Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHUYEN DE DAO DUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.59 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ :
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
  
I. KHÁI NIỆM KIỂM TRA ,ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC :
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học môn đạo
đức,nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và hiệu quả dạy học .
- Kiểm tra là quá trình thu thập, phát hiện, tìm kiếm những thông tin về quá
trình học sinh thực hiện bài đạo đức trên cơ sở đối chiếu mục tiêu đã xác đònh,
điều kiện thực hiện, kết quả đạt được…
- Đánh giá là quá trình xử lý những thông tin thu thập được qua kiểm tra và
được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên về kết quả học tập môn đạo
đức của học sinh .
Theo đổi mới dạy học hiện nay, kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh tiểu
học chủ yếu được đánh giá theo hình thức- hoàn thành (được xếp loại A) và chưa
hoàn thành (được xếp loại B) . Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, việc kiểm
tra và đánh giá thường được tiến hành theo những loại hình như :
- Liên hệ thực tế ( trong tiết học ) .
- Kiểm tra bài cũ ( sau mỗi tiết hay bài ) .
- Kiểm tra học kì ( sau học kì một ).
- Kiểm tra năm học (sau kết thúc năm học ) .
Việc kiểm tra đánh giá này có nhiều ý nghóa quan trọng như :
- Thúc đẩy học sinh học tập môn đạo đức một cách tích cực , tự giác .
- Củng cố niềm tin của học sinh và từ đó tạo diều kiện thuận lợi cho học sinh tự
khẳng đònh bản thân ,đặc biệt là thực hiện được hành vi đạo đức trong cuộc sống
hàng ngày của mình .
- Giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của mình ,từ đó tự
điều chỉnh việc học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất .
- Giúp GV nắm được mức độ được giáo dục của học sinh về các mặt khác nhau
(tri thức ,kó năng ,hành vi và thái độ ) để từ đó có sự điều chỉnh ,tác động thích
hợp đến các em ,trong đó có việc khắc phục ,điều chỉnh những lệch lạc ,đònh


hướng cho các em thực hiện những hành vi đúng đắn .
- Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức nói riêng và giáo dục đạo đức cho
học sinh nói chung .
Vì vậy , giáo viên cần coi trọng việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn
Đạo đức của học sinh .
II.PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ :
1/ Kiểm tra và đánh giá qua lời nói :
Theo phương pháp này,giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học sinh học
tập môn Đạo đức thông qua nguồn thông tin là lời nói của các em . Bằng cách này
giáo viên có thể kiểm tra và đánh giá cả ba mặt : tri thức , kó năng , hành vi và
thái độ đạo đức của học sinh .
- Về tri thức : giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời miệng những câu hỏi như
: tại sao , như thế nào , làm gì ….
Ví dụ : Giáo viên có thể kiểm tra tri thức học sinh sau khi học bài “Tình bạn”
(lớp 5) bằng những câu hỏi sau :
+ Theo em ,khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào ?
+ Trước những khó khăn của bạn bè , chúng ta nên làm gì ?
- Về kỹ năng : GV yêu cầu các em nhận xét hành vi , xử lý tình huống …
Ví dụ : Sau khi học tiết 1 bài “Kính già yêu trẻ” , trong kiểm tra bài cũ ở tiết 2 ,
GV có thể đưa tình huống sau cho học sinh xử lý :
Trên đường đi học, thấy một em bé bò lạc, đang khóc tìm mẹ . Em sẽ làm gì khi
đó ?
- Về hành vi : GV có thể yêu cầu các em tự đánh giá hành vi của mình .
+ Bản thân em đã thực hiện hành vi đạo đức với ai , với đối tượng nào ?
+ Hành vi được thực hiện trong tình huống nào ?
+ Khi đó , em đã làm gì ?
+ Tại sao em lại làm như vậy ?
+ Việc làm đó mang lại kết quả gì ?
Ví dụ, khi kiểm tra việc thực hiện hành vi chia sẻ vui buồn cùng bạn qua lời kể
của học sinh , giáo viên có thể yêu cầu các em làn rõ những chi tiết sau :

+ Em đã chia sẻ niềm vui (hay nổi buồn ) với bạn nào ?
+ Khi đó ,bạn có niềm vui (hay nổi buồn) gì ?
+ Em đã làm gì hay nói gì để chia sẻ với bạn ?
+ Tại sao em lại làm như vậy ?
+ Việc làm đó của em mang lại kết quả gì ?
- Về thái độ : GV có thể để học sinh giải thích động cơ thực hiện hành vi đạo đức
của mình – tại sao em lại làm điều đó ,hay yêu cầu các em bày tỏ thái độ đồng ý
hay không đồng ý với các ý kiến liên quan .
Ví dụ, khi được hỏi về động cơ của việc thăm hỏi sức khỏe của bạn khi bạn ốm
(bài “Tình bạn” ) ,học sinh có thể bày tỏ thái độ của mình là : “em đến thăm hỏi
sức khỏe của bạn vì em thương bạn ,em muốn bạn chóng khỏe để tiếp tục đi học
,chúng em lại được chơi cùng nhau … ”.
Tuy nhiên , phương pháp này chỉ bảo đảm tính khách quan cao đối với việc
kiểm tra và đánh giá tri thức của học sinh ,còn đối với hành vi ,thái độ thì chưa
chắc chắn vì rất khó khẳng đònh là em học sinh đó nói có đúng sự thật hay không .
2/ Kiểm tra và đánh giá qua bài viết :
Bài viết của học sinh (vở Bài tập đạo đức) được thực hiện theo trắc nghiệm tự
luận hoặc trắc nghiệm khách quan .
a/ Trắc nghiệm tự luận :
Trắc nghiệm tự luận là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của
học sinh qua việc các em nhớ lại , sắp xếp lại , vận dụng những tri thức và kó năng
đã học để giải quyết , suy luận những vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra .
Bằng trắc nghiệm tự luận , GV có thể kiểm tra và đánh giá cả ba mặt tri thức ,kó
năng ,hành vi và thái độ .
- Về tri thức : Có thể yêu cầu các em trả lời những câu hỏi như : tại sao ,như thế
nào ….
- Về kó năng : HS phải nhận xét hành vi ,xử lý tình huống ….
- Về hành vi : các em nêu ra những việc mình đã làm và kết quả …
- Về thái độ : HS cần tỏ thái độ của mình đối với các hành vi ,ý kiến liên quan
được nêu ra …

Ví dụ : Bài “Em là học sinh lớp 5”
- HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường ?
- Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
- Em hãy nói cảm nghó của em khi đã là HS lớp 5 .
Tuy nhiên , trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức cũng như kiểm tra và đánh giá
qua lời nói , phương pháp trắc nghiệm tự luận này được sử dụng để đánh giá tri
thức là chủ yếu .
b/ Trắc nghiệm khách quan :
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
của HS bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời nói chung được cho trước
như : Câu hỏi nhiều lựa chọn , câu hỏi ghép đôi , câu hỏi đúng – sai , câu điền
khuyết …
Phương pháp này đang được vận dụng ngày càng rộng rãi vì nó có khả năng bảo
đảm tính khách quan của quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS .
Nhìn chung ,trắc nghiệm khách quan có thể đánh giá cả ba mặt theo mục tiêu môn
Đạo đức . Cụ thể là :
- Về tri thức : HS phải trả lời những dạng câu hỏi như : điền đúng/ sai , lựa chọn
phương án đúng trong các phương án đã cho ,điền từ vào chỗ trống , nối nội dung
ở hai cột cho trước sao cho thích hợp ….
- Về kó năng : HS nhận xét hành vi (đúng/ sai ),xử lý tình huống (lựa chọn cách
giải quyết đúng ).
- Về hành vi : HS nêu những việc mình đã làm hay mức độ thực hiện (thường
xuyên ,ít khi , chưa bao giờ ) .
- Về thái độ : HS bày tỏ những thái độ như đồng ý / không đồng ý với những ý
kiến liên quan …
Ví dụ : “Bài có chí thì nên”
* Em hãy chọn 1 trong các từ ngữ sau : khó kăn , bền chí vượt qua , ước muốn ,
cuộc sống để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đâycho phù hợp .
…………………………… có thể đến với bất kì người nào trong ………………………. Nếu biết
quyết tâm ……………………. Thì có thể đạt được …………………………

* Đánh dấu X vào ô trước ý em cho là đúng .
Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí .
Nếu biết cố gắng , quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt kết quả cao .
Con trai có chí hơn con gái .
Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì .
c/ Kiểm tra – đánh giá qua hành động ,việc làm của học sinh .
Phương pháp này đòi hỏi GV quan sát hành vi ,việc làm ,cử chỉ ,lời nói hay
nghiên cứu kết quả hoạt động do HS thực hiện trong thực tiễn cuộc sống của mình
Bằng phương pháp này GV chủ yếu kiểm tra và đánh giá kó năng ,hành vi và có
thể cả thái độ đạo đức của HS . Cụ thể là :
- Về kó năng : Thông qua việc học sinh thực hiện những thao tác ,hành động theo
mẫu ,khi tham gia trò chơi , hoạt cảnh ,GV đánh giá được em có kó năng thực hiện
hành động đạo đức hay không .
- Về hành vi : Thông qua những công việc, việc làm cụ thể được các em thực
hiện trong thực tiễn cuộc sống của mình để GV đánh giá HS đã có những hành vi
đạo đức nào , đã làm gì theo bài học đạo đức quy đònh .
- Về thái độ : Qua việc thực hiện hành vi của mình , HS bộc lộ thái độ và tình cảm
tương ứng , nhờ đó GV có thể biết được các em có thái độ như thế nào đối với các
đối tượng ,công việc liên quan .
Để kiểm tra được những kó năng ,hành vi và thái độ trên , có thể sử dụng những
biện pháp cụ thể như :
- Quan sát hành động của HS : Hành động này do các em thực hiện một cách tự
nhiên ,tự giác trong cuộc sống của mình ,hay theo hoạt động do GV tổ chức .
- Xem xét hành vi ,công việc của HS thông qua phiếu thực hành .
d/ Kiểm tra – đánh giá thông qua các lực lượng giáo dục
Các chuẩn mực hành vi trong chương trình môn Đạo đức về cơ bản phản ánh
những mối quan hệ ngoài nhà trường . HS thực hiện hành vi đạo đức của mình chủ
yếu là ở gia đình và ngoài xã hội . Vấn đề đặt ra cho GV là làm sao biết được HS
có thực hiện hành vi đạo đức hay không và thực hiện như thế nào . Vì vậy , thông
qua gia đình và các lực lượng giáo dục khác GV có thể biết được HS thực hiện

hành vi và thể hiện thái độ như thế nào . Những lực lượng mà GV cần phối hợp để
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh là gia đình , các tổ
chức đoàn đội .
Bằng phương pháp này , GV chủ yếu kiểm tra và đánh giá hành vi , và có thể cả
thái độ đạo đức của HS . Cụ thể là :
- Về hành vi : Nhờ những công việc,việc làm cụ thể mà các em thực hiện ở gia
đình và ngoài xã hội ,GV được cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác cho biết
các em đã có những hành vi đạo đức nào,đã làm gì theo bài học đạo đức quy đònh
- Về thái độ: Qua việc thực hiện hành vi của mình HS bộc lộ thái độ và tình cảm
tương ứng . Nhờ đó gia đình , các lực lượng giáo dục khác có thể biết được thái độ
này của các em .
III. MỘT SỐ YÊU CẦU SƯ PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
1. Bảo đảm tính toàn diện
Theo mục tiêu môn đạo đức , HS phải đồng thời có kiến thức , kó năng , hành vi
và thái độ . Do đó , khi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS
cần bảo đảm tính toàn diện cả ba mặt trên , đặc biệt là hành vi của HS , vì hành vi
là kết quả quan trọng nhất của quá trình giáo dục đạo đức cho các em . Tránh
những hiện tượng như kiểm tra và đánh giá theo nội dung học thuộc lòng , chỉ
kiểm tra và đánh giá tri thức mà bỏ qua những mục tiêu khác …
2. Bảo đảm tính khách quan công bằng
Tính khách quan đòi hỏi những thông tin thu thập được phải đúng như chúng tồn
tại trong thực tế , việc đánh giá phải dựa vào mục tiêu môn Đạo đức , điều kiện
thực hiện , khả năng của HS … Tính khách quan này tạo ra sự công bằng giữa
những HS với nhau . Bên cạnh đó mỗi cá nhân HS có những đặc điểm riêng như
hoàn cảnh gia đình , khả năng bản thân , môi trường sống ở đòa phương … Cho nên
cùng một chuẩn mực hành vi nhưng việc thực hiện có thể không giống nhau . GV
sẽ mắc sai lầm nếu “nhắm mắt” , “làm ngơ” cho nhận xét tốt đối với kết quả học
tập của các em khi chưa có thông tin đầy đủ , tin cậy . Việc làm này không đơn
thuần là vi phạm yêu cầu đối với việc kiểm tra và đánh giá mà quan trọng hơn cả

đây là một hành động dễ gây tác dụng phản giáo dục .
3. Bảo đảm tính phát triển và giáo dục

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×