Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài giảng kể chuyện được chứng kiến tham gia tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.44 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Chuyên đề: Kể chuyện
Cô giáo: Phạm Thị Thu Thủy

1. Tìm hiểu nội dung, yêu cầu của đề bài
Trước hết, các con cần đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu, nội dung của đề bài để tìm câu chuyện cho đúng.
Khi xác định yêu cầu đề bài, các con có thể tự đưa ra các câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì ?
+ Yêu cầu của đề bài là kể những chuyện gì ?
2. Kể những chuyện gì ?
Khác với kiểu bài Kể chuyện đã nghe đã đọc có sẵn trong sách báo hoặc nghe người khác kể lại, kiểu bài Kể
chuyện được chứng kiến hoặc tham gia là những câu chuyện, nhân vật, hành động các con kể những con người
thật, việc làm thật. Đó có thể là những câu chuyện mà các con trực tiếp tham gia hoặc là câu chuyện con mắt thấy
tai nghe trong thực tế hoặc trên truyền hình.
Để tìm được câu chuyện đúng chủ điểm, các con cần đọc kĩ phần Gợi ý ở mỗi bài học.
3. Chuẩn bị nội dung câu chuyện
Với kiểu bài này, các con cần chuẩn bị trước nội dung câu chuyện sẽ kể nhưng không cần lập dàn ý quá chi tiết,
không cần có nhiều tình tiết phức tạp.
4. Kể như thế nào ?
* Con có thể kể một câu chuyện có đầu có cuối ( diễn ra trong một thời gian nhất định, ở địa điểm nhất
định ). Muốn như vậy, các con cần phải :
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào ?
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
+ Nêu suy nghĩ của con về hành động của nhân vật trong câu chuyện.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


* Con cũng có thể không cần kể thành một câu chuyện có đầu có cuối (kể theo cách nói những điều con


biết về một người, một việc làm). Muốn thế, con cần giới thiệu :
+ Người đó là ai ? / Việc làm đó là gì ?
+ Hành động của người đó.
+ Nêu suy nghĩ của con về hành động hoặc lời nói của nhân vật trong câu chuyện.
VD : Chủ điểm thứ nhất của TV5 là Việt Nam – Tổ quốc em.
…..
5. Trình tự kể
-

Giới thiệu câu chuyện, nhân vật.

-

Kể diễn biến câu chuyện, tập trung vào những tình tiết thể hiện yêu cầu của đề bài.

-

Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật, câu chuyện đó.

-

Cùng thảo luận với thầy cô và các bạn về nhân vật hoặc ý nghĩa của câu chuyện.

6. Bí quyết kể chuyện hay
Hãy nhớ lại 4 bí quyết cô đưa ra để kể chuyện hay ở tiết trước nhé!
Bí quyết thứ nhất : Thuộc câu chuyện
Bí quyết thứ hai : Giọng kể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn
Bí quyết thứ ba : Liên hệ, tương tác với người nghe
Bí quyết thứ tư : Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể
Sau mỗi tiết kể chuyện, chúng mình thường bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp

dẫn nhất hoặc đơn giản chỉ là tìm xem bạn nào đặt câu hỏi thú vị nhất phải không nào ?
Và đâu là tiêu chí bình chọn ?
Cô xin đưa ra các tiêu chuẩn tính điểm như sau :
Tổng điểm 10 sao được tính như sau:
1. Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4 sao
2. Câu chuyện sáng tạo : 1 sao
3. Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ : 3 sao
4. Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện : 1 sao

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


5. Trả lời được các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 sao

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×