Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách trong 3 năm gần đây. Giải pháp đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.89 KB, 11 trang )

Kinh Tế Vĩ Mô
Đề Tài: Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách trong 3 năm gần đây. Giải
pháp đề xuất
PHẦN MỞ ĐẦU
Chính sách tài khoá là một trong hai công cụ quan trọng của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế
vĩ mô. Tuy nhiên, nó lại chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống. Những cuộc khảo sát và
nghiên cứu còn mang tính hình thức,chưa có kết quả cao. Dẫn tới tình trạng thiếu cơ sở về mặt lý
luận để sử dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn nền kinh tế.Chính sách tài khóa chính là việc
chính phủ sử dụng chi tiêu và nguồn thu thuế để tác động lên nền kinh tế. Sự kết hợp và tác động
qua lại giữa chi tiêu chính phủ và nguồn thu ngân sách là một sự cân bằng dễ bị phá vỡ và đòi
hỏi việc xác định thời điểm chính xác và một chút may mắn để đạt hiệu quả. Tác động trực tiếp
và gián tiếp của chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân, đầu tư của doanh
nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thâm hụt ngân sách và thậm chí là cả lãi suất, chỉ số thường được
coi là liên quan đến chính sách tiền tệ nhiều hơn.
Một nhà nước muốn tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành
tốt những mục tiêu đã đề ra. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, Nhà nước cần có những công cụ
riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp nhà nước đó chính là ngân sách Nhà
nước. Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước đã thể hiện rất tốt chức năng của mình giúp
Nhà nước trong quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỉ lệ lãi suất thích hợp từ đó làm
lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt tích cực đó thì việc sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập, chưa
đúng cách, đúng lúc, sự yếu kém trong việc quản lý thu chi ngân sách dẫn đến tình trạng thâm
hụt ngân sách. Đây là vấn đề khá quan ngại đã được đặt ra cho nền kinh tế của chúng ta.


A. Cơ sở lí thuyết
I. Chính sách tài khóa
1.

Khái niệm.
Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế


khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
Mục tiêu
 Ngắn hạn: Tăng trưởng sản lượng, ổn định giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng cán

2.

cân thanh toán.
 Dài hạn: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Các công cụ của chính sách tài khóa
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.

3.

Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh
hưởng đến các biến số sau của nền kinh tế.
 Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
 Kiểu phân bố nguồn lực
 Phân phối thu thập
a) Thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo
mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhầm sử dụng cho mục đích công cộng. Đây
là một thoặc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt thuế với các hình thức huy động tài
chính khác.
b) Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ nhằm thỏa mãn nhu cầu của Nhà nước đối với việc thực hiện các
mục tiêu chung toàn xã hội. Chi tiêu chính phủ bao gồm hai loại: chi tiêu công cộng
(hoặc gọi là các khoản chi thường xuyên) và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngoài công cụ thuế và chi tiêu, các công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay tài trợ nợ
của chính phủ (tạm gọi là nợ công) cũng được xem là một phần của chính sách tài khóa.

Như vậy, chúng ta thấy có ba trạng thái của cán cân ngân sách chính phủ (T – G):



Nếu T > G => chúng ta gọi là thặng dư ngân sách




Nếu T < G => chúng ta gọi là thâm hụt ngân sách



Nếu T = G => chúng ta gọi là cân bằng ngân sách
Lưu ý rằng các khoản thu (T) và chi ngân sách (G) này không bao gồm các khoản vay và
trả nợ. Khi đó trạng thái ngân sách sẽ được gọi là thặng dư/thâm hụt/cân bằng ngân sách
cơ bản. Nếu tính cả các khoản vay trả nợ nữa thì gọi là thặng dư/thâm hụt/cân bằng ngân
sách tổng thể

4.

Phân loại các chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G=T (G là chi têu
chính phủ, T là thu nhập thuế) tức chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được tài trợ từ nguồn thu
của chính phủ và nhìn chung là có tác động trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông
qua mở rộng chi tiêu và/hoặc giảm bớt nguồn thu thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn
đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư
nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách giảm bớt chi tiêu hoặc tăng nguồn thu của chính
phủ. Việc điều hành chính sách tài khóa theo hướng nào tùy thuộc vào quan điểm của từng
chính phủ gắn với các bổi cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể. Có những chính phủ theo đuổi chính sách
tài khóa trung lập, trong khi cũng có những chính phủ theo đuổi các chính sách tài khóa mở
rộng hoặc thu hẹp gắn với từng bối cảnh cụ thể của nền kinh tế vĩ mô.
Hình 1. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp


Chính sách tài khóa thuận và nghịch chu kỳ
Thông thường khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ sẽ thực thi chính sách tài khóa mở rộng và
ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng thì chính phủ sẽ thực thi chính sách tài khóa thu hẹp. Điều
hành chính sách tài khóa theo hướng này được gọi là chính sách tài khóa nghịch chu kỳ (countercyclical fiscal policy). Ngược lại cũng có những quốc gia điều hành chính sách tài khóa thuận
chu kỳ (pro-cyclical fiscal policy), tức là khi nền kinh tế suy thoái thì thu hẹp tài khóa, còn khi
nền kinh tế tăng trưởng nóng thì mở rộng tài khóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ở các nước
phát triển thường chính sách tài khóa có tính nghịch chu kỳ, ngược lại ở các nước đang phát triển
thì chính sách tài khóa lại thường có tính thuận chu kỳ.

Hình 2. Chính sách tài khóa nghịch và thuận chu kỳ


Chính sách bình ổn tự động và chính sách tùy nghi

Đề cập về tính chủ động trong điều hành chính sách tài khóa, người ta chia làm hai loại gồm
chính sách bình ổn tự động và chính sách tài khóa tùy nghi. Chính sách được xem là bình ổn tự
động khi chính sách thuế và chi tiêu sẽ phụ thuộc vào sự biến động của chu kỳ kinh tế. Chúng
ta có thể nhận thấy điều này khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái. Chẳng hạn, khi nền kinh
tế tăng trưởng nguồn thu thuế của chính phủ cũng sẽ tăng lên trong khi nhu cầu chi tiêu hay quy
mô của các gói trợ cấp của chính phủ cũng sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái thì
nguồn thu thuế của chính phủ cũng sẽ bị suy giảm và nhu cầu trợ cấp của chính phủ cũng sẽ
tăng lên. Trong khi đó, chính sách tài khóa là tùy nghi khi chính phủ sẽ hành động nhằm thay

đổi các chính sách thuế và chi tiêu mà không phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.

II. Vấn đề thâm hụt ngân sách
a. Khái niệm
Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ)
lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp còn lại khi các
khoản thu lớn hơn khoản chi thì gọi là Thặng dư ngân sách.
b. Phân loại thâm hụt
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt
chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính
phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc
phòng,…
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức
độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất


nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp
thất nghiệp tăng lên.
c. Nguyên nhân


-

Nguyên nhân khách quan
Tác động của chu kỳ kinh tế(còn gọi là Thâm hụt chu kỳ)
Hậu quả do các tác nhân gây ra
Nguyên nhân chủ quan
Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi: khi nhà nước thực hiện chính sách
Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lí:

+ Thất thu thuế nhà nước
+ Đầu tư công kém hiệu quả
+ Nhà nước huy động vốn để kích cầu
+ Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
+ Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn

B. Vận dụng thực tiễn và giải pháp
I. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt (hay bội chi) ngân sách đang là một vấn đề nan giải chưa tìm ra hướng giải quyết của
Việt Nam trong những năm vừa qua kéo theo một loạt các hậu quả làm gia tăng tỷ lệ nợ công
trên GDP, làm tăng lãi suất, tác động tiêu cực tới tỷ giá, bất ổn kinh tế vĩ mô và gây áp lực trở lại
đối với ngân sách nhà nước khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn với gánh nặng nợ ngày
càng tăng.
Khoảng 20 năm trở lại đây, thâm hụt ngân sách gần như được coi là chuyện dĩ nhiên tới mức
Quốc hội đã đặt ra ngưỡng 5% GDP (bao gồm trả nợ công) để giới hạn mức thâm hụt ngân sách
hằng năm. Trong giai đoạn 2015-2017, ngân sách nhà nước được thống kê trong bảng:


Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2015, mặc dù các cấp, các ngành đã chủ động tiết kiệm triệt để các khoản chi thường
xuyên; cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh thành, hội nghị, công tác phí trong và
ngoài nước, các khoản chi tiêu khác chưa thực sự cần thiết; sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên
các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội,… thì cả
năm tiết kiệm được 37.925 tỷ đồng. Thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2015 khoảng 180 tỷ
đồng, ước tính bằng 4,3% GDP (chưa tính nợ công), lớn hơn so với mục tiêu 3,5% GDP Quốc
hội đề ra.
Năm 2016, mức thâm hụt ngân sách khoảng gần 192 tỷ đồng, khoảng 4,3% GDP (chưa tính nợ
công), bằng năm 2015. Thâm hụt ngân sách là một nguyên nhân dẫn đến tốc độ nợ công gia tăng.
Mới đây, trong báo cáo thẩm tra tình hình nợ công giai đoạn 2016-2020, nợ công tính đến năm
2015 đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng, bằng 62,2% GDP.

Thâm hụt ngân sách phát sinh mới trong năm 2017 là 115,5 tỷ đồng. Đây là mức thâm hụt ngân
sách thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Mức thâm hụt ngân sách năm 2017 là 2,3% GDP
(chưa tính trả nợ công) thấp hơn so với mục tiêu 3,5% GDP Quốc hội đề ra. Một yếu tố nổi bật
giúp cải thiện ngân sách năm 2017 chính là tiền thu về từ hàng loạt thương vụ thoái vốn đã diễn
ra trong năm qua. Chỉ riêng thương vụ Sabeco vừa qua, ngân sách nhà nước đã thu về 110 nghìn
tỷ đồng.
Trong giai đoạn 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao, trong
khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp, do vậy thâm hụt ngân sách Nhà nước thường
xuyên ở mức cao, và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực.


II. Tác động & Giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách.
1. Tác động của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam:
Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là thâm hụt ngân sách nhà nước) có thể ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.
a. Tích cực:
Tác động Sự thâm hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như là một công cụ của
chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế.
b. Tiêu cực:
- Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư
-

nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, giảm tăng trưởng trong dài hạn.
Gây thoái lui đầu tư với quy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài

-

hạn. Từ đó làm giảm sự tăng trưởng kinh tế.
Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành
vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các

nhà đầu tư vì họ cho rằng chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm

-

hụt.
Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành

-

thêm tiền để tài trợ thâm hụt từ đó gây ra lạm phát cho nền kinh tế
Gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng nợ quốc gia, khiến sự tăng trưởng của sản lượng

-

tiềm năng chậm lại
Thâm hụt còn làm cho các nhà hoạt động chính sách không thể hoặc không sẵn sàng sử

-

dụng các gói kích thích tài chính đúng thời điểm.
Để bù lại các khoản thâm hụt chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc vay nợ thông qua phát
hành trái phiếu. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây tổn thất vô ích phúc lợi xã hội. Đồng
thời làm tăng CPSX của các doanh nghiệp dẫn tới giảm động lực sản xuất & cạnh tranh
=> Giảm tổng cung, tổng cầu. Thâm hụt ngân sách cao, kéo dài đe dọa sự ổn định vĩ mô.

2. Giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách:
Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tùy theo bối cảnh, tình hình kinh tế từng nước mà
người ta có thể sử dụng một, hai hay nhiều biện pháp cùng kết hợp với nhau. Dưới đây là một số
các giải pháp:



a. Biện pháp tăng thu giảm chi:
- Giảm chi tiêu công -> đây luôn là giải pháp hiệu quả nhất dù thâm hụt ngân sách dài hạn
-

hay ngắn hạn.
Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư công một cách có hiệu quả.
Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu: điều chỉnh thuế suất, cải cách sắc thuế, mở rộng

diện chịu thuế, kiện toàn và nâng cao công tác hành thu nhằm chống thất thu thuế.
- Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân & thuế bất động sản.
b. Vay nợ:
Vay nợ là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vay
nợ nước ngoài Vay nợ trong nước
Vay nợ trong nước:
Thông qua việc phát hành: - Tín phiếu - Trái phiếu kho bạc nhà nước - Trái phiếu đầu tư
- Ưu điểm: Tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, hạn chế được sự phụ thuộc
vào nước ngoài.
- Nhược điểm: Nếu vay nợ quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tư nhân và có nguy cơ
tiềm ẩn dẫn đến lạm phát tiền tệ.
Vay nợ nước ngoài:
Thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu
quốc tế.
- Ưu điểm: Tận dụng được nguồn vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các nước, đặc biệt từ các
tổ chức tài chính quốc tế. Không gây lạm phát cho nền kinh tế
- Nhược điểm: Có thể chính phủ phải nhượng bộ trước những yêu cầu từ phái nhà tài trợ, gánh
nặng nợ nhà nước tăng, ảnh hưởng uy tín của nhà nước
c. Sử dụng dự trữ ngoại tệ:
- Ưu điểm: dự trữ hợp lí có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng.
- Nhược điểm: tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Nó có thể dẫn đến một dòng

vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm mạnh giá và làm tăng sức ép lạm


phát. Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến cho
tỷ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước.
d. Phát hành tiền:
- Ưu điểm: nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng,
kịp thời mà không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
- Nhược điểm của biện pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ
khiến cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi.
Đồng thời còn làm giảm uy tín của nhà nước với công chúng. Đây chỉ là biện pháp ngoại lệ và
mang tính tình thế.


PHẦN KẾT THÚC
Như vậy, mỗi giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Không một giải pháp nào chỉ có toàn ưu điểm và cũng không tồn tại giải pháp nào
thuần túy là nhược điểm. Do vậy cần phối hợp đồng thời các giải pháp với những liều lượng hợp
lí, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bối cảnh nền kinh tế nhằm phát huy tối đa tác dụng
của mỗi giải pháp.
Trong thời gian tới, đồng thời với việc triển khai các biện pháp hoàn thiện hệ thống thuế, tang
cường huy động vốn vay, cắt giảm chi tiêu lãng phí,… có lẽ cũng không nên bỏ quên nhà máy in
tiền. Phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách trong những thời điểm hợp lí, với một liều
lượng hợp lí là đúng đắn, chúng ta không nên phủ nhận tuyệt đối biện pháp này. Trong điều kiện
chính phủ quản lí máy in tiền và nhất là khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, mức lạm phát
không cao, vật giá không leo thang thì nên chủ động in tiền nhằm mục tiêu trước mắt là có đủ
tiền để trang trải các chương trình đầu tư phát triển, bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, khi nền kinh tế đang ở trong tình trạng xuống dốc, càng không nên áp dụng các biện
pháp kìm hãm sự phục hồi các hoạt động kinh tế như cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, mà phải làm
ngược lại chấp nhận bội chi ngân sách và khống chế bội chi ở trong giới hạn an toàn, không kéo

theo lạm phát.



×