Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Công tác quản lí giáo dục môi trường trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.43 KB, 18 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển vượt bậc về
khoa học kĩ thuật. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày
càng tăng, cũng là lúc mà vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được thế
giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đặc biệt quan tâm.
Qua những khảo sát thực tế gần đây, môi trường đã thực sự lên tiếng
cảnh báo đối với toàn nhân loại. Chất lượng môi trường ngày càng có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Vì
thế mà trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lí giáo dục về bảo
vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng. Ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã
ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và
bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ
nay đến năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.
Trong những gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu học
Núi Thành nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy
lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức,
Tiếng Việt…và được giảng dạy ngay từ lớp một. Song, việc giáo dục môi
trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế. Các kiến
thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn,
chưa có hệ thống. Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên
còn có phần hời hợt, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên
chưa được đề cập một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường.
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục
quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân
cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các
em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách ) không


làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.”
Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ học
chính khoá và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằng
nhiều con đường giáo dục khác nhau….
Năm học 2008-2009 là năm học mà kế hoạch xây dựng “Trường học
thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai thực hiện rộng khắp
trong toàn ngành nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng. Hơn lúc nào
hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
1
thành ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô
cùng cần thiết.Vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức lại các chuyên đề về
thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học. Đó
cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường
ở bậc tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những
hiểu biết về môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi, là một Phó Hiệu trưởng, trực tiếp quản lí công tác dạy và
học cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác ở trường tiểu học, qua các
hoạt động giáo dục tại trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh
nghiệm trong quản lí công tác giáo dục môi trường ở trường tiểu học”
với hi vọng sẽ đóng góp được ít nhiều cho công tác giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học.
1.2 Thực trạng môi trường ở Việt Nam và công tác giáo dục môi
trường tại trường tiểu học Núi Thành:
1.2.1 Thực trạng môi trường Việt Nam:
Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện tại đang ở tình trạng

báo động.Tài nguyên rừng cạn kiệt; tài nguyên đất suy thoái; tài nguyên
biển suy kiệt; môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng; dân số tăng
nhanh và phân bố không đều đã gây sức ép quá lớn đôi với môi trường.
- Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hoá, diện tích đât bình quân
tính trên đầu người bị thu hẹp từ 0,2ha còn 0,1ha. Diện tích rừng tự nhiên
giảm từ 14,3ha xuống 9,6 ha.
- Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do:
+ Nhu cầu nhu cầu nước dùng trong sinh hoạt nông ghiệp, công nghiệp
ngày càng tăng nhanh
+ Nạn sử dụng hoá chất nông nghiệp và các chất tẩy rửa.
+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu
dân cư không được xử lí đúng quy trình.
- Ônhiễm không khí do:
+ Chất thải của giao thông, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp, các hoạt động dịch vụ sinh hoạt của con người.
+ Khói, chất độc...... của các hiện tượng tự nhiên.
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí.
1.2.2 Vài nét về trường tiểu học Núi Thành và công tác giáo dục
môi trường tại trường tiểu học Núi Thành:
1.3 Những căn cứ:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
2
- Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước;
- Quyết định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở
vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục

bảo vệ môi trường".
1.4 Giới hạn đề tài:
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Với khả năng thực tế, trên cơ sở quá trình công tác tại trường, tôi đã đi
sâu tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về môi trường và giáo dục môi trường
tại trường Núi Thành.Tôi nghĩ rằng, để thực hiện tốt công tác GDMT trong
trường tiểu học, người cán bộ quản lí cần phải thực hiện được những nội
dung cơ bản như sau:
II.1/ Xác định đúng các nội dung quản lí giáo dục môi trường
trong nhà trường.
II.1.1 Xác định mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường:
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết
phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi
ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cải thiện và hình thành thói quen, kĩ
năng sống bảo vệ môi trường cho các em. Cụ thể:
* Về kiến thức:
Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh
bước đầu có những kiến thức cơ bản về môi trường như:
- Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động
thực vật và quan hệ giữa chúng.
- Các mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh.
* Về thái độ - tình cảm:
- Bước đầu hình thành ở các em những tình cảm, thái độ đúng đắn và
thân thiện với môi trường. Giúp các em biết sống hoà hợp, gần gũi và thân
thiện với tự nhiên; Biết yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương
đất nước; Biết quan tâm đến môi trường xung quanh.
Giúp học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ

môi trường phù hợp với lứa tuổi các em.
* Về kĩ năng:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
3
- Học sinh có thể nhận biết các hành vi gây hại đến môi trường.
- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh; Biết chia sẻ, hợp tác
- Thực hiện những hành vi bảo vệ môi trường và tham gia vào những
hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi các em.
II.1.2 Xác định nội dung giáo dục môi trường:
Nội dung giáo dục môi trường trong trường tiểu học được lồng ghép,
tích hợp trong các môn học và được đưa vào nội dung hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như:
- Môi trường xung quanh học sinh.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
- Ý thức về bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động.
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúng
trong bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở những hoạt động được
thiết kế trên cơ sở một số khái niệm cơ bản có sẵn trong sách giáo khoa,
nhằm làm rõ giá trị của môi trường đối với đời sống con người. Các hoạt
động giáo dục môi trường cuối cùng phải hình thành được ở học sinh ý thức
vê môi trường và có kĩ năng hành động thực tiễn để giải quyết các vấn đề
môi trường.
II.1.3 Xác định các biện pháp giáo dục môi trường:
Giáo dục môi trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu
giáo và được tiếp tục ở các cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau
này. Để chuyển tải được nội dung giáo dục môi trường đến với học sinh một
cách hiệu quả, cần lựa chọn những cách tiếp cận hợp lí và khoa học. Lựa

chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong
giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong
môi trường và giáo dục vì môi trường.
Nghiên cứu từ thực tế, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con
đường tốt nhất là:
- Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các
môn học.
- Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường
địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường địa phương.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
4
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương
pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án,
đóng vai…đồng thời sử dụng những phương pháp đặc thù của các môn học.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng
với cộng đồng. Chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối
với việc bảo vệ môi trường. Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên
trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Tóm lại, Giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường là một nội dung
giáo dục quan trọng cần được thực hiện nghiêm túc, đúng nội dung và đúng
phương pháp để có thể mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi
trường.
II.2/ Tìm hiểu thái độ và nhận thức của giáo viên và học sinh về
vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường cho học sinh trong
nhà trường:

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện công tác dạy và học, thực hiện
nhiệm vụ giáo dục môi trường cho học sinh. Mục tiêu giáo dục môi trường
đạt đến mức độ nào là phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Bởi vậy, khi đưa
giáo dục môi trường vào trường tiểu học phải chú ý đến nhận thức và thái độ
của giáo viên tiểu học.
Để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của giáo viên
trường tiểu học Núi Thành với ba nội dung và kết quả thu được như sau:
II.2.1Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của giáo dục môi
trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình chính khoá:
- Chúng tôi đã phát phiếu tìm hiểu đến từng giáo viên, trao đổi với
giáo viên trên cơ sở ý kiến trả lời: đồng ý, phân vân, hay không đồng ý với
những nội dung đưa ra và kết quả thu được như sau:
STT

NỘI DUNG CÁC Ý KIẾN
TRẢ LỜI
Đồng ý % Phân
vân%
Không
đồng ý
%
1
- GDMT phải đưa vào thực hiện ở
cấp tiểu học 90 10 /
2
- GDMT cho học sinh Tiểu học là
một phần quan trọng đối với việc phát
triển bền vững cuộc sống con người
vào đầu thế kỉ 21.
90 10

/
3 Đưa GDMT vào bậc tiểu học là việc
dễ thực hiện. 62 38 /
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
5
4 Đưa GDMT vào trường tiểu học là
một gánh nặng cho gíao viên và học
sinh.
18 12 70
5 Việc đưa GDMT vào trường tiểu học
thực hiện trong giờ dạy chính khoá và
cả trong hoạt động ngoài giờ lớp là
việc làm:
88 12 40
- Cần thiết: 88 12 /
- Có thể thực hiện dễ dàng 54 32 14
-Rất khó thực hiện vì thiếu thời gian,
thiếu phương tiện giảng dạy và những
điều kịên cần thiết khác .
14 32 54
- Giáo viên còn thiếu kiến thức về môi
trường và giáo dục môi trường
62 24 14
Chúng tôi cũng đã phát phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên để tìm hiểu
về những nội dung GDMT cần thiết và phù hợp nên đưa vào giáo dục cho
học sinh tiểu học, kết quả như sau:
TT Nội dung giáo dục môi
trường
Đồng ý

(%)
Phân vân
(%)
Không đồng ý
(%)
1 Bảo vệ cây trồng 100 / /
2 Yêu quý và chăm sóc vật
nuôi
75 25 /
3 Giữ vệ sinh, bảo vệ sạch
sẽ nơi ở, học tập, nơi công
cộng
100 / /
4 Bảo vệ động vật có ích 72 14 14
5 Bảo vệ những di tích lịch
sử
60 22 18
6 Bảo vệ đất trồng 47 28 25
7 Bảo vệ tài nguyên khoáng
sản
57 25 24
8 Bảo vệ môi trường đất 70 20 10
9 Bảo vệ môi trường nước 90 10 04
10 Bảo vệ môi trường không
khí
86 / 14
11 Vệ sinh môi trường 86 / 14
12 Vệ sinh thân thể 100 / /
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.

6
13 Giữ gìn các nguồn nước
sạch
96 04 /
14 Yêu quý và chăm sóc cây
hoa
86 / 14
15 Giữ gìn môi trường nhân
tạo, các công trình do con
người tạo nên.
60 14 22
Qua việc khảo sát thông tin về việc đưa các nội dung trên vào giáo
dục môi trường cho học sinh tiểu học, nhìn chung các nội dung về giáo dục
môi trường hầu hết đều được các giáo viên đồng ý. Đặc biệt, nội dung về
bảo vệ cây trồng và giữ vệ sinh môi trường được 100% giáo viên tán thành.
Điều đó cho thấy những nội dung trên nhất thiết phải được đưa vào giáo dục
môi trường cho học sinh tiểu học.
Kết quả khảo sát trên, đã thể hiện nhận thức của giáo viên về vai trò,
vị trí, nhiệm vụ của giáo dục môi trường cho học sinh.Việc đi vào thực tế,
vận dụng phương pháp cụ thể, còn tuỳ thuộc vào từng nội dung cụ thể, từng
đối tượng học sinh, từng địa phương, từng điều kiện dạy học khác nhau. Để
học sinh có hành động thái độ đúng đắn với môi trường, vấn đề quan trọng
hàng đầu đặt ra là phải nâng cao nhận thức đúng đắn và toàn diện của giáo
viên về giáo dục môi trường. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng
cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy để nắm vững về giáo dục môi trường
cần phải được tổ chức định kì, thường xuyên.
II.2.2. Tìm hiểu nhận thức và nhu cầu giáo dục môi trường ở học
sinh:
Để tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu của
học sinh nhằm thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh đạt hiệu quả cao,

chúng tôi cũng đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến từng học sinh và kết
quả như sau:
TT Câu hỏi Có
(%)
Không
(%)
Lưỡng lự
(%)
1 Con người có thể sống
khoẻ mạnh ở những nơi
không khí thiếu trong lành
được không?
79.1 7.6 13.3
2 Có cần phải tiết kiệm và
giữ gìn nguồn nước đang sử
dụng hằng ngày không?
87.1 7.8 4.1
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp quản lí công tác Giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Núi Thành.
7

×