Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HẠNH DUNG

TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HẠNH DUNG

TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8 22 90 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận văn là trung thực


và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hạnh Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 13
Chương 2 NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ “头”
TRONG TIẾNG HÁN .................................................................................. 24
2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt ...............................24
2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán ................................29
2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán38
CHƯƠNG 3 CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TỪ “头” TRONG TIẾNG HÁN ................................................. 48
3.1. Ẩn dụ vật chứa của từ ''đầu'' trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán...49
3.2. Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong
tiếng Hán .................................................................................................................51
3.3. Ẩn dụ cấu trúc của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng
Hán ...........................................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................... 78


MỤC LỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ
Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” ....................................... 27
Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头” .......................................... 37
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头” ............................. 38
Lược đồ 3.1. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN LÀ CƠ THỂ NGƯỜI

................................................................................................................... 57
Lược đồ 3.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm SỰ LÃNH ĐẠO LÀ ĐẦU NGƯỜI . 61
Lược đồ 3.3. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỨ TỰ ĐẦU TIÊN LÀ ĐẦU
NGƯỜI...................................................................................................... 62
Bảng 3.1. Bảng đối chiếu những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu”
trong tiếng Việt và “头” tiếng Hán....................................................... 65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể
thấy được những đặc trưng tư duy và giá trị văn hóa của cả một dân tộc.
Nghiên cứu quá trình chuyển nghĩa cùng các ẩn dụ ý niệm của từ nhằm làm rõ
cách tri nhận về hiện thực khách quan, qua đó thấy được các dấu ấn và giá trị
văn hóa của một cộng đồng ngôn ngữ là hướng đi cần thiết. Hơn nữa, các
nghiên cứu đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ để chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt về mặt tư duy của hai dân tộc là một trong
những hướng nghiên cứu liên ngành đang rất được quan tâm hiện nay.
Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”, “thủ (

首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”, “trốc”. Theo khảo sát
trong Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi
nhận thấy khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn
và có nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑,

脑筋”, “sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông
dụng, phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
đối chiếu sự phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”,
cùng những cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” .
Trong hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán, không khó để

tìm ra những từ ngữ có chứa yếu tố “đầu”. Ví dụ trong tiếng Việt có “bắt
đầu”, “đứng đầu”, đầu sỏ”, “to đầu”, “đầu cua tai nheo”,...; còn trong tiếng
Hán chúng ta có 头段情缘 (mối tình đầu),机头 (đầu máy), 月头 (đầu tháng),

头大 (to đầu)... Chính bởi tính phổ biến này mà “đầu” trở thành một miền
nguồn quan trọng trong nghiên cứu về tri nhận ẩn dụ cơ thể người. Về nhóm
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, giới nghiên cứu Việt ngữ học đã quan tâm
1


nghiên cứu, song cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về
sự phát triển nghĩa và các ẩn dụ ý niệm của đầu đặt trong sự đối chiếu với
tiếng Hán. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Từ chỉ đầu
trong tiếng Việt và tiếng Hán” với mong muốn có thể làm rõ con đường phát
triển ngữ nghĩa với những chiều kích tâm lý, văn hóa dân tộc liên quan đến sự
phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” thông qua các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong
tiếng Việt và tiếng Hán.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có để tiến hành đối chiếu với
tiếng Hán, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lý thuyết
của ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu làm rõ những sự tương đồng và khác
biệt về đặc trưng tư duy và cách thức tư duy của người Việt Nam và người
Trung Quốc trong cách thức tri nhận về từ chỉ đầu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong
tiếng Việt
Nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận: Từ vựng là một bộ phận
được coi là không ổn định nhất trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ cũng vì
thế mà không ngừng thay đổi. Do đó, những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa
cũng rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo Lê Quang Thiêm,
lịch sử ngôn ngữ học được phân thành 3 thời kỳ chính: thời kỳ tiền cấu trúc

luận, thời kỳ cấu trúc luận, thời kỳ hậu cấu trúc luận, trong đó thời kỳ hậu cấu
trúc luận gắn với khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận.
Nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, cuốn sách “Đặc
trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (Nxb.Khoa học xã hội,
2010) của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã trình bày đặc trưng văn hoá – dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá –
dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan của ngữ nghĩa

2


và tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên cơ
sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản. Tác giả đã
thống kê số lượng nghĩa chuyển, các phương thức chuyển nghĩa từ đó rút ra
những nhận định có ý nghĩa. Cùng hướng nghiên cứu đó là một số đề tài, luận
văn, luận án như “Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán
và tiếng Việt)” của Ngô Minh Nguyệt. Luận án tìm hiểu đặc điểm cấu trúc,
ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa dân tộc của từ ngữ ẩm thực tiếng Hán và tiếng
Việt. Đồng thời, bước đầu chỉ ra sự khác biệt trong trường nghĩa này của hai
ngôn ngữ Việt-Hán. Trịnh Thị Thu Hòa với luận án “Từ ngữ chỉ động vật và
thực vật trong tiếng Sán Dìu” đã bước đầu mô tả một cách có hệ thống về lớp
từ vựng của tiếng Sán Dìu thông qua nhóm từ ngữ chỉ động vật và thực vật.
Kết quả phân tích ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ động, thực vật giúp hình dung
phần nào bức tranh phân cắt hiện thực bằng ngôn ngữ của người Sán Dìu.
Nghiên cứu theo hướng hậu cấu trúc luận: Năm 1989, hội nghị
khoa học tổ chức tại Duisbury của Đức đã đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ
học tri nhận – tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong
nghiên cứu ngữ nghĩa. Khuynh hướng này đề cao sự tri giác, nhận thức và
năng lực của tư duy trong việc phân tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ. Nhìn từ
góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của từ được nhắc tới

chủ yếu qua các nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, thuyết nghiệm thân,
các cơ chế ánh xạ.
Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam qua công trình “Ngôn ngữ học tri nhận
nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb.Khoa học xã hội,
2005) với những khái niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Nguyễn Thiện
Giáp đã dành một khoảng khá lớn trong cuốn “Phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu ngôn ngữ” (Nxb.Giáo dục, 2009) để đề cập tới những khái

3


niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những
luận văn, luận án nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ dưới góc độ tri
nhận. Hướng nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận gắn với các điển mẫu và phạm trù
tỏa tia của ngữ nghĩa học tri nhận, có một số công trình của Nguyễn Thị Bích
Hợp (2015), Nguyễn Thị Hương (2017), Nguyễn Thị Hiền (2018). Nguyễn Thị
Bích Hợp (2015) đã nghiên cứu khá kỹ về miền ý niệm đồ ăn dưới góc nhìn
của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xây dựng cấu trúc miền đồ ăn gồm 5
nhóm lớn với 5 điển mẫu tương ứng: thực thể - cơm; đặc điểm – mặn; đồ
dùng – bát; cảm giác – đói; hoạt động – ăn. Nguyễn Thị Hương (2017)
nghiên cứu, đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh đối
chiếu với tiếng Việt, nghiên cứu sự chuyển nghĩa, tỏa tia nghĩa của những
điển mẫu là những từ chỉ phạm trù ăn, uống, từ nghĩa gốc, nghĩa chuyển,
nghĩa phái sinh đến các ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.
Hầu hết các luận án, luận văn hay các bài nghiên cứu đều kế thừa các
lý thuyết của ngôn ngữ tri nhận để áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó
chứng minh quá trình phát triển và chuyển nghĩa của từ sẽ là chìa khóa để con
người tư duy, tri nhận thế giới khách quan.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong

tiếng Hán
Ở Trung Quốc, ngay từ giai đoạn 1977-1989, từ vựng ngữ nghĩa học
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý là quan
điểm của Phù Phó Thanh (符准清) đưa ra trong cuốn “现代汉语词汇” (Từ
vựng Hán ngữ hiện đại) xuất bản năm 1985. Tác giả quan niệm từ là đơn vị
nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu. Từ có hai mặt là hình thức
ngữ âm và khái niệm (nội dung). Theo Phù Chuẩn Thanh, từ trong quá trình
sử dụng chịu rất nhiều những chế định, ảnh hưởng và nghĩa của từ thể hiện ra
rất nhiều điểm dị biệt. Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy vẫn có những nét
4


chung có thể xác định được, đó chính là ý nghĩa của từ. Đây là một công trình
khảo cứu chuyên sâu về từ vựng ngữ nghĩa học, có ứng dụng lý luận của nước
ngoài vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán. Có thể nói rằng “Từ vựng Hán
ngữ hiện đại” của Phù Chuẩn Thanh là một trong số ít công trình nghiên cứu
về từ vựng học có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc đương thời và cho đến
tận bây giờ.
Các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học có thể kể đến cuốn sách
“汉语语义研究” (Nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Hán) của Khâu Chấn Cường
(邱震强) xuất bản năm 2006. Thành quả nghiên cứu của cuốn sách này chính
là những kiến giải độc đáo về sự phát triển ngữ nghĩa về cả chiều rộng và
chiều sâu, tập trung phân tích ngữ tố trong tiếng Hán hiện đại, đưa ra khái
niệm trường ngữ nghĩa tổng quát, nghiên cứu ngữ nghĩa dưới trạng thái động
và trạng thái tĩnh. Cuốn sách này cũng chỉ ra một số đặc điểm và hướng
nghiên cứu mới về ngữ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên
cứu ngữ nghĩa tiếng Hán.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu nêu trên, còn có rất nhiều
luận văn, luận án, các bài nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ. Luận án
tiến sĩ của 魏慧萍 (Ngụy Huệ Bình) nghiên cứu về đề tài “汉语词义发展演


变研究” (Nghiên cứu diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán).
Luận án đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của từ dưới góc độ tư duy, tri nhận,
phát triển lịch sử xã hội, vận dụng phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch
đại, mở ra con đường nghiên cứu mở rộng nghĩa của từ, từ đó chỉ ra những
quy luật diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán. Bài nghiên cứu “从

认知隐喻的角度看词义延伸”(Sự mở rộng nghĩa của từ nhìn từ góc độ ẩn
dụ tri nhận)đăng trên chuyên mục diễn đàn văn hóa của tạp chí Văn hóa và
Kinh tế biên cương năm 2010 của Lưu Tái Nam (刘赛男) căn cứ vào lý

5


thuyết ngôn ngữ học tri nhận đưa ra quan điểm nghĩa của từ được sinh ra dưới
sự tác động của tư duy tri nhận của con người, chỉ ra việc mở rộng nghĩa của
từ còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như môi trường ngôn ngữ, bối cảnh
văn hóa, phong cách ngôn ngữ...
Đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể về sự phát triển nghĩa của
từ có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看‘口’的词义演变” (Diễn biến
nghĩa của từ “khẩu/miệng” từ góc độ tri nhận) của Lý Lôi (李雷) đăng trên
báo trường đại học Kỹ thuật Nghiệp vụ Diên An. Bài nghiên cứu đã tiến hành
phân tích có hệ thống diễn biến phát triển nghĩa của từ “khẩu/miệng” nhìn từ
góc độ ẩn dụ và hoán dụ của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đưa ra kết luận việc
mở rộng nghĩa của từ về bản chất là một hiện tượng ẩn dụ.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của sự
chuyển nghĩa trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Hán nói riêng đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm và nhắc đến trong các luận án, chuyên đề,...
Trong luận án tiến sĩ của Kỳ Quảng Mưu cho rằng sự chuyển nghĩa của từ
ngữ cũng là phương thức tạo từ mới. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri

nhận, có thể thấy, các nghiên cứu đã vận dụng linh hoạt lý thuyết của ngôn
ngữ học tri nhận đem lại nhiều kết quả nghiên cứu đáng ghi nhận.
2.3. Tình hình nghiên cứu về từ chỉ đầu và sự phát triển nghĩa của từ
chỉ đầu
2.3.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ trước đến nay luôn thu hút sự
quan tâm tìm hiểu của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu biểu có thể
kể đến hai cuốn sách của Giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng người
Trung Quốc Ning Yu xuất bản năm 2009 với tựa đề “The Chinese HEART in
a cognitive perspective: Culture, body, and language” (Từ “tim” trong tiếng
Hán nhìn về văn hoá, con người và ngôn ngữ) và “From body to meaning in
6


culture: Papers on cognitive semantic studies of Chinese” (Từ các bộ phận cơ
thể người đến ý nghĩa văn hóa: Tài liệu về nhận thức ngữ nghĩa trong tiếng
Hán) nghiên cứu về sự chuyển nghĩa của một số bộ phận cơ thể người trong
tiếng Hán.
Đi sâu vào tìm hiểu một bộ phận cụ thể là “đầu” cũng có rất nhiều
nghiên cứu. Có thể kể đến nghiên cứu của Vương Côn với đề tài “汉语“头”

的隐喻认知系统考察”(Khảo sát hệ thống ẩn dụ tri nhận của từ “đầu” trong
tiếng Hán) phân tích ý nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của từ “đầu” qua việc ánh xạ
đến các miền đích khác nhau, vận dụng lý thuyết về ẩn dụ để khảo sát ngữ
nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Hán. Tiếp cận dưới góc độ đối chiếu có đề tài
“汉语“头”、“首”词群语义范畴与隐喻认知研究” (Nghiên cứu ẩn dụ tri
nhận và phạm trù ngữ nghĩa của từ “đầu”, “thủ” trong tiếng Hán) của Lưu
Y Na, phân tích phương thức tạo từ của “đầu” và “thủ”, sau đó tiến hành đối
chiếu ý nghĩa ẩn dụ với từ “head” trong tiếng Anh. Hoàng Lị Bình với đề tài
“从体验认知的角度看’头’的概念隐喻”(Ẩn dụ khái niệm của từ “đầu” nhìn

từ góc độ tri nhận nghiệm thân) đã tiến hành đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ
“đầu” trong tiếng Hán và tiếng Anh, phân tích sự mở rộng về mặt ngữ nghĩa
của từ “đầu” trong hai ngôn ngữ này. “认知,从“头”开始——浅谈隐喻、

转喻与一词多义” (Tri nhận, bắt đầu từ “đầu” – bàn về ẩn dụ, hoán dụ và
một từ đa nghĩa) của Tiết Phương đã đối chiếu nghĩa mở rộng của từ “đầu”,
khái quát tính tương đồng trong ẩn dụ khi phân tích về từ “đầu” trong tiếng
Hán và tiếng Nhật.
Các nghiên cứu đối chiếu về vấn đề này giữa tiếng Hán và tiếng Việt
còn khiêm tốn, có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看汉越人体词“头

(đầu)”的概念隐喻” (Ấn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng
Việt nhìn từ góc độ tri nhận) đăng trên báo trường Đại học Dân tộc Quảng

7


Tây của Vi Trường Phúc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu ẩn dụ của từ “đầu”
bằng việc phân tích và đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ này tới bốn miền đích là
đồ vật, thời gian, độ lớn, động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng phân
loại còn đơn giản và chưa đề cập đến nguyên nhân của sự khác nhau này.
Từ những nghiên cứu nói trên, có thể thấy, ẩn dụ của từ “đầu” trong
tiếng Hán hay trong việc đối chiếu giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ khác rất
có sức hút đối với các nhà nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu trước đó chủ
yếu là đặt từ chỉ “đầu” trong việc nghiên cứu chung với nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người, xem xét nó dưới góc nhìn nội hàm văn hóa, chưa chỉ ra được sự
phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ “đầu” và đặc trưng tri nhận về từ chỉ “đầu”
trong các loại ngôn ngữ sử dụng đối chiếu.
2.3.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có một số bài viết, sách chuyên

khảo, luận văn, luận án đề cập đến sự phát triển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ
thể người khi nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa. Có thể kể đến đề tài “Tìm
hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba
bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng” của Nguyễn Trung Kiên nghiên
cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người
nói riêng dựa trên một cái nhìn tổng thể, đa chiều của lý thuyết ba bình diện
ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đề tài “Sự phát triển ngữ
nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”
của Nguyễn Thị Hiền (2018) nghiên cứu các điển mẫu, là các từ chỉ bộ phận
cơ thể người và cơ chế tỏa tia của các điển mẫu theo hướng tri nhận, phân tích
các đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trên cơ sở
mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và tri nhận, góp phần chứng minh ẩn dụ, hoán dụ
tri nhận không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, nhận
thức. Về đối chiếu, có thể kể đến một số đề tài như “Khảo sát đặc trưng từ,

8


ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng
Anh” của Phạm Thị Tuyết Thanh; “Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận”
của Liêu Thị Thanh Nhàn, “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng
Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ phận cơ
thể người)” của Trịnh Thị Thanh Huệ...
Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước tập trung tìm hiểu về một bộ
phận của cơ thể người lại chưa có nhiều. Bài nghiên cứu với tiêu đề “Thành
ngữ tiếng Việt có từ chỉ "tay", "chân" với đặc trưng văn hoá dân tộc” của tác
giả Nguyễn Thị Thu đăng trên trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam đã xem xét các thành ngữ có từ chỉ tứ chi người với
những ý nghĩa khác nhau thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc và cốt cách của

con người Việt Nam. Về đối chiếu có đề tài “Định danh chuyển nghĩa của từ
‘tay’ trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh” của Nguyễn
Văn Hải đăng trên chuyên mục Ngoại ngữ với Bản ngữ của Tạp chí Ngôn
ngữ&Đời sống số 4(234)-2015. Bài báo phân tích sự chuyển nghĩa ẩn dụ và
hoán dụ của từ “tay” trong tiếng Việt và “arm”, “hand” trong tiếng Anh.
Như vậy, có thể thấy, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người đã được nghiên
cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự phát triển
nghĩa của riêng một bộ phận (ở đây là từ chỉ đầu) lại chưa được đề cập một
cách chi tiết và hệ thống, sự chuyển nghĩa của của từ chỉ đầu cũng có được
nhắc đến trong một vài công trình nhưng nó diễn ra theo con đường nào,
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nghĩa này là do đâu lại chưa được giải
thích cụ thể. Từ những lý do trên, luận văn đã lựa chọn triển khai nghiên cứu
về sự phát triển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt, và tiến thêm một bước
là tiến hành đối chiếu với tiếng Hán.

9


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra con đường phát triển nghĩa của từ “đầu”
trong tiếng Việt và từ “ 头 ” trong tiếng Hán, trên cơ sở đó tìm ra những
nguyên nhân tương đồng và khác biệt trong tư duy tri nhận của người Việt
Nam và Trung Quốc, từ đó xác định đặc điểm tri nhận, đặc trưng văn hóa của
hai dân tộc Việt-Trung.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua việc phân tích những ý nghĩa cụ thể của từ
chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán ở những ngữ cảnh khác nhau, luận văn
sẽ cố gắng chỉ ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” qua mô hình tỏa tia, từ
đó tiến hành đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ, để tìm ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ
chỉ đầu trong hai ngôn ngữ trên. Qua khảo sát khối liệu từ vựng tiếng Việt và
tiếng Hán có chứa từ chỉ đầu, luận văn chỉ ra con đường và sự chuyển di

nghĩa phái sinh của từ “đầu” thông qua việc xây dựng các mô hình ẩn dụ ý
niệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ chỉ
đầu (thủ) trong tiếng Việt và tiếng Hán
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển ngữ
nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán qua phương thức chuyển
nghĩa cơ bản là ẩn dụ.
- Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu: Luận văn khảo sát các từ chỉ đầu và các
nghĩa phái sinh của từ chỉ đầu trong Từ điển Tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt
của Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, 2013) và Từ điển tiếng Hán (Từ điển Hán ngữ
hiện đại của của Nxb Thương vụ, 2014); khảo sát các ngữ có chứa từ chỉ đầu
trong các cuốn thành ngữ tiếng Việt (1. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng
Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang,

10


Phan Xuân Thành; 2. Từ điển thành ngữ tiếng Việt, 1978, Nguyễn Lực-Lương
Văn Đang) và tiếng Hán (Thành ngữ đại từ điển, Nxb Thương vụ, 2013).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả và phân tích sự phát triển
ngữ nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán.
- Phương pháp phân tích nghĩa tố: Phương pháp phân tích nghĩa tố
phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố, từ đó xác định được sự biến đổi
về ý nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Phương pháp này được coi là phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn.
- Phương pháp phân tích ý niệm: Phương pháp này được sử dụng để
phân tích các ý niệm và chỉ ra sự chuyển di các nét thuộc tính từ miền nguồn
sang miền đích trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm có chứa từ chỉ chỉ đầu trong

tiếng Việt và tiếng Hán.
- Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được dùng để thống kê những ý
nghĩa cùng hệ thống những ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và
tiếng Hán.
- Thủ pháp so sánh: Thủ pháp này được sử dụng để chỉ ra những điểm
khác biệt và tương đồng trong những ý nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt
và tiếng Hán, từ đó chỉ ra cơ chế chuyển di nghĩa và chiếu xạ của từ chỉ đầu
trong hai ngôn ngữ trên.
- Thao tác quy nạp, phân tích: thao tác này được dùng sau khi đã tiến
hành đối chiếu hai ngôn ngữ để tổng kết và phân tích những đặc điểm tri nhận
và đặc trưng văn hóa Việt-Trung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần
làm rõ thêm một số vấn đề lý thuyết về sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ đầu
trong tiếng Việt và tiếng Hán, củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận,

11


giúp chúng ta tìm ra những đặc điểm về tư duy tri nhận thế giới khách quan
của hai cộng đồng ngôn ngữ, qua đó đóng góp và bổ sung những kết quả
nghiên cứu ẩn dụ tri nhận về các bộ phận cơ thể người.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho
người học tiếng Việt và tiếng Hán biết cách sử dụng những từ có chứa yếu tố
“đầu” chuẩn xác hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn trong ngữ cảnh giao tiếp phù
hợp tạo hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể được ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt hoặc tiếng Hán,
rộng hơn là giới thiệu về ngôn ngữ và văn hóa Việt- Trung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và ngữ liệu khảo

sát, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng
Hán
Chương 3. Ẩn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong
tiếng Hán

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghĩa của từ
1.1.1 Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một hệ thống các nét có quan hệ qua lại với nhau.
Hoàng Phê [25] đã phân tích ngữ nghĩa của từ mẹ để có được một cái nhìn cụ
thể về cấu trúc của nghĩa từ. Mẹ có thể phân tích thành ba nét nghĩa: [phụ nữ],
[đã có con], [nói trong mối quan hệ với con]. Giữa ba nét nghĩa trên có mối
quan hệ trật tự nhất định. Nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng
sau, nét nghĩa đứng sau thuyết minh, cụ thể hóa nét nghĩa đứng trước. Quan
hệ quy định lẫn nhau này của các nét là “một quan hệ tĩnh, trong nội bộ
nghĩa của từ, xét một cách cô lập” [25]. Khi từ hoạt động để tạo thành các tổ
hợp từ lớn hơn, giữa các nét nghĩa của từ cần có một loại quan hệ khác vô
cùng quan trọng: “quan hệ cấp bậc”.
Hoàng Phê đã nhấn mạnh: “Giữa hai loại quan hệ, trật tự và cấp bậc
không nhất thiết có sự tương ứng, mà trái lại thường có mâu thuẫn” [25]. Khi
từ được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, không phải lúc nào mọi nét nghĩa xét
trong quan hệ tĩnh cũng đều tham gia vào việc thực hiện chức năng thông báo.
Chẳng hạn, khi từ “mẹ” thực hiện chức năng thông báo, có thể là cả ba nét
nghĩa nhưng cũng có thể chỉ có hai, thậm chí một nét nghĩa trong cấu trúc

biểu niệm của nó được hiện thực hóa.
Nói tóm lại, nghĩa của từ được Hoàng Phê [25] kết luận như sau:
“Nghĩa của từ , nói chung:
a. Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
b. Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có
quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực
hiện chức năng thông báo;

13


c. Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc
lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ
tổ hợp với nhau.”
Quan niệm của Hoàng Phê cho thấy cấu trúc của nghĩa từ là một cấu
trúc động, nghĩa là khi từ hoạt động, thường chỉ có một số nét nghĩa trong
nghĩa của từ có khả năng hiện thực hóa. Và nét nào của từ được hiện thực hóa
là tùy thuộc vào ngữ cảnh, cụ thể là “tùy vào chức năng của từ trong ngữ”,
tùy vào quan hệ cú pháp của từ với các từ khác, tùy nội dung ngữ nghĩa của
những từ kết hợp với nó. Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của một từ có liên quan
chặt chẽ đến hoạt động ngữ pháp của nó. Điều này không chỉ Hoàng Phê mà
các nhà ngữ nghĩa học hiện đại đều công nhận.
Đỗ Hữu Châu khi nói về mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu niệm và ý
nghĩa ngữ pháp đã khẳng định: “Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm
chung cho nhiều từ không chỉ có tính từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp” [2,
tr.119] bởi những nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm (sự vật, hoạt
động, tính chất) chính là ý nghĩa từ loại hay ý nghĩa ngữ pháp của từ. Tác giả
cũng nhấn mạnh rằng “bản thân những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm và
quan hệ giữa chúng có tác dụng quy định cách dùng từ, qui định cách kết hợp
của nó với các từ khác trong câu” [2, tr.119]. Các từ chỉ có thể tạo thành

những tổ hợp chấp nhận được trong thực tế khi giữa chúng có sự tương hợp
về ngữ nghĩa. Nói như JU.D Aprexjan: “Hạn chế về kết hợp của những từ
khác nhau trong lời nói là sự vắng mặt trong ý nghĩa của chúng những thành
tố nghĩa chung hoặc là sự có mặt của các thành tố nghĩa không dung hòa
được nhau” [19].
Cuối cùng, chúng tôi xin nhấn mạnh quan điểm của Hoàng Phê, “nghĩa
của từ xem ra nên quan niệm là một tiềm năng. Có những nét nghĩa hầu như
luôn luôn được hiện thực hóa, bên cạnh những nét nghĩa chỉ được hiện thực

14


hóa trong những trường hợp nhất định, có khi là những trường hợp rất hãn
hữu. Định nghĩa từ điển của từ nhiều lắm cũng chỉ có thể nêu được những nét
nghĩa có khả năng hiện thực hóa trong những trường hợp điển hình” [25].
1.1.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự
chuyển biến ý nghĩa của từ. Từ (đơn hoặc phức) lúc đầu mới xuất hiện đều chỉ
có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm
những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều
thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đi. [2, tr.147].
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo
kiểu móc xích. Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến theo lối “tỏa ra”
nghĩa là các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện. Sự chuyển
nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với nghĩa trước, thậm chí
ngay cùng một từ sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở thành đồng nghĩa
với cái từ trái nghĩa trước kia của nó. Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ
với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu
hẹp lại.[2, tr.149 -150]
Chuyển nghĩa từ vựng là một trong những nội dung cơ bản của ngôn

ngữ học truyền thống. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu, sự
phát triển nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Cụ
thể:
- Phương thức ẩn dụ
“Phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của
x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Các sự vật được gọi
tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù
hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có
tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng” [2, tr.156].

15


Ví dụ: từ “đầu” có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người hay động vật,
ở vị trí đầu tiên, trước hết, có chứa được chuyển nghĩa sang để chỉ các sự vật
hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng về hình dáng và chức năng: đầu máy,
đầu làng, đầu câu chuyện, đứng hàng đầu…
- Phương thức hoán dụ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, phương thức chuyển nghĩa “Hoán dụ là
phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với
nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không
tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách
quan hơn các ẩn dụ” [2, tr.156].
Có thể thấy rằng, vấn đề nghĩa và chuyển nghĩa là một trong những
nội dung trọng tâm của ngôn ngữ học cấu trúc. Tuy nhiên, ngôn ngữ học cấu
trúc mới chỉ xem chuyển nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi tên gọi thông
qua các phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà chưa chú trọng đến quá trình tư
duy của con người, đến đặc trưng tri nhận của con người trong việc tạo nghĩa
mới cho từ.
Ngôn ngữ học tri nhận coi trọng vai trò chủ thể của con người trong

việc kiến tạo và lưu giữ nghĩa. Nghĩa được bộc lộ trong hoạt động hành chức,
trong quá trình con người thực hiện hoạt động giao tiếp. Như vậy, nghĩa theo
ngôn ngữ học tri nhận là ở trong tư duy con người, trong hoạt động hành chức
của từ. Vì vậy, trong ngôn ngữ học tri nhận, hiện tượng chuyển nghĩa của từ
cũng thuộc tư duy, ý thức của con người. Theo Gibbs [46] khẳng định “hiện
tượng chuyển nghĩa không tồn tại với tư cách là những đơn vị nghĩa độc lập
trong hệ thống từ vựng mà về bản chất chúng là những bộ phận của hệ thống
các khái niệm đã được ẩn dụ hóa”.
Theo quan điểm này, các nghĩa chuyển có quan hệ với nhau theo
cách nhất định dựa trên cơ chế tri nhận ẩn dụ và hoán dụ. Chúng được tổ chức

16


sắp xếp theo một hệ thống giống như cách thức tổ chức nghĩa trong tư duy
con người. Sơ đồ ý niệm giúp chúng ta sắp xếp tổ chức các nghĩa trong từ
nhiều nghĩa, giúp chúng ta hiểu được các nghĩa lời nói, nghĩa từ điển của từ
được tổ chức sắp xếp theo quy tắc nhất định.
Chính quan niệm này đã định hướng việc nghiên cứu bản chất của
hiện tượng chuyển nghĩa. Theo đó, các nghĩa chuyển ẩn dụ và hoán dụ có thể
được miêu tả rõ ràng hơn thông qua lược đồ tri nhận qua mối liên hệ giữa ý
niệm nguồn và ý niệm đích.
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về ẩn dụ ý niệm
1.2.1. Ý niệm và ý niệm hóa
Ý niệm (concept) là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn
ngữ học tri nhận (congnitive linguistics). Theo ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm
được hình thành trong ý thức con người, “là đơn vị nội dung của bộ nhớ động,
của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được
phản ánh trong tâm lý con người”. [3, tr.139]
Ý niệm là đơn vị của ý thức, có cấu trúc bao gồm 3 thành tố: cảm

xúc, trí tuệ, ý chí. Tác giả Trần Văn Cơ cho rằng : “ý niệm có cấu trúc trường
- chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình
dung trường chức năng của ý niệm như một vòng tròn to chứa vòng tròn nhỏ
ở tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái
niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng, mang tính phổ quát, toàn
nhân loại. Nằm ở ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân
tộc”. [3, tr.141]
Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người, cơ sở của ý
niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận được thông
qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua hoạt động
tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thức ngôn ngữ.

17


Vậy, ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người về thế
giới được hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong
ngôn ngữ. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa
được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau).
1.2.2. Thuyết nghiệm thân
Nghiệm thân (Embodiment) là khái niệm có vai trò quan trọng trong
ngôn ngữ học tri nhận. Thuật ngữ Embodiment được Lakoff và Johnson đề
cập trong công trình Philosophy in the flesh (Triết học trong thân xác). Theo
Lakoff và Johnson, khái niệm nghiệm thân liên quan đến quá trình con người
lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để định hình hệ
thống ý niệm và tư duy. Lakoff và Johnson cho rằng nghiệm thân gồm hai yếu
tố chính, đó là những tiếp nhận của con người với thế giới khách quan và
đồng thời là sự trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành hệ thống tư duy và
nhận thức.
Ở Việt Nam, thuyết nghiệm thân đã được tác giả Nguyễn Thiện Giáp

nhắc đến trong cuốn “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn
ngữ” với thuật ngữ hiện thân. Tác giả cho rằng “Tính hiện thân (embodyment)
là một tư tưởng trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận” và đó là tư tưởng
“nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm loài người, tính trung tâm của
thân thể con người” [4, tr.211 – 212]. Trong hai bài viết gần đây, tác giả
Nguyễn Văn Hiệp đã dùng giả thuyết nghiệm thân để nghiên cứu những con
đường phát triển ngữ nghĩa của hai từ “ra” và “vào” trong tiếng Việt [13&14]
và khẳng định trong vốn từ vựng hằng ngày của tiếng Việt, có vô số những
trường hợp chứng minh cho giả thuyết nghiệm thân như vậy.
Như vậy, có thể hiểu nghiệm thân là quá trình tương tác không
ngừng giữa tư duy, thân thể với môi trường sống bên ngoài, cùng với sự vận

18


hành của các hoạt động, từ đó tạo nên một hệ thống tri nhận với các cấu trúc ý
niệm và ngôn ngữ.
1.2.3. Định nghĩa về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một trong những hình thức ý
niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những
ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Trong khi
ngôn ngữ học truyền thống coi ẩn dụ là một phương tiện tu từ, là một cách nói
bóng bẩy dựa trên sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng, thì Ngôn ngữ
học tri nhận khẳng định ẩn dụ không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là
phương thức của tư duy, là công cụ để ý niệm hóa thế giới. “Theo Lakoff, ẩn
dụ ý niệm (conceptual metaphor) là các ánh xạ có tính hệ thống giữa hai
miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phóng
chiếu vào miền đích là một miền trải nghiệm khác” [dt 4, tr.240].
Lakoff & Johnson (1980) khẳng định, “Ẩn dụ ý niệm có thể mở rộng
vượt ra ngoài cách nghĩ và cách nói theo nghĩa đen thông thường để đi vào

phạm vi của những gì được gọi là lối suy nghĩ và ngôn ngữ bóng bẩy, thơ
mộng và huyền ảo” [dt 44, tr.13]. Hay “Ẩn dụ là một công cụ tri nhận, nghĩa
là nó không chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn ngữ mà
còn là một phương cách để tư duy về các sự vật; rằng hệ thống ý niệm đời
thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành
động, về bản chất là ẩn dụ”. [dt 44, tr. 3]
Như vậy, nói một cách khái quát, ẩn dụ ý niệm là một trong hai cơ
chế tri nhận quan trọng của con người, là kết quả của quá trình ánh xạ từ
phạm trù này (miền nguồn) sang phạm trù khác (miền đích).
1.2.4. Miền nguồn – miền đích
Trong cuốn Metaphor – a practical introduction [49], Kovesces đã
thực hiện một khảo sát về những miền nguồn và miền đích chủ yếu trong ẩn
19


dụ ý niệm và chỉ ra được 13 miền nguồn phổ biến (bộ phận cơ thể người, sức
khỏe, động vật, thực vật, xây dựng, công cụ/máy móc, trò chơi/thể thao,
tiền/giao dịch kinh tế, ẩm thực, nóng/lạnh, sáng/tối, lực tác động, sự di
chuyển) và 13 miền đích phổ biến (cảm xúc, tham vọng, đạo đức, tư duy, xã
hội/quốc gia, chính trị, kinh tế, mối quan hệ con người, giao tiếp, thời gian,
cuộc sống/cái chết, tôn giáo, sự kiện/hành động).
Như vậy, có thể hiểu, miền nguồn là một tập hợp các thực thể trực
quan, dễ nhận biết, mang tính cụ thể, còn miền đích lại mang tính trừu tượng,
khó nhận biết, mới mẻ.
Nếu như miền nguồn có tính cụ thể dễ nhận biết thì miền đích lại
mang tính trừu tượng, khó nhận biết và mới mẻ. Thông qua các ánh xạ giữa
miền nguồn và miền đích, chúng ta có thể nhận thức một cách dễ dàng hơn về
các khái niệm phức tạp ở miền đích. Đây chính là một căn cứ quan trọng để
luận văn có thể xây dựng được các mô hình ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong
hai ngôn ngữ Việt - Trung.

1.2.5. Ánh xạ
Ánh xạ (mapping) là sự phóng chiếu giữa những yếu tố tương ứng
của miền nguồn đến các yếu tố tương ứng của miền đích. [dt 10, tr.19]
Như vậy, có thể thấy, ánh xạ là một quá trình chuyển tập hợp những
thông tin từ các thực thể ở miền nguồn sang các thực thể ở miền đích. Các
ánh xạ có tính chất bộ phận tức là chỉ một bộ phận của ý niệm niềm nguồn
được ánh xạ lên miền đích, những phương diện còn lại bị ẩn, bị che giấu đi.
Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh, cả hai đều
phục tùng nguyên tắc bất biến. Ánh xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một hướng là sơ
đồ hình ảnh của miền nguồn được ánh xạ lên miền đích chứ không ngược lại.
Sự ánh xạ không võ đoán, cơ sở tri nhận của những ánh xạ ẩn dụ ý
niệm là kinh nghiệm hay nền tảng kinh nghiệm.
20


×