánh các sản phẩm cùng phân khúc, việc so sánh với iPhone được
Samsung đặc biệt chú trọng với các nội dung như: ‘Samsung công khai dìm hàng siêu
.4


phẩm iPhone 7 Plus bằng chiếc Galaxy Note 8’, ‘ So sánh nhanh camera Galaxy Note 8,
S8+ và iPhone 7 Plus’, ‘Nên chọn mua Samsung Galaxy Note 8 hay iPhone 8 Plus?’... đã
là thay đổi nhận thức của các khách hàng của iPhone.
.4.3 Khuyến mãi:

Khuyến mãi là một trong các công cụ truyền thông không thể thiếu của tất cả các
tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đối với Samsung cũng như các đại lý phân phối sản phẩm, họ đưa ra rất nhiều
hình thức khuyến mãi, vào nhiều thời điểm khác nhau nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng
như: tặng kèm phiếu cào, rút thăm trúng, các chương trình khuyến mại giảm giá từ
1.500.000 VND đến 3.000.000 VND.
.4.4 Bán hàng cá nhân:

Tổ chức các dịch vụ chăm sóc, giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng trong quá
trình mua và sử dụng sản phẩm.
.4.5 Marketing trực tiếp:

Là mật sự kiện công nghệ được mong chờ nhất trong năm, sự kiện “Làm phải lớn”
để tung sản phẩm Samsung Galaxy Note 8 diễn ra vào ngày 13/9 tại GEM Center ở Hồ

Chí Minh đã đem lại những ấn tượng sâu sắc cho người tham dự và báo chí.
Tại sự kiện Samsung Galaxy Note 8 đã tạo dấu ấn bằng sự chỉn chu từ hình ảnh
sang trọng, dàn diễn viên nổi tiếng đến nội dung đột phá của sự kiện.
Đại diện của hãng cho biết 86% người dùng điện thoại Samsung Galaxy Note 8
đều rất thích chiếc máy họ đang dùng và 85% thấy tự hào khi giới thiệu cho bạn bè người
thân. Samsung Galaxy Note 8 không chỉ đơn thuần là một chiếc điện thoại mà còn là
niềm tin của Samsung.
III.

Hoạt động Marketing Online
1. Social Media Marketing

Đây được coi là chiến lược cũng như hoạt động Marketing Online chính mà
Samsung dành cho hoạt động truyền thông sản phẩm Samsung Note 8 của mình. Hiện
nay Samsung đang là thương hiệu có lượng thảo luận đứng đầu bảng xếp hạng trên social
media nên các bài viết giới thiệu về sự ra mắt của dòng Galaxy Note 8 càng khiến cho
người dùng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với thương hiệu. Như chúng ta đã biết,
Social Media Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc bàn luận và đánh giá sản
phẩm. Với sự kiện chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 8 chính thức ra mắt tại nước
ngoài vào ngày 23/8/2017 tại New York cùng những thảo luận xung quanh có liên quan
đến dòng sản phẩm này thông qua các livestream video của KOLs nổi tiếng đã thu hút


nhiều tương tác từ các người dùng trên social media. Bằng loạt các mini game,
livestream, và các post thể hiện quan điểm trên trang cá nhân của một đội ngũ lên đến
100 KOLs (Key Opinion Leader) nổi tiếng như Tuấn Hưng, Hà Anh Tuấn, Hoàng Lê
Giang, và các TOL (Technology Opinion Leader) như Schannel, Review Dạo, Tinh tế,
VOZ…, chiến dịch đã tạo được lượng thảo luận cao nhất trên mạng xã hội trong tháng
10/2017 với hơn 800,000 thảo luận và bài viết đã đề cập đến Note 8.


Mặc dù người dùng chưa trực tiếp trải nghiệm sản phẩm nhưng thông qua các hình
ảnh, các bài viết đánh giá thông số sản phẩm thì thiết kế đẹp, màn hình vô cực, camera
kép chụp hình xóa phông tốt và bút Spen là những điểm được đánh giá cao. Tuy nhiên, có
một số ý kiến cho rằng Galaxy Note 8 có thiết kế quá dài và vị trí đặt vân tay gây bất
tiện, dung lượng pin thấp và giá cao, một số khách hàng sử dụng có phàn nàn về tình
trạng màn hình bị ám màu. Khi đã nhìn thấy các thảo luận, người tiêu dùng sẽ có phương
hướng tìm kiếm những thông tin về sản phẩm.
Đến khi khách hàng không thể cưỡng lại mong muốn khám phá, hoạt động “Đập
hộp Ảo” (Virtual Unboxing) tại sẵn sàng đem đến cho
khách hàng những trải nghiệm đầu tiên về sản phẩm, từ đó tạo ra tâm lý “trông đợi từng
ngày” trước khi sản phẩm chính thức ra mắt. Đây cũng là cách để lôi kéo sự quan tâm
chú ý của các khách hàng, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động Marketing online.


. PR

Trong hoạt động quản trị marketing online, PR đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi
tần số xuất hiện dày đặc của Samsung Note 8 trước và sau khi phát hành trên các trang
báo có uy tín, chất lượng với lượt xem lớn. Không chỉ khai thác chiều rộng, hoạt động PR
cho sản phẩm Note 8 còn đánh sâu nhấn mạnh vào các mặt nội dung cần thiết cho một
sản phẩm công nghệ. Với việc khai thác về chiều sâu, hoạt động PR không chỉ gợi thông
tin tò mò (Teasing và
Triggering), đưa tin sự
kiện (News), đánh giá
sản phẩm (Review),
yếu tố cảm xúc và
thông điệp của thương
hiệu, nhận định của
người
sử

dụng
(Testimonials).

Bên cạnh đó, với hàng loạt những bài báo viết về thiết kế cũng như tính năng của
sản phẩm này, so sánh với những sản phẩm cùng phân khúc, Samsung đã làm nổi bật lên
tính năng của Note 8, cho thấy đây là chiếc điện thoại đáng mua nhất tại thời điểm đó.
Cùng với việc đưa ra những so sánh với đôi thủ cạnh tranh Iphone, Samsung cũng chú
trọng đến mặt nội dung sản phẩm với tiêu đề bài viết đánh động mạnh đến tâm lý cũng
như sự tò mò của các khách hàng khi đưa ra những so sánh với đối thủ cạnh tranh của
mình là Iphone. Với những tiêu đề hot như “ Đại chiến Galaxy Note 8 và Iphone 7 Plus”,


“ So sánh iPhone 7 Plus với
Galaxy Note 8”, “So sánh nhanh
camera Galaxy Note 8, S8”,…
Từ những so sánh đánh
giá này, mặc dù chưa được trải
nghiệm tính năng của chiếc điện
thoại này nhưng các nhà làm
Marketing Online đã góp phần
không nhỏ trong việc thay đối
nhận thức của các khách hàng.
3 Website marketing

Website được mệnh danh
là bộ mặt thương hiệu của một
doanh nghiệp. Bởi nó chính là
nơi các hoạt động marketing
như trưng bày, giới thiệu và
thực hiện các hoạt động mua

bán sản phẩm, dịch vụ diễn ra.
Muốn sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng, bán được nhiều hàng hơn buộc các
nhà quản trị phải đầu tư chính xác vào website của công ty. Tập đoàn Samsung cũng
không nằm ngoài quy luật này của thị trường.
Đặc biệt với Samsung Galaxy Note 8, sản phẩm đã được giới thiệu trên website
hết sức tỉ mỉ và độc đáo. Địa chỉ bài viết giới thiệu trên website của công ty:
/>Khi khách hàng tham khảo và tìm kiếm sản phẩm Samsung Galaxy Note 8 trên
website sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến chiếc smartphone này. Các
thông tin này được chia rõ ràng thành các mục như mua ở đâu, nổi bật, thiết kế, S PEN,
camera, hiệu suất, phone+, phụ kiện, thư viện hình ảnh, SPEC+....


Giao diện trưng bày sản phẩm Galaxy Note 8 trên website của Samsung.

Mua ở đâu? Trong phần này, website sẽ cung cấp cho khách hàng các địa chỉ mua
sản phẩm Samsung Galaxy Note 8 chính hãng. Các địa chỉ bao gồm cửa hàng trực tuyến
của Samsung, cửa hàng trải nghiệm của Samsung, Thế giới di động, FPT shop, Vien
Thong A, Viettel store, Nguyễn Kim, Lazada, CellphoneS, Hoàng Hà mobie, Mai Nguyen
luxury mobie, Lotte, Shoppe, VnExepress Shop, Tiki,…
Nổi bật: Đây là phần sẽ chỉ ra những điểm nổi bật, những tính năng mới của Note
8 so với các dòng máy khác: “Trải nghiệm hình ảnh lớn hơn và giao tiếp một cách hoàn
toàn mới. Với Samsung Galaxy Note 8 trong tay, những ý tưởng lớn sẽ thành hiện thực.”
Các phần tiếp theo như thiết kế, S PEN, camera, hiệu suất, iPhone+, phụ kiện, thư
viện hình ảnh, spec+ tiếp tục chỉ ra rất nhiều tính năng ưu việt mới của sản phẩm. Bằng
việc chỉ ra, đối chiếu ưu điểm sản phẩm với các sản phẩm khác sẽ kích thích nhu cầu mua
của khách hàng.


Website là nơi cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ nhất về sản phẩm Samsung Galaxy
Note 8 cho người tiêu dùng. Đây là hình thức marketing hữu hiệu, là hoạt động bán hàng

không thể thiếu đối với một doanh nghiệp điện tử lớn như Samsung.
.

Viral clip

Hoạt động viral clip cũng là một phương thức marketing hữu hiệu mà Samsung
luôn sử dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu đối với sản phẩm Samsung Galaxy Note8.
Các viral clip này đã được tung ra vào tháng 11/2017 trên kênh Schannel. Hoạt động này
đã gây ra sự chú ý lớn đối với cộng đồng qua video ‘Smart dosen’t wait - Thông minh là
không chờ đợi”. Gồm 5 video, mỗi video kéo dài 20 giây là tương ứng cho 5 tính năng
mới của Samsung Galaxy Note 8.

IV.

Marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống Samsung Galaxy Note8

1. Giai đoạn triển khai (Xâm nhập)

Sản phẩm điện thoại Samsung Galaxy Note 8 được ra mắt thị trường vào tháng
8/2017, đây là thời điểm mà người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm. Samsung đã thực
hiện một loạt các chương trình, chiến dịch marketing nhằm quảng bá sản phẩm đến các
khách hàng mục tiêu:


.1 Chiến lược sản phẩm

Tổ chức sự kiện ra mắt tại New York, Mỹ và các sự kiện tương tác, giới thiệu khác
tại các nước Hàn Quốc, Trung quốc, Ấn Độ, UAE,.. Trong các sự kiện, Samsung nêu bật
chất lượng sản phẩm cùng với lợi ích đi kèm như:
* Các công nghệ mới, cải tiến hơn như: Camera kép, khả năng tương thích an toàn

pin, bộ vi xử lý hiện đại nhất (RAM 6 GB)
* Màn hình rộng hơn cho phép người dùng có không gian lớn hơn để ghi chú, trải
nghiệm hình ảnh hay sử dụng đa nhiệm.
* Các dịch vụ đi kèm như tư vấn sản phẩm, dùng thử, cung cấp thông tin về sản
phẩm nhanh chóng, tiện lợi. Samsung có tổ chức các buổi dùng thử sản phẩm miễn phí để
khách hàng có thể tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi quyết định mua. Đồng thời các buổi
dùng thử sản phẩm cũng là chiến lược để Samsung lôi kéo khách hàng của Iphone “ifan”
và các hang điện thoại khác trở thành khách hàng của Samsung và mua sản phẩm Note 8
thay vì iPhone X trong thời gian sắp tới.
Từ lợi ích mà Samsung Galaxy Note 8 mang lại, Samsung nhấn mạnh mang lại sự
thỏa mãn cho khách hàng, mang lại giá trị cao nhất khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
1.2 Chiến lược giá: Sử dụng chiến lược hớt váng sữa: Lúc mới ra mắt, Samsung Galaxy

Note 8 được hãng định giá bán tại thị trường Việt Nam là 22,5 triệu VNĐ. Mức giá ban
đầu được đưa ra khá cao nhằm hướng đến tập khách hàng có nhu cầu cao về sản phẩm
mới ra mắt và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm. Sau đó, Samsung giảm
giá dần để đáp ứng các tập khách hàng tiếp theo, đồng thời tăng số lượng bán ra để tăng
doanh thu.
1.3 Phân phối: Cho đến thời điểm ra mắt Samsung Galaxy Note 8, Samsung sử dụng kết hợp
cả phân phối trung gian và phân phối trực tiếp đến khách hang cuối cùng. Với mạng lưới
phân phối rộng khắp, có thể kể đến nhiều cái tên quen thuộc như Thegioididong, FPT
Shop, Viettel Store, Pico có mặt ở tất cả mọi nơi trên Việt Nam, mang lại sự tiện lợi cho
khách hàng khi muốn tìm hiểu hay sở hữu sản phẩm.
1.4 Xúc tiến thương mại: Samsung chi mạnh tay cho quảng cáo, quan hệ công chúng khiến
hình ảnh của Samsung xuất hiện ở khắp mọi nơi, gắn liền với các thông điệp “Do bigger
things” (Làm phải lớn) hay “Smart doesn’t wait (Thông minh là không chờ đợi). Nhãn
hàng cũng tung ra hàng loạt Viral video, chạy quảng cáo Google Adword để kích thích
khách hàng tìm hiểu cũng như mua sản phẩm Note 8.



Cũng từ các quảng cáo này, Samsung gián tiếp khẳng định có thể mang lại các giá
trị trên để làm hài lòng khách hàng, mang lại sự thỏa mãn tối đa so với các dòng sản
phẩm khác. Từ đó khuyến khích, hướng khách hàng sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy
Note 8 thay vì các sản phẩm khác của iPhone, Oppo…
Ngoài ra, Samsung còn thực hiện các hoạt động khuyến mãi khi mua sản phẩm:
Trong khoảng thời gian từ 24/08/2017 đến 29/09/2017 khi đặt hàng Samsung Galaxy
Note 8, khách hàng sẽ nhận ngay bộ quà tặng có giá trị: Sạc đứng không dây, loa
bluetooth, bao da, thẻ nhớ. Các sản phẩm đều độc quyền từ hãng và có giá trị cao,
khuyến khích khách đặt hàng vào thời điểm sản phẩm vừa ra mắt.

.

Tăng trưởng
Khi doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng với tốc độ nhanh, điều đó có nghĩa
Samsung Galaxy Note8 đã bắt đầu bước sang giai đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn này,
càng ngày càng có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, chi phí khách hàng bắt
đầu giảm lại dẫn đến tăng trưởng về lợi nhuận. Ngay sau khi lên kệ được 1 tuần, số lượng
Samsung Galaxy Note 8 bán ra đã chạm mức 270000 máy, chiếm tổng số 32% dòng máy
bán ra tại thời điểm đó, và nhiều hơn 40000 máy so với chiếc Galaxy Note7 đời trước.
Ngoài ra, Samsung cũng bắt đầu mở rộng hệ thống phân phối, mức độ cạnh tranh bắt đầu
tăng.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng:
Chiến lược chung: thâm nhập thị trường.
Khách hàng chủ yếu: "Early adopter" - nhóm khách hàng thích nghi nhanh.
Chiến lược marketing:
Sản phẩm: Cải thiện chất lượng Samsung Galaxy Note 8, tung thêm các dòng sản
phẩm cải biến (Samsung Galaxy Note8+). Galaxy Note8 được đánh giá là sản phẩm
smartphone có thiết kế đột phá bậc nhất trong những năm trở lại đây với đặc điểm chú ý
là màn hình vô cực (Infinity Display). Đồng thời, sản phẩm cũng được tích hợp những
tính năng mạnh mẽ và nổi bật nhất (Live Message nhắn tin sống động, Dual Camera xóa

phông chủ động…). Trong đó, Samsung Pay – Thanh toán thời thượng, cũng là một tính
năng thu hút sự quan tâm từ cộng đồng. Ở giai đoạn tăng trưởng này số lượng máy bán ra
tăng không ngừng và đạt cực đại, doanh nghiệp cần đông thời tăng cường sản lượng sản
xuất. Bên cạnh đó Samsung cũng đẩy mạnh dịch vụ cung cấp thông tin sản phẩm tới
khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 nhằm giải đáp thắc mắc của
khách hàng 1 cách nhanh và chính xác nhất.


Giá cả: Samsung Galaxy Note8 lên kệ với mức giá 930$, đây là mức giá mà
khách hàng khá hài lòng để mua 1 sản phẩm điện tử đang cực “hot” với các tính năng nổi
trội của một mặt hàng điện tử thuộc phân khúc cao cấp.
Phân phối: Samsung tích cực mở rộng hệ thống phân phối, kênh phân phối ở cả
Store Samsung và các công ty chuyên phân phối điện tử (thegioididong, Fpt shop,…) bên
cạnh đó các sàn giao dịch trực tuyến (Lazada, Shopee, Sendo…) cũng được tận dụng tối
đa để phân phối sản phẩm.
Promotion: Giảm bớt chi phí quảng cáo nếu cần thiết, sử dụng các kênh giao tiếp
như điện thoại, SMS, email, Facebook... nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách
hàng.
Bão hòa
Samsung Galaxy Note8 bước sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh
số của sản phẩm này bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm trần. Lợi nhuận ở mức cao
nhưng tăng trưởng thấp. Điều đáng chú ý là mức độ cạnh tranh trong giai đoạn này rất
cao, các sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh liên tục ra mắt trên thị trường như iPphone
8, Iphone X, LG V30,… điều này kéo theo chi phí khách hàng tăng.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:
Chiến lược chung: Củng cố thương hiệu cho dòng Galaxy Note8.
Khách hàng chủ yếu: "Early maturity" và "Late maturity" - nhóm khách hàng
trung thành.
Chiến lược marketing:
.


Sản phẩm: Cải tiến đặc tính và cải thiện chất lượng sản phẩm, liên tục cập nhật
các phiên bản mới dành cho Samsung Galaxy Note8, tạo cho khách hàng tin tưởng về 1
sản phẩm công nghệ cao và xứng tầm.
Giá cả: Trong giai đoạn bão hòa, khi các công ty đối thủ liên tục cho ra các dòng
máy để cạnh tranh trực tiếp với Samsung Galaxy Note 8, khách hàng của những chiếc di
động thuộc phân khúc cao cấp này thường có xu thế chạy theo tiến bộ công nghệ, chạy
theo cái mới, Samsung nên giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi thế cạnh tranh.
Phân phối: Tiếp tục sử dụng hệ thống phân phối đã tạo dựng ở giai đoạn trước.
Promotion:
Nội dung quảng cáo tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp so với
sản phẩm đối thủ cạnh tranh, điểm nổi bật ở chiếc Samsung Galaxy Note8 là màn hình vô
cực tràn viền cùng chiếc S Pen cực sành điệu và khác biệt, bên cạnh đó, Samsung Galaxy
Note8 còn là một thiết bị cứng cáp, khó bị bẻ cong cùng 1 cục pin khá “trâu”, hoàn toàn
có thể khiến khách hàng hài lòng.
Tăng cường chăm sóc khách hàng. Sử dụng các công cụ sales promotion nếu cần
thiết như price packs, coupons, sản phẩm tặng kèm...và Samsung đã làm rất tốt ở mảng


này, khách hàng gặp khó khăn khi sử dụng sản phẩm có thể liên hệ tổng đài để được hỗ
trợ 24/7. Bên cạnh đó khi mua Samsung Galaxy Note8 khách hàng sẽ được tặng kèm gói
Camera Gear 360 hoặc gói sạc không dây, hoặc các voucher giảm giá từ chính đơn vị
phân phối sản phẩm.


. Giai đoạn suy thoái:
-

-


Đặc trưng của Samsung Galaxy Note8 trong giai đoạn suy thoái. Giai đoạn suy thoái
xuất hiện khi lượng bán hàng hóa sụt giảm, hàng hóa ứ đọng trong các kênh phân phối.
Nguyên nhân của việc giảm số lượng bán ra Samsung Galaxy Note8 là do nhu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng. Họ đòi hỏi những sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao hơn,
hiện đại hơn để phục vụ cho công việc của mình. Đặc biệt là sau 2 năm kể từ ngày
Samsung Galaxy Note8 được ra mắt, đã có rất nhiều sản phẩm mới trên thị trường và
riêng dòng sản phẩm này Samsung cũng đã cho ra mắt Samsung Galaxy Note9, mới đây
nhất là Samsung Galaxy Note10. Chính tất cả những điều trên đã khiến cho sản phẩm
Samsung Galaxy Note8 dần bị lãng quên theo thời gian, doanh số sụt giảm và xảy ra tình
trạng chiến tranh về giá.
Chiến lược marketing cho giai đoạn suy thoái. Chuyển hướng khai thác thị trường, củng
cố vị trí cạnh tranh chọn lọc. Chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note8 là dòng sản phẩm
cao cấp, được trang bị ứng dụng và tính năng riêng chỉ dòng sản phẩm này mới có. Hơn
nữa, Samsung lại vô cùng khéo léo khi không ngừng đưa ra các bản cập nhật mới cho sản
phẩm, nâng cấp các ứng dụng giống như ở phiên bản Note9 và Note10. Điều này khiến
cho khách hàng cảm thấy thích thú và yên tâm hơn, dù sản phẩm của mình đã có từ lâu
nhưng vẫn không ngừng được đổi mới.
Duy trì mức đầu tư hiện tại khi vẫn còn những khách hành trung thành; với các
sản phẩm dạng như Samsung Galaxy Note8, Samsung không hề mở rộng quy mô sản
xuất và tăng vốn đầu tư trong giai đoạn suy thoái. Họ tập trung vào những khách hành
trung thành và áp dụng những hình thức tặng voucher, tích điểm để khiến khách hàng
quay trở lại trong lần mua tiếp theo.
Giảm chọn lọc hoạt động kinh doanh, rút khỏi các đoạn thị trường không còn hiệu
quả, tập trung đầu tư cho đoạn thị trường hiệu quả. Khi doanh thu và lợi nhuận giảm
xuống, hiện tại Samsung đã tập trung đẩy mạnh cho sản phẩm mới là Samsung Galaxy
Note10. Hãng đẩy mạnh chiến dịch marketing cho sản phẩm này, từ các TVC quảng cáo
cho tới các chiến dịch trải nghiệm sản phẩm. Điều này cho thấy hãng đã rút khỏi đoạn thị
trường khách hàng cao cấp mà Samsung Galaxy Note8 không còn phù hợp.
Thu hoạch để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh thiệt hại do ứ đọng sản phẩm hay
giảm uy tín của Samsung. Samsung đã áp dụng công cụ marketing quan trọng trong giai

đoạn này đó chính là giảm giá bán, tăng cường khuyến mại.Giá bán của chiếc điện thoại
này ở thời điểm ra mắt là 22,49 triệu đồng, nhưng hiện nay người dùng hoàn toàn có thể
sở hữu nó chỉ với nửa giá ban đầu.
Rút khỏi thị trường với thiệt hại nhỏ nhất. Không thể sống lay lắt trong giai đoạn
suy thoái, hãng sẽ tìm cách để rút khỏi thị trường với rủi ro ít nhất và tập trung cho các
sản phẩm mới của mình. Đối với Samsung, hãng đã lựa chọn 2 giải pháp sau:


×