Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩmnăm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 161 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài
nguyên sinh vật phong phú và tiềm năng thủy sản giàu nhất nước, đặc biệt về nuôi trồng
thủy sản. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là 625.730 ha (chiếm
56,88% diện tích mặt nước tiềm năng của khu vực), bao gồm cả 3 vùng sinh thái nước
mặn, nước lợ, nước ngọt, chưa kể diện tích bãi bồi rộng lớn ven biển và hệ thống sông
Cửu Long thuận lợi cho nghề nuôi cá bè.
Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản xa bờ, thì công
nghiệp chế biến các sản phẩm thủy sản ở nước ta cũng ngày càng phát triển. Năm 2007,
tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt gần 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD. Các
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ
được thị trường truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị trường mới sang Nga,
Ukcraina, Nam Mỹ, Đông Âu, Nam Âu, Châu Phi… Nước ta trở thành 1 trong 10 nước
xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và đã “chinh phục” thị trường 128 quốc gia, vùng
lãnh thổ. Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xác định
kế hoạch phát triển ngành thủy sản năm 2008 với sản lượng ước đạt 4,1 triệu tấn, giá trị
xuất khẩu 4 tỷ USD (tăng 5,26% so với năm 2007).
Dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với việc nuôi
trồng thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản. Đồng thời,
nhằm phát triển kinh doanh chế biến cá tra xuất khẩu của Công ty TNHH 01 Thành viên
Chế Biến Thủy sản Hoàng Long trong thời gian tới, tạo sự tăng trưởng về chế biến thủy
sản của địa phương, cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty trong xu thế hội nhập thị
trường kinh tế và thương mại quốc tế, Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long tiến hành
lập dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy Chế biến thủy sản Hoàng Long” công suất 34.320
tấn sản phẩm/năm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
1.2 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản


phẩm/năm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp do Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoàng Long là đơn vị sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH 01 Thành viên Chế
biến Thủy sản Hoàng Long phê duyệt.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

1
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất
34.320 tấn sản phẩm/năm được xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật và văn bản kỹ
thuật sau:
2.1 Văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26 tháng 11
năm 2003;
- Luật Đất đai năm số 13/2003/QH11 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về “Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải”;

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ
về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”;
- Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn
hóa chất;
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất
thải rắn;
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
2
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường
ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2006 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của BTNMT về việc hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại;
- Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 của Bộ Công Nghiệp về việc hướng
dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ
về an toàn hóa chất;
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài Nguyên Và

Môi Trường hướng dẫn thực hiện việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên Và
Môi Trường về việc Hướng dẫn phân loại và Quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm
môi trường cần phải xử lý;
- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao Động
Thương Binh Xã Hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động;
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 03 năm 2004 của Bộ Công An về việc
hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng BKHCN
về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên
Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Trưởng BTNMT về
việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng BKHCN
về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
3
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm
2002 về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
vệ sinh lao động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ - BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài nguyên
Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.2 Cơ sở pháp lý của dự án
- Giấy chứng nhận đầu tư số 511041000007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp
cho Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Long vào ngày 09 tháng 7 năm 2008;

- Quyết định số 63B/QĐ-CTY/2008 ngày 10 tháng 06 năm 2008 V/v “Giao nhiệm vụ
làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long, công suất 34.320 tấn
sản phẩm/năm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp của Công ty Cổ
phần tập đoàn Hoàng Long cho Công ty TNHH 01 Thành viên Chế biến Thủy sản
Hoàng Long.
2.3 Văn bản kỹ thuật
- TCVN 5949:1998: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa
cho phép;
- TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh;
- TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
- TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y Tế;
- TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải;
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- TCVN 33:2006/QĐ-BXD - Cấp nước - mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
- Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng và bộ tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống
quản lý môi trường (tái bản có bổ sung) của Bộ Xây Dựng.
4
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản
Hoàng Long, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm” do Công ty TNHH một thành viên
Chế biến Thủy sản Hoàng Long chủ trì thực hiện cùng với đơn vị tư vấn là Trung Tâm

Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường.
Chủ đầu tư
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Chế biến Thủy sản Hoàng Long
- Người đại diện: TRẦN VIỆT HÙNG
- Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty
- Địa chỉ liên hệ: Số 99 Quốc lộ 1A, ấp Chợ, Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An.
- Điện thoại: 072.3655.340
Đơn vị tư vấn
- Tên công ty: Trung Tâm Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường
- Người đại diện: Huỳnh Ngọc Phương Mai Chức vụ: Giám Đốc
- Địa chỉ liên hệ: C4/5-6 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- Điện thoại: 08.8981501 – 08.8981504 Fax: 08.8981505
Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:
- Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường,
điều kiện kinh tế - xã hội, báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản, tài liệu khác có
liên quan;
- Khảo sát, điều tra hiện trạng môi trường bao gồm lấy mẫu phân tích chất lượng môi
trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái khu vực. Điều tra, khảo sát điều kiện kinh
tế – xã hội khu vực xung quanh;
- Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm, học
hỏi kinh nghiệm của các dự án tương tự, phân tích đánh giá các tác động do hoạt động
của dự án đến các thành phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp
công nghệ và quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM các cấp
theo đúng trình tự và quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
5
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Tổ chức và thành viên thực hiện

Họ và tên người thực hiện Đơn vị Chức năng
1. Ông Trần Việt Hùng Công ty Cổ phần tập
đoàn Hoàng Long
Phó Giám đốc nhà máy
2. TS. Huỳnh Ngọc Phương Mai ETM center Đánh giá tác động môi trường
3. ThS. Hoàng Quốc Hùng ETM center Đánh giá tác động môi trường
4. KS. Nguyễn Thị Tú Anh ETM center Đánh giá tác động môi trường
5. KS. Phạm Thị Ánh Hồng ETM center Đánh giá tác động môi trường
6. KS.Nguyễn Thị Bích Thủy ETM center Phân tích chất lượng không khí
7. KS. Võ Thanh Bình ETM center Phân tích chất lượng không khí
8. CN. Nguyễn Thị Linh
ETM center Phòng phân tích chất rắn
9. KS. Nguyễn Mạnh Tặng
ETM center Phân tích chất lượng nước
10. KS. Trần Trung Hiếu
ETM center Phân tích chất lượng nước
11. CN. Đỗ Lâm Như Ý
ETM center Phòng thí nghiệm sinh học
12. KS. Phạm Quốc Lộc
ETM center
ETM center Phòng thí nghiệm sinh học
6
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư “Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản
phẩm/năm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
1.2 CHỦ DỰ ÁN

- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Chế biến thủy sản Hoàng Long
- Người đại diện: TRẦN VIỆT HÙNG
- Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty
- Địa chỉ liên hệ: Số 99 Quốc lộ 1A, ấp Chợ, Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An.
- Điện thoại: 072.3655.340
Công ty TNHH một thành viên Chế biến Thủy sản Hoàng Long được thành lập theo Giấy
chứng nhận đầu tư số 511041000007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp.
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Công ty TNHH một thành viên Chế biến Thủy sản Hoàng Long được xây dựng tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Vị trí của công ty TNHH một thành viên Chế biến Thủy sản Hoàng Long (cách thị trấn
Tràm Chim khoảng 2 km) được xác định như sau:
- Phía Tây giáp với đồng lúa;
- Phía Đông giáp dự án Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Hoàng Long;
- Phía Bắc giáp với đường tỉnh lộ 844 và cách kênh Đồng Tiến khoảng 50 m;
- Phía Nam giáp với kênh nội đồng, bên kia kênh là đồng lúa.
Sơ đồ chỉ điểm vị trí khu đất dự án được thể hiện ở hình 1.1.

7
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
8
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Qui mô đầu tư
Tổng vốn đầu tư dự kiến thực hiện dự án “Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”,
công suất 34.320 tấn sản phẩm 01thành viên chế biến thủy sản Hoàng Long là
298.000.000.000 đồng. Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu 100% của Công ty Cổ Phần Tập

Đoàn Hoàng Long Long An. Mức đầu tư được xác định như sau:
- Chi phí đầu tư xây dựng : 178.441.891.737 đồng
- Chi phí thiết bị : 84.094.739.750 đồng
- Chi phí kiến thiết cơ bản khác: 8.402.459.423 đồng
- Phí dự phòng: 27.090.909.091 đồng
1.4.2 Các hạng mục công trình chính của dự án
Công ty đầu tư xây dựng mới toàn bộ các hạng mục công trình để đáp ứng chức năng
nhiệm vụ và yêu cầu phát triển lâu dài. Tổng diện tích đất của khu vực dự án là 75.520
m
2
. Quy hoạch sử dụng đất và diện tích xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy
được trình bày tóm tắt ở bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1 Bảng cân bằng đất đai của nhà máy
Stt Hạng mục Diện tích (m
2
) Tỉ lệ (%)
1 Diện tích đất xây dựng 28.050 37,24
2 Diện tích sân đường nội bộ 11.172 14,7
3 Diện tích cây xanh 36.298 48,06
TỔNG CỘNG 75.520 100,00
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long

hiệu
Tên hạng mục Quy mô
(tầng)
Diện tích (m
2
)
1 Kho lạnh 3000 tấn 1 70 x 45 = 3150
2 Nhà xưởng đông lạnh 1 70 x 198 = 13.860

3 Đất dự kiến phát triển
4 Nhà văn phòng 2 600 x 2 = 1200
5 Nhà xe công nhân 2 30 x 68 x 2 = 4800
6 Nhà ăn công nhân 2 30 x 60 x 2 = 3600
7a Nhà xe nhân viên 1 10 x 30 = 300
7b Trạm hạ thế, máy phát điện dự phòng 1 10 x 30 = 300
7c Xưởng cơ khí 1 10 x 30 = 300
8a Phòng thí nghiệm và vi sinh 1 10 x 30 = 300
8b Kho bao bì 1 20 x 30 = 600
9 Nhà ở công nhân (dự kiến phát triển) 4 2400 x 4 = 9600
10 Bể nước ngầm, trạm bơm và đài nước 30 x 30 = 900
9
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

hiệu
Tên hạng mục Quy mô
(tầng)
Diện tích (m
2
)
11a Khu xử lý nước thải (cho cả 2 giai đoạn) 30 x 24 = 720
11b Khu xử lý nước thải mở rộng (dự phòng) 1 30 x 24 = 720
12 Cổng hàng rào + nhà bảo vệ 1 30 + 20 = 56
13 Bến bốc dỡ hàng hóa 100 x 20 = 2000
14 Khu tiếp nhận cá 1 8 x 20 = 160
Nguồn cung cấp thủy sản cho nhà máy chủ yếu được lấy từ khu nuôi trồng thủy sản nằm
đối diện dự án, phía bên kia sông Đồng Tiến. Vì vậy, việc lấy cá từ khu nuôi trồng
chuyển sang nhà máy phải qua kênh Đồng Tiến rộng 90m. Do đó, chủ đầu tư có xây
dựng một bến bốc dỡ hàng hóa đặt bên bờ kênh Đồng Tiến, đối diện nhà máy. Quy mô

của bến bốc dỡ hàng hóa được mô tả như sau:
- Cỡ tàu thiết kế: 200 DWT
- Tổng chiều dài kè bờ : 100 m
Mặt bằng tổng thể của nhà máy được thể hiện trong hình 1.2.
10
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
11
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
1.4.3 Các công trình phụ trợ
Cây xanh
Tổng diện tích cây xanh trong nhà máy là 36.298 m
2
, chiếm 48,06%. Cây xanh sẽ được
phân bố hợp lý nhằm giảm thiểu phát tán các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh và
giúp điều hòa khí hậu, cụ thể là dãy cây xanh cách ly khu vực xử lý nước thải với khu
vực sản xuất và văn phòng, cây xanh cách ly khu vực nhà máy và đường tỉnh lộ 844 phía
trước nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy cũng trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên khu
nhà ở công nhân, khu vực văn phòng và đường nội bộ. Cây xanh được bố trí trong nhà
máy vừa tạo mỹ quan vừa cải thiện điều kiện khí hậu của khu vực.
Đường giao thông nội bộ
Diện tích sân đường trong nhà máy là 11.172 m
2
, chiếm 14,7% tổng diện tích của nhà
máy. Hệ thống đường nội bộ xây dựng hợp lý đảm bảo lưu thông, phục vụ hoạt động sản
xuất theo dây chuyền khép kín.
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng ở cuối nhà máy chiếm diện tích 1.440 m
2

bao
gồm hệ thống xử lý nước thải cho hoạt động hiện tại của nhà máy (công suất
3.000m
3
/ngày đêm) và dự kiến mở rộng trong tương lai. Hệ thống xử lý nước thải này
tiếp nhận và xử lý nước thải phát sinh từ nhà máy chế biến thủy sản, khu nhà ở công nhân
và nhà máy chế biến thức ăn cho thủy sản.
Hệ thống cấp điện
Nhà máy sử dụng hệ thống điện cao thế quốc gia hiện có chạy dọc theo trục lộ. Nhà máy
cũng có biện pháp thiết kế đặc biệt, để tiết kiệm điện trong hoạt động cấp đông cho kho
lạnh.
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt công nhân trong nhà máy được
cung cấp từ 3 giếng khoan nước ngầm, bao gồm 2 giếng khai thác tại nhà máy chế biến
thủy sản và 1 giếng khai thác tại nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Mỗi giếng khoan có
độ sâu 250m và công suất khai thác là 950 m
3
/ngày đêm. Việc khai thác nước ngầm của
nhà máy được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: công suất khai thác 1.900 m
3
/ngày đêm, được cung cấp từ 1 giếng khoan
nước ngầm đặt phía cuối nhà máy và 1 giếng khoan nước ngầm của nhà máy chế biến
thức ăn thủy sản;
12
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Giai đoạn hoạt động ổn định (cả 2 giai đoạn): công suất khai thác 2.850 m
3
/ngày đêm,

Công ty sẽ khai thác thêm 1 giếng nước ngầm đặt phía trước nhà máy đáp ứng cho
nhu cầu sử dụng nước khi nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất 110 tấn sản
phẩm/ngày.
Như vậy, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, nguồn cung cấp cho nhu cầu sử dụng
nước được lấy từ 3 giếng khai thác nước ngầm, với tổng công suất khai thác là 2.850
m
3
/ngày đêm.
Nước bơm lên từ giếng sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước ngầm. Hệ thống xử lý nước
cấp của nhà máy có công suất 3.000m
3
/ngày đêm. Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp được
thể hiện ở hình 1.3.
13
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp
14
Thiết bị oxy hóa
Bể chứa nước thô
Thiết bị lọc áp lực
Thiết bị làm mềm
Thiết bị lọc tinh
Nước giếng đầu vào
Thiết bị lọc tinh
NaCl
tái sinh nhựa
Mương thoát
nước thải
Nước

rửa lọc
Thiết bị trộn
hóa chất khử trùng
Đèn UV
Đài nước Đài nước
Ca(ClO)
2
Nước sau xử lý đạt
TC 98/83 EC –
Chlorine > 1 mg/l
Nước sau xử lý đạt
TC 98/83 EC –
không chứa Chlorine
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Thuyết minh công nghệ
Nước giếng đầu vào được đưa qua thiết bị oxy hóa có tác dụng oxy hóa Fe
2+
thành Fe
3+
.
Trong tháp oxy hóa, nước được phân bố theo chiều từ trên xuống qua nhiều lớp đĩa phân
phối đặt dọc theo chiều cao của tháp, còn không khí được phân bố theo chiều ngược lại
từ dưới lên thông qua quạt thổi khí. Khi qua các lớp đĩa phân phối, dòng nước được chia
thành các tia và hạt rất nhỏ, tạo điều kiện cho quá trình tiếp xúc giữa nước và không khí
được tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình khử sắt.
Nước sau khi qua tháp oxy hóa được đưa vào bể chứa. Trong thời gian lưu lại bể, các
bông cặn hình thành từ quá trình oxy hóa (Fe(OH)
3
) sẽ lắng dần xuống đáy bể và được

bơm xả bỏ định kỳ. Còn nước trong sẽ được bơm tiếp qua 3 thiết bị lọc áp lực. Thiết bị
lọc áp lực là các cột lọc đa tầng, bao gồm: than hoạt tính, cát Manganese và cát thạch
anh. Lớp cát lọc trong cột sẽ giúp loại bỏ các cặn nhỏ và phiêu sinh có trong nước, còn
dư lượng Chlorine cũng như một số chất ô nhiễm hữu cơ khác sẽ bị hấp phụ lên bề mặt
than hoạt tính có trong cột.
Mặt khác, trong nước ngầm khu vực Đồng Tháp thường bị nhiễm Asen. Chất ô nhiễm
gây độc này sẽ được loại bỏ nhờ quá trình oxy hóa trên bề mặt cát Manganese. Hệ thống
được thiết kế để hàm lượng Asen trong nước đầu ra luôn nằm trong khoảng 0 – 0,002
mg/l và đạt chất lượng nước sử dụng cho chế biến thực phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, các
thành phần khác như: H
2
S, Radium, Mn
2+
cũng được loại bỏ khi lo qua lớp vật liệu này.
Trong thiết bị làm mềm, quá trình trao đổi ion sẽ xảy ra để loại trừ các thành phần gây
nên độ cứng của nước như: Ca
2+
, Mg
2+
. Các ion này sẽ được chuyển thành Na
+
, giúp giảm
độ cứng trong nước xuống dưới mức 17mg/l. Sau một thời gian sử dụng, các hạt Resin
(hạt trao đổi ion) dần bảo hòa cation Ca
2+
, Mg
2+
và sẽ được tái sinh bằng dung dịch Na
+
(3-5%). Quá trình tái sinh được thực hiện bởi cụm van bố trí trên thiết bị và các hạt Resin

sẽ trao đổi các ion gây cứng trong nước bằng ion Na+ và lấy lại hoạt độ ban đầu, quá
trình làm mềm lại được tiếp tục.
Hệ thống lọc tinh gồm các lõi Cartridge có kích thước lỗ lọc là 1µm, giúp đảm bảo độ
trong của nước đầu ra, loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng. Nước sau lọc tinh sẽ phân thành
2 nhánh:
- Nhánh 1: Nước từ thiết bị lọc tinh BO5A sẽ dẫn đến thiết bị khử trùng bằng Chlorine
trước khi dẫn lên đài nước. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn 98/83 EC độ cứng < 50
mg/l, lượng chlorine dư

1mg/l cấp nước cho các hoạt động sản xuất của 2 nhà máy.
- Nhánh 2: nước từ thiết bị lọc tinh BO5B và BO5C sẽ dẫn đến thiết bị khử trùng bằng
UV. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn 98/83 EC, không có chlorine dùng cho giải nhiệt
máy và cung cấp cho lò hơi (nhà máy chế biến thức ăn thủy sản).
15
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Nước ngầm sau khi được xử lý được dẫn lên đài nước, từ đó cung cấp đến các hạng mục
công trình trong nhà máy. Tuyến ống cấp nước chính có đường kính
φ
114 và
φ
200,
được chôn ngầm trong vỉa hè dọc theo 2 bên đường bộ. Nhà máy còn bố trí các trụ cứu
hỏa dọc theo đường nội bộ, khoảng cách tối đa giữa 2 trụ là 150 m.
Hệ thống cấp nước cho các hạng mục công trình trong nhà máy được thể hiện ở hình 1.4.
16
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
17
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã

Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước của nhà máy là hệ thống thoát nước riêng bao gồm: hệ thống thoát
nước mưa và hệ thống thoát nước thải (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt).
- Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân
viên trong nhà máy được thu gom vào hệ thống thoát nước thải là các ống HDPE có
đường kính
φ
400. Toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy sẽ
được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005, cột A
trước khi thải ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là kênh Bình Tấn (kênh Sáu Đạt);
- Lượng nước mưa chảy tràn phía trước nhà máy sẽ đổ vào hệ thống cống tròn BTCT
có đường kính
φ
400,
φ
600 được xây dựng dọc theo đường tỉnh lộ 844 và sau đó đổ
vào cống có
φ
1000 của nhà máy chế biến thức ăn thủy sản bên cạnh. Như vậy, nước
mưa chảy tràn phía trước của 2 nhà máy sẽ được đổ chung vào cống có
φ
1000 và
thải ra kênh Đồng Tiến.
- Lượng nước mưa còn lại được thu gom bằng các tuyến cống BTCT có đường kính
φ
400,
φ
600,
φ

800,
φ
1000 và cuối cùng thải ra kênh đồng nội phía sau nhà máy.
Bản vẽ hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa được thể hiện trong hình 1.5
và 1.6.
18
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
19
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
20
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
1.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy
Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy được trình bày
trong bảng 1.3.

Bảng 1.3 Danh mục các máy móc, thiết bị trong nhà máy
STT Danh mục thiết bị ĐVT Số lượng
I. DÀN BAY HƠI
1 GHT 065.2E/312-HS/16P bộ 5
Xả đá bằng gas nóng cho coil và máng
Đường gas nóng không có van 1 chiều
Điện trở sưởi cho mỗi quạt
Sơn phủ đặt biệt loại RAL 9003
Cấp dịch bằng bơm và Ống nối xả dầu
2 GHT 050.2D/312-HS/12P bộ 1
Xả đá bằng gas nóng cho coil và máng
Đường gas nóng không có van 1 chiều

Điện trở sưởi cho mỗi quạt
Sơn phủ đặt biệt loại RAL 9003
Cấp dịch bằng bơm và Ống nối xả dầu
3 S-GHN 050.2F/47-AHS51.E bộ 2
Guentner Streamer ( để làm tăng độ thổi xa)
Xả đá tự nhiên
Cấp dịch kiểu DX
4
Coil dàn lạnh GCO N/8/28/12.0/1800/AVV/035050
bộ 12
6 dàn kết nối bên trái
6 dàn kết nối bên phải
Máng xả đá
4 quạt LKD-050 H2-045-NVUBKK
(3~400V/50Hz, 1350 min
-1
,0.5 KW, 1.2A)

Bao gồm lồng quạt bằng inox
5 Coil dàn lạnh GCO N/14/11/12.7(6x20-
8x10)3000/A/V/V/035050 bộ 4
6 Coil dàn lạnh GCO N/14/11/12.7(6x20-
8x10)3000/A/V/V/035050 bộ 2
7 S-GGHF 045.1E/35-AS/8P bộ 19
Cách trao đổi nhiệt phủ epoxi và độ ồn thấp (NS)
8 S-GGHF 050.1D/24-AD/8P bộ 6
Cách trao đổi nhiệt phủ epoxi và độ ồn thấp (LD)
9 Quạt LKD-050 H2-045-NVUBKK bộ 4
(3~400V/50Hz, 1350 min
-1

,0.5 KW, 1.2A)
II. DÀN NGƯNG TỤ BALTIMORE AIRCOIL bộ 4
Model CXV-481, xuất xưởng dạng CDK với các phụ kiện tiêu
chuẩn
III. CỐI ĐÁ VẢY GENEGLACE - F800 cái 2
THIẾT BỊ XẢ KHÍ KHÔNG NGƯNG TỰ ĐỘNG GEA
Grasso cái 2
21
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
IV. MÁY NÉN LẠNH MYCOM
1 MCN2016LSC-L/51 KÈM MOTOR 180 KW, màu xám trắng
N-7
bộ
6
2 MCN2016LSC-L/51 KÈM MOTOR 200 KW, màu xám trắng
N-7
bộ
1
3 MCN1612LSC-L/51 KÈM MOTOR 100 KW, màu xám trắng
N-7
bộ
1
4 MCN200L-L/51 KÈM MOTOR 240 KW, màu xám trắng N-7 bộ
2
5 MCN160L-L/51 KÈM MOTOR 130 KW, màu xám trắng N-7 bộ
1
V. BĂNG CHUYỀN CẤP ĐÔNG SIÊU TỐC THERMO-JACK
MYCOM
Model MSF-1212TJE, công suất 500kg/h

cụm 4
VI. BƠM CẤP DỊCH AMÔNIAC
Model R41-316 F4AG-0405 TX1-B
3,7 KW x 380V, 50Hz-200 Lít/Phút, 43mH
VII. CÁC PHỤ KIỆN KHÁC
Công tắc phao MyCom 65 RK
cái 12
Van điện từ MYCom 32A không kèm phin lọc
cái 8
VIII. THIẾT BỊ NHẬP KHẨU ỦY THÁC
1 Dàn làm lạnh nước chế biến
Bộ 1
BUCO-BWP(EU), tấm phẳng hở, 30m
3
/h (t
0
vào/ra = 28
o
C/5
o
C)
2 Dàn làm lạnh nước cho ĐHKK
Bộ 1
THERMOWAVE-TL 650KCKL (EU), tấm phẳng kín,
250m
3
/h (t
o
vào/ra = 11
o

C/5
o
C)
3 Thiết bị cho băng chuyền tái đông và mạ băng
Belt & bánh răng-INTRALOX (USA)
lô 1
- Belt tái đông loại lưới nhựa phẳng + bánh răng nhựa
- Belt mạ băng loại lưới nhựa có cánh + bánh răng nhựa
Bộ hộp số - NISSEI (JAPAN)
Bộ 12
4 Quạt dàn lạnh băng chuyền tái đông
Bộ 18
5 Bộ xuất hàng & cửa trượt PVC
6 Bộ khởi động mềm - motơ máy nén hiệu
DANFOSS(NewZealant)
Bộ 2
7 Van nước & phụ kiện hiệu DANFOSS & BELIMO (EU)
Hệ 1
8 Van gas - Hiệu DANFOSS (T/c EU)
Hệ 1
Nguồn gốc xuất xứ và tình trạng của máy móc, thiết bị được thể hiện ở bảng 1.4.
22
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1.4 Nguồn gốc xuất xứ và tình trạng của máy móc, thiết bị

hiệu
Máy móc, thiết bị Nguồn gốc Tình trạng
I
Dàn bay hơi Indonesia Mới 100%

II
Dàn ngưng tụ Trung Quốc Mới 100%
III
Cối đá vẩy, thiết bị xả khí không ngưng tự động Pháp Mới 100%
IV Máy nén lạnh Mycom Nhật
Mới 100%
V
Băng chuyền cấp đông Nhật Mới 100%
VI Bơm cấp dịch amoniac
Mỹ Mới 100%
VII
Các phụ kiện khác
Mỹ
Mới 100%
VIII
Thiết bị nhập khẩu ủy thác khác Đan Mạch Mới 100%
VIII.1
Dàn làm lạnh nước chế biến Đức Mới 100%
VIII.2
Dàn điều hòa không khí Đức Mới 100%
VIII.3
Tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc, băng chuyền tái
đông – mạ băng, kho lạnh, kho đá vẩy, kho tiền
đông, máy tăng trọng
Việt Nam Mới 100%
1.4.5 Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy được cung cấp từ khu nuôi trồng thủy sản ở bên kia
kênh Đồng Tiến. Tổng lượng cá tra đầu vào là 300 tấn/ngày.
Ngoài nguồn nguyên liệu chính là cá tra, nhà máy còn sử dụng các loại nguyên liệu, hóa
chất phục vụ cho quá trình sản xuất như: muối, chlorine, NH

3
, carnal,… Khối lượng
nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong nhà máy như sau:
- Hóa chất tăng trọng (MRT 79 + Carnal) : 4 kg/300 kg sản phẩm;
- Muối : 4 kg/300 kg sản phẩm;
- Chlorine : 1 kg /tấn sản phẩm;
- Xà phòng : 0,5 kg/tấn sản phẩm;
- Môi chất lạnh : NH
3
, R717 dùng cho máy nén khí.
Trong chế biến thủy sản, nhà máy sử dụng hóa chất sát trùng là chlorine. Nồng độ
chlorine sử dụng như sau:
- Tiếp nhận & rửa nguyên liệu : 20 - 50 ppm;
- Trong sản xuất : 2 - 5 ppm;
- Rửa tay công nhân : 10 ppm;
- Rửa nhúng ủng & dụng cụ sản xuất : 100 - 200 ppm;
23
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Vệ sinh toàn phân xưởng : 1000 ppm.
1.4.6 Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long chủ yếu phục vụ cho
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của công nhân, tưới cây, tưới đường và lượng nước dự
trữ PCCC. Trong đó:
- Nước cấp cho hoạt động sản xuất bao gồm: rửa nguyên liệu, bán thành phẩm; vệ sinh
nhà xưởng, dụng cụ chế biến; vệ sinh các tủ đông, khuôn,… Hoạt động chế biến của
nhà máy tiêu thụ lượng nước khoảng 15 m
3
/tấn sản phẩm. Theo kế hoạch, khi nhà
máy đi vào hoạt động hết công suất của 2 giai đoạn sẽ sản xuất 110 tấn sản

phẩm/ngày. Như vậy, tổng lưu lượng nước sử dụng trong quá trình chế biến thủy sản
của nhà máy là 1.650 m
3
/ngày;
- Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên: tổng số lao động làm việc tại
nhà máy khoảng 2.500 người. Ước tính lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt sinh
hoạt là 100 lít/người.ngày. Như vậy, tổng lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt là:
2.500 x 100 lít/người.ngày = 250 m
3
/ngày
- Nước dùng tưới cây: Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp cho tưới cây là
3lít/m
2
.ngày. Diện tích cây xanh trong nhà máy chiếm 36.298 m
2
, vì vậy lượng nước
dùng cho tưới cây khoảng :
3 lít/m
2
.

ngày x 36.298 m
2


109 m
3
/ngày
- Nước dùng cho mục đích tưới đường : 0,5 lít/m
2

x 11.172 m
2
= 5,6 m
3
/ngày
- Nước dùng cho mục đích chữa cháy: Lượng nước cấp cho chữa cháy được tính cho 1
đám cháy trong 3 giờ liên tục với lưu lượng 10l/s/đám cháy:
10l/s/đám cháy x 3 giờ x 1 đám cháy = 108 m
3
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long khoảng
2.015 m
3
/ngày. Ngoài ra, còn có lượng nước dự trữ PCCC cho một đám cháy trong 3 giờ
là 108 m
3
.
1.4.7 Phương án sản xuất
Sản phẩm chế biến: Các tra Fillet đông lạnh.
Công suất chế biến : 110 tấn sản phẩm/ngày
Phương án sản xuất:
24
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư“Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long”, công suất 34.320 tấn sản phẩm/năm tại xã
Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Nguyên liệu đầu vào chế biến: 300 tấn/ngày;
- Thời gian sản xuất chế biến : 312 ngày/năm;
- Nguyên liệu cần sản xuất chế biến trong 1 năm : 93.600 tấn/năm;
- Sản phẩm cá tra fillet: 34.320 tấn/năm;
- Tỷ lệ 2,7kg nguyên liệu/ 1kg cá thịt fillet
- Tỷ lệ thành phẩm : 37%
- Tỷ lệ thứ phẩm : 62%

- Hao hụt : 1%
1.4.8 Nhu cầu lao động
Tổng nhu cầu lao động cần thiết phục vụ cho nhà máy trong giai đoạn hoạt động ổn định
là 2.500 người.
1.4.9 Công nghệ sản xuất
25

×