Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

So sánh tỷ lệ sinh viên khóa 54 học lại môn MácLenin 1 của khoa Marketing và khoa Kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.85 KB, 9 trang )

----

BÀI THẢO LUẬN
Môn: Lý Thuyết Xác Suất Và Thông Kê Toán
Đề Tài: So sánh tỷ lệ sinh viên khóa 54 học lại môn Mác-Lenin 1
của khoa Marketing và khoa Kinh doanh quốc tế

Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện: 07
Mã lớp học phần:

Hà Nội – 2019


Lời Nói Đầu
Lý thuyết kiểm định là bộ phận quan trọng của thống kê toán. Nó là phương tiện giúp ta
giải quyết những bài toán nhìn từ góc độ khác liên quan đến dấu hiệu cần nghiên cứu
trong tổng thể.
Để có cái nhìn khái quát hơn về việc học lại của sinh viên trường Đại học Thương Mại
chúng tôi đã lựa chọn đề tài “So sánh tỷ lệ sinh viên khóa 54 khoa Marketing học lại
môn Mác-Lenin 1 và tỷ lệ sinh viên khóa 54 khoa Kinh doanh quốc tế học lại môn MácLenin 1”
Bài thảo luận này đượcc xây dựng dựa trên cơ sở của: giáo trình Lý thuyết
Xác suất và thống kê toán của trường Đại học Thương Mại và giáo trình Lý thuyết xác
suất thống kê toán của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng với các kiến thức đã tiếp
thu được từ bài giảng của giảng viên bộ môn trường đại học Thương Mại
Do thời gian điều kiện và khả năng có hạn, bài thảo luận của chúng tôi không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và góp ý để
bài thảo luận được hoàn thiện hơn.


Tính Cấp Thiết Của Đề Tài


Ngày nay theo xu hướng phát triển của thế giới, những ứng dụng của xác suất
thống kê ngày càng quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực từ khoa học công nghệ
đến kinh tế chính trị và đời sống hàng ngày. Việc nghiêm cứu số liệu trở nên cần
thiết hơn nhằm đưa ra những con số biết nói giúp chúng ta trong công việc nghiên
cứu khoa học và xã hội để từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý, đưa thực tiễn
cuộc sống vào nghiên cứu khoa học và vận dụng những thành tựu đạt được nhằm
xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Xã hội phát triển kèm theo sự phát triển của ngành
giáo dục. Chất lượng giáo dục ngày càng cao củng cố cho mục tiêu học làm sao để
sinh viên cung cấp đầy đủ kiến thức để sinh viên hoàn thành tốt sự nghiệp học tập.
Sinh viên là tầng lớp xã hội luôn được quan tâm nhất, là cánh cửa bước vào tương
lai của cả quốc gia. Dựa vào đó, nhóm 7 đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ So sánh tỷ
lệ sinh viên khóa 54 học lại môn Mác-Lenin 1 của khoa Marketing và khoa Kinh
Doanh Quốc Tế” cho bài thảo luận của nhóm. Lý do nhóm 7 chúng tôi lựa chọn đề
tài này bởi môn học Mác- Lenin 1 được coi là một trong những môn học khó và dễ
bị học lại nhất đối với sinh viên đại học thương mại nói chung cũng như sinh viên
hai khoa Marketing và khoa kinh doanh quốc tế nói riêng . Đây là hai khoa mà
nhóm chúng tôi đang theo học nên quá trình điều tra khảo sát cũng sẽ dễ dàng và
nhanh chóng hơn . Thông qua việc điều tra đó có thể đưa ra mức phân loại về tỷ lệ
học lại môn Mác-Lenin 1 của mỗi khoa xem khoa nào có tỷ lệ học lại cao hơn,
ngoài mục đích phục vụ cho bài thảo luận còn nhằm đề xuất các giải pháp, các
phương thức học tập phù hợp hơn cho từng khoa . Ngoài ra có thể kiểm định tỷ lệ
học lại của 2 khoa từ đó cũng có thể đánh giá một cách tương đối chất lượng sinh
viên của hai khoa với môn học này.


I.

Đặt vấn đề
Đề tài : So sánh tỷ lệ sinh viên khóa 54 học lại môn Mác- Lênin 1 của khoa
Marketing và khoa Kinh doanh quốc tế


II.

Lý thuyết cơ sở ( Dựa vào chương 7 mục so sánh 2 tỷ lệ)

Đặt giả thuyết:
1. Quy tắc đặt ,
a. : không có gì bất thường. Trong luôn có dấu = (=,≤,≥)
b. : Ngược lại với , là các nghi ngờ các giả định. không có dấu = (≠,<,>)
2. Vì chỉ dựa trên một mẫu để kết luận các giá trị của tổng thể nên ta có thể phạm sai
lầm khi đưa ra kết luận về giả thuyết
Sai lầm loại 1: đúng nhưng ta bác bỏ nó, xác suất α
Sai lầm loại 2: sai nhưng ta chấp nhận nó, xác suất β

3. Mức ý nghĩa: Trong một bài toán kiểm định, Nếu khả năng phạm sai lầm loại 1
giảm thì khả năng phạm sai lầm loại 2 tăng lên. Do đó người ta tường chọn α trong
khoảng từ 1% đến 10%
α: mức ý nghĩa


4. Bài toán
Xét đồng thời hai đám đông. Gọi p1 và p2 là tỷ lệ phần tử mang dấu hiệu A trương
ứng trên đám đông thức nhất và thứ 2. Yêu cầu kiểm định giả thuyết : = với mức ý
nghĩa α
Lần lượt từ đám đông thứ nhất và đám đông thứ hai ta chọn ra hai mẫu độc lập
kích thước và . Gọi và lần lượt là số phần tử mang dấu hiệu A tương ứng trên
mẫu thứ nhất và thứ hai.
Đặt = ; = và f=
XDTCKĐ : U =
Nếu đúng và , đủ lớn, theo công thức:

U= ≈ N(0,1)
Thì U có xấp xỉ chuẩn hóa. Từ đó ta có miền bác bỏ cho từng bài toán như sau:
Bài toán 1: . Với mức ý nghĩa α cho trước ta tìm được phân vị chuẩn sao cho P( .
Vì α khá bé, theo nguyên lý xác suất nhỏ ta có miền bác bỏ là : , trong đó
Bài toán 2: . Với mức ý nghĩa α cho trước ta tìm được phân vị chuẩn sao cho P(U
> . Vì α khá bé, theo nguyên lý xác suất nhỏ ta có miền bác bỏ là :
Bài toán 3: . Với mức ý nghĩa α cho trước ta tìm được phân vị chuẩn sao cho P(U
< -. . Vì α khá bé, theo nguyên lý xác suất nhỏ ta có miền bác bỏ là :
Với mẫu cụ thể, ta tính được giá trị của
So sánh với :
Nếu thuộc thì bác bỏ và chấp nhận
Nếu không thuộc thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ , chấp nhận , bác

III. Trình bày kết quả nghiên cứu
1. Phát biểu bài toán
a. Bảng câu hỏi khảo sát

bỏ


Phiếu khảo sát tỷ lệ sinh viên K54 khoa E
trường Đại học Thương Mại học lại môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1
xin chào các bạn!
Chúng mình là nhóm sinh viên thuộc khoa K54C (Marketing thương mại) của trường Đại học
Thương Mại. Chúng tớ đang tiến hành một cuộc khảo sát về số sinh viên học lại môn Mác - Lênin
1 để phục vụ cho môn học Xác suất thống kê. Những thông tin mà cậu cung cấp cho chúng tớ để
hoàn thành bảng câu hỏi này sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Chúng tớ rất
mong các cậu dành chút xíu thời gian để hoàn thành bài khảo sát. Cảm ơn các cậu ạ!


*Bắt buộc

1. Bạn đã học học phần Mác - Lênin 1 chưa? *

Rồi

Chưa

2. Bạn có phải học lại môn này không? *




Không

3. Lý do mà bạn phải học lại *

Không học lại

Bị bắt tài liệu

Không đủ điều kiện đi thi

Điểm không đủ qua môn

Mục khác

Đề phục vụ làm đề tài thảo luận, Nhóm đã tạo 2 bản khảo sát có nôi dụng
giống nhau, nhắm đến 2 đối tượng là sinh viên khóa 54 Khoa E và Khoa C.
Sau khi thực hiều điều tra, Nhóm thu thập được 50 kết quả trả lời từ sinh

viên khoa C và 60 kết quả trả lời từ sinh viên khoa E. Cụ thể như sau


Bảng tóm tắt kết quả khảo sát

Đám Đông
Mẫu
Số sinh viên học lại
Số sinh viên học lại vì
bị bắt tài liệu
Số sinh viên học lại vì
điểm không qua môn

Khoa C
50
7
2

Khoa E
60
8
4

5

3

b. Bài toán.
Từ số liệu điều tra được, với mức ý nghĩa 0,02 có thể kết luận tỉ lệ sinh viên
học lại môn Mác- Lê nin 1 của sinh viên khóa 54 khoa Marketing cao hơn sinh

viên khóa 54 Khoa Kinh doanh quốc tế hay không?
5. Giải quyết bài toán.
Gọi và lần lượt tỉ lệ sinh viên học lại môn Mác- lê nin 1 của sinh viên 54 khoa
C và sinh viên 54 khoa E trên đám đông.
Gọi lần lượt là tỉ lệ sinh viên học lại môn Mác- lê nin 1 của sinh viên 54 khoa
C và sinh viên 54 khoa E trên Mẫu
Với mức ý nghĩa α= 0,02 cần kiểm định giả thuyết :
XDTCKĐ: U =
Vì , lớn, Nếu đúng thì U có phân phối xấp xỉ chuẩn N(0,1). Khi đó ta tìm
được phân vị sao cho P(U> = α. Vì α=0,02 khá bé nên theo nguyên lý xác suất
nhỏ ta có miền bác bỏ
Ta có 2,06. Mặt khác theo đề bài , , ,
Do đó ;
Suy ra f


Do nên chưa đủ cơ sở bác bỏ
Kết Luận: Với mức ý nghĩa 0,02 ta có thể nói tỷ lệ sinh viên học lại Mác Lê
nin của khoa C và Khoa E bằng nhau.
IV.

Kết luận
1. Những hạn chế của kết quả nghiên cứu
- Đây là kết quả suy rộng từ điều tra chọn mẫu cho tổng thể nên sẽ có những
sai số nhất định. Những sai số này có thể trong điều tra toàn bộ không có.
- Số sinh viên phải học lại do sử dụng tài liệu còn quá nhiều. Điều này cho
thấy ý thức tự giác học tập của sinh viên còn hạn chế. Sinh viên còn có tâm
lý “ ỷ lại” trong học tập.
2. Phát triển hướng nghiên cứu
- So sánh tỷ lệ học lại môn Mác- Lenin 1 do bị bắt tài liệu khóa 54 khoa C và

khoa E.
- So sánh tỷ lệ học lại môn Mác- Lenin 1 do không đủ điểm qua môn của
khoá 54 Khoa C và khoa E.



×