Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

MỘT số vấn đề lí LUẬN về ỨNG PHÓ với bạo lực học ĐƯỜNG của học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.15 KB, 55 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS

1


Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới tình trạng bạo lực học đường diễn
ra ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường đã và đang trở
thành tâm điểm quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế
giới. Các công trình nghiên cứu hiện có tập trung ở những
hướng cơ bản sau:
Một là: Hướng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bạo
lực học đường để xác định chiến lược giảm thiểu và ngăn
chặn những hành vi bạo lực.
GS.TS Amal Sedky Witer - chuyên gia tâm lý hàng đầu
của Mỹ đưa ra ý kiến rằng: “ Từ năm 1960 đến nay, đã có
nhiều chương trình nghiên cứu tình trạng bạo lực học đường.
Kết quả nghiên cứu ấy cho thấy: những cảnh bạo lực trên
phim ảnh có tác động nhất định đến người lớn đến người lớn
và trẻ em. Khi nào còn phô diễn những cảnh bạo lực thì con
em chúng ta sẽ lãnh đủ, ngay cả trong trường học.
Trong gia đình, trẻ chứng kiến những cảnh bạo lực thì
khi lớn lên, chúng cũng thường dùng bạo lực để giải quyết
những vấn đề của mình. Chúng ta đang sống trong một giai
đoạn mà bạo hành rất phổ biến”.
Ở Đức, từ sau vụ tấn công ở thành phố Erfurt năm 2002,
quy định về độ tuổi được phép sử dụng súng cho các mục đích

2




giải trí, thể thao…tăng thêm 3 năm nữa, lên mức 21 tuổi. Các
chuyên gia tâm lý người Đức cho rằng, nguyên nhân chính dẫn
đến các vụ bạo lực học đường là vì các em bị ức chế tâm lý do
sức ép phải đạt kết quả cao trong học tập và phải tham gia một
khối lượng lớn các hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra, hình ảnh
bạo lực trên phim, các cuộc đọ súng trong game, các tin tức
liên quan đến tệ nạn xã hội cũng trực tiếp tác động đến tâm lý
học sinh.
Bernad Holthusen, một nhà nghiên cứu về ngăn ngừa tội
phạm tại Viện nghiên cứu thanh niên tại Munich cho rằng,
những hình ảnh bạo lực, game bạo lực tràn lan là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội của trẻ
vị thành niên.. Việc tiếp xúc với bạo lực gia đình, bạo lực
trường học và các loại thuốc gây nghiện chính là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày một gia
tăng, đặc biệt là nạn bạo lực tình dục trong trường học.
Welch và Sheridan (1995) xác định các nhân tố rủi ro là
các điều kiện hoặc tình huống có liên quan đến sự xuất hiện
các hành vi bạo lực hay chống đối xã hội của trẻ em. Những
trẻ có nguy cơ có hành vi bạo lực là những trẻ vì điều kiện
kinh tế, văn hoá, thể chất, y tế mà bị từ chối hoặc chỉ có cơ

3


hội và nguồn lực tối thiểu trong các điều kiện sống; thất bại
trong việc trở thành một thành viên có ý nghĩa của cộng đồng.
Mỗi cá nhân có một mức độ nhất định rủi ro trong cuộc

sống nhưng số lượng, kiểu loại, thời gian kéo dài của rủi ro
cũng như mức độ trầm trọng của rủi ro đó có thể ảnh hưởng
đến toàn bộ sự phát triển của cá nhân. Các yếu tố rủi ro có thể
chia thành 2 nhóm: Các yếu tố bên trong (cá nhân) và yếu tố
bên ngoài (gia đình, trường học, cộng đồng, nhóm bạn cùng
tuổi) (Catalano, Loeber & Mc Kiney 1999, Hawkin et all
2000).
Môi trường gia đình có liên quan đến bạo lực học
đường: Báo cáo của Quỹ quyền hiến pháp cho rằng bạo lực
trong gia đình, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, lạm dụng
thể chất và lạm dụng tình dục có thể dẫn đến bạo lực học
đường như là sự di chuyển bạo lực từ môi trường này sang
môi trường khác thông qua việc trẻ coi bạo lực là hành động
chấp nhận được. Kỷ luật thô bạo của cha mẹ cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực ở trẻ em. Mô hình
tương tác xã hội của Gerald- Patterson giải thích hành vi bạo
lực bằng mối liên hệ giữa việc cưỡng bức ở mẹ với phản ứng
của trẻ và sự hình thành hành vi hung hãn. Lý thuyết kiểm
soát của Hirschi (1969) cho rằng trẻ có sự gắn bó kém với cha
4


mẹ sẽ có nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực nhiều hơn cả ở
trong và ngoài trường học. Một số yếu tố thuộc về gia đình
như cha mẹ phạm tội, giáo dục cưỡng bức của gia đình, thiếu
sự quan tâm của cha mẹ, mâu thuẫn gia đình, ngược đãi hoặc
không thể chấp nhận đối với trẻ là các yếu tố rủi ro có thể dẫn
tới hành vi bạo lực. (Parterson, Fortgat &Miler 1998). (2, tr
34)
+ Môi trường xã hội gần gũi: Cộng đồng xã hội nơi trẻ

em sinh sống cũng được coi là có liên quan đến hành vi bạo
lực. Các cộng đồng với tỷ lệ phạm tội cao, cách ứng xửbạo
lực phổ biến có thể dạy trẻ các hành vi hung hãn. Việc tiếp
xúc của trẻ với bạn bè hung hãn cũng góp phần gia tăng các
hành vi bạo lực.
+ Môi trường học đường: Flannery (1997) liệt kê một
loạt các yếu tố rủi ro có thể gây ra bạo lực học đường như: tỷ
lệ học sinh trên giáo viên cao, trường học có nhiều tiền sự bạo
lực, trường học tại đô thị, quản lý không nhất quán. Việc bỏ
qua các hành vi bạo lực của học sinh từ phía giáo viên có thể
coi như sự thừa nhân “quyền” của học sinh tự giải quyết vấn
đề bằng bạo lực (Furlong & Morrison, 2000). Theo Hischi, sự
gắn bó với bạo lực học đường cũng có liên quan đến nguy cơ
bạo lực học đường. Có sự tương quan nghịch giữa kết quả học
5


tập với hành vi chống đối và bạo lực. Sự tương tác trong
trường học cũng là yếu tố cần quan tâm. Nghiên cứu cho thấy
giáo viên tương tác với học sinh có nguy cơ cao (có hành vi
bạo lực) ít hơn 2 lần so với các học sinh khác và giáo viên
cũng “ra lệnh” mang tính tiêu cực nhiều hơn đối với các đối
tượng này (Wehby at all 1993) (2.tr 34).
Nghiên cứu của Qing Li đã đề xuất mô hình lý thuyết về
bắt nạt và bạo lực học đường với 5 yếu tố: Thể chất, xã hội,
xúc cảm, các biến số bạo lực học đường khác và các nhóm
yếu tố như lực học, sự thành công trong học tập. Nghiên cứu
thực trạng để kiểm định mô hình lý thuyết được tiến hành ở
học sinh lớp 7 đến lớp 12 một số trường ở Trung Âu và cho
thấy có mối liên hệ giữa các biến số đó. Tần suất bỏ học, việc

dừng học cũng là các chỉ báo cho hành vi bạo lực.
Hai là: Hướng nghiên cứu về các giải pháp ứng phó với
bạo lực học đường
Các nghiên cứu của Bilchik (1997); Dodge (1999);
Hawkin (2000) cho thấy ngăn chặn mới là biện pháp tốt nhất
để làm giảm tần suất của các hành vi chống đối xã hội và
hành vi bạo lực. Các chiến lược ngăn chặn có thể được đặt ra
như là:

6


+ Chiến lược cấp xã hội: giảm truyền thông bạo lực như
phim ảnh hành động, đánh nhau, các trò chơi bạo lực..; thay
đổi điều kiện văn hoá xã hội có thể gây bạo lực;
+ Chiến lược nhà trường: bao gồm các biện pháp ngăn
ngừa và can thiệp tại nhà trường như tổ chức học tập hợp tác,
đề cao những ứng xử tốt, hành động đẹp, tương thân, tương
ái. Nâng cao kỹ năng phát hiện và và xử lý sớm cho giáo viên,
huấn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ có nguy cơ.
+ Chiến lược hướng tới gia đình: làm giảm tính hung
hãn của trẻ với sự tham gia của người mẹ.
+ Chiến lược cá nhân: hướng tới hai nhóm đối tượng
chính, nhóm hung hãn để giảm bớt và ngăn chặn hành vi bạo
lực và nhóm nguy cơ để tăng cường khả năng tự bảo vệ như
giải quyết xung đột và tự thảo luận nhóm.
+ Các hoạt động vui chơi: thiết kế nhiều trò chơi trên
máy tính, rèn cho học sinh kỹ năng chống bắt nạt trong nhà
trường, trên đường phố, khuyến khích các em tham gia các trò
chơi tập thể để tăng cường tính gắn kết với bạn bè đồng trang

lứa, xây dựng những quy tắc hành vi cho những em thường
rơi vào tình thế bị bắt nạt và những em có xu hướng bạo lực
để giải quyết tranh chấp, những em có tính thích trêu chọc bạn
bè quá mức ,…)

7


Trên cơ sở những nghiên cứu về ứng phó với bạo lực
học đường trên thế giới cho thấy vấn nạn bạo lực học đường
đang là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Điều quan trọng là cần giúp thế hệ trẻ ứng phó có hiệu quả
với tình trạng này, đặc biệt là ở nước ta hiện nay.
Những nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ứng phó với bạo lực
học đường gồm có:
+ PGS.TS Lê Văn Anh trong bài viết: “Nguyên nhân và
giải pháp ngăn ngừa hành vi đánh nhau ở học sinh trong nhà
trường phổ thông” trong Tạp chí giáo dục số 307 (tr 2527/2013) đã nêu ra 5 dấu hiệu nguy cơ gây ra hành vi đánh
nhau như: cách cư xử “nội tâm” hay “biểu lộ”, một số yếu tố
tâm lý cá nhân, yếu tố môi trường gia đình, yếu tố môi trường
xung quanh hay cộng đồng. Ông cũng đưa ra 4 hình thức hành
bạo lực: bạo lực thân thể, bạo lực tình dục, bạo lực xã hội và
bạo lực tình cảm, lời nói. Từ đó, tác giả đề xuất nguyên nhân
và đưa ra một số giải pháp.
+ Tác giả Trần Quốc Thành trong bài viết: “Các biểu
hiện của văn hoá học đường ở trường phổ thông” tại Hội thảo
toàn quốc của Hội Khoa học Tâm lý - giáo dục Việt Nam năm
2009, đã góp phần nhận biết, đánh giá được hành vi của trẻ
đồng thời để chúng ta đối chiếu sự phù hợp của các hành vi

8


đó.
+ Tác giả Lê Văn Anh, trong đề tài khoa học Khoa học
và công nghệ cấp Bộ năm 2013: “Giải pháp ngăn ngừa các
hành vi bạo lực học đường trong học sinh THPT”, Viện khoa
học giáo dục, Hà Nội.
+ Tại Hội thảo: “Phòng, chống bạo lực trong nhà
trường” do Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức
ngày 9/4/2010. Tác giả Đinh Phương Duy cho rằng: “Các giá
trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một
cách bài bản, đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng
hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực
của xã hội.” Ông cho rằng biện pháp tốt nhất để “tiêu diệt” tận
gốc nạn bạo lực học đường cần thiết phải kết hợp giáo dục gia
đình, nhà trường, xã hội. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bài bản
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ngày nay.
Tác giả Nguyễn Bích Hồng cho rằng: “Các bậc phụ
huynh cần quan tâm đến con và trực tiếp bảo vệ con mình
bằng cách trang bị cho các em có được những kỹ năng sống
cơ bản. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ”. Cũng
theo tác giả Nguyễn Bích Hồng thì tránh đưa trẻ quá cá biệt
vào các trung tâm giáo duưỡng vì“cần nhìn thẳng vào vấn đề
để thấy rằng chúng ta cần cảm hoá chứ không phải trừng

9


phạt”.

Theo ý kiến của ông Lê Ngọc Trung: “ Nhà trường cần
phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây
bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Gia đình
cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại
nhà. Những gia đình có con em vi phạm cần thiết phải xử lí
hành chính [9]
Như vậy, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh ứng
phó với bạo lực đường là vấn đề có tính thời sự và vô cùng
cấp thiết. Những nghiên cứu này chỉ ra bản chất, nguyên
nhân, hậu quả của BLHĐ và cơ sở tâm lý của hành vi ứng
phó. Tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề
ứng phó với bạo lực học đường của học sinh là nạn nhân của
hành vi bạo lực, từ đó xây dựng những cơ sở khoa học cần
thiết cho các chương trình giáo dục kỹ năng, nhằm giảm thiểu
hậu quả tiêu cực do bạo lực học đường gây ra đối với đời
sống tinh thần của học sinh THCS, đặc biệt là học sinh THCS
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Một số khái niệm công cụ
Ứng phó
Khái niệm ứng phó:
Thuật ngữ ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “cope” có
nghĩa là đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình
huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress.
10


Trong tâm lý học hiện đại, nghiên cứu về ứng phó tập trung
vào 4 hướng sau:
Hướng tiếp cận thứ nhất coi ứng phó như là sự phòng
vệ của cái tôi. Theo hướng này, ứng phó được hiểu là cách

thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm giảm căng thẳng
(Haan, 1997) [31 ]. Hiệu quả của sự phòng vệ được đánh giá
dựa trên tính hiệu quả của những phản ứng đáp trả của cá
nhân. Ở đây, ứng phó được đồng nhất với kết quả của nó. Hơn
thế nữa, với việc xem ứng phó như hệ thống phòng vệ mà
mục đích của người sử dụng là hạn chế sự căng thẳng, thì mọi
nỗ lực của con người tập trung vào việc làm giảm căng thẳng
hơn là giải quyết vấn đề.
Hướng tiếp cận thứ hai, các tác giả xem khái niệm ứng
phó như là đặc điểm riêng biệt, là thuộc tính nhân cách của
cá nhân trước các tình huống khó khăn. Cách tiếp cận này
được phản ánh trong các nghiên cứu của Moos, xem ứng phó
như là một khuynh hướng tương đối ổn định của cá nhân
nhằm đáp ứng lại những tình huống khó khăn theo một cách
thức nhất định. Tuy nhiên, tính ổn định của các cách thức ứng
phó có thể khẳng định bằng thực nghiệm. Hơn thế, các nhà
nghiên cứu đã phát hiện rằng, con người có khuynh hướng
đáp lại những tình huống khác nhau theo những cách khác
11


nhau, nên các phương pháp đo lường nét riêng biệt của cá
nhân thường ít có khả năng dự báo việc sử dụng các cách ứng
phó.
Hướng tiếp cận thứ ba tính đến những đòi hỏi riêng biệt
của các loại hoàn cảnh cụ thể và mô tả các cách con người
đáp lại những tình huống riêng biệt đó (Felton và Revenson,
1984). Khái niệm ứng phó được xem xét ở góc độ này không
liên quan đến quá trình phòng vệ cũng như các đặc điểm riêng
biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh

quyết định. Các phê phán cách tiếp cận này tập trung vào sự
thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến lược ứng phó với
các hoàn cảnh khác nhau.
Hướng tiếp cận thứ tư là của Lazarus và Folkman
(1984), theo đó ứng phó được xem như là một quá trình
năng động của chủ thể. Đó là những nỗ lực của cá nhân, bao
gồm cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải
quyết những tình huống gây mệt mỏi hoặc vượt quá khả năng
của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết. Lý thuyết
tập trung vào hai cấp độ của sự đánh giá trong quá trình ứng
phó. Ở cấp độ đầu tiên, cá nhân đánh giá liệu sự kiện xảy ra
có gây khó khăn cho cuộc sống của mình hay không. Cấp độ
thứ hai liên quan đến việc kiểm tra những kinh nghiệm ứng
12


phó đã có để vận dụng vào giải quyết tình huống. Vì vậy, ứng
phó là một quá trình năng động phụ thuộc vào cả những đòi
hỏi của môi trường và đặc trưng của cá nhân.
Theo A.Adler, tương ứng với đường đời của con người,
có thể coi ứng phó là phong cách sống của cá nhân, là sự tổng
hợp những mục đích có nghĩa và cách đạt được chúng, được
xác định như sự thống nhất giữa những đặc điểm nhân cách,
tâm thế và hoạt động hàng ngày. Tương ứng với hoàn cảnh,
như một thời khắc của cuộc đời, có thể coi ứng phó như một
sự thay đổi phong cách sống theo hoàn cảnh.
Như vậy, trong cách hiểu về hành vi ứng phó có thể thấy
nổi lên vai trò của hoàn cảnh, của tình huống nhất định cũng
như vai trò của chính chủ thể của hành vi ứng phó. Ở đây,
hoàn cảnh cũng có một cách hiểu nhất định, đó là hoàn cảnh

tâm lý của cá nhân, diễn ra có ý nghĩa với cá nhân, mang
nghĩa tương đối đặc thù chứ không phải hoàn cảnh xã hội
chung. Hoàn cảnh tâm lý là sự thống nhất giữa các điều kiện
bên ngoài và sự diễn giải chủ quan hạn chế theo thời gian và
thúc đẩy hoạt động có lựa chọn của con người. Hoàn cảnh đó là một trường các sự kiện của thế giới nội tâm. Chúng có ý
nghĩa khác nhau trong toàn bộ đường đời của chủ thể, bao
gồm từ những sự kiện sống đến những thói quen trong sinh
13


hoạt hàng ngày. Hoàn cảnh bao gồm một khối phức tạp những
tương tác của chủ thể, nó được xác định bởi hành vi trước đó
của chính chủ thể và đưa ra những hệ quả tương lai trong đó
gồm cả những yêu cầu mới đối với chủ thể cũng như hoàn
cảnh.
Trên cơ sở những cách tiếp cận nghiên cứu nêu trên,
theo chúng tôi: “ Ứng phó là một quá trình năng động của
chủ thể, bao gồm nỗ lực tâm lý bên trong và những hành
động bên ngoài nhằm giải quyết những tình huống khó khăn,
để tồn tại và phát triển”.
Trong khái niệm này, chúng tôi cho rằng:
Ứng phó là quá trình cá nhân tập trung vào những gì cá
nhân làm khi đối mặt với một tình huống khó khăn cụ thể,
không xem xét ứng phó như là một thuộc tính nhân cách của
cá nhân.
Ứng phó là một chuỗi các tương tác giữa con người với
môi trường, vì thế, ứng phó không phải là hành vi chỉ xảy ra
một lần mà là một loạt những phản ứng tương hỗ, xuất hiện
qua thời gian. Những yếu tố bên trong và bên ngoài đều có thể
ảnh hưởng tới hành vi ứng phó.

Ứng phó là một phạm trù tâm lý học, có phạm vi rộng
lớn, bao hàm trong nó cả mặt nhận thức, thái độ và hành vi.
Hành vi ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lòng,
thoải mái hoặc gây nên căng thẳng chứ không phải chỉ là sự
14


thích nghi.
Như vậy, ứng phó là một quá trình liên tục của cá nhân
nhằm đương đầu và đối mặt với những khó khăn nảy sinh.
Ứng phó không phải là một quá trình tự động mà đòi hỏi sự
nỗ lực lớn của bản thân để kiểm soát và quản lý hoàn cảnh.
Khi thực hiện một hành động ứng phó, cá nhân phải huy động
những nỗ lực tâm lý bên trong và hành động bên ngoài:
+ Những nỗ lực tâm lý bên trong: thể hiện khả năng cá
nhân nhận thức được vấn đề, đánh giá được sự liên quan hay
không liên quan đến cá nhân, mức độ nghiêm trọng hay ít
nghiêm trọng của hoàn cảnh đang diễn ra;…Trên cơ sở đó, cá
nhân huy động sự tham gia của các yếu tố tâm lý như: khả
năng suy nghĩ nhận thức vấn đề, khả năng làm chủ cảm xúc,
khả năng sử dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm …
để giải quyết vấn đề.
+ Những nỗ lực tâm lý bên ngoài: bao gồm khả năng
huy động và sử dụng những điều kiện sẵn có của bản thân để
biến thành hành động, giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn.
Đồng thời đó còn là cách cá nhân sử dụng các nguồn lực bên
ngoài (như tìm kiếm sự hỗ trợ, kêu gọi sự giúp đỡ, tranh thủ
sự ủng hộ) để phối hợp, giúp cá nhân vượt qua khó khăn có
hiệu quả.
Ý nghĩa về mặt tâm lý của ứng phó chính là giúp cá

15


nhân thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn
cảnh, để nắm bắt, cải biến và làm chủ chúng, vượt qua hoặc
thích ứng với những khó khăn của hoàn cảnh. Ứng phó bảo vệ
sức khoẻ thể chất và tâm lý cho con người, làm thoả mãn các
quan hệ xã hội của cá nhân. Đứng trước khó khăn, con người
biết lựa chọn và áp dụng những kiểu ứng phó phù hợp, có
hiệu quả, tích cực sẽ có lợi cho sự phát triển cá nhân.
Cấu trúc tâm lý của ứng phó:
Một hành động ứng phó bao hàm trong đó 3 mặt: nhận
thức (suy nghĩ), thái độ (xúc cảm) và hành vi. Cụ thể:
Mặt nhận thức: thể hiện ở việc con người nhận diện,
đánh giá được vấn đề đang diễn ra. Trước tiên, khi đối mặt
với với sự kiện xảy ra, cá nhân đánh giá sự kiện này bằng
những thuật ngữ có liên quan đến họ. Họ nhìn nhận sự kiện
liên quan hoặc không liên quan, tích cực, tiêu cực hay đầy
căng thẳng. Khi nhận thấy các sự kiện đó không liên quan đến
bản thân hoặc có những đánh giá tích cực về sự kiện đó thì
đây chính những chỉ dẫn tốt cho cá nhân. Ngược lại, khi đánh
giá sự kiện có hại, đe doạ và thách thức, sẽ làm xuất hiện sự
căng thẳng và cảm xúc ở cá nhân, buộc cá nhân phải tìm kiếm
hành động ứng phó phù hợp.
Mặt thái độ: Sau khi đánh giá hoàn cảnh đang đối mặt là
khó khăn, nguy hiểm, có tính đe doạ, cá nhân sẽ cảm thấy bối
16


rối, lo âu, sợ hãi. Từ đó có thể tạo ra sự giận dữ, phẫn nộ, hay

thất vọng buồn chán.
Mặt hành động: thể hiện ở việc con người tìm kiếm các
hành vi ứng phó có thể. Cá nhân cố gắng lựa chọn những
hành vi có giá trị để đối mặt hoặc kiểm soát sự đe doạ, có hại
hoặc thách thức. Các nguồn lựa chọn này có thể là bên trong
hoặc bên ngoài, có thể là các nguồn lực hoặc các phản ứng.
Ba yếu tố: nhận thức, xúc cảm và hành vi thể hiện tạo
nên cách ứng phó của cá nhân. Trong ba yếu tố, chỉ cần cá
nhân có nhận thức sai, có xúc cảm không hợp lý, hay có hành
vi không đúng cũng sẽ dẫn đến sai lầm khi ứng phó. Chính vì
thế, khi đánh giá khả năng ứng phó của cá nhân trước vấn đề
trong cuộc sống, chúng ta không thể chỉ xem xét một trong ba
yếu tố: nhận thức, xúc cảm, hành vi mà bao giờ cũng xem xét
đồng thời cả ba yếu tố trong mối quan hệ của nó. Từ đó mới
có thể đưa ra những nhận định, nhận xét đúng đắn về cách
ứng phó của cá nhân.
Phân loại ứng phó:
Có nhiều cách phân loại ứng phó, việc phân loại tuỳ
thuộc vào đối tượng và mục đích của từng tác giả. Có thể
chia nghiên cứu về ứng phó thành các hướng như sau:
Phân loại theo hướng tập trung của ứng phó: ứng phó
tập trung vào tình huống có vấn đề và ứng phó tập trung vào

17


cảm xúc (Compas, Connor, Smith, Saltzmal, Thomsen và
Wodworth, 2001) [12]. Nhìn chung, ứng phó tập trung vào
tình huống có vấn đề được xem là hiệu quả hơn so với ứng
phó tập trung vào cảm xúc. Sự khác biệt giữa hai chiến lược

này là: ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề với mục tiêu
là đối diện trực tiếp với vấn đề, còn ứng phó tập trung vào
điều hoà cảm xúc với mục tiêu là giảm nhẹ sự khó chịu do
khó khăn, căng thẳng gây ra.
Phân loại theo hiệu quả ứng phó: Ứng phó thiết thực và
ứng phó không thiết thực.
Căn cứ vào tính hiệu quả và ảnh hưởng của cách ứng
phó đối với con người, I.Seiffge -F.Krenke và các cộng sự
(2011) đã chia ứng phó thành nhóm lớn: ứng phó thiết thực và
ứng phó không thiết thực. Ứng phó thiết thực về cơ bản giúp
cho chủ thể giải quyết được những vấn đề xảy ra, làm chủ tình
thế, mang đến cho họ niềm tin, hi vọng và những cảm xúc
dương tính. Ngược lại, ứng phó không thiết thực không những
không giải quyết được những vấn đề xảy ra mà còn chịu tác
động tiêu cực của tình huống đó.
Phân loại theo các chiến lược ứng phó: Chiến lược ứng
phó về nhận thức, chiến lược ứng phó về hành vi và chiến
lược ứng phó về hỗ trợ xã hội.
Với chiến lược ứng phó về nhận thức chủ thể có thể ứng
18


phó với những tác nhân gây stress hoặc với cảm xúc của
chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói chuyện (self talk) và tái nhận định (reappraisal). Giải quyết vấn đề bao
gồm việc phân tích tình huống để đề ra hành động khả thi,
đánh giá những hành động đó và lựa chọn kế hoạch hành
động hữu hiệu (Janis, Mann, 1977). Tự nói chuyện một mình
nghĩa là sử dụng chỉ những câu nói hoặc ý nghĩ thầm kín của
chính mình được dùng để hướng dẫn chính mình ứng phó với
tình huống cùng những khuấy động cảm xúc kèm theo nó. Tái

nhận định gồm việc giảm bớt tác động của sự kiện bằng cách
thay đổi cách diễn giải sự kiện. Nói cách khác, sự kiện sẽ
được gán cho một ý nghĩa khác.
Chiến lược ứng phó về hành vi bao gồm 4 loại đáp ứng:
tìm hiểu thông tin (Seeking information), hành động trực tiếp
(direct action), kiềm chế hành động (inhibiting action) và
quay sang người khác (turing to others). Tìm kiếm thông tin là
thu thập dữ liệu về bản chất của tác nhân gây khó khăn và về
các chiến lược ứng phó khả thi. Hành động trực tiếp là công
khai các đáp ứng bằng lời nói hoặc hành động nhằm làm thay
đổi tác nhân. Kiềm chế hành động là không làm một điều gì
đó nhằm làm giảm khó khăn trong tình huống phải đối mặt.
Quay sang người khác nhấn mạnh vào bản chất tích cực và
19


tương hỗ của chiến lược ứng phó này. Mối tương quan giữa
bản thân chúng ta và những người khác tạo nên nguồn lực
quan trọng để ứng phó với tình huống khó khăn. Chúng ta có
thể nhận được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần và thông tin từ
những người khác.
Hỗ trợ xã hội cũng có thể điều chỉnh khó khăn bằng hai
cách. Thứ nhất, sự hỗ trợ bên ngoài để phòng ngừa khó khăn.
Thứ hai, hỗ trợ xã hội để làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu
cực của tình huống khi nó đã xuất hiện.
Các cách phân loại khác:
+ Nghiên cứu của Lazarus và Folkman đã chỉ ra 8 chiến
lược ứng phó khác nhau, đó là: sẵn sàng đương đầu, tìm kiếm
chỗ dựa xã hội, giải quyết vấn đề có kế hoạch, kiểm soát bản
thân, giữ khoảng cách, đánh giá lại những mặt tích cực, chấp

nhận trách nhiệm và lảng tránh.
+ Frydenberg và các cộng sự (2004) chia ứng phó thành
3 loại: giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác và
kiểu ứng phó không có lợi. Trong khi các kiểu ứng phó thứ
nhất và thứ hai gắn với quá trình tích cực, thì kiểu ứng phó
thứ ba được xem như quá trình tiêu cực.
Bạo lực học đường
Khái niệm bạo lực học đường
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về bạo
lực. Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới: “ Bạo lực là
20


việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, hay quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm người hay một
cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra
tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát
triển hay gây ra sự mất mát”.
Văn phòng điều tra liên bang của Mỹ (FBI) định nghĩa:
“Bạo lực học đường là một hành vi xã hội không thể chấp
nhận được dao động từ gây hấn tới bạo lực mà có thể đe doạ
hoặc làm hại người khác”.
Trung tâm Phòng chống bạo lực học đường tại Sở Tư
pháp và ngăn ngừa tội phạm thành niên Bắc Carolina định
nghĩa: “Bạo lực học đường là bất cứ hành vi vi phạm nhiệm
vụ giáo dưỡng của trường học hoặc gây nguy hiểm cho nhà
trường”.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa
kỳ (CDC): “:Bạo lực học đường là một dạng của bạo lực ở
thanh thiếu niên trong việc sử dụng có mục đích vũ lực hay

quyền lực chống lại người khác, nhóm khác và cộng đồng;
hành động có xu hướng gây tổn thương về thực thể hoặc tâm
lý. Bạo lực ở thanh, thiếu niên thường xuất hiện ở lứa tuổi từ
10-24, tuy vậy, nó có thể bắt đầu từ những năm đầu đời”.

21


Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là sức mạnh dùng
để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính
quyền”
Theo tác giả Nguyễn Văn Lượt, khoa Tâm lý, trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, “Bạo lực học đường
là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh”. Có hai loại
bạo lực học đường là loại thụ động và loại chủ động [11]:
Loại thụ động: là những hành vi của học sinh bị sai lệch
do các em nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn
mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị bạn bè rủ rê…
Loại hành vi này không đáng lo ngại vì có thể giáo dục, cung
cấp thông tin đúng đến học sinh để từ đó các em có nhận
thức đúng và có hành vi đúng.
Loại chủ động: là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết
rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, xã hội
nhưng vẫn cố ý làm… Đối với loại bạo lực học đường này,
việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có sự kiên trì,
nhẫn nại của cha mẹ, thầy cô, nhà trường và xã hội.
Tác giả Bùi Thị Hồng cho rằng: “Bạo lực học đường là
những hành vi sai lệch vừa có tính chủ động, vừa có tính thụ
động của học sinh trong môi trường học đường hoặc những
hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại,


22


giữa học sinh với nhau gây tổn hại nghiêm trọng tới tính
mạng, danh dự và nhân phẩm của người bị hại”.
Tác giả Phan Mai Hương (Viện Tâm lý học) quan niệm:
“Bạo lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo
lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực
của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng
loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không
có lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành
động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí
tổn hại đến người khác”.
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi
mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy
ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại) để lại
thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là
gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh
lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo
dục trong nhà trường, cũng như đối với những người quan
tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang
ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác
gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và thể xác diễn ra
trong phạm vi trường học.

23



Xét dưới góc độ văn hoá: Bạo lực học đường là một hiện
tượng phản văn hoá, thể hiện sự coi thường luật pháp, nội quy
trường học, đi ngược lại với các truyền thống văn hoá tốt đẹp
trong nhà trường và xã hội. Bạo lực học đường là hệ quả của
sự “ô nhiễm” môi trường giáo dục, không chỉ trong các nhà
trường mà cả trong đời sống xã hội.
Xét dưới góc độ giáo dục: Bạo lực học đường là sự phản
ánh kết quả giáo dục không như mong muốn, là “thước đo”
gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng giáo dục ngược
chiều so với mục tiêu giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục
nhân cách, văn hoá ứng xử.
Bạo lực học đường là hệ thống các hành vi gây tổn thương
về thể chất, tinh thần xảy ra trong môi trường học đường, giữa
thầy với trò và ngược lại, giữa trò với trò.
Tóm lại, qua các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: “
Bạo lực học đường là dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói để
làm tổn thương, xâm hại tới thể chất cũng như tinh thần của
người khác trong phạm vi nhà trường, giữa học sinh với giáo
viên hay giữa học sinh với học sinh”.
Từ khái niệm này cho thấy, bạo lực học đường có thể
xảy ra giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô với học sinh.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bạo
lực học đường xảy ra giữa học sinh với học sinh.
24


Các hình thức bạo lực học đường
Có rất nhiều cách phân loại bạo lực học đường:
Căn cứ theo hình thức của bạo lực ta có các loại bạo lực:
bạo lực trực tiếp, bạo lực gián tiếp, bạo lực công nghệ.

Căn cứ theo chức năng của bạo lực có thể chia thành 2
loại: bạo lực thụ động, bạo lực chủ động.
Theo chiến dịch “ Trường học thân thiện” chống bạo lực
đối với trẻ em do tổ chức phi chính phủ quốc tế Plan phối hợp
với Bộ lao động thương binh và xã hội thực hiện (2008), bạo
lực học đường bao gồm:
+ Trừng phạt thân thể
+ Xâm hại tình dục
+ Bắt nạt, xâm hại bằng lời nói và tinh thần
+ BL băng đảng và sử dụng vũ khí
+ BL về kinh tế
Tác giả Hoàng Trung Học cùng nhóm các nhà nghiên
cứu thuộc trường Đại học Sư phạm quốc gia Maxcova [13]
khi phân tích hành vi cố ý gây thương tích ở thanh thiếu niên
phân chia làm 3 hình thức bạo lực học đường căn cứ theo đối
tượng bị tổn thương do hành vi bạo lực, 3 loại bạo lực học
đường gồm:
Bạo lực thể chất: gồm tất cả các hành vi bạo lực gây ra
những tổn thương trực tiếp, chủ yếu về thể chất cho người bị
hại.
Bạo lực tinh thần: gồm tất cả các hành vi bạo lực để lại
những tổn hại tinh thần cho người bị hại.
25


×