Tải bản đầy đủ (.docx) (333 trang)

Báo cáo ĐTM dự án thủy điện Đăk Trưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.85 MB, 333 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐỨC BẢO

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của dự án “THỦY ĐIỆN ĐĂK TRƯA 1 & 2”
Công suất lắp máy: 8,8MW
Địa điểm: xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(Đã hiệu chỉnh, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định
tại Thông báo số 1849 ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Tổng cục Môi trường)

Kon Tum, 01/2019



MỤC LỤC

PHỤ LỤC
Phụ lục 1

: Các bản vẽ, sơ đồ

Phụ lục 2

: Tham vấn ý kiến cộng đồng

Phụ lục 3

: Văn bản pháp lý liên quan

Phụ lục 4



: Kết quả phân tích môi trường nền

Phụ lục 5

: Chuyên đề sinh thái


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BCT

Bộ Công thương

BTCT

Bê tông cốt thép

BVMT


Bảo vệ môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBMB

Chuẩn bị mặt bằng

CDA

Chủ dự án

CTTĐ

Công trình thuỷ điện

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DAĐT

Dự án đầu tư


DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCCT

Địa chất công trình

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HST

Hệ sinh thái

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTXH


Kinh tế xã hội

MBA

Máy biến áp

MNC

Mực nước chết

MNDBT

Mực nước dâng bình thường

MNLKT

Mực nước lũ kiểm tra

NMTĐ

Nhà máy thuỷ điện

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


QCVN

Qui chuẩn quốc gia




Quyết định

QTMT

Quan trắc môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩnViệt Nam

TĐC

Tái định cư

TĐĐT

Thủy điện Đăk Trưa

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND


Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

VLNCN

Vật liệu nổ công nghiệp

Viện STTNSV

Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

MỞ ĐẦU
1.

XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Hoàn cảnh ra đời của Dự án
Ngày nay, việc khai thác nguồn thủy năng trên các sông suối đã và đang được
Nhà nước quan tâm. Với nhu cầu điện năng ngày càng cao của quốc gia, giá các loại
nguyên liệu cho nhiệt điện ngày càng tăng, việc sử dụng năng lượng sạch tái tạo là vô
cùng cần thiết, góp phần cải tạo môi trường.

Tỉnh Kon Tum có hệ thống sông suối đa phần nhỏ hẹp, nhiều thác ghềnh. Có 3
nhánh sông chính là: Sông Đăk Bla dài 145km, diện tích lưu vực 3.050km 2, độ dốc
8,1%; Sông Krông Pô Kô dài 121km, diện tích lưu vực 3.530km 2, độ dốc 6,5%; sông
Đăk Psi dài 73km, diện tích lưu vực 8,34km2, độ dốc 8,4%. Ba nhánh sông chính này có
một mạng lưới sông, suối, và khe nhỏ dày đặc và phân bổ tương đối đồng đều trong toàn
tỉnh phù hợp và thuận lợi đối với việc cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp, sinh
hoạt và là nguồn tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện.
Sông Đăk Trưa là nhánh cấp I của sông Đăk Psi và là nhánh cấp II của sông
Krông Pô Kô, địa hình suối tương đối thuận lợi phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Nắm
bắt được tình hình trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo thực hiện đầu tư
xây dựng công trình Thủy điện Đăk Trưa 1&2 trên dòng sông Đăk Trưa, Công ty đã
được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận làm Chủ đầu tư của Dự án tại Văn bản số
1567/UBND-HTĐT ngày 19/06/2017 và được Bộ công thương phê duyệt bổ sung quy
hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Kon Tum theo quyết định số 1773/QĐ-BCT ngày 18/5/2017.
Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1, Thủy điện Đăk Trưa 2, gọi tắt là “Thủy điện
Đăk Trưa 1&2” với tổng công suất 8,8MW (trong đó: TĐĐT 1 là 4,8MW, TĐĐT 2 là
4,0MW), khi đi vào hoạt động sẽ bổ sung đáng kể nguồn năng lượng cho hệ thống điện
Quốc gia, là tiền đề để phát triển kinh tế. Về mặt xã hội, Dự án sẽ tạo công ăn việc làm,
cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế của người dân khu vực Dự án và lân cận.
Việc thực hiện đồng thời hai công trình TĐĐT 1 và TĐĐT 2 dựa trên khả năng
khai thác nguồn nước trên sông Đăk Trưa và điều kiện địa hình khu vực. Sông Đăk
Trưa có bề rộng nhỏ hẹp, chỉ phù hợp xây dựng NMTĐ với công suất nhỏ, do vậy việc
xây dựng 2 nhà máy vận hành đồng thời nhằm tận dụng lưu lượng dòng chảy sau khi
qua NMTĐ Đăk Trưa 1 để tiếp tục phát điện cho NMTĐ Đăk Trưa 2, đảm bảo khai
thác triệt để nguồn thủy năng để phát điện cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi
trường và người dân khu vực.
Đây là Dự án đầu tư xây dựng mới, thuộc mục 27, phụ lục II, Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường. Dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

(báo cáo ĐTM).
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 28, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước, các Dự án khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp
máy từ 2MW trở lên thuộc thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước của BTNMT.
Căn cứ theo Mục 6, Phụ lục III, Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định
danh mục các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

6


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

BTNMT, Dự án có giấy phép khai thác nước thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của
BTNMT, thì Dự án thuộc quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của BTNMT.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty Cổ phần Đầu tư
Thủy điện Đức Bảo.
1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án “Thủy điện Đăk Trưa 1&2” được thực hiện phù hợp với quy hoạch thủy
điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và các quy
hoạch khác của địa phương, cụ thể:
Tổng diện tích chiếm đất của TĐĐT 1 (công suất 4,8MW) là 24,58ha tương
ứng 5,12ha/1MW, của TĐĐT 2 (công suất 4,0MW) là 14,50ha tương ứng
3,63ha/1MW. Diện tích chiếm dụng đất của Dự án không lớn, đáp ứng được quy định

tại Điều 6, khoản 1, mục e trong Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của
Bộ Công thương quy định không chiếm dụng quá 10ha đất với 01MW công suất lắp
máy.
Trong phạm vi chiếm dụng đất của Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2 không có
dân cư sinh sống nên không phải tiến hành di dân, tái định cư. Điều này thỏa mãn quy
định tại Điều 6, khoản 1, mục e trong Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012
của Bộ Công thương quy định không di dời quá 01 hộ dân với 01MW công suất lắp
máy.
Bên cạnh đó Dự án còn có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch thủy điện, phát triển
điện lực và kinh tế xã hội khu vực:
- Quyết định số 1773/QĐ-BCT ngày 18/05/2017 của Bộ Công thương về việc
phê duyệt bổ sung Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm
2020;
- Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 17/04/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh
Kon Tum;
Các quyết định, nghị quyết trên thể hiện một số nội dung như sau:
- Bổ sung Dự án thủy điện Đăk Trưa 1&2 vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ
tỉnh Kon Tum (tại Quyết định số 1773/QĐ-BCT).
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển
điện, đảm bảo đủ cung cấp điện nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
- Khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về phát triển thủy điện.
Đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lưới cấp điện cho vùng sâu,
vùng xa, hòa với lưới điện quốc gia.
2.

CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM


Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

7


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn
2.1.1. Các văn b văn b luật,
Lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ quy định về
quản lý chất thải rắn.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội 11 ban hành ngày 3/12/2004.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 03/03/2006 về thi hành luật
bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Ban hành qui chế quản lý rừng.
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Quy chế
quản lý rừng phòng hộ.
- Chỉ thị số 13/CT-TW ngày12/01/2017 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng
cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị quyết số 71/NĐ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ ban hành chương trình
hành động của chính phủ thực hiện chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 1 năm 2017 của
Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển sang mục đích sử dụng
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

8


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

khác.

- Quyết định Số: 459/QĐ-UBND ngày 8/5/2018 ban hành chương trình hành
động của UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bản tỉnh Kon Tum.
- Nghị quyết Số: 09/2017/NQ-HĐND về đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng
bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉn Kon Tum.
- Nghị quyết số: 10/NQ-HĐND Ngày 19/7/2018 về phương án giao rừng cho
thuê rừng bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp kinh doanh cảnh quan du lịch sản
xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác.
Lĩnh vực điện lực:
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày
20/11/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4.
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện lực.
Lĩnh vực giao thông:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội thông qua ngày
13/11/2008.
- Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, được Quốc hội thông qua
ngày 15/06/2004.
Lĩnh vực thủy lợi, hồ chứa:
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội
Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5.
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 của Chính phủ về bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý
lưu vực sông.
- Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ Quy định về an
toàn đập.
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý,
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

9


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
- Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23/08/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày
23/09/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
- Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2012 của Bộ Công thương quy
định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện.
- Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương quy
định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng Dự án thủy điện và vận hành khai thác
công trình thủy điện.
- Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/04/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định việc quản lý và sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.
- Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
- Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông suối và xây dựng
quy trình vận hành liên hồ chứa.
- Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
Lĩnh vực đa dạng sinh học:
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4.
- Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của chính phủ về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm.
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác
định loài, chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/07/2013 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Kon Tum về quy hoạch bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 523/QĐ-UBND ngày 3/10/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc
phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030.
Lĩnh vực tài nguyên nước:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3, quy định quản lý, bảo vệ, khai
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC


10


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn
Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước
và xử lý nước thải.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ Quy định về
phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Quyết định số 1437/UBND-NNTN ngày 27/06/2016 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Lĩnh vực đất đai:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/ 5/ 2014 của Chính phủ Quy định về

thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ quy định về
bồi quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định sủa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Lật đất đai.
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2014 Quy định chi
tiết về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ
quy định về bồi quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa
đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 19/08/2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Kon Tum về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

11


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Bảng đơn giá các loại cây trồng trên địa bàn
tỉnh Kon Tum, năm 2018.
- Quyết định số 61/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Bảng đơn giá nhà, công trình xây dựng trên
địa bàn tỉnh Kon Tum, năm 2018.
- Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc ban hành bảng giá đất định kỳ 05 năm (2015 - 2019) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Kon
Tum ban hành bảng đơn giá các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017.
Lĩnh vực an sinh xã hội:
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
- Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Chính phủ về Chính sách
đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy điện thủy lợi.
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, khu vực II, khu vực I thuộc vùng
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Chính phủ về các xã thuộc diện
đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
Lĩnh vực khí tượng thủy văn:
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10.
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.
Lĩnh vực xây dựng:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ xây dựng hướng dẫn
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

12


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số nội dung liên quan đến Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Lĩnh vực khoáng sản:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
- Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Kon Tum quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
Lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ:
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/07/1989 của Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5.
- 09 quy chuẩn mới ban hành của Bộ Y tế thay thế tiêu chuẩn tại quyết định
3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 40/2013/QH13 ngày
22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của PCCC và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC.
Lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp:
- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ về VLNCN.
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/08/2009 của Bộ Công thương quy
định một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ về
VLNCN.
- Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/04/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ.
- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/06/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ về
VLNCN.
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/08/2009 của Bộ Công thương quy
định một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ về
vật liệu nổ công nghiệp.
- Thông tư số 26/2012/TT-BTC ngày 21/09/2012 của Bộ Công thương về sửa
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

13



Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/08/2009 của Bộ Công
thương Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009
của Chính phủ về VLNCN.
2.1.2. Quy chu tư số 26/2012/TT-BTC
- 09 quy chuẩn mới ban hành của Bộ Y tế thay thế tiêu chuẩn tại quyết định
3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- QCVN 02:2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp.
- QCVN 04-04:2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình
thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Yêu cầu kỹ thuật.
- QCVN 04-05:2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy
lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
- QCVN 01:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng.
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất.
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

14


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho
phép tại nơi làm việc.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án
- Quyết định số 1773/QĐ-BCT ngày 18/05/2017 của Bộ Công thương về việc
phê duyệt bổ sung Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 2954/QĐ-BCT ngày 20/8/2017 của Bộ Công thương về việc
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thuỷ điện nhỏ tỉnh Kon Tum đối với các Dự án thủy
điện Đăk Trưa 1 và Đăk Trưa 2.
- Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 23/4/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư dự án thủy điện Đăk Trưa 1&2.
- Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 24/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường công trình Thủy điện Đăk Trưa
1&2.
- Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND huyện Đăk Hà,
tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất và tài sản gắn liền với đất để đầu tư xây dựng công trình: Thủy điện Đăk Trưa
1&2.
- Văn bản số 642/UBND-HTKT ngày 13/03/2017 của UBND tỉnh Kon Tum
gửi Bộ công thương về việc bổ sung quy hoạch dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
- Văn bản số 870/SKHĐT-DN ngày 31/05/2017 của Sở kế hoạch và đầu tư gửi
UBND tỉnh Kon Tum về việc xin làm Chủ đầu tư Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2.
- Văn bản số 755/SCT-QLNL ngày 07/06/2017 của Sở công thương về việc
tham mưu đề xuất chủ chương đầu tư Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1, Đăk Trưa 2, Nước
Long 1, Nước Long 2.
- Văn bản số 1567/UBND-HTĐT ngày 19/06/2017 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc lựa chọn Chủ đầu tư thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Nước Long 1&2.
- Văn bản số số 7392/EVNCPC-KH ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Tổng
Công ty Điện lực miền Trung về việc chấp thuận mua điện NMTĐ Đăk Trưa 1&2, tỉnh
Kon Tum.
- Văn bản số 2437/KTPC-KT ngày 19/09/2017 của Công ty điện lực Kon Tum
về việc thỏa thuận đấu nối Nhà máy thủy điện Đăk Trưa 1&2.

- Văn bản số 203/SNN-KH ngày 05/02/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Kon Tum v/v ý kiến thẩm định dự án thủy điện Đăk Trưa 1, 2.
- Văn bản số 6902/BCT-ĐL ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công thương
về việc bổ sung quy hoạch phương án đấu nối NMTĐ Đăk Trưa 1 và 2.
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

15


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Văn bản số số 7392/EVNCPC-KH ngày 07/9/2018 của Tổng Công ty Điện
lực miền Trung về việc chấp thuận mua điện NMTĐ Đăk Trưa 1&2, tỉnh Kon Tum.
- Văn bản số 1168/SGTVT-QLKCHTGT ngày 19/09/2018 của Sở Giao thông
Vận tải tỉnh Kon Tum về việc chấp thuận thiết kế nút giao đấu nối đường thi công dự
án Thủy điện Đăk Trưa 1&2 vào đường Đăk Kôi - Đăk Pxi.
- Văn bản số 1252/SVHTTDL-QLDL ngày 24/10/2018 của sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc phản hồi ý kiến của Công ty CP Đầu tư thủy điện Đức Bảo liên
quan đến thác nước cũng như cảnh quan khi xây dựng thủy điện Đăk Trưa 1&2.
- Văn bản số 154/CV-UBND ngày 30/10/2018 của UBND xã ĐăkPxi về việc
phản hồi ý kiến Chủ dự án liên quan đến thác nước và tiềm năng du lịch sinh thái khi
xây dựng thủy điện Đăk Trưa 1&2.
- Báo cáo số 14/BC-CNTTPTQĐ ngày 22/8/2018 của Chi nhánh trung tâm
phát triển quỹ đất huyện Đăk Hà về phương án bồi thường, hỗ trợ - GPMB công trình:
Thủy điện Đăk Trưa 1&2 (đợt 1).
- Quyết định số 1102/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đắc

Bảo thuê đất để thực hiện dự án: Thủy điện Đăk Trưa 1&2 (đợt 1).
- Biên bản khảo sát thực địa khu vực thực hiện dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2
ngày 05/3/2018 của Hội đồng thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Biên bản làm việc ngày 09/03/2018 về việc kiểm tra ảnh hưởng của Dự án
thủy điện Đăk Trưa 1&2 đến rừng và đất rừng phòng hộ Đăk Hà.
- Biên bản kiểm tra ngày 11/04/2018 về việc kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh
hưởng của quy hoạch thủy điện Đăk Trưa 1 và Đăk Trưa 2, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà.
- Biên bản họp về việc triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ - GPMB của các hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng trong phạm vi thực hiện dự án
thủy điện Đăk Trưa 1&2.
- Văn bản số 128/UBND-TH ngày 23/01/2019 của UBND huyện Đăk Hà về
việc xác nhận toàn bộ diện tích chiếm đất thực hiện dự an thủy điện Đăk Trưa 1&2
không ảnh hưởng đến rừng và đất rừng.
2.3. Tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập
- Tập 1, Thuyết minh chung, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Thủy điện Đăk
Trưa 1&2, Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 09/2017.
- Tập 2, Báo cáo điều kiện địa hình Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty
Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017:
+ Tập 2.1, Báo cáo khảo sát địa hình.
+ Tập 2.2, Bình đồ và mặt cắt địa hình.
- Tập 3, Báo cáo địa chất công trình Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty
Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập:
+ Tập 3.1, Báo cáo điều kiện địa chất công trình lập tháng 09/2017.
+ Tập 3.2, Bản vẽ địa chất công trình lập tháng 09/2017.
+ Tập 3.3, Các phụ lục địa chất lập tháng 09/2017.
- Tập 4, Báo cáo Khí tượng thủy văn Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

16



Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017.
- Tập 5, Báo cáo Thủy năng và kinh tế năng lượng Dự án Thủy điện Đăk Trưa
1&2, Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017.
- Tập 6, Phụ lục tính toán Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty Cổ phần
Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017.
- Tập 7, Tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty Cổ phần
Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017.
- Tập 8, Báo cáo thuyết minh Thiết kế cơ sở Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2,
Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 11/2017.
- Tập 9, Bản vẽ Thiết kế cơ sở Dự án Thủy điện Đăk Trưa 1&2, Công ty Cổ
phần Xây dựng Phú Minh lập tháng 09/2017.
Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án.
3.

3.1.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Sơ lược quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM
- Chủ đầu tư

: Công ty Cổ phần đầu tư Thủy điện Đức Bảo

+ Địa chỉ

: số nhà 10, đường Trường Chinh, phường Trường Chinh,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
+ Điện thoại

: 0603 918 5004

+ Người đại diện : Ông Lê Thanh Khương
- Đơn vị tư vấn

Chức vụ: Tổng giám đốc

: Công ty Cổ phần Tư vấn năng lượng môi trường VIPEC

+ Người đại diện : Ông Đặng Thành Long

Chức vụ: Giám đốc

+ Địa chỉ liên hệ : Số 11 ngách 219/111 Định Công Thượng, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
+ Điện thoại

: 0904 396 556

Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị Tư vấn và các cơ quan liên quan tổ chức
khảo sát, điều tra thực địa nhằm phục vụ cho công tác lập báo cáo ĐTM của dự án.
Công tác khảo sát thực địa khu vực dự án gồm: Lấy mẫu, đo đạc quan trắc hiện trạng
các yếu tố môi trường nền trong khu dự án (không khí, tiếng ồn, nước, đất); Khảo sát
hiện trạng hệ sinh thái nơi thực hiện dự án và lân cận; Khảo sát, thu thập tài liệu, số
liệu về hiện trạng dân sinh, kinh tế xã hội khu dự án; Thực hiện tham vấn với các tổ
chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án theo luật định.

Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn của thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi
trường.
- Các cơ quan của địa phương và đơn vị chuyên ngành phối hợp: Để hoàn
thành báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Đăk Trưa 1&2, đã phối hợp với đơn vị tư vấn,
các chuyên gia chuyên ngành và các địa phương liên quan để thực hiện dự án.

Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

17


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

3.2.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
Họ tên

Chuyên ngành
đào tạo/Chức vụ

Nội dung thực hiện

Chữ ký


Đại diện CDA: Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn năng lượng môi trường VIPEC
Lập báo cáo ĐTM

Lưu Văn Huyên

Ths. Khoa học Môi trường,

Chủ trì lập báo cáo Đánh giá tác
động môi trường (ĐTM)

KS. Thuỷ văn Môi trường

Tạ Ngọc Diệp

Ths. Môi trường

Mô tả dự án, đánh giá các tác
động và đưa ra biện pháp giảm
thiểu các tác động đến môi trường
tự nhiên.

Lưu Quốc Việt

Ths. Môi trường

Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
và tham vấn cộng đồng

Vũ Thị Đoan Trang


Ths. Môi trường

Tổng hợp, hệ thống hóa các đối
tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
quanh khu vực dự án

Lê Hùng Anh

TS. Sinh học

Chủ trì lập báo cáo sinh thái Lập
báo cáo phần thủy sinh vật.

Nguyễn Thế Cường

TS. Sinh học

Lập báo cáo sinh thái phần trên
cạn.

Lý Hồng Quân

KS. Môi trường

Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
và tham vấn cộng đồng
Tính toán định lượng các phát thải

Hoàng Thị Thu Hà


Ths. Môi trường

Tổng hợp số liệu, tham gia lập báo
cáo

Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

18


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Họ tên

Viện Công nghệ
mới - Viện Khoa
học và Công nghệ
quân sự

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Chuyên ngành
đào tạo/Chức vụ

Nội dung thực hiện

Đơn vị có đủ
điều kiện hoạt

động dịch vụ
quan trắc môi
trường theo quy
định của nhà
nước

Lấy mẫu KK, nước, đất và phân
tích mẫu

Chữ ký

Thẩm tra nội bộ báo cáo ĐTM

Cao Thị Thu Yến

Ths. Kỹ thuật
môi trường và hạ
tầng bền vững

Kiểm tra, rà soát trước khi xuất
bản

4.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1.

Các nhóm phương pháp ĐTM
4.1.1. Nhóm phương pháp đánh giá nhanh


Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh là dựa vào bản chất nguyên liệu, công
nghệ, quy luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm để xác định và tính
toán các thông số ô nhiễm.
Trong báo cáo này có các số liệu về tải lượng chất thải (khí thải, chất thải,…)
trong giai đoạn thi công (công tác đào đắp, vận chuyển…) được ước tính dựa trên cơ
sở phạm vi ảnh hưởng, điều kiện khí hậu, giả định.
Bụi và khí thải:
Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm theo tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi
trường của Ngân hàng Thế giới (Environmental assessment sourcebook, volume II,
sectoral guidelines, environment, World Bank, Washington D.C, 8/1991) để tính toán
tải lượng bụi tối đa phát sinh từ quá trình đào đắp các hạng mục (nhà máy kênh dẫn ra
vào, đập …) áp dụng trong mục a/3.1.2.1.
Sử dụng tài liệu của WHO (Assessment of Sources of Air, Water and Land
Pollution Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO,
1993) để tính toán tải lượng bụi phát sinh khi khoan lỗ mìn áp dụng trong mục
a/3.1.2.1.
Sử dụng hệ số phát thải của quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng đến công
trường theo tài liệu của Nguyễn Đình Tuấn - Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh (Tính
toán tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, 2006) trong mục
c/3.1.2.1.
Nước thải:
Thành phần nước thải theo TCVN 7957:2008 về Thoát nước - Mạng lưới và
công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế thì nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

19



Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

thải sinh hoạt của 1 người áp dụng tính toán mục a/3.1.2.1. Lượng nước thải được tính
bằng 100% lượng nước cấp theo nghị định nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014.
Sử dụng nồng độ các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải thi công của
Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD, CEETIA - 2005 để tính
toán nước thải từ trạm bê tông tính toán trong mục b/3.1.2.2.
Tính toán lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất được tính toán dựa trên TCVN
7957:2008. Nồng độ các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải từ trạm trộn bê tông
theo Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và Khu công nghiệp - CEETIA tổng hợp
tác động các chất ô nhiễm trong nước thải được lấy theo nguồn của Đặng Kim Chi
(2002), Hóa học Môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật để tính toán cho mục 3.1.2.2.
Chất thải rắn:
Giai đoạn thi công: tham khảo dựa trên khối lượng xây dựng và ước tính theo
kinh nghiệm từ các nhà máy thủy điện khác.
Giai đoạn vận hành: Tương tự như đánh giá trong giai đoạn thi công được
đánh giá trong mục d/3.1.3.1.
Tiếng ồn, độ rung:
Trong giai đoạn thi công: Tiếng ồn do nổ mìn được tính toán tốc độ dao động
của Giáo sư Wagrer (người Áo) đã công bố kết quả nghiên cứu tại trường Đại học
Hanover (ở Đức) về kết quả nghiên cứu tốc độ dao động của nền đất khi nổ mìn cho
các loại đất đá.
Tiếng ồn, độ rung phát sinh bởi các máy móc, phương tiện trong quá trình thi
công ở khoảng cách 2 m căn cứ theo Ủy ban BVMT U.S để tính toán tiếng ồn độ rung
trong mục a/3.1.2.5. Khả năng lan truyền của tiếng ồn từ máy móc, thiết bị tới khu vực
xung quanh được tính theo công thức của Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không
khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội trình bày trong mục a/3.1.2.5.
Chất thải nguy hại:

Trong giai đoạn thi công được lấy từ khối lượng xây dựng dự án và ước tính
theo các thực tế các công trình thủy điện khác trình bày trong mục e/3.1.2.4.
Các phương pháp đánh giá nhanh sử dụng mô hình
Áp dụng mô hình Gauss sử dụng công thức Pasquill do Gifford cải tiến để tính
toán dự báo nồng độ các chất gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp)
trong Stanley B. Mellsen (02/1988), Suffield Report, A model for calculating,
dispersion and deposition of small particles from a low level point source (U),
Canada. Phương pháp đánh giá nhanh sử dụng mô hình được áp dụng trong Chương 3
của Báo cáo.
Áp dụng mô hình Sutton để đánh giá nồng độ các chất khuếch tán do các
phương tiện vận chuyển gây ra của Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội) để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ các
phương tiện vận chuyển trong Chương 3 báo cáo.
4.1.2. Nhóm phương pháp tham vấn cộng đồng

Theo Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường trong “Hướng dẫn
chung về thực hiện ĐTM đối với Dự án đầu tư, 12/2010”, phương pháp tham vấn cộng
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

20


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

đồng sử dụng trong quá trình phỏng vấn các lãnh đạo và nhân dân địa phương nơi thực
hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM.
Trong báo cáo ĐTM, Chủ dự án và đơn vị tư vấn đã tổ chức họp với đại diện

chính quyền và nhân dân địa phương, nơi ảnh hưởng bởi việc xây dựng dự án: xã Đăk
Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum và các cơ quan chức năng liên quan để lấy ý kiến về
việc thực hiện dự án thủy điện Đăk Trưa 1&2.
4.2.

Các phương pháp khác
4.2.1. Nhóm phương pháp điều tra thực địa

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa môi trường xã hội
Điều tra, phỏng vấn cá nhân, tổ chức được sử dụng kết hợp với việc thu thập
các tài liệu sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội, dân sinh liên quan trong khu vực
nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng môi trường, xã hội khu vực dự án và làm
cơ sở để so sánh, dự báo khi xây dựng và vận hành dự án trong các giai đoạn khác
nhau. Kết quả điều tra khảo sát đã được thể hiện trong chương 2 của báo cáo ĐTM
(mục 2.2 - Điều kiện kinh tế xã hội).
Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát phiếu điều tra để thu thập các
thông tin cần thiết từ các hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của dự án. Phiếu điều tra được lập
trên cơ sở các yêu cầu về thông tin cần thu thập như (mức độ tiếp cận thông tin về dự
án; mức sống của người dân; tập quán canh tác; những ảnh hưởng của dự án tới người
dân; nguyện vọng của người dân; sự ủng hộ hay không ủng hộ của người dân với dự
án…). Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin trong phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp,
phân tích để đưa ra những đánh giá về hiện trạng điều kiện kinh tế, xã hội của các hộ
bị ảnh hưởng cũng như tâm tư, nguyện vọng chung của họ đối với dự án, từ đó đưa ra
những giải pháp kỹ thuật, chính sách bồi thường… phù hợp.
Phương pháp khảo sát, điều tra hệ sinh thái: Chủ dự án đã thuê các chuyên gia
sinh thái sử dụng trong quá trình lập chuyên đề sinh thái cho dự án Thủy điện Đăk Trưa
1&2 như sau:
Phần thực vật: Việc điều tra và thu thập mẫu thực vật được tiến hành theo các
tuyến đường mòn của người dân địa phương, tuyến dọc theo thủy vực. Các tuyến điều
tra được thiết lập nhằm thu thập và ghi nhận tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch ,

các trạng thái thảm thực vật trên cạn ở khu vực nghiên cứu. Việc thu mẫu, chụp ảnh
ngoài tự nhiên ở vị trí hai bên bờ và sông Đăk Trưa 1 và Đăk Trưa 2.
Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh. Danh pháp và sắp
xếp các taxon được xử lý theo www.theplantlist.org, www.tropicos.org và Danh lục các
loài thực vật Việt Nam. Danh lục các loài, họ được sắp xếp theo thứ tự a, b, c…
Thảm thực vật dựa vào bảng phân loại thảm thực vật của Phan Kế Lộc (1985):
"Thử vận dụng bảng phân loại Thảm thực vật của UNESCO 1973 để xây dựng khung
phân loại thảm thực vật Việt Nam".
Các loài thực vật bị đe doạ, có nguy cơ tuyệt chủng, được ưu tiên bảo vệ được
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

21


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

xác định theo: Nghị định số 32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng,
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về
Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ; Sách Đỏ Việt Nam (2007) - phần thực vật; Danh lục đỏ của
IUCN.
Phần động vật: sử dụng phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn thông tin tại
các điểm khảo sát dự kiến của trong khu vực dự án và tổng hợp số liệu từ các nghiên
cứu trước đó.
Phương pháp phỏng vấn, xây dựng tuyến nghiên cứu thường được sử dụng với
cộng đồng địa phương để có được những thông tin cơ bản về sự phân bố của các loài
thú nhỏ ở nơi mà cộng đồng đang sinh sống ví dụ như các loài sóc cây, sóc bay, chuột

chũi và dơi từ đó xác định những vị trí thuận lợi nhất cho quá trình khảo sát. Các cuộc
phỏng vấn thường diễn ra tại các trụ sở chính của UBND xã. Cộng đồng địa phương
được lựa chọn là những người có kiến thức tốt về rừng, và đặc biệt là những người đã
từng đi săn trong rừng.
Các loài động vật bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng, được ưu tiên bảo vệ được
xác định theo: Nghị định số 32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng,
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về
Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ; Sách Đỏ Việt Nam (2007) – phần thực vật; Danh lục Đỏ của
IUCN.
Thủy sinh vật: phương pháp điều tra thực địa, lấy mẫu thành phần loài dọc
theo các tuyến nghiên cứu được lựa chọn.
Cá: Mẫu cá một mặt được thu bằng vợt, lưới cầm tay (lưới bén), quăng chài,
mặt khác tham khảo trực tiếp các ngư dân trên thuyền, đánh kích điện và từ các chợ.
Quan sát mẻ lưới, sử dụng các tranh, ảnh màu của cá để phỏng vấn các ngư dân và dân
địa phương. Sau đó, phân loại cá.
Định loại theo phương pháp hình thái của nhiều nhà ngư loại học đang sử
dụng ở Việt Nam và các nước lân cận như : Mai Đình Yên và cộng sự (1978, 1992),
Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (1993, 2001), Chevey & Lemasson (1937), Smith (1945),
Wu et al. (1964, 1977), Taki (1974, 1975), Rainboth (1996), Kottelat (1996, 2001a, b);
Chu, Chen et al. (1989, 1990), Chen Yunrui (1998), Chu, Zhang, Dai et al. (1999), Yue
Peipin et al. (1998, 2000).
4.2.2. Nhóm phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm

4.2.2.1. Mẫu môi trường không khí, nước, đất
Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã tiến hành đo đạc, quan trắc và thu thập các
mẫu (đất, nước, không khí), phân tích các thành phần môi trường nền. Đánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án trên cơ sở so sánh với các qui
chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành theo luật định. Phương pháp này cũng áp dụng
cho việc đánh giá các chỉ tiêu môi trường khu vực dự án trong các đợt quan trắc môi

trường thời kỳ xây dựng và vận hành dự án.
Quá trình đo đạc, khảo sát, tiến hành lấy mẫu được tuân thủ theo đúng các quy
định hiện hành. Các mẫu môi trường nền sau khi được lấy tại hiện trường được bảo
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

22


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Đơn vị phân tích mẫu là Trung tâm
nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
đã được cấp giấy chứng nhận môi trường VIMCERTS 198 do Bộ TNMT cấp ngày
20/10/2015 (được đính kèm Phụ lục 4 của Báo cáo) đủ điều kiện hoạt động dịch vụ
quan trắc môi trường do BTNMT cấp ngày. Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể
trong Mục 2.1.5. Chương 2 của Báo cáo ĐTM.
(1) Phương pháp phân tích mẫu không khí
Phương pháp
phân tích

TT

Thông số

1

Nhiệt độ


2

Độ ẩm

3

Tốc độ gió

4

Tổng bụi lơ
lửng

QCVN
46:2012/BTNMT

TCVN 5067:1995

TT

Thông số

Phương pháp
phân tích

5

CO


CNMLab/SOP-A1

6

NO2

TCVN 6137:2009

7

SO2

TCVN 5971:1995

8

CO2

TCVN 5067:1995

(2) Phương pháp phân tích mẫu nước mặt
TT

Thông
số

Phương pháp
phân tích

TT


Thông số

Phương pháp
phân tích

1

pH

TCVN 6492:2011

10

Hg

EPA method 200.8

2

DO

TCVN 7325:2004

11

Pb

EPA method 200.8


3

Độ đục

TCVN 6184:1996

12

Ni

EPA method 200.8

4

TSS

TCVN 6625:2000

13

Fe

EPA method 200.8

5

BOD5

TCVN 6001-2:2008


14

Cr3+

TCVN 6222:2008

6

NH4+

TCVN 6179-1-1996

15

Cl-

TCVN 6494:1996

7

NO3-

TCVN 6180:1996

16

E.Coli

TCVN 6189-2:2009


Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

23


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

TT

Thông
số

Phương pháp
phân tích

TT

Thông số

Phương pháp
phân tích

8

PO43-

TCVN 6494-1:2011


17

Tổng dầu, mỡ*

TCVN 5070:1995

9

CN-

TCVN 6181:1996

18

Tổng
Coliform*

TCVN 6187-2:2009

(3) Phương pháp phân tích mẫu nước ngầm
TT

Thông số

Phương pháp
phân tích

TT


Thông số

Phương pháp
phân tích

1

pH

TCVN 6492:2011

8

Thủy ngân (Hg)

EPA Method 200.8

2

Chất rắn tổng
số

TCVN 6625:2000

9

Mn

EPA Method 200.8


3

Độ cứng

TCVN 6224:1996

10

SO42-

TCVN 6200:1996

4

Ca

11

Fe

EPA Method 200.8

5

Asen (As)

12

Zn


EPA Method 200.8

6

Cadimi (Cd)

13

Tổng Coliform*
2009

7

Clorua (Cl-)

EPA Method

EPA Method

EPA Method

TCVN 6187-

TCVN 6194:1996

(4) Phương pháp phân tích mẫu đất
TT Thông số

Phương pháp phân
tích


TT

Thông số

Phương pháp phân
tích

1

Chì (Pb)

TCVN 6496:1999

4

Kẽm (Zn)

TCVN 6496:1999

2

Asen (As)

TCVN 6496:1999

5

Dầu mỡ


TCVN 7369:2004

Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

24


Dự án nhà máy thủy điện Đắk Trưa 1&2

TT Thông số

3

Crôm
(Cr)

Phương pháp phân
tích

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

TT

Thông số

Phương pháp phân
tích

TCVN 6496:1999


4.2.2.2. Mẫu môi trường sinh thái
(1) Phương pháp thu mẫu thực vật
Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn, các tuyến nghiên cứu được lựa chọn
để tiến hành điều tra thu mẫu thành phần loài.
Sử dụng ô tiêu chuẩn (OTC) kích thước 50m x 30m tính từ suối đi lên phía trên.
Vị trí các OTC được lưu lại bằng các điểm tọa độ trong máy GPS garmin 62Sc. Trong
mỗi OTC thì có 4 loại ô khác nhau để điều tra các tầng thực vật khác nhau và được đặt
tên ô A; ô B; ô C và ô D:
Ô A = kích thước 50m x 30m, khảo sát cây gỗ lớn (tầng tán, vượt tán); toàn bộ
các cây gỗ đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 20 cm trong toàn bộ diện tích OTC 50m x
30m sẽ được đo đường kính, chiều cao, độ tàn che theo bốn hướng tính từ tâm của tán.
Ô B = kích thước 10 x 10m, dùng để khảo sát các cây gỗ nhỏ (tầng dưới tán);
có đường kính từ 10 ≤ D1,3 < 20 cm sẽ được đo chiều cao, đường kính, độ tàn che
theo bốn hướng.
Ô C = kích thước 1m x 1m, dùng để khảo sát cây con (tầng cây bụi); các thảm
cỏ, dương xỉ, cây có chiều cao < 50 cm được ghi nhận trong ô. Ngoài ra, ghi nhận tất
cả các loài dây leo, thân thảo, phụ sinh và kí sinh có trong dải ô này.

Phương pháp tính chiều cao cây: Dùng máy đo khoảng cách Blumeiss, đứng
dưới gốc và ngắm tới ngọn cây, có khoảng cách từ mắt tới ngọn cây cộng với chiều
cao của người đo.
Chủ đầu tư: Công Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đức Bảo
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng Môi trường VIPEC

25


×