Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.88 KB, 147 trang )

Lời cảm ơn
Luận văn đợc hoàn thành không chỉ nhờ vào sự nỗ
lực, cố gắng của bản thân mà còn có sự giúp đỡ,
động viên hết lòng của các thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp
Trớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
PGS.TS Hà Thị Mai Hiên, ngời đã rất tận tình hớng dẫn
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa
Luật, các cán bộ phòng đào tạo Khoa Luật - Trờng Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ
chúng tôi rất nhiều trong thời gian học tập tại trờng
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các
đồng nghiệp đã động viên và tạo những điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 9
năm 2006

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
...........................................................................................................
1
Lời cam đoan
...........................................................................................................
2
Lời cảm ơn
...........................................................................................................


3
Mục lục
...........................................................................................................
4
MỞ ĐẦU

....................................................................................................
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ

...................................................................................................
10
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của cá
nhân...........................................................................................10
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân 10
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân của cá nhân. 16
1.1.3. Phân loại quyền nhân thân của cá nhân...21
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức
khoẻ, thân thể
24
1.2.1. Khái niệm.............................................................24
1.2.2. Đặc điểm..............................................................25
1.2.3. Nội dung................................................................27

4


1.3. Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính

mạng, sức khoẻ, thân thể trong pháp luật Việt Nam
qua các giai đoạn phát triển
29
1.3.1. Giai đoạn trước 1945............................................29
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật dân sự 2005
..................................................................................................
31
1.3.3. Bộ luật dân sự 2005 và các quy đònh về
quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng,
sức khoẻ, thân thể
34
Chương 2. NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ

..................................................................................................
39
2.1. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng,
sức khoẻ, thân thể
..................................................................................................
40
2.1.1. Khái quát chung...................................................40
2.1.2. Nội dung quyền...................................................42
2.2. Quyền hiến bộ phận cơ thể; hiến bộ phận
cơ thể, hiến xác sau khi chết; quyền nhận bộ
phận cơ thể
...............................................................................................
51
2.2.1. Những vấn đề chung..........................................51

2.2.2. Quyền hiến bộ phận cơ thể............................59

5


2.2.3. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
.....................................................................................................63
2.2.4. Quyền nhận bộ phận cơ thể người...............68
2.3. Quyền xác đònh lại giới tính......................................70
2.3.1. Cơ sở quy đònh......................................................71
2.3.2. Những vấn đề chung về giới tính...................73
2.3.3. Nội dung quyền xác đònh lại giới tính............76
Chương 3. BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ BẰNG
PHÁP LUẬT DÂN SỰ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY

..................................................................................................
82
3.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền nhân thân
của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
bằng pháp luật dân sự
....................................................................................................
82
3.1.1. Khái niệm.............................................................82
3.1.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ,
thân thể bằng pháp luật dân sự
.................................................................................................
86

3.1.3. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ,
thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành.
.................................................................................................
89
3.2. Hoàn thiện các quy đònh của pháp luật dân
sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối

6


với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong giai đoạn
hiện nay
................................................................................................
96
3.2.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn
thiện quy đònh của pháp luật dân sự về bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng,
sức khoẻ, thân thể trong giai đoạn hiện nay
................................................................................................
96
3.2.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với
tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân
sự
................................................................................................
105
KẾT LUẬN


.....................................................................................................
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.....................................................................................................
111

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảm bảo quyền con người, quyền công dân hiện nay
thực sự đã trở thành thước đo cho sự phát triển và tiến
bộ của mỗi quốc gia. Các quyền con người rất đa dạng
và được đảm bảo thực hiện bằng nhiều ngành

luật

khác nhau, trong đó luật dân sự là một ngành luật đặc
biệt quan trọng. Các quyền dân sự của cá nhân được ghi
nhận và bảo vệ ở hai nhóm chính là quyền tài sản và
quyền nhân thân. Quyền nhân thân là nhóm quyền cơ
7


bản và quan trọng của công dân trong quan hệ dân sự.
Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi mà cuộc sống đã no
đủ hơn, kinh tế và khoa học kỹ thuật đã phát triển ở
một trình độ cao hơn, giá trò con người ngày càng được
đề cao hơn thì nhu cầu được bảo vệ các quyền nhân
thân của con người trong xã hội cũng ngày càng trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Các quyền nhân thân của cá nhân không phải là
vấn đề mới mẻ trong pháp luật cũng như trong lónh vực
nghiên cứu. Song cùng với sự phát triển của cuộc sống
và khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng có nhiều
quyền của con người đòi hỏi phải có sự ghi nhận và
bảo đảm thực hiện bằng pháp luật dân sự nhằm đảm
bảo tốt nhất các quyền con người. Bộ luật dân sự 2005
ra đời đã ghi nhận trong đó rất nhiều những sửa đổi,
bổ sung quan trọng, đặc biệt là phần quy đònh về các
quyền nhân thân. Trong đó mảng quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể có
nhiều sửa đổi, bổ sung nhất. Những vấn đề về quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe,
thân thể đã và chưa được Bộ luật dân sự 2005 điều
chỉnh hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm
khác nhau đặt ra cho hoạt động nghiên cứu lập pháp
những nhiệm vụ mới.
Hơn nữa, việc nghiên cứu các quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể và bảo
vệ các quyền này theo quy đònh của pháp luật dân sự
có ý nghóa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn.

8


Chính từ những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết
đònh chọn vấn đề “Quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân
sự Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bộ luật dân sự Việt Nam ra đời tương đối muộn, vì
vậy có rất nhiều nội dung kế thừa luật dân sự của
một số nước phát triển trên thế giới như Pháp, Liên
Xô, Đức… Tuy nhiên, Bộ luật dân sự Việt Nam lại được
coi là mẫu mực và rất tiến bộ so với Bộ luật dân sự
của các nước đi trước chính là ở chỗ Bộ luật dân sự
Việt Nam dành hẳn một chương quy đònh về quyền nhân
thân trong khi ở Bộ luật dân sự ở các nước khác
không có mục riêng cho quyền nhân thân. Mặc dù vậy,
đối với Việt Nam, đây vẫn là vấn đề còn nhiều mới
mẻ, phức tạp. Đặc biệt cùng với sự ra đời của Bộ luật
dân sự 2005, trong lónh vực quyền nhân thân nói chung
và quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng,
sức khoẻ, thân thể nói riêng đã có rất nhiều sửa đổi,
bổ sung quan trọng đặt ra cho khoa học pháp lý những
nhiệm vụ nghiên cứu mới.
Cho đến nay chúng ta đã tổ chức được khá nhiều các
cuộc hội thảo, toạ đàm trong nước cũng như quốc tế
liên quan đến Bộ luật dân sự nói chung và quyền nhân
thân nói riêng. Trong đó phải kể đến như: Hội thảo
quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng
pháp luật dân sự do Nhà pháp luật Việt Pháp tổ chức
tại Hà Nội các ngày 24, 25, 26 tháng 11 năm 1997; Hội
thảo Bộ luật dân sự sửa đổi do Nhà pháp luật Việt
9


Pháp tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 đến ngày 28 tháng
8 năm 2003. Ngoài ra còn có rất nhiều các cuộc hội
thảo của các chuyên gia pháp lý trong nước về dự thảo

Bộ luật dân sự 2005 trong đó vấn đề quyền nhân thân
của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
được đề cập và nghiên cứu trên nhiều phương diện
khác nhau… Ngoài ra chúng ta cũng có các bài báo, bài
viết đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên có một điểm dễ nhận
thấy là những bài viết về vấn đề quyền nhân thân
nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với
tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng còn rất ít và
chủ yếu mới chỉ đề cập đến khía cạnh bảo vệ quyền
nhân thân. Hầu như chưa có một công trình khoa học lớn
nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Vì vậy, người viết hy vọng luận văn của mình sẽ là
một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu tổng
quát và chuyên sâu một lónh vực quan trọng của quyền
nhân thân - quyền nhân thân của cá nhân đối với tính
mạng, sức khoẻ, thân thể; ở cả khía cạnh nội dung và
cơ chế bảo vệ quyền theo quy đònh của pháp luật dân
sự Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, quyền nhân thân của cá
nhân là một mảng đề tài rất rộng. Trong phạm vi luận
văn này, chúng tôi chỉ lấy các quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể được quy
đònh trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành làm đối
tượng nghiên cứu chính.
10


Để làm rõ vấn đề, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu,

đánh giá nội dung các quy đònh của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành về các quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Đồng thời,
luận văn cũng phân tích, đánh giá việc bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ,
thân thể bằng pháp luật dân sự trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm
của Chủ nghóa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghóa
duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử, kết
hợp với một số phương pháp khoa học khác như phân tích,
tổng hợp, so sánh. Trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử
dụng phương pháp phân tích, đánh giá.
5. Ý nghóa và mục đích của luận văn
Thực hiện đề tài nghiên cứu này giúp người viết
hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề rất quan trọng trong
luật dân sự và là vấn đề mới đang được xã hội hết
sức quan tâm. Đồng thời cùng với việc nghiên cứu để
viết luận văn này, bản thân người viết sẽ có thêm
nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức khi giải quyết những
vấn đề có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của
mình.
Với luận văn này, chúng tôi chỉ hy vọng sẽ đem đến
cho người đọc một cái nhìn tương đối khái quát và tổng
hợp về một mảng rất nhỏ trong nội dung các quyền
nhân thân được pháp luật dân sự điều chỉnh, đó là
11



quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức
khoẻ, thân thể. Đồng thời đem đến cho người đọc những
hiểu biết và nhận thức đúng đắn về bảo vệ những
quyền này trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
Chương 2: Nội dung của pháp luật dân sự hiện hành
về các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính
mạng, sức khoẻ, thân thể
Chương 3: Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân
sự trong giai đoạn hiện nay.

12


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN
THỂ.
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của
cá nhân
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân của cá
nhân.
Trong quan hệ dân sự, bên cạnh các quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh

chủ yếu của pháp luật dân sự và là một loại quan hệ
mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát
triển và tiến bộ của xã hội. Một quan hệ pháp luật
dân sự nói chung được cấu thành bởi ba yếu tố: chủ
thể, khách thể và nội dung. Trong đó, nội dung của quan
hệ pháp luật dân sự chính là yếu tố cơ bản nhất để
phân loại quan hệ đó là quan hệ tài sản hay quan hệ
nhân thân. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là
tổng hợp các quyền và nghóa vụ của các bên tham gia
quan hệ đó, chính những yếu tố này đã gắn kết quyền
lợi, hành vi của các chủ thể, thúc đẩy họ tham gia vào
một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. “Quan hệ nhân
thân là quan hệ giữa người với người về một giá trò
nhân thân của cá nhân hay tổ chức. Việc xác đònh
một giá trò nhân thân là quyền nhân thân phải được
pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của cá
nhân, tổ chức”[17,Tr.12]. Như vậy, quyền nhân thân chính là
một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về nhân

13


thân. Nó là những quy đònh của pháp luật cho phép
chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi liên quan
đến các giá trò nhân thân của mình khi tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của quyền nhân thân,
chúng ta sẽ xem xét nó với tính chất là một loại quyền
trong hệ thống các quyền nói chung, để từ đó tìm ra
những nét đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân.

Quyền nhân thân là một loại quyền nằm trong hệ
thống các quyền nói chung. Hệ thống này bao gồm các
khái niệm về quyền có phạm vi từ rộng đến hẹp hơn:
quyền con người quyền công dân quyền dân
sự quyền nhân thân và có thể biểu hiện mối quan
hệ đó bằng sơ đồ khái quát:
Quyền con
người
Quyền công
dân
Quyền dân
sự

Quyền nhân
thân

Quyền về
tài sản

* Quyền con người
Con người là chủ thể của xã hội. Bản chất của con
người chính là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội.
Giá trò của con người luôn luôn là giá trò cao nhất. Thừa
nhận các giá trò của con người chính là thừa nhận các
14


quyền của con người. Việc thừa nhận và đảm bảo các
quyền con người có ý nghóa vô cùng quan trọng. Lời nói
đầu của bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền

ngày 10/ 12/ 1948 đã khẳng đònh “Nhận đònh rằng sự
thừa nhận những phẩm giá vốn có của tất cả thành
viên thuộc gia đình nhân loại cũng như các quyền bình
đẳng, không thể tước bỏ được của họ, là nềân tảng
của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới” [26,Tr.142].
“Quyền con người (nhân quyền hoặc quyền làm
người) là những quyền mặc nhiên khi được sinh ra cho
đến trọn đời mà không ai có quyền tước bỏ. Đó là
những quyền cơ bản của con người như quyền sống,
quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh
phúc...”[23,Tr.399]. Như vậy, quyền con người là khái niệm
quyền đầu tiên. Tất cả những gì gắn với bản chất tự
nhiên và xã hội của con người đều được ghi nhận là
những quyền của con người ví dụ như với bản chất tự
nhiên là quyền sống, quyền tự do và quyền an toàn về
cá nhân; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính
mạng, sức khoẻ…; với bản chất xã hội như các quyền
tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp
và lập hội hoà bình... Từ ý nghóa này, quyền con người
có phần nào đó gắn liền với khái niệm “quyền tự
nhiên”. Tuy nhiªn kh«ng thĨ tut ®èi ho¸ qun cđa con ngêi
víi t c¸ch lµ c¸c qun tù nhiªn. Nh vËy, ngêi ta cã thĨ lËp ln
r»ng t«i lµ con ngêi vµ t«i cã tÊt c¶ c¸c qun ®Þnh ®o¹t ®èi víi
b¶n th©n t«i. Trong mét x· héi cã nhµ níc vµ ph¸p lt, ®iỊu ®ã lµ
kh«ng thĨ bëi v× ph¸p lt ®iỊu chØnh x· héi kh«ng chØ v× lỵi
Ých cđa mét c¸ nh©n mµ cßn v× b¶o vƯ c¸c gi¸ trÞ x· héi kh¸c
15


nhau, b¶o vƯ lỵi Ých cđa c¶ céng ®ång. V× nh÷ng lỵi Ých ®ã mµ

c¸c qun tù nhiªn cđa con ngêi sÏ ®ỵc ph¸p lt ghi nhËn vµ b¶o
vƯ. Sù ghi nhËn ®ã ë mçi qc gia kh¸c nhau, mçi chÕ ®é chÝnh
trÞ - x· héi kh¸c nhau sÏ cã nh÷ng néi dung kh«ng gièng nhau. Và
đó chính là cơ sở cho sự ra đời của quyền công dân.
* Quyền công dân
“Quyền công dân là những quyền cơ bản mà hiến
pháp của mỗi nước quy đònh cho công dân và người
mang quốc tòch của nước mình.
Ở những nước có chế độ chính trò xã hội khác
nhau, có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá khác
nhau thì phạm vi và mức độ quyền công dân cũng rộng
hẹp khác nhau”[23,Tr.399].
Qun c«ng d©n mang tÝnh x¸c ®Þnh h¬n so víi qun con
ngêi, nã g¾n liỊn víi mçi qc gia vµ ®ỵc ph¸p lt cđa mçi qc
gia quy ®Þnh. Néi dung qun c«ng d©n ë tõng qc gia lµ kh«ng
gièng nhau nhưng bất luận là ở quốc gia nào thì cũng
kh«ng cã sù ®èi lËp gi÷a qun con ngêi vµ qun c«ng d©n.
Quyền công dân thực chất chính là những quyền con
người được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Với ý nghóa đó, quyền công dân là sự thể hiện mối
quan hệ giữa Nhà nước và công dân thông qua cơ chế
Nhà nước ghi nhận và đảm bảo cho các quyền của
công dân được thực hiện. Tuy nhiên để các quyền này
được thực thi trên thực tế thì nó phải được rất nhiều
ngành luật khác nhau như lao động, hôn nhân gia đình,
dân sự... cụ thể hoá bằng việc quy đònh các quyền cụ
thể tương ứng với từng quan hệ xã hội mà ngành luật

16



đó điều chỉnh. Và đó chính là cơ sở cho sự ra đời của
khái niệm Quyền dân sự.
* Quyền dân sự
Với ý nghóa là sự cụ thể hoá các quyền công dân
được ghi nhận trong Hiến pháp, quyền dân sự được hiểu
là “những quyền công dân được thể hiện trong mối quan
hệ giữa các cá nhân và được bảo đảm bằng pháp
luật dân sự”[44,Tr.6] hoặc “quyền dân sự là cách sử sự
được phép của chủ thể trong quan hệ dân sự. Quyền
dân sự hiểu theo nghóa rộng là quyền của chủ thể được
pháp luật quy đònh như là nội dung của năng lực pháp
luật của chủ thể đó. Như vậy, các chủ thể khác nhau
thì có các quyền dân sự khác nhau. Quyền dân sự hiểu
theo nghóa hẹp là quyền của chủ thể trong quan hệ nhất
đònh mà chủ thể đó tham gia, quyền tự mình thực hiện
những hành vi nhất đònh, yêu cầu người có nghóa vụ
thực hiện nghóa vụ, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bò
xâm phạm”[15,Tr.104].
Như vậy, quyền dân sự là một khái niệm được bao
hàm trong nội dung quyền con người, quyền công dân. Khi
các quyền công dân được quy đònh thành các quyền cụ
thể cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì nó trở
thành các quyền dân sự. Quyền dân sự là một nội
dung của quan hệ dân sự quy đònh cho các chủ thể tham
gia quan hệ dân sự được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ
liên quan đến tài sản và các quan hệ liên quan đến
nhân thân vì vậy các loại quyền được luật dân sự ghi

17


nhận cũng bao gồm hai loại: quyền liên quan đến tài sản
và quyền nhân thân. Như vậy, quyền nhân thân là một
bộ phận của quyền dân sự, là một khái niệm được bao
hàm trong khái niệm quyền dân sự.
* Quyền nhân thân
Trong khoa học pháp lí có nhiều cách đònh nghóa khác
nhau về quyền nhân thân. Đa số đều đònh nghóa quyền
nhân thân theo quy đònh tại điều 26 Bộ luật dân sự 1995
và điều 24 Bộ luật dân sự 2005 “Quyền nhân thân
(quyền con người về dân sự) là quyền dân sự gắn liền
với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người
khác trong giao lưu dân sự, trừ trường hợp pháp luật có
quy đònh khác” hay “mỗi người có quyền nhân thân, tức
là quyền dân sự gắn liền với liền với mỗi cá nhân và
không thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu dân
sự trừ trường hợp pháp luật có quy đònh khác” [23,Tr.407]...
Tuy nhiên những cách đònh nghóa này chưa nói lên được
những vấn đề bản chất nhất của khái niệm quyền
nhân thân. Theo cách đònh nghóa này, quyền nhân thân
chỉ được nhận đònh ở hai khía cạnh: quyền nhân thân là
một loại quyền dân sự và một đặc điểm của quyền
nhân thân là gắn với cá nhân và không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy
đònh khác. Cách đònh nghóa như vậy sẽ không giúp ta
hiểu được vậy đối tượng cơ bản của quyền nhân thân
là gì - vấn đề quan trọng nhất để xác đònh đó là quyền
nhân thân mà không phải là quyền tài sản. Trong thực

tế có những loại quyền là quyền dân sự, là quyền gắn
liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho
18


người khác nhưng lại không phải là quyền nhân thân
mà là một loại quyền tài sản ví dụ quyền được cấp
dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền thừa kế tài
sản... Bên cạnh đó, khẳng đònh quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân có nghóa là
ngoài cá nhân, các chủ thể khác như tổ chức sẽ
không thể có quyền nhân thân. Giáo sư Lê Đình Nghò
cho rằng “quyền nhân thân được quy đònh trong Bộ luật
dân sự là quyền của cá nhân. Tuy nhiên không phải
chỉ có cá nhân mới có quyền nhân thân. Với ý nghóa
quyền nhân thân là quyền gắn liền với một chủ thể
thì tổ chức cũng có quyền đó”[51,Tr.31]
Như vậy nếu xem xét khái niệm quyền nhân thân ở
phương diện lí luận cần phải khẳng đònh trước hết quyền
nhân thân là một loại quyền dân sự. Nếu quyền tài
sản có đối tượng là tài sản thì đốùi tượng của quyền
nhân thân chính là các giá trò nhân thân được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Hiện nay pháp luật chưa có
một khái niệm chính thức về “nhân thân”. Có thể hiểu
nhân thân là yếu tố gắn liền với mỗi chủ thể, liên
quan trực tiếp đến chủ thể đó như tên gọi, hình dáng,
sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, hình
ảnh... Xác đònh đối tượng của quyền chính là dấu hiệu
cơ bản để nhận biết đó là quyền nhân thân mà không

phải là quyền khác. Chúng tôi cho rằng cách hiểu về
khái niệm quyền nhân thân trong từ điển giải thích
thuật ngữ luật của trường Đại học Luật Hà Nội là cách
hiểu mang tính khái quát và hợp lý hơn cả: Quyền nhân
19


thân là “Các giá trò nhân thân của cá nhân và tổ
chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Chỉ những
giá trò nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi
là quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn gắn với
chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ
trường hợp pháp luật có quy đònh” [15,Tr.105]. Cách hiểu này
nói lên được hai vấn đề bản chất nhất của quyền
nhân thân: một là đối tượng quyền là các giá trò nhân
thân được pháp luật ghi nhận và hai là tính gắn liền với
chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác của
quyền nhân thân. Đồng thời, theo cách hiểu này thì
quyền nhân thân không chỉ là quyền của riêng chủ
thể là cá nhân mà cả tổ chức cũng có thể có quyền
này. Bản thân các tổ chức cũng có những lợi ích phi
tài sản cần được bảo vệ như danh dự, uy tín, tên gọi...
Đó là các quyền của tổ chức và đó chính là các
quyền nhân thân. Vì vậy cần phải phân biệt hai khái
niệm “quyền nhân thân” và “quyền nhân thân của cá
nhân”.
Trong Bộ luật dân sự phần quy đònh về quyền nhân
thân nằm trong chương “Cá nhân” và vì vậy khái niệm
quyền nhân thân quy đònh trong Bộ luật dân sự thực
chất là quyền nhân thân của cá nhân. Và phạm vi

nghiên cứu của luận văn cũng là các quyền nhân
thân của cá nhân nói chung và quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói
riêng. Tuy nhiên dưới giác độ nghiên cứu, chúng ta cần
phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

20


Từ những phân tích trên đây, chúng tôi có thể đưa
ra đònh nghóa như sau: “Quyền nhân thân của cá nhân là
quyền dân sự ghi nhận và bảo vệ các quyền của cá
nhân đối với các giá trò nhân thân của mình trong quan
hệ dân sự; gắn liền với mỗi cá nhân và không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy đònh khác”
Quyền nhân được coi là quyền đầu tiên của con
người và gắn liền với mỗi cá nhân. Với tính chất như
vậy, về nguyên tắc quyền nhân thân là gắn liền với
chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trong
giao lưu dân sự. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ
quyền nhân thân vẫn có thể chuyển giao cho chủ thể
khác. Đây là trường hợp đặc biệt ví dụ tác giả có
quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm của mình
nhưng tác giả cũng có thể chuyển giao quyền công bố
tác phẩm cho người khác.
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân của cá
nhân
Quyền nhân thân là một loại quyền dân sự đặc
biệt, bởi vậy chúng có nhiều đặc điểm riêng. Trong khoa

học pháp lí, việc nghiên cứu các đặc điểm của quyền
nhân thân là vấn đề có ý nghóa hết sức quan trọng
bởi nó trực tiếp liên quan đến cơ chế điều chỉnh của
pháp luật, đặc biệt là các biện pháp để bảo vệ khi
nhóm quyền này bò xâm phạm. Trong thực tiễn, để xem
xét các đặc điểm của quyền nhân thân người ta
thường đặt chúng trong mối tương quan với các quyền

21


về tài sản bởi vì đây là hai nhóm quyền chính của
quyền dân sự đồng thời giữa chúng có những điểm
khác biệt rất căn bản.
Ở đây chúng tôi dùng khái niệm “quyền về tài
sản” để so sánh với quyền nhân thân chứ không sử
dụng khái niệm “quyền tài sản”. Bởi lẽ quyền tài sản
được đònh nghóa tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2005 được
xác đònh là một loại tài sản và là đối tượng của các
giao dòch dân sự về tài sản. Với ý nghóa đó, phạm vi
khái niệm quyền tài sản hẹp hơn khái niệm quyền về
tài sản. Các quyền về tài sản là tất cả những quyền
dân sự có lợi ích được bảo vệ là một lợi ích tài sản. Như
vậy, quyền về tài sản là một bộ phận của quyền
dân sự, bên cạnh quyền nhân thân. Nó bao gồm cả
những “quyền tài sản” và cả những quyền về tài sản
khác như quyền thừa kế, quyền được cấp dưỡng, quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín...
Quyền nhân thân của cá nhân có những đặc điểm

sau:
1.1.2.1 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền
nhân thân.
Quyền nhân thân được ghi nhận cho tất cả mọi cá
nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không phân biệt
giới tính, tôn giáo, thành phần giai cấp. Điều đó có
nghóa là “Mỗi chủ thể có những giá trò nhân thân
khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trò đó
bò xâm phạm”[16,Tr.13]. Ví dụ cá nhân được quyền bảo đảm

22


an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự, uy
tín... của mình mà không phụ thuộc vào độ tuổi, vào
khả năng nhận thức của cá nhân, không thể bò tước
đoạt hoặc bò hạn chế. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa
quyền nhân thân và quyền về tài sản. Đối với quyền
về tài sản, sự bình đẳng về mặt dân sự không quy đònh
cho tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những
quyền như nhau. Khả năng hưởng một số quyền về tài
sản của cá nhân có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau. Ví dụ đối với quyền tham gia ký kết các giao
dòch dân sự, pháp luật dân sự quy đònh cho những người
ở độ tuổi khác nhau, với năng lực hành vi dân sự khác
nhau thì sẽ có quyền tham gia ở những mức độ khác
nhau.
Bên cạnh đó, việc pháp luật quy đònh các quyền
nhân thân cho cá nhân không chỉ ở dạng khả năng
được hưởng quyền mà là một thực tế. Đối với một số

quyền nhân thân của cá nhân, bản thân cá nhân
không phải bằng hành vi của mình thì quyền được pháp
luật ghi nhận mới thực sự được thực hiện ví dụ như các
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh, bí mật
đời tư, tên gọi, quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khoẻ, thân thể... Trong khi đó đa số các
quyền về tài sản được quy đònh trong luật dân sự chỉ
với ý nghóa là khả năng hưởng quyền của cá nhân.
Để các quyền đó trở thành hiện thực, cá nhân phải
bằng hành vi cụ thể của mình biến khả năng hưởng
quyền đó thành quyền một cách thực thụ. Ví dụ luật quy
đònh mọi cá nhân đều có quyền sở hữu nhưng nếu
23


không có tài sản thì cá nhân không thể thực hiện
quyền sở hữu trên thực tế...
1.1.2.2 Quyền nhân thân của cá nhân có tính
chất phi tài sản
Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của quyền
nhân thân là các giá trò nhân thân - bản thân nó là
các giá trò phi tài sản. Giá trò nhân thân và tiền tệ
không phải là những đại lượng tương đương và không thể
trao đổi ngang giá. Trong thực tế có một số quyền nhân
thân có thể làm phát sinh một lợi ích vật chất nhất
đònh ví dụ như quyền tác giả nhưng “Quyền nhân thân
không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn
với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi” [51,Tr.31].
Quyền nhân thân không mang tính tài sản được thể hiện
ở hai khía cạnh đặc trưng: thứ nhất là chúng không có

nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ thể
và thứ hai là quyền nhân thân cũng không thể mang lại
cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì chúng
không thể là đối tượng để có thể trao đổi, mua bán,
tặng cho…
Đây là đặc điểm khác về cơ bản với các quyền
về tài sản. Do đối tượng của quyền về tài sản là một
lợi ích về tài sản nên quyền về tài sản luôn luôn có
thể xác đònh được bằng một giá trò vật chất nhất đònh.
Sự đònh giá này có thể là đònh giá một cách cụ thể,
tức là quyền xác đònh được bằng một lượng tài sản
nhất đònh, ví dụ quyền đòi nợ. Đối với quyền này, nó
được xác đònh là một loại tài sản và hoàn toàn có thể

24


trở thành đối tượng của giao dòch dân sự. Quyền về tài
sản cũng có thể không đònh giá được bằng một khối
lượng tài sản cụ thể nhưng vẫn có thể đònh giá được
trong những trường cụ thể ví dụ quyền được cấp dưỡng,
quyền thừa kế…
1.1.2.3. Quyền nhân thân của cá nhân không thể
được đền bù ngang giá khi bò vi phạm.
Từ đặc điểm “phi tài sản” của quyền nhân thân
của cá nhân có thể suy ra được đặc điểm thứ ba này.
Bản thân quyền nhân thân là một loại quyền phi tài
sản không thể đònh giá được bằng tiền nên khi quyền
này bò vi phạm, các loại chế tài được áp dụng cũng đa
phần là các chế tài phi tài sản. Trong trường hợp áp

dụng chế tài bồi thường thì cũng không thể bồi thường
toàn bộ thiệt hại với ý nghóa là giá trò của quyền bò
xâm hại. Bởi vì một điều cơ bản là không thể đònh giá
được con người và các giá trò gắn liền với con người.
Khác với quyền nhân thân, quyền về tài sản là
quyền có thể đònh giá được. Vì vậy, khi một quyền về
tài sản bò xâm hại, người ta hoàn toàn có thể xác đònh
được giá trò quyền bò thiệt hại tương đương với một giá
trò tài sản cụ thể và có thể đền bù được toàn bộ
thiệt hại đó bằng một giá trò vật chất tương đương. Theo
đó các chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm
quyền về tài sản cũng là các chế tài có tính tài sản
như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại...
1.1.2.4 Quyền nhân thân của cá nhân không thể
bò đònh đoạt

25


Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá nhân đối
với các giá trò nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, vì
vậy về nguyên tắc cá nhân không thể tự đònh đoạt
quyền nhân thân của mình bằng cách chuyển giao cho
chủ thể khác, thậm chí không được từ bỏ quyền của
mình. Ví dụ chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân
của con nợ; A không thể bán cho B tên và những quyền
gắn với căn cước của mình; một người không thể uỷ
quyền cho người khác để thực hiện quyền tự do đi lại
của mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người
khác, hoặc một người (theo quy đònh của pháp luật Việt

Nam) không được quyền từ bỏ mạng sống (tính mạng)
của mình... Điều này có nghóa là về nguyên tắc chỉ
bản thân chủ thể hưởng các quyền nhân thân mà
pháp luật đã quy đònh cho họ mà không thể chuyển
quyền đó cho người khác. Đây cũng là một đặc điểm
khác cơ bản với những quyền về tài sản. Đối với
quyền về tài sản, cá nhân có thể chuyển giao quyền
cho người khác như quyền đòi nợ… hoặc cá nhân cũng
có thể từ bỏ quyền của mình như từ chối nhận di sản
thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu với tài sản…
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những giao dòch liên
quan đến quyền nhân mà theo đó một chủ thể chuyển
một quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác. Đây
vẫn còn là một vấn đề hiện nay còn có nhiều tranh
cãi. Điều 738 Bộ luật dân sự 2005 quy đònh về các
quyền nhân thân của tác giả trong đó có quyền công
bố tác phẩm nhưng đồng thời lại quy đònh tác giả có
quyền “cho phép người khác công bố tác phẩm”. Điều
26


đó có nghóa là pháp luật đã thừa nhận việc tác giả
được chuyển giao quyền nhân thân của mình cho người
khác. Như vậy, có thể thấy tính chất không thể chuyển
giao quyền nhân thân của cá nhân chỉ có ý nghóa
tương đối bởi vì vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Để
dung hoà đặc điểm không thể chuyển giao quyền nhân
thân với những trường hợp ngoại lệ trên, theo nghiên
cứu mới về quyền nhân thân của Pháp, họ đã phân
biệt hai loại: quyền nhân thân cơ sở và quyền nhân

thân phát sinh. Theo đó “Quyền nhân thân cơ sở là
quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó. Không
thể chuyển nhượng quyền đối với hình ảnh hoặc quyền
đối với đời tư. Quyền nhân thân phát sinh là quyền khai
thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích thương
mại”[44,Tr.10]
Đồng thời, cần thấy rằng tính không thể chuyển giao
chỉ là một đặc điểm của quyền nhân thân mà không
phải là một căn cứ để phân biệt quyền nhân thân
với các quyền khác. Như trên đã phân tích, tính không
thể chuyển giao không chỉ có ở quyền nhân thân. Có
một số quyền về tài sản nhưng lại không thể được
chuyển giao ví dụ như quyền được cấp dưỡng, quyền thừa
kế...
1.1.2.5 Quyền nhân thân của cá nhân là một loại
quyền dân sự tuyệt đối.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, tất cả các quyền
nhân thân của cá nhân đều là quyền tuyệt đối - nghóa
là chủ thể quyền được xác đònh, tất cả các chủ thể

27


×