Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài giảng kể chuyện được chứng kiến tham gia tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.78 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG : KỂ SÁNG TẠO CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
HOẶC THAM GIA_Tiết 2
Chuyên đề: Kể chuyện
Cô giáo: Phạm Thị Thu Thủy
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia là kiểu bài kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học
tập. Đây là một kiểu bài khó hơn so với 2 kiểu bài : Nghe – kể lại chuyện vừa nghe trên lớp và Kể chuyện đã
nghe, đã đọc.
Với kiểu bài này, để kể được câu chuyện hay, ngoài việc các con phải nhớ lại những câu chuyện đã được
chứng kiến hoặc tham gia, sau đó sắp xếp lại các chi tiết theo một trình tự hợp lí và kể. Các con cần kể với lời
kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn và đặc biệt các con cần kể một cách sáng tạo câu chuyện.
Vậy kể chuyện sáng tạo là như thế nào ?
1. Kể chuyện sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài khác nhau.
2. Kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể
3.
4.
5.
6.

bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó.
Khi kể tự nhiên, hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của chính mình, con có thể thêm vào câu chuyện
một số câu chữ của mình cho câu chuyện thêm sinh động.
Hoặc cũng chỉ cần diễn lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc lòng. Tuy nhiên các con cần nhớ không nên
kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại câu chuyện một cách máy móc từng chữ trong văn bản.
Kể sáng tạo chuyện được chứng kiến hoặc tham gia là kiểu bài tập mới và khó.
Các con cần lưu ý những điều sau khi muốn kể sáng tạo câu chuyện của mình :
+ Không nên tìm những câu chuyện li kì, phức tạp. Các on cần tìm những câu chuyện có đầu, có cuối,
có ý nghĩa và phù hợp với chủ điểm.
+ Để xây dựng được câu chuyện, các con cần nhớ lại những kiến thức về kể chuyện đã học trong phân

môn Tập làm văn.
7. Câu chuyện thường có 3 phần : Mở đầu, diễn biến và kết thúc.


Diễn biến câu chuyện là phần trọng tâm trong toàn bộ cốt truyện. Tuy nhiên, cách mở đầu và kết thúc
cũng cần được coi trọng để lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người nghe.
* Những cách mở đầu câu chuyện hay :
- Bằng 1 câu hỏi.
- Bằng một cảm giác mới lạ
- Bằng một ý nghĩ, cảm nhận của mình
- Bằng 1 âm thanh …

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


* Những cách kết thúc câu chuyện :
- Một sự đột ngột thú vị
- Bằng một sự nhấn mạnh về ý nghĩa câu chuyện mình kể (nên sống thế nào ? nên xử thế ra sao ? Nên
yêu cái gì ? Ghét cái gì ?).
- Bằng 1 câu thơ, lời 1 bài hát,…
8. Lời kể, ngôi kể :
- Người kể chuyện trước hết chính là người nghe, người chứng kiến câu chuyện, người tham gia câu
chuyện đó. Quá trình sáng tạo câu chuyện tức là làm cho câu chuyện trở nên đẹp hơn, rõ nét hơn những
gì hằng thấy, hằng nghe trong cuộc sống hàng ngày.
- Ngôi kể : Các con hãy chọn ngôi kể thứ nhất, xưng tôi để chúng ta có thể kể trực tiếp những gì mà
mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm nghĩ của mình. Khi kể theo ngôi thứ
nhất này, các con sẽ thể hiện rõ mình là người trong cuộc, tăng thêm niềm tin cho người nghe.
VD : Chủ điểm thứ nhất của TV5 là Việt Nam – Tổ quốc em.
Tuần 3 : Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
1. Tìm hiểu đề bài :
+ Đề bài yêu cầu gì ?
+ Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm gì ?

+ Thế nào là việc làm tốt ?
2. Xác định nhân vật chính trong câu chuyện con sẽ kể ? (là những người xung quanh con)
Các con lưu ý, những câu chuyện, nhân vật, hành động của nhân vật mà các con kể là những người
thật, việc làm thật. Việc làm đó có thể con đã được chứng kiến hoặc tham gia hoặc qua ti vi. Trên VTV3 Đài
THVN cũng có rất nhiều chương trình đưa ra rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt như Người đương thời,
Người xây tổ ấm, Người tốt việc tốt,… Những con người đó, việc làm đó có thể mang lạ lợi ích cho quê hương,
đất nước, tổ dân phố, xóm làng, làng bản,… Hay chính các con đã tham gia những công việc nhỏ nhưng có ý
nghĩa lớn như : trồng cây, dọn vệ sinh đường phố,…
Từ đó, các con hãy lựa chọn nhân vật, câu chuyện để kể.
3. Xây dựng câu chuyện
- Câu chuyện cần có đầu có cuối và cần nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó.
* Mở đầu câu chuyện :
+ Có thể là cảm nhận của bản thân :
VD: Chẳng bao giờ tôi làm được một việc tốt đáng kể hay chí ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần
khi tôi còn học lớp 2. Lần đó tôi đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất. Đó là lần tôi biết được giá trị
của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người và bạn sẽ nhận
được những nụ cười từ những người khác.
+ Có thể là lời một bài hát:
VD:

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


“Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch đẹp mãi được không ?
Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi !”
Quả thật đúng như vậy, các bạn ạ! Đất nước của chúng ta sẽ muôn phần tươi đẹp nếu có nhiều những việc làm

tốt, mọi người chung tay góp sức xây dựng đất nước. Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về bác Nam. Bác là
bộ đội xuất ngũ. Chú đã vận động mọi người trồng cây, làm đẹp thêm khu phố.
* Diễn biến câu chuyện
Hãy sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lí. Lời kể thật tự nhiên, sinh động, hấp dẫn và thật sáng
tạo.
Trong khi kể, có thể dừng lại vài giây để thu hút hơn nữa sự chú ý của người nghe, có thể đặt câu hỏi
tương tác về nội dung câu chuyện hoặc nói lên suy nghĩ của bản thân.
Hãy biết kết hợp với ngôn ngữ cơ thể : điệu bộ, cử chỉ, gương mặt, hành động phù hợp,…
* Kết thúc câu chuyện
Hãy kết thúc câu chuyện một cách ấn tượng.
+ Kết thúc bằng 1 câu thơ, lời hát
+ Nêu phương châm, suy nghĩ về cuộc sống (có thể dơn giản nhưng chân thành).
* Bí quyết kể chuyện hay
Hãy nhớ lại 4 bí quyết cô đưa ra để kể chuyện hay ở tiết trước nhé!
Bí quyết thứ nhất : Thuộc câu chuyện
Bí quyết thứ hai : Giọng kể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn
Bí quyết thứ ba : Liên hệ, tương tác với người nghe
Bí quyết thứ tư : Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×