Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 192 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ TUẤN ANH

PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Oanh

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ TUẤN ANH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1



TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1
1.2

Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước

8
21

1.3

Đánh giá tình hình nghiên cứu

29

1.4

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

31

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÁI

34


2.1

PHẠM TỘI
Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tái phạm tội

34

2.2
2.3
2.4
Chương 3

Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tái phạm tội
Cơ sở của phòng ngừa tái phạm tội
Cơ chế phòng ngừa tái phạm tội
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI TRÊN

37
41
55
71

1
8

ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
3.1
3.2
3.3
Chương 4


4.1
4.2

Thực trạng điều chỉnh pháp luật phòng ngừa tái phạm tội
Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tái phạm tội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa
tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
Dự báo hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

71
76
82
112

112
117

142


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1. Sơ đồ 2.1 Cơ chế tâm lý - xã hội của hành vi phạm tội cụ thể
2. Sơ đồ 3.1 Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong hoạt động tuyên truyền
phòng ngừa tái phạm tội


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANTT

An ninh, trật tự

ANCT

An ninh chính trị

ANTQ

An ninh Tổ quốc

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS


Bộ luật tố tụng hình sự

CAND

Công an nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSND

Cảnh sát nhân dân

GS

Giáo sư

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KSV

Kiểm sát viên


NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

TTXH

Trật tự xã hội

TTATXH

Trật tự, an toàn xã hội

TAND

Tòa án nhân dân

TS

Tiến sĩ

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tái phạm tội là một hiện tượng tiêu cực thể hiện sự yếu kém trong giáo dục
người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Hiện tượng này đi ngược lợi ích xã hội,
gây ra thiệt hại về nhiều mặt cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội. Do đó, phòng ngừa tái phạm tội là một trong những vấn
đề được nhiều quốc gia quan tâm.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng ngừa tái phạm tội, pháp luật Việt
Nam có nhiều quy định liên quan đến vấn đề này trong Bộ luật hình sự, Bộ luật lao
động, Luật xử lý vi phạm hành chính… Tại Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày
14/02/2017 của Thủ tướng chính phủ đã đặt ra mục tiêu "Giảm tỷ lệ tái phạm tội
trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%". Trên cơ sở đó, các cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phòng ngừa tái phạm
tội trong cả nước cũng như ở từng địa phương.
Thanh Hoá là một địa phương sớm có các văn bản chỉ đạo của tỉnh trên cơ sở
quy định của pháp luật về tái phạm tội. Tuy nhiên, thực trạng phòng ngừa tái phạm
tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo thống kê
từ năm 2008 đến năm 2017, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 5.644 vụ, 10.099 bị cáo
tái phạm tội; trong đó 214 vụ tái phạm nguy hiểm. Số phạm nhân tái phạm tội quản

lý, giam giữ tại 4 trại giam Thanh Cẩm, Thanh Phong, Thanh Lâm và Trại 5 thuộc
Tổng cục VIII Bộ Công an đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chiếm tỉ lệ từ 17% trở
lên. Các đối tượng chấp hành xong hình phạt tù tái phạm tội rất manh động, quyết liệt
hơn so với lần phạm tội trước với phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc liên kết
chặt chẽ thành các băng, ổ, nhóm để thực hiện tội phạm. Các đối tượng này thường tập
trung tại một số địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, đông dân cư, có nhiều khu
công nghiệp như TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, TX. Bỉm Sơn,... Do đó, đã gây ra
những thiệt hại lớn về tính mạng, sức khoẻ, kinh tế, trật tự, an toàn xã hội trong đó có
những vụ tái phạm tội để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tạo tiền lệ xấu trong
phòng ngừa tội phạm nói chung, tái phạm tội nói riêng trên địa bàn tỉnh.

1


Trước tình hình tái phạm tội diễn biến phức tạp, trong những năm gần đây tỉnh
Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội và các
giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các chủ thể. Những giải pháp đó tuy mang lại
nhiều kết quả nhưng không triệt tiêu được nguyên nhân, điều kiện của tái phạm tội;
giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phòng ngừa và chưa đáp
ứng được yêu cầu của phòng ngừa tình hình tái phạm tội trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về phòng ngừa
tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo hướng từ nghiên cứu toàn diện các
vấn đề lý luận về phòng ngừa tái phạm tội nói chung để đánh giá thực trạng phòng
ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
hội cụ thể, xác định đúng các kết quả và hạn chế, yếu kém trong hoạt động này
đồng thời tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém để xây dựng hệ
thống giải pháp tăng cường hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá là hướng nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, lựa chọn đề tài "Phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa" của nghiên cứu sinh cũng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ hệ thống các vấn đề lý luận về
phòng ngừa tái phạm tội từ đó đánh giá đúng thực trạng phòng ngừa tái phạm tội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đề xuất được các giải pháp cụ thể, thiết thực đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn nâng cao hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra một số nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
hoạt động phòng ngừa tái phạm tội. Đưa ra những đánh giá cụ thể, khái quát về
phạm vi, mức độ nghiên cứu cũng như nội dung cốt lõi của các công trình này. Từ
đó, xác định rõ những kiến thức có thể tham khảo, học hỏi, kế thừa áp dụng phù hợp

2


với tình hình nghiên cứu luận án. Đồng thời, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, thiếu
sót cần phải bổ sung để tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao, hoàn thiện cả về nhận
thức lý luận và công tác thực tiễn.
- Làm sáng tỏ hệ thống lý luận về phòng ngừa tái phạm tội như khái niệm tái
phạm tội; nội dung, đặc trưng của phòng ngừa tái phạm tội; các cơ sở, nguyên tắc,
biện pháp và chủ thể phòng ngừa đặc thù. Trong đó, cần phân biệt rõ các khái niệm,
nhận thức có tính tương đồng với tái phạm tội để xây dựng hệ thống lý luận đầy đủ,
chính xác.
- Từ các số liệu do các cơ quan chức năng, các trung tâm, tổ chức tiến hành
tổng hợp, đánh giá tình hình tái phạm tội, thực trạng phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: điều chỉnh pháp lý trên địa bàn tỉnh, công tác tổ chức
lực lượng, triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa...
Bên cạnh đó, dựa trên các tiêu chí và số liệu ở các tỉnh, thành phố khác hoặc

của cả nước luận án đưa ra những nhận xét, so sánh nhằm đánh giá chính xác, đầy
đủ thực trạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, đánh giá kết quả đã đạt được và
những hạn chế nhằm xác định những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động phòng
ngừa tái phạm tội.
- Tiến hành dự báo tình hình tái phạm tội cũng như hoạt động phòng ngừa tái
phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian tới. Từ đó, làm căn cứ xây dựng, đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Bao gồm cả hệ thống lý luận, thực trạng triển
khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa của các chủ thể và các giải pháp tăng
cường giải quyết những vướng mắc đang còn tồn tại phù hợp với địa bàn tỉnh Thanh
Hóa trong thời gian tới.

3


Phạm vi nghiên cứu
Xét về nội dung: Luận án nghiên cứu phòng ngừa tái phạm tội trong phạm vi
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu nghiên cứu trong phạm vi 10 năm từ
năm 2008 đến năm 2017.
Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa và 4 trại giam thuộc Tổng cục VIII đóng trên địa bàn.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin;

các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm nói
chung cũng như quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa tái
phạm tội nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là các
phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống được sử dụng khi tác giả tổng
quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước tại chương 1, đưa ra những vấn đề lý
luận tại chương 2, đánh giá thực trạng tại chương 3 và đưa ra những giải pháp nâng
cao hiệu quả tại chương 4.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử
dụng trong việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các hoạt động phòng ngừa tái phạm
tội, các số liệu thống kê về tình hình tái phạm tội, các bản án có hiệu lực của Tòa án
tại chương 3, chương 4, phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa tái phạm tội tại
chương 3.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử
dụng khi đánh giá thực trạng phòng ngừa tại chương 3, đề xuất các biện pháp tăng
cường phòng ngừa tái phạm tội tại chương 4.

4


- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thống kê
số vụ tái phạm tội, số người tái phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân
người tái phạm tội, thống kê các loại hình phạt được Tòa án áp dụng tại chương 3
của luận án, thống kê số người nghiện, thống kê thiệt hại do tái phạm tội gây ra
được sử dụng ở chương 3, chương 4.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Phương pháp nghiên cứu điển hình được
sử dụng khi nghiên cứu điển hình một số địa bàn tập trung nhiều các tội phạm nói
chung, tái phạm tội nói riêng, nghiên cứu điển hình các đặc điểm nhân thân một số

người tái phạm tội tại chương 3, chương 4.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử
dụng khi tác giả so sánh hệ số nguy hiểm của tái phạm tội ở một số địa phương và
các tỉnh lân cận, so sánh mức độ, cơ cấu của tình hình tái phạm tội ở những giai
đoạn khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng khi đánh
giá tội phạm ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội, dự báo tình hình tái
phạm tội trong thời gian tới, các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội tại chương 3.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của
Tội phạm học như phương pháp quy nạp, diễn dịch tại chương những vấn đề lý luận
về phòng ngừa tái phạm tội; trong việc mô tả bức tranh về tình hình tái phạm tội,
mô tả các đặc điểm nhân thân người tái phạm tội tại chương 3 cũng như nghiên cứu
hồ sơ khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án làm rõ những vấn đề lý luận phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay bao gồm lý luận về tái phạm tội,
đặc trưng của các biện pháp, nguyên tắc, cơ sở và chủ thể đặc thù trong phòng ngừa
tái phạm tội. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng

5


ngừa tội phạm trên địa bàn cụ thể làm cơ sở áp dụng cho hoạt động phòng ngừa tái
phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thứ hai, luận án phản ánh thực trạng phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa thông qua các tiêu chí đánh giá; chỉ ra những kết quả đã đạt được và làm
rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động phòng
ngừa tái phạm tội của các chủ thể. Đồng thời, đánh giá phần ẩn của tái phạm tội

trong giai đoạn hiện nay để có bức tranh tổng quát nhất về hoạt động phòng ngừa tái
phạm tội cũng như tình hình tái phạm tội.
Thứ ba, luận án làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay thông qua việc đánh giá thực trạng phòng
ngừa tái phạm tội, đó là những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tái
phạm tội và những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh các tội phạm cụ thể.
Thứ tư, luận án dự báo về phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa trong thời gian sắp tới, bao gồm dự báo về khách thể phòng ngừa, dự báo về
nội dung phòng ngừa và dự báo về chủ thể phòng ngừa tái phạm tội làm cơ sở đề
xuất các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình diễn biến tái phạm tội và hoạt
động phòng ngừa.
Thứ năm, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tái
phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các biện pháp này bao gồm hoàn thiện cơ sở
pháp lý phòng ngừa tái phạm tội, nâng cao trình độ năng lực, kiện toàn lực lượng
phòng ngừa tái phạm tội, tăng cường triển khai, áp dụng các biện pháp tổ chức,
quản lý xã hội người có nguy cơ tái phạm tội cao, tăng cường phát hiện, xử lý tái
phạm tội trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, nêu ra một số mô hình mang lại hiệu quả
cao trong phòng ngừa tái phạm tội đã được nhiều nước áp dụng, nhiều công trình
tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ tính đúng đắn và hiệu quả.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với việc tổng hợp, xây dựng hệ thống lý luận phòng ngừa tái phạm tội, luận
án khái quát những nhận thức lý luận về tái phạm tội, phòng ngừa tái phạm tội trên
quan điểm của các nhà nghiên cứu và dưới cái nhìn của Tội phạm học. Những điểm

6


mới của luận án sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lý luận không chỉ riêng cho phòng
ngừa tái phạm tội mà còn mang tính tham khảo cho hoạt động phòng ngừa các tội
phạm khác, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Về mặt ý nghĩa thực tiễn, luận án là công trình nghiên cứu có thể được sử
dụng, tham khảo trong hoạt động phòng ngừa một nhóm tội phạm và phòng ngừa
tội phạm cụ thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay hoặc trong
thời gian sắp tới. Mặt khác, luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu, học viên, sinh viên, cán bộ đang làm việc trong các cơ quan
chuyên trách về phòng chống tội phạm và phục vụ công tác giảng dạy tại các trường
Đại học Luật, các học viện…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tái phạm tội
Chương 3: Thực trạng phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Chương 4: Các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm
Ở cấp độ giáo trình, cơ sở lý luận giảng dạy tại các trường đại học, quyển Cơ
sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm do Minkovskij G.M (chủ biên), Nxb Sách
pháp lý năm 1977, Moskva, Liên Xô đã nghiên cứu, đề cập chuyên sâu về cơ sở
lý luận của việc phòng ngừa tội phạm. Theo đó, phòng ngừa tội phạm liên quan
mật thiết với việc không ngừng hoàn thiện nguyên tắc pháp chế và bảo đảm sự
điều chỉnh toàn diện của pháp luật. Việc điều chỉnh của pháp luật đối với công
tác phòng ngừa tội phạm thể hiện ở hai hướng: hướng thứ nhất mang tính vật
chất với nội dung là dùng pháp luật tác động tới các yếu tố xã hội khác nhau

nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; hướng thứ hai pháp luật
ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ, xác định trình tự thực
hiện hoạt động phòng ngừa cụ thể [215, tr.196-207]. Có cùng quan điểm, giáo
trình Tội phạm học - Giáo trình cho các trường đại học, Nxb thông tin pháp lý
năm 2006 của tác giả Malkova [213] đề cập phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa
trước không để tội phạm xảy ra, tác động trực tiếp vào nguyên nhân, điều kiện
của tội phạm. Tác giả cũng thừa nhận những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà
nước được áp dụng cũng được xem là những biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Hai công trình trên đã nghiên cứu tương đối toàn diện và có nội dung khá tương
đồng với các giáo trình Tội phạm học ở Việt Nam hiện nay.
Ở cấp độ sách chuyên khảo, có thể kể đến sách Tội phạm và tội phạm học ở
Nhật Bản hiện đại của tác giả Can Ueda do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và GS.TS.
Hồ Trọng Ngũ dịch, Nxb CAND năm 1994. Tác giả cho rằng các biện pháp đấu
tranh chống tội phạm phải được tập trung vào toàn bộ các chính sách xã hội như
kinh tế, văn hóa... Theo Can Ueda, chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm gồm
các nhà khoa học bên cạnh các chủ thể cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Ngoài nội

8


dung trên, tác phẩm còn đề cập đến các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng, các biện
pháp áp dụng trong khi chấp hành hình phạt [192, tr.150].
Cuốn sách Crime prevention (tạm dịch: Phòng ngừa tội phạm) biên tập bởi
Brandon C. Welsh và David P. Farrington, Nxb Đại học Oxford ấn hành năm 2014.
Tác giả đã nhìn nhận phòng ngừa tội phạm là một cách tiếp cận đa dạng nhằm giảm
bớt tội phạm và có thể thực hiện bên ngoài hệ thống tư pháp thông thường. Nội
dung cuốn sách nhấn mạnh một số vấn đề mang tính kết luận và có tính nổi bật liên
quan đến phòng ngừa tội phạm như "Phòng ngừa tội phạm là một phần quan trọng
trong một chiến lược tổng thể nhằm giảm bớt tội phạm và được hỗ trợ bởi công
chúng ở mọi nơi và mọi lúc" [188, tr.4-5].

Trong cuốn Preventing crime and violence (tạm dịch: Phòng ngừa tội phạm và
bạo lực) biên tập bởi Brent Teasdale và Mindy S. Bradley, Sppinger xuất bản năm
2016. Cuốn sách đã làm rõ những khía cạnh cơ bản nhất liên quan đến cả lý luận và
thực tiễn phòng ngừa tội phạm. Đặc biệt trong phần lý luận, các tác giả đã làm rõ
một số vấn đề nền tảng, đơn cử là lý thuyết học hỏi xã hội. Đây là lý thuyết do
Albert Bandura đề xướng, trong đó coi việc con người tiếp thu những kích thích từ
môi trường và chuyển hóa thành hành vi. Thuyết này nhấn mạnh việc con người học
tập hành vi mới thông qua các kỹ năng quan sát, bắt chước [185, tr.3-9]. Lý thuyết
này được áp dụng vào tội phạm học, cụ thể: "Hành vi phạm tội là biểu hiện của nhu
cầu. Sự học hỏi hành vi phạm tội thông qua liên kết tội phạm có cơ chế giống như
các dạng học hỏi khác" [189, tr.11]. Tác giả chỉ rõ hành vi tội phạm được học trong
tương tác với người khác khi diễn ra quá trình giao tiếp trong các nhóm xã hội gần
gũi, khi đó các kỹ thuật thực hiện tội phạm, kiểu cách, thái độ cũng được học hỏi...
Sự liên kết tội phạm hình thành một cách đa dạng dựa trên những điểm chung về
thời gian phạm tội, tính thường xuyên của hành vi phạm tội.
Cuốn sách Crime script analysis - preventing crimes against business (tạm
dịch: Phân tích dự báo tội phạm - phòng ngừa tội phạm về kinh doanh) của tác giả
Harald Haelterman, Palgrave macmillan năm 2016 trình bày một góc độ hẹp của
phòng ngừa tội phạm xung quanh vấn đề dự báo tội phạm và ứng dụng của nó trong

9


phòng ngừa tội phạm về hoạt động kinh doanh. Tác giả nhấn mạnh: "Phân tích dự
báo tội phạm có thể là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ quản lý và phòng ngừa tội
phạm... Nó có liên hệ với dự báo những nguy cơ trong quản trị của doanh nghiệp"
[202, tr.113]. Ở mục nhỏ tiếp theo, cuốn sách trình bày quy trình đánh giá nguy cơ
quản trị thông qua các bước: Xác định nguy cơ, đánh giá nguy cơ, ưu tiên hóa nguy
cơ và phản hồi nguy cơ [202, tr.114-120]. Quy trình trên rất quan trọng, đặc biệt
trong phòng ngừa tội phạm về kinh doanh vì nó giúp nhận diện các nguy cơ và xây

dựng một kịch bản phù hợp mà hành vi phạm tội có thể xảy ra dựa trên đó. Nhờ
vậy, có thể dự báo và ngăn ngừa hành vi này. Nhìn chung, cuốn sách này đưa ra
một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa tội phạm mặc dù trọng tâm của cuốn sách
là về tội phạm kinh tế nhưng phương pháp này hoàn toàn có thể được học hỏi và áp
dụng trong các lĩnh vực tội phạm khác.
Ở cấp độ tạp chí, bài viết có thể kể đến bài viết Punishment purposes (tạm
dịch: Những mục đích của hình phạt) của tác giả Richard S. Frase (Giáo sư Đại học
Minnesota) đăng trên tạp chí Stanford law review [220, tr.67-81]; bài viết The
general preventive effects of punishment (tạm dịch: Hiệu quả phòng ngừa tổng thể
của hình phạt) của tác giả Johannes Andenaes (Giáo sư Đại học Oslo) đăng trên tạp
chí University of pennsylvania law review [206, tr.949-983]. Hai bài viết trên chủ
yếu xoay quanh vấn đề hình phạt và ý nghĩa nó. Qua đó, làm nổi lên một vấn đề bản
thân hình phạt có tính răn đe và đồng thời có tác dụng phòng ngừa tội phạm.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm trên thế giới là
hết sức đa dạng về cả quy mô lẫn đối tượng. Các nội dung lớn như cơ sở lý luận,
biện pháp, thực tiễn về phòng ngừa tội phạm đều được trình bày tương đối đầy đủ.
Đây là điều dễ hiểu bởi phòng ngừa tội phạm là vấn đề được quan tâm rộng rãi và
gần như toàn bộ các quốc gia đều phải đối mặt với nó. Khuôn khổ của phần tổng
quan không cho phép trình bày toàn bộ các công trình này, nhưng tựu chung lại một
số vấn đề quan trọng cần phải giải quyết như đã nêu gần như đã được các công trình
nghiên cứu trên thế giới giải quyết. Đây là nguồn tham khảo quan trọng cho luận án
trong quá trình xây dựng đề xuất, giải pháp.

10


1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa tội phạm
Ở cấp độ sách chuyên khảo, cuốn sách Crime prevention: Approaches,
practices, and evaluations (tạm dịch: Phòng chống tội phạm: Phương pháp tiếp cận,
thực tiễn và đánh giá) của tác giả Steven P.Lab. Cuốn sách xem xét một số loại

phương pháp phòng chống tội phạm và mục tiêu của chúng, bao gồm cả những
phương pháp được thiết kế để ngăn chặn các điều kiện khuyến khích sự lệch lạc,
hướng đến người hoặc điều kiện có tiềm năng sai lệch cao và những người đã phạm
tội. Tác giả đã nghiên cứu 07 khía cạnh của phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, vấn
đề được quan tâm ở cuốn sách chuyên khảo này đối với NCS chính là giải pháp
phòng chống tội phạm ở khu phố [226, tr.83-108], giải pháp phương tiện thông tin
đại chúng và phòng chống tội phạm [226, tr.135-159], các vấn đề về ma túy, trường
học... Đây là những nội dung, giải pháp thực tiễn đã được tác giả nghiên cứu, chứng
minh và đưa ra nhiều dẫn chứng NCS có thể tham khảo, nghiên cứu phục vụ cho
luận án.
Cuốn sách Evaluating crime prevention: Lessons from large - scale
community crime prevention programs (tạm dịch: Đánh giá phòng chống tội phạm:
Bài học từ chương trình phòng chống tội phạm quy mô lớn) của nhóm tác giả
Morgan, Anthony, Homel, Peter [216]. Nhóm tác giả đã chỉ ra tại Úc đã xây dựng
cung cấp thông tin phòng chống tội phạm một cách tiếp cận là dựa vào cộng đồng.
Cách tiếp cận này đã được phản ánh trong cả hai chương trình phòng chống tội
phạm quốc gia, tiểu bang và lãnh thổ. Các giải pháp tương tự đã được áp dụng trên
phạm vi quốc tế, bao gồm ở Anh, Canada và New Zealand. Với những minh chứng
như vậy, nhóm tác giả đã đi đến giải pháp hữu hiệu chính là lập kế hoạch phòng
chống tội phạm của chính quyền địa phương với các tổ chức cảnh sát, chính phủ và
phi chính phủ; xây dựng những sáng kiến liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ
cơ bản hoặc tài nguyên cho cá nhân, gia đình, trường học hoặc cộng đồng thiệt thòi
để giảm các yếu tố nguy cơ và tăng cường các yếu tố bảo vệ hành vi tội phạm và
chống đối xã hội. Ví dụ: Đánh giá các dự án được tài trợ bởi chương trình phòng
chống tội phạm cộng đồng quốc gia (NCCPP)…

11


Cuốn sách Crime prevention policies in comparative perspective (tạm dịch:

Chính sách phòng chống tội phạm trên quan điểm so sánh) được biên soạn bởi
Adam Crawford, Nxb Routledge, London 2009. Tác giả tập hợp những bài học kinh
nghiệm từ các nghiên cứu thực hiện các hướng chính sách phòng chống tội phạm
trong tương lai. Thông qua phân tích, so sánh các diễn biến trong chính sách phòng
chống tội phạm ở một số nước châu Âu đã đóng góp giải quyết các câu hỏi như:
Cách phòng ngừa trong các chính sách kiểm soát tội phạm đã được thực hiện ở
nhiều quốc gia khác nhau như thế nào? Những bài học đã được học trong những
năm tiếp theo và xu hướng chính ảnh hưởng đến hướng phát triển là gì? Tương lai
giữ gìn cho phòng chống tội phạm và an toàn cộng đồng. Adam Crawford cũng
nhấn mạnh một số giải pháp đang mang lại hiệu quả cao như: phòng ngừa an toàn
cộng đồng trong nước Anh và xứ Wales [187, tr.68-85], giải pháp hiện đại hóa các
tổ chức của xã hội và kiểm soát hình sự ở Ý [187, tr.153-176].
Sách chuyên khảo Drugs and crime: a study of incarcerated female offenders
(Tạm dịch: Thuốc phiện và tội phạm: một nghiên cứu về tội phạm nữ bị giam giữ)
của tác giả Holly JohnSon xuất bản tháng 1/2004 sửa đổi lần cuối tháng 11/2017
[204]. Viện tội phạm học Úc đã tiến hành nghiên cứu về nghề nghiệp sử dụng ma
túy của nam giới trưởng thành, phụ nữ và vị thành niên bị giam giữ trong các nhà tù
của Úc. Mục tiêu của nghiên cứu nữ về sử dụng ma túy của người phạm tội
(DUCO) là đóng góp vào bằng chứng thực nghiệm về sự tương tác giữa việc sử
dụng ma túy và vi phạm hình sự trong số những phụ nữ bị giam giữ. Sách chuyên
khảo này trình bày những phát hiện từ nghiên cứu nữ của DUCO, dựa trên các cuộc
phỏng vấn với 470 phụ nữ bị giam giữ trong các nhà tù của Úc. Các kết quả được
trình bày về lịch sử vi phạm, sử dụng ma túy, liên kết giữa việc sử dụng ma túy và
rượu và tội phạm, thứ tự thời gian sử dụng ma túy và xúc phạm, và các yếu tố nguy
cơ cho việc sử dụng ma túy và xúc phạm. Kết quả cho thấy sự khác biệt quan trọng
trong các mô hình sử dụng ma túy của phụ nữ so với nam giới. Hiểu được các mô
hình vi phạm và sử dụng ma túy, và mối liên hệ giữa hai người, có thể hỗ trợ trong
việc phát triển các can thiệp và các chiến lược giảm tội phạm cho phụ nữ phạm tội.

12



Cuốn sách Designing out crime: Crime prevention through environmental
design (tạm dịch: Phác thảo về tội phạm: Phòng chống tội phạm thông qua đề án
môi trường) của tác giả Susan Geason và Paul R. Wilson [227]. Cuốn sách này chứa
các lời khuyên đơn giản và hợp lý, được chỉ dẫn chủ yếu cho các cá nhân, gia đình,
khu dân cư ở Úc về các cách tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của
một số các loại tội phạm. Cuốn sách chỉ ra bên cạnh tầm quan trọng việc phòng
chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát thì các biện pháp được thực hiện bởi các cá
nhân, khu dân cư, chính quyền địa phương, người lập kế hoạch và những người
khác để giảm tỷ lệ tội phạm cũng rất quan trọng. Cuốn sách đưa ra nhiều giải pháp
thiết thực hỗ trợ người dân Úc xử lý các tình huống cụ thể, sử dụng các phương
thức phòng ngừa để mang lại sự bình yên trong cuộc sống.
Ở cấp độ tạp chí, bài viết, bài báo của tác giả Kwan-Chun Lee với tiêu đề
School bullying in Korea and Christian educational approach (tạm dịch: Bắt nạt
trường học ở Hàn Quốc và giáo dục Kitô giáo) trên tạp chí Asia pacific education
năm 2003 [211, tr.75-83], bài viết The effects of focused deterrence strategies on
crime: A systematic review and meta-analysis of the empirical evidence (tạm dịch:
Tác động của các chiến lược ngăn chặn tập trung vào tội phạm: Một đánh giá có hệ
thống và phân tích tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm) của tác giả Braga
Anthony A, Weisburd David L trên tạp chí Journal of research in crime and
delinquency năm 2011 [191, tr.323-358], bài viết Studying the costs of crime across
offender trajectories (tạm dịch: Nghiên cứu chi phí tội phạm trên các quỹ đạo phạm
nhân) của nhóm tác giả Cohen Mark A, Piquero Alex R, Jennings Wesley G đăng
trên tạp chí Criminology & Public Policy 2010 [193, tr.279-305]. Các bài viết
nghiên cứu các đối tượng khác nhau trong phạm vi thời gian, không gian khác nhau
nhưng bằng phương pháp nghiên cứu điển hình, so sánh đưa ra các mô hình thiết
thực đã được áp dụng tại các nước các bài viết trên đã mô tả sinh động thực trạng
tội phạm cụ thể và hướng tới mục tiêu chung là xây dựng các giải pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội phạm của một đối tượng.


13


1.1.3. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng ngừa tái
phạm tội
Ở cấp độ sách chuyên khảo, sách Community based rehabilitation against crime
(tạm dịch: Phương pháp phòng, chống tái phạm tội dựa vào cộng đồng) của Riky
Storm Braskov thực hiện tại trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế và truyền thông
của đại học Roskilde năm 2010 đã nghiên cứu tiếp cận tội phạm dựa vào cộng đồng.
Tác giả tập trung nghiên cứu vào sự tương tác giữa lý thuyết và kết quả thực nghiệm.
Các kết quả thực nghiệm được cụ thể bằng các cuộc phỏng vấn, chọn lọc ngẫu
nhiên... dựa trên lý luận cụ thể, các giả thuyết khác nhau về các đối tượng. Qua đó,
nhấn mạnh phòng ngừa tái phạm tội dựa vào cộng đồng cần tập trung nhiều hơn trong
phòng ngừa tội phạm; đặc biệt có sự tham gia của Nhà nước, chính quyền địa
phương, các đoàn thể, cá nhân để thiết lập, cải thiện các mối quan hệ, phối hợp, hợp
tác toàn diện hơn [221, tr.4-25].
Cuốn Introductory handbook on the prevention of recidivism and the social
reintegration of offenders (tạm dịch: Sách tham khảo về phòng ngừa tái phạm và tái
hòa nhập xã hội) do UNODC (Văn phòng Liên hiệp quốc về chống ma túy và tội
phạm) ấn hành năm 2012 là một công trình nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu về
phòng ngừa tái phạm tội. Cuốn sách nhấn mạnh việc phòng ngừa tái phạm tội phải
gắn chặt với hỗ trợ tái hòa nhập xã hội cho người phạm tội, vì tác giả cho rằng
những người vi phạm trong tù đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề xã hội và
những thách thức cá nhân có xu hướng làm phức tạp thêm quá trình tái hòa nhập xã
hội của họ [230, tr.31-61]. Điều này phản ánh một cách tiếp cận tích cực, nhân văn
và hết sức tiên tiến, giúp tù nhân có điều kiện tái hòa nhập xã hội gần gũi hơn. Quy
trình này không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục sau khi tù nhân được thả và còn duy
trì sự quan sát cũng như hỗ trợ trong một quá trình dài [230, tr.63-80]. Ngoài ra, các
đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ cũng được xây dựng một chương trình riêng

như được trình bày trong chương VII, VIII, IX. Nhìn chung, cuốn sách là một tài
liệu trọng tâm về vấn đề phòng ngừa tái phạm tội.

14


Cuốn Crimial recidivism explanation, prediction and prevention (tạm dịch:
Tái phạm hình sự - lý giải, dự báo và phòng ngừa) của hai tác giả Georgia Zara và
David P.Farrington, do Routledge xuất bản năm 2015. Các tác giả đã khẳng định
quan điểm về tái phạm tội là: "Sự phạm tội của một người đã bị kết án bởi một tội
phạm trước đó và tội phạm mới không nhất thiết phải có cùng bản chất với tội
phạm cũ" [201, tr.5]. Về những bài học có giá trị tiếp thu, chương II cuốn sách đề
cập đến ba dạng chủ thể tái phạm tội bao gồm: tội phạm chuyên nghiệp, tái phạm
tội do hoàn cảnh và tội phạm mãn tính với những đặc tính khác nhau về mức độ, đối
tượng và loại tội phạm. Nhìn chung, việc phân nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc hoạch định những phương pháp phòng ngừa tái phạm tội riêng cho từng
nhóm. Đặc biệt công trình dành nhiều thời gian cho nhóm tội phạm chuyên nghiệp,
vì đây là nhóm có khả năng tái phạm tội cao nhất. Đây là một điểm có thể kế thừa
trong luận án nhằm làm tăng hiệu quả của phòng ngừa tái phạm tội.
Cuốn sách What works (and doesn’t) in reducing recidivism (tạm dịch: Thứ gì
có (và không có) tác dụng trong giảm thiểu tái phạm tội) của nhóm tác giả Edward
J. Latessa, Shelley J. Listwan và Deborah Koetzle, do Routledge xuất bản năm
2014. Cuốn sách trình bày một cách cơ bản về những công cụ thường được sử dụng
nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tái phạm tội đối với một số loại tội cụ thể như tội
phạm ma túy, tội phạm tình dục... Để đánh giá được các công cụ đó có mức độ hiệu
quả đến đâu, các tác giả đề ra các nguyên tắc quan trọng: "Hình phạt nên được coi
như là sự cải tạo vì giúp cá nhân giúp bảo vệ xã hội" [197, tr.10]. Lý giải nguyên
tắc trên tác giả chỉ ra tù nhân nên được dần dần trải qua một quy trình mang tính hệ
thống, nhận những đánh giá và phần thưởng cho hành vi tốt trong khi sự huấn luyện
đặc biệt cần được yêu cầu với đội ngũ quản giáo và giáo dục cần được quan tâm

hơn. Các nguyên tắc trên có giá trị kế thừa rất cao nhằm thiết lập nên những chuẩn
mực nhất định để đánh giá các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội có hợp lý hay
không. Nhìn chung những bài học mà tác phẩm này để lại có ý nghĩa trong việc xây
dựng hệ thống công cụ và biện pháp nhằm phòng ngừa tái phạm tội.

15


Cuốn sách Reducing reoffending social work and community justice in
Scotland (tạm dịch: Giảm thiểu tái phạm tội - công cụ xã hội và tư pháp cộng đồng
ở Scotland) của tác giả Fergus McNeill và Bill Whyte, do Willan Publishing xuất
bản năm 2007. Cuốn sách trình bày về phòng ngừa tái phạm tội ở Scotland với
trọng tâm là sử dụng các công cụ mang tính xã hội, cộng đồng. Theo giới thiệu của
tác giả: "Chương trình tư pháp hình sự Scotland 2004 tuyên bố rằng sự thực hiện tư
pháp hình sự không thể tiến hành bên ngoài cộng đồng mà nó phục vụ và tội phạm
không thể chỉ được giải quyết bằng tư pháp hình sự" [198, tr.2]. Có thể thấy một
trong những kết luận quan trọng có thể rút ra từ cuốn sách này là vai trò của các cơ
chế mang tính xã hội trong phòng ngừa tái phạm tội. Những kinh nghiệm của
Scotland mà cuốn sách chỉ ra có thể được học hỏi trong quá trình đề xuất phương
hướng phòng ngừa tái phạm tội ở Việt Nam.
Cuốn sách Contemporary recidivism and its control in China (tạm dịch: Tái
phạm đương đại và kiểm soát ở Trung Quốc) của tác giả Tongzhi Y nêu tại hội thảo
quốc tế cao cấp năm 2008 nhấn mạnh phải có một hệ thống gửi và lưu trữ các thông
tin của người phạm tội trong thời gian ngắn phục vụ hiệu quả hoạt động phòng ngừa
tái phạm tội, ưu tiên các chương trình dành cho người phạm tội để giảm nguy cơ tái
phạm tội và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Trong công tác hỗ trợ, việc cần khai
thác các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và áp dụng các liệu pháp từ các chuyên
gia tâm lý, xã hội học tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng tốt nhất [228, tr.181].
Luận án có nhan đề The influence of social bonds on recidivism: A study of
Texas prisoners paroled since 2001 (tạm dịch: Ảnh hưởng của sự gắn kết xã hội với

tái phạm tội: nghiên cứu về tù nhân ở Texas từ năm 2001) của tác giả Stephen
Joseph Tripodi đệ trình tới Đại học Texas ở Austin năm 2007. Công trình là một
nghiên cứu khá chuyên sâu về khía cạnh mới liên quan tới sự gắn kết xã hội. Theo
tác giả, việc đảm bảo cho sự gắn kết xã hội của tù nhân là rất quan trọng. Bản chất
hình phạt tù hướng tới sự cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội nhưng nếu để điều
đó vượt đến quá mức, nguy cơ tái phạm tội của tù nhân sau khi ra tù sẽ càng cao.
Bằng chứng, tại bang Texas, Mỹ: "Người phạm tội được thả ra từ nhà tù của Texas

16


có sự gắn kết xã hội càng cao thì càng ít tái phạm tội" [223, tr.90]. Cụ thể hơn, tác
giả nêu rõ: Những người có nghề nghiệp ít tái phạm hơn người không tìm được
nghề nghiệp, người lập gia đình sau khi ra tù ít tái phạm hơn so với người không lập
gia đình, người tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục quốc dân ít tái phạm
hơn người bỏ học.
Luận án Reducing the rate of recidivism for first-time juvenile offenders with
the parent monitoring program, PMP: A family counseling intervention program
(tạm dịch: Giảm thiểu tỷ lệ tái phạm tội đối với tội phạm vị thành niên phạm tội lần
đầu bằng chương trình phụ huynh giám sát: một chương trình can thiệp dựa trên
khuyên răn) của tác giả Rhonda C.Vappie-Aydin, thực hiện tại Xavier University
năm 2007. Công trình đề cập tới một dạng tội phạm điển hình: tội phạm chưa thành
niên. Nghiên cứu cho thấy xu hướng tái phạm tội của dạng tội phạm này là đáng lo
ngại và cần thiết phải giảm thiểu. Phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu tái phạm
tội được trình bày chủ yếu ở đây liên quan tới sự giám sát của gia đình. Biện pháp
này được khẳng định là hữu hiệu bởi đặc thù của đối tượng chưa thành niên phạm
tội đó là sau khi ra tù hay bị kết án (nếu còn ở độ tuổi vị thành niên) thì tiếp tục sinh
sống với gia đình. Vì vậy, gia đình có vai trò quan trọng và tích cực trong ngăn
ngừa đối tượng này tái phạm. Tuy vậy, tác giả cũng chỉ ra hiệu quả của phương
pháp can thiệp này chủ yếu có tác dụng với nữ giới hơn là nam [219, tr.75].

Ở cấp độ tạp chí, bài viết, tác giả Jason Payne đã viết bài Recidivism in
Australia: findings and research in the future (tạm dịch Tái phạm ở Úc: những phát
hiện và nghiên cứu trong tương lai) trên tạp chí Australian institute of criminology
năm 2007 [205, tr.80]; bài viết The effect of youth diversion programs on recidivism
a meta - Analytic review (tạm dịch: Hiệu quả của chương trình điều hướng thanh
niên khỏi tái phạm tội - một nghiên cứu hậu phân tích) của tác giả Holly A.Wilson
và Robert D.Hoge đăng trên tạp chí Criminal justice and behavior [203, tr.497-518];
bài viết Meanings and measures of recidivism (tạm dịch: Ý nghĩa và giới hạn của tái
phạm tội) của tác giả Robert Weisberg (Giáo sư khoa Luật Đại học Stanford), đăng
trên tạp chí Southern California law review [222, tr.785-804]; bài viết Sexual

17


offender laws and prevention of sexual violence or recidivism (tạm dịch: Luật về tội
phạm tình dục và phòng ngừa tái phạm tội hay bạo lực tình dục) của tác giả Kelly
K. Bonnar - Kidd, đăng trên tạp chí American journal of public health [209, tr.412419]. Các bài viết trên đã đưa ra những lý luận liên quan đến tái phạm tội, nêu rõ tái
phạm tội không phải là một khái niệm mới và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu;
tái phạm tội trong các tài liệu khoa học hình sự được mô tả khác nhau nhưng đều bắt
nguồn từ một nền tảng chung.
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lý luận phòng
ngừa tái phạm tội đã giúp NCS có cái nhìn đa chiều về hoạt động phòng ngừa tái
phạm tội, có ý nghĩa trong việc kiến nghị xây dựng hệ thống pháp lý đối với hoạt
động phòng ngừa tái phạm tội.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tái phạm tội
Ở cấp độ sách chuyên khảo, cuốn The prevention of crime (tạm dịch: Phòng
ngừa tội phạm) của hai tác giả Delbert Elliott và Abigail Fagan do Wiley Blackwell
xuất bản tháng 1/2017 là một tác phẩm tương đối toàn diện về phòng ngừa tội
phạm. Phần đầu, hai tác giả phân tích vấn đề chi phí xã hội của tội phạm. Cụ thể:

Phí tổn trung bình do tội phạm gây ra đối với mỗi người Mỹ một năm vào khoảng
4118 đô la. Những ước đoán gần đây cho thấy những tội phạm đặc biệt nguy hiểm ở
Mỹ gây tốn kém 312 tỉ đô la, tức vào khoảng 2% GDP trong năm 2012. Còn tại
Vương quốc Anh, tội phạm liên quan đến bạo lực được ước lượng tốn chi phí tới
124 tỉ bảng vào năm 2012, tương đương với việc tiêu tốn 4.700 Euro của mỗi gia
đình và chiếm 7.7% tổng thu nhập quốc nội (GDP) [195, tr.11]. Tác giả đã đưa ra
một cách tiếp cận về phòng ngừa tội phạm khá thú vị thông qua việc trích dẫn lại
một câu nói của nhà bác học Einstein: "Người thông minh giải quyết vấn đề. Thiên
tài thì tránh khỏi chúng" [195, tr.10].
Ở cấp độ tạp chí, bài viết có thể kể đến là báo cáo Re-offense study 2007 - 2011
of the republic of Ireland (tạm dịch: Nghiên cứu tái phạm tội 2007 - 2011 của nước
Cộng hòa Ireland) của Vivian Geiran dựa trên dữ liệu lưu trữ của văn phòng thống kê

18


Trung ương Ireland. Báo cáo dựa trên đánh giá các tiêu chí như vi phạm ban đầu, giới
tính, độ tuổi của người tái phạm tội và các hành vi tái phạm tội. Quá trình thống kê
đưa ra những quan điểm được chứng minh bằng các số liệu thực tế như: Trong 3.576
người được tác giả lựa chọn số lượng tái phạm tội ở nam là 3.086 chiếm 86,3%, ở nữ
là 490 chiếm 13,7% [232, tr.8-9]; số người ở độ tuổi dưới 17 tuổi chiếm 5%, độ tuổi
từ 18 - 45 tuổi chiếm 90%, độ tuổi từ 46 tuổi trở lên chiếm 5%, độ tuổi tập trung lớn
nhất có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi chiếm 42% [232, tr.11] và ba tội phổ biến nhất giống
tội vi phạm ban đầu là trật tự công cộng, trộm cắp, ma túy [232, tr.13].
Trong báo cáo Recidivism (tạm dịch: Tái phạm tội) của Văn phòng thống kê tư
pháp đăng trên tạp chí National institute of justice, đã tìm thấy tỷ lệ tái phạm của các
tù nhân được thả chiếm tỉ lệ cao. Trong 404.638 tù nhân ở 30 tiểu bang sau khi thả
từ các nhà tù vào năm 2005 phát hiện: Trong thời hạn ba năm thả, khoảng hai phần
ba (67,8%) tù nhân đã bị bắt lại; trong thời hạn năm năm thả, khoảng ba phần tư
(76,6%) tù nhân đã bị bắt lại; trong số những tù nhân khác đang bị bắt lại, hơn một

nửa (56,7%) đã bị bắt giữ vào cuối năm đầu tiên [207, tr.1]. Ngoài ra, báo cáo tiến
hành phỏng vấn hơn 700 cá nhân giữa năm 2004 và 2005. Những người tham gia
bao gồm 582 nam giới, 79 người trong số đó là người chưa thành niên tại thời điểm
phỏng vấn ban đầu và 168 phụ nữ. Những cá nhân này từng phạm tội, và hơn 80%
của những người đàn ông và 75% của những người phụ nữ trải qua ít nhất một vụ
bắt giữ trong thời gian một nửa năm sau thả họ từ nhà tù từ năm 2004 đến năm 2005
[207, tr.11-12].
Trong bản báo cáo Outcome evaluation report 2013 (tạm dịch: Kết quả báo
cáo đánh giá năm 2013) trên tạp chí California department of corrections and
rehabilitation tháng 1/2014 lại nêu California không giống như hầu hết các bang có
rất ít tù nhân và chỉ có khoảng một phần ba số tù nhân thả có sự giám sát của tòa án
đã ra lệnh bắt họ. Trong lịch sử, những tù nhân được giám sát đã tái phạm tội trở tại
một tỷ lệ cao hơn so với những người không có giám sát sau khi thả. Cụ thể, tỷ lệ
tái phạm của họ là 61% [194, tr.8-9].

19


Trong bản báo cáo Recidivism report 2002 - 2008 the Hague (tạm dịch: Báo
cáo tái phạm 2002 - 2008 ở Hà Lan) của Bộ tư pháp Hà Lan và an ninh năm 2011
cũng nêu ra tái phạm hình sự Hà Lan đã giảm. Các thống kê mới nhất cho thấy một
sự giảm nhẹ của tỷ lệ phần trăm người lớn và thanh thiếu niên tái phạm trong vòng
hai năm. Nghiên cứu tập trung vào những người đã bị xử phạt của tòa hoặc những
người đã được thả trong năm đó từ một tổ chức trại cải tạo. Các mức tiêu chí đưa ra
trong báo cáo dựa trên đặc điểm như giới tính, tuổi tác... [196, tr.7-9]. Qua đó, tác
giả đánh giá các nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ tái phạm giảm và xây dựng các
chương trình nghiên cứu trong tương lai về giải pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, còn một số bài viết, báo cáo của các tổ chức, cơ quan chuyên trách ở
quốc gia khác như: bài viết The practical lesson of the social reintegration process of
prison termination in Norway (tạm dịch: Bài học thực tiễn của quá trình tái hòa nhập

xã hội của người mãn hạn tù ở Na Uy) của tác giả Stian Bonnvie Artzen - Giám đốc
điều hành tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí của sinh viên khoa luật trường Đại học
Oslo, Na Uy, tại Hội thảo khoa học Laws and practices of the community
reintegration of those discharged from prison in Vietnam and Norway (tạm dịch:
Pháp luật và thực tiễn về tái hòa nhập cộng đồng của những người mãn hạn tù ở Việt
Nam và Na Uy) năm 2009 [225, tr.6-18]; báo cáo thường niên năm 2013 với tựa đề
Singapore prison service; justice sector overview (tạm dịch: Dịch vụ nhà tù: Tổng
quan về ngành Tư pháp) của Ủy ban Chính phủ Úc năm 2013 [186, tr.8-10]; Proven
reoffending statistics: April 2012 to March 2013 (tạm dịch: Thống kê tái phạm đã
được chứng minh từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013) của Bộ Tư pháp
London năm 2015 [208, tr.5-17] cũng đưa những con số thiết thực về thực trạng tái
phạm tội ở các nước.
Qua những đánh giá, kết luận trong các bài viết, báo cáo trên, tác giả đã thiết lập
được những dữ liệu cụ thể về tái phạm tội thông qua các tiêu chí so sánh, xây dựng
một cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về tái phạm tội và đưa ra được những giải pháp
thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng ngừa tái phạm tội.

20


×