Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lý thuyết ôn tập kiểm tra 1 tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.89 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
CHUYÊN ĐỀ: NHIỆT HỌC
MÔN: VẬT LÍ LỚP 6

CÔ GIÁO: NGUYỄN THỊ LOAN - GV TUYENSINH247.COM

I: Hệ thống kiến thức
Câu 1:
a) Ròng rọc có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại ròng rọc? Lấy VD
b) Dùng ròng rọc có lợi ích gì? Làm thế nào để sử dụng ròng rọc vừa có lợi về hướng và vừa có lợi về
độ lớn của lực?
Trả lời :
a) Ròng rọc là 1 bánh xe quay được quay quanh 1 trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo
-Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động
- vd: ròng rọc kéo cột cờ, ròng rọc kéo gầu nước giếng, ròng rọc kéo gạch ở công trường
b) - Tác dụng của ròng rọc:
+ Ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng lực kéo
+ Ròng rọc động giúp giảm độ lớn lực kéo
* Để lợi cả hướng và độ lớn lực thì kết hợp sử dụng hệ thống gồm ròng rọc cố định và ròng rọc động (
hệ thống palang)

Câu 2: Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Lấy ví dụ ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Trả lời :
Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
-ví dụ ứng dụng : băng kép được ứng dụng vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện.
Câu 3: Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí, lỏng.
Trả lời :

1



Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Các kết luận sự nở vì nhiệt của chất khi:
+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Các kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
+ Chất khí nở ra lỏng nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4: Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách
khắc phục.
Trả lời :
Ví dụ chất rắn: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh
ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc
phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
Ví dụ chất lỏng: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị
cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ
nước thật đầy ấm.
Ví dụ chất khí: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn
xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe
đạp quá căng
Câu 5: Nêu công dụng của nhiệt kế ?nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế Người ta dùng loại nhiệt kế nào
để đo nhiệt độ cơ thể người ?
Trả lời
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người
II. Bài tập

Câu 1: Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật (1) .................. , còn (2) ............................ không thay
đổi. Do đó (3) ............................................. của vật tăng.
b) Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ (4)........................... vì thể tích
của không khí (5)........................................
Câu 2:Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao?
- Khi quả bóng bàn bị móp, ta có thể bỏ quả bóng bàn vào nước nóng thì quả bóng sẽ phồng lên.
- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng.
Câu 3:Tại sao khi đun nước, không nên đổ nước đầy ấm?
Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi nhiệt độ tăng( sôi) , nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản
trở, vì vậy nước sẽ đẩy vung bật lên và trào ra ngoài
III: Củng cố
Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt?
A. Quả bóng bàn

B. Băng kép

C. Phích đựng nước nóng
D. Bóng đèn điện
Câu 2: Để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm người ta thường dùng loại nhiệt kế nào ?

2

Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


A. Nhiệt kế thuỷ ngân

B. Nhiệt kế y tế


C. Nhiệt kế dầu
D. Nhiệt kế rượu
Câu 3: Hiện tượng nào xảy ra với khối lượng riêng của chất lỏng, khi đun chất lỏng trong một bình thuỷ
tinh:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Giảm rồi tăng
Câu 4: Hãy so sánh xem lực kéo vật trực tiếp so với lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố đinh:
A. Bằng
B. ít nhất bằng
C. Nhỏ hơn
D. Lớn hơn
Câu 5: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh . Nút bị kẹt ,phải mở nút bằng cách nào trong các
cách sau đây ?
A. Hơ nóng nút

B. Hơ nóng cổ lọ

C. Hơ nóng đáy lọ
D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ
Câu 6: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản :
A. Có thể gây ra lực rất lớn

B. Có thể gây ra lực rất nhỏ
C. Có thể gây ra lực vừa phải
D. Không gây ra lực
Câu 7: .Nhiệt kế y tế có giới hạn đo là :
A. 0 0C đến 100 0C


B. 0 0C đến 130 0C

C. 35 0C đến 420C

D. 35 0C đến 45 0C

3

Truy cập trang để học Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh –
Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×