Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Đồ án tốt nghiệp Chuyên ngành Kế QTKD,Luận văn Tốt nghiệp Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974 KB, 171 trang )

Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................5
Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
SỸ CƯỜNG......................................................................................................7
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty...................................8
1.1.1. Thông tin chung về công ty ..................................................................8
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................8
1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty...............9
1.2.1. Chức năng của công ty..........................................................................9
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty............................................................................9
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại
Sỹ Cường........................................................................................................10
1.3. Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và
thương mại Sỹ Cường...................................................................................10
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty......................................................11
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty........................................13
1.6. Tình hình tổ chức lao động của công ty TNHH sản xuất và thương
mại Sỹ Cường.................................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................18
Chương 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤSẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤTVÀ THƯƠNG MẠI SỸ CƯỜNG
NĂM 2016.......................................................................................................19
2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
sản xuất và thương mại Sỹ Cường...............................................................20


Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

1


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

2.2.Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương
mại Sỹ Cường.................................................................................................23
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.............................................24
2.2.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.....................................................................................................29
2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục
trong bảng Cân đối kế toán..........................................................................33
2.2.4.Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh........................................39
2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty TNHH sản
xuất và thương mại Sỹ Cường......................................................................42
2.2.6 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của
vốn kinh doanh..............................................................................................51
2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Sỹ Cường...................................................................................58
2.3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng.....................58
2.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng...................................61
2.3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian.......................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................68
Chương 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI SỸ CƯỜNG.......................................................................69
3.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Sỹ Cường.......................70
3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của
chuyên đề........................................................................................................70
3.2.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................70

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

2


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

3.2.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................71
3.2.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................71
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................71
3.3. Cơ sở lý luận về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết qủa kinh
doanh trong doanh nghiệp............................................................................71
3.3.1. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa, đặc điểm của kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp............................................71
3.3.2 Các chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách về công tác kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp.........................78
3.3.3 Yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác hạch toán tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh........................................................................................80
3.3.4 Phương pháp hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ...................................................................................................................81
3.3.5. Hệ thống chứng từ và sổ sách.............................................................86

3.4. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Sỹ Cường...................................88
3.4.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty..................................................88
3.4.2. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường..............................91
3.4.3. Tình hình công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường....................................92
3.4.4 Nhận xét về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường..............159
3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường...............161
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................165
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................166

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

3


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội từ đó đạt tới mục
tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều này thì các doanh nghiệp phải luôn cải
tiến các biện pháp kinh doanh và nâng cao vai trò quản lý sản xuất, một trong
những biện pháp đó là thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm mục

tiêu hạ giá thành sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận.
Với chức năng là ghi chép tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên
liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, sử dụng lao động tiền lương… Kế
toán sử dụng thước đo hiện vật và giá trị để quản lý chi phí. Vì lẽ đó, bộ môn kế
toán được xem như một công cụ sắc bén và quan trọng để quản lý, cung cấp thông
tin nhanh, trung thực, khách quan chính xác về bức tranh tình hình tài chính trong
doanh nghiệp nói chung và tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói
riêng
Phân tích tốt tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển bền vững, tạo niềm tin cho mọi người trong doanh nghiệp
nói riêng và toàn xã hội nói chung. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của tình
hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
trên cơ sở những kiến thức đã được học, qua tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Sỹ Cường ,tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ
Cường” để làm luận văn
Nội dung Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường.
Chương 2 : Phân tích tài chính và tình hình tiêu thụ của Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Sỹ Cường năm 2016
Chương 3 :Tổ chức công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Ths.
Dương Thị Nhàn cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, cũng như sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH sản

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58


4


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

xuất và thương mại Sỹ Cường. Do điều kiện thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế
còn chưa nhiều và trình độ bản thân còn hạn chế vì vậy luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự chỉ bảo của Thầy Cô và sự góp ý của
các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin đề nghị được bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp ngành Kế toán doanh nghiệp – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh –
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Nga

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

5


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VKD

VCSH
DTT
ĐK
CK
GTGT
TSCĐ
HH
GVHB
HTK
DT
NVL
CCDC
CPQLDN
CPBH
NSNN
TBCN
TBVP
TM&DV

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

Vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
Đầu kì
Cuối kì
Giá trị gia tăng
Tài sản cố định
Hàng hóa
Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho
Doanh thu
Nguyên vật liệu
Công cụ dụng cụ
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng
Ngân sách nhà nước
Thiết bị công nghiệp
Thiết bị văn phòng
Thương mại và dịch vụ

6


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤTKINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SỸ CƯỜNG

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

7


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất


Luận văn tốt nghiệp

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Thông tin chung về công ty .
- Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường
- Tên giao dịch nước ngoài : Sy Cuong trading and production company limited
-Tên viết tắt : SYCUONG CO,.LTD
- Địa chỉ:. Tổ dân phố Miếu Nha 2, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (04) 62913586
- Số fax: 37269802
- Số tài khoản: 130718439
- Tại NH: NH ACB-CN HÀ NỘi
- Mã số thuế: 0105802057
- Người đại diện : Trương Mạnh Cường
- Vốn điều lệ : 1 000 000 000 đồng
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường được thành lập từ năm
2012 bởi ông Trương Mạnh Cường, đến nay đã được 5 năm hình thành và phát
triển. Là một công ty mới thành lập nhưng không phải là một công ty non trẻ yếu
kém. Trong những năm qua công ty đã dần dần xây dựng được thương hiệu, sản
phẩm sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao và lòng tin tưởng sử dụng của khách hàng.
Từ đó thấy được khả năng và tiềm năng rất lớn của công ty để bước trên con đường
đầy gian nan của nền kinh tế thị trường đầy khốc liệt như hiện nay.
Trong thị trường mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất phát
triển. Là một doanh nghiệp làm về cơ khí, công ty đã không ngừng thay đổi tích
cực để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường cũng phải tạo chỗ đứng cho mình bằng
cách tạo uy tín của mình trong thương trường. Doanh nghiệp đã thực hiện công việc
và chiến lược kinh doanh của mình hết sức nghiêm túc và đã đạt được nhiều thành

quả và sự tín nhiệm của đối tác và người tiêu dùng. Từng bước xây dựng Công ty
thành một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực gia công cơ khí, vững mạnh về tổ
chức và phát triển về quy mô . Hài hòa những lợi ích cơ bản của chủ sở hữu, người
lao động , đối tác và cộng đồng dựa trên phương châm điều hành trung thực và công
bằng . Kiên trì xây dựng đội ngũ công nhân viên đạo đức tốt , giỏi chuyên môn , tác
phong làm việc chuyên nghiệp , hiện đại trong trong công việc.

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

8


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

Việc kinh doanh tốt của doanh nghiệp đã thu được nhiều lợi nhuận điều này
tác động tích cực tới doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh
doanh tạo điều kiện phát triển về vật chất và tinh thần của công nhân viên được cải
thiện. Và điều lớn hơn nữa là góp phần làm tăng GDP của năm tăng thêm góp phần
phát triển đất nước.
1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
- Sản xuất các cấu kiện kim loại, đồ inox
- Sản xuất đồ may mặc
- Bán buôn các thiết bị, linh kiện điện tử
- Sửa chữa các đồ nội thất như bàn, ghế…
- Sản xuất đồ cầm tay ( dao, kéo…) và đồ kim loại thông dụng.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường là doanh nghiệp hoạch toán độc

lập với đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất theo quy chế và thực hiện
nghĩa vụ của mình theo đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh
- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về sản phẩm của
mình trước khách hàng, trước pháp luật.
- Xây dựng chiến lược phát triển có kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đưa công ty phát triển giữ
vị trí quan trong trong ngành. Giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày
càng có hiệu quả và uy tín trên thị trường.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ thuế, nộp thuế đầy đủ theo đúng quy
định của pháp luật và nhà nước.
- Quản lý nhân viên theo phương pháp tập trung dân chủ, có kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng nâng cao về mọi mặt cho cán bộ mới đủ sức cạnh tranh đứng vững trên thị
trường.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động như trả lương đầy đủ, phân phối thu
nhập hợp lý, chăm lo đời sống tinh thần,vật chất cho người lao động trong công ty.
- Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, bảo vệ an ninh trật tự và môi trường.
* Quyền hạn của công ty:
- Công ty được ký hợp đồng kinh tế với các cá nhân, thể nhân, các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Công ty được vay vốn bằng tiền Việt Nam tại ngân hàng trong nước.
- Công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu tại sàn giao dịch
chứng khoán

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

9


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất


Luận văn tốt nghiệp

1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ
Cường
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Sản xuất giường, tủ, bàn , ghế
- Sửa chữa máy vi tình, thiết bị ngoại vi
- Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự
- Sản xuất hàng may sẵn ( trừ trang phục)
- May trang phục ( trừ trang phục từ da lông thú)
- Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
- Sản xuất nồi hơi ( trừ nồi hơi trung tâm)
- Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại
- Sản xuất dao, kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Lắp đặt thiết bị điện
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn đồ uống…..
1.3. Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại
Sỹ Cường

P h ò n g k ế K h á c h H ợ p th iế t k ế b ả n v ẽ s ả n G ia c ô n g s ả n H o à n th à n h s ả n K iể m tra c h ấ t K
hoạch hàng đồng phẩm

xuất
phẩm
lư ợ n g S p
h
o
Phòng
kế toán

Luân
chuyển
chứng
từ

Lập
chứng
từ bán

Phòng
kế
hoạch

hàng

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sỹ Cường
* Hợp đồng:

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

10



Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

- Tiếp nhận yêu cầu và thông tin của khách hàng sau đó làm hợp đồng kinh tế giữa
hai bên
- Kỹ thuật viên và chuyên viên thiết kế lên phương án thiết kế dựa theo mẫu sản
phẩm đẹp nhất mà khách hàng yêu thích, hoặc kiểm tra bản vẽ nếu có. Ngoài ra dựa
trên không gian ngoại quan của khách hàng cùng sở thích cá tính công ty sẽ tư vấn
để khách hàng có được những sản phẩm phù hợp nhất
* Thiết kế bản vẽ sản phẩm gia công
- Khi khách hàng đã chốt mẫu thiết kế, nhân viên kỹ thuật sẽ lên bản vẽ chi tiết
đúng theo kích thước thực tế của sản phẩm. Và được kiểm tra sau đó bàn giao cho
quản lý phân xưởng
- Quản lý phân xưởng sẽ chỉ nhận nhiệm vụ khi đã có chữ ký của trưởng phòng thiết
kế hoặc trưởng phòng kỹ thuật cùng với dấu kiểm duyệt của công ty trên bản vẽ
- Quản lý kỹ thuật sẽ triển khai thi công theo đúng bản vẽ thiết kế
* Gia công sản xuất:
- Gia công inox: Lựa chọn inox tốt, sau đó cắt, uốn, tạo hình các thanh inox theo
kích thước bản vẽ kỹ thuật
- Tạo hình: Hàn các thanh inox được cắt, uốn và tạo hình theo đúng hình dạng và
mẫu mã của bản thiết kế để tạo hình cho sản phẩm như mẫu thiết kế.
- Làm phẳng mối hàn: Làm phẳng các mối hàn để không bị lộ mối hàn, cho sản
phẩm trơn tru và đẹp hơn bằng máy chà nhám
* Hoàn thành sản phẩm, kiểm tra, bàn giao cho khách hàng
- Sau khi sản phẩm hoàn thành nhân viên thiết kế sẽ kiểm tra lại lần cuối cùng trước
khi chuyển vào kho
- Cuối cùng là giao hàng theo đúng hợp đồng với khách hàng.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh .Đối với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường có những trang
thiết bị như ở bảng 1-1 , nó là yếu tố hỗ trợ cho công tác quản lý cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Qua bảng 1-1 ta thấy được tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty
về số lượng và chất lượng tạm thời đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.

BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHỦ YẾU

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

11


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp
CỦA CÔNG TY
Bảng 1-1


TT TSCĐ/
CCDC
I

Tên máy móc
thiết bị

Đơn vị


Nước
sản
xuất

Năm
mua/sử
dụng

Số
lượng

Chất
lượng

Máy móc phục vụ sản xuất

1

TS01

Máy tiện

Chiếc

NHẬT

2014

2


Khá

2

TS02

Máy hàn

Chiếc

NHẬT

2014

2

Khá

3

TS03

Máy chà nhám

Chiếc

TQ

2013


1

Khá

4

TS04

Máy cắt

Chiếc

TQ

2014

2

Khá

5

TS05

Máy ép

Chiếc

TQ


2014

1

Tốt

II

Thiết bị văn phòng

1

CC01

Điện thoại

Chiếc

VN

2013

4

Khá

2

CC03


Máy in

Chiếc

TQ

2014

3

Khá

3

CC04

máy scan HP

Chiếc

MỸ

2013

2

Tốt

4


CC05

Máy photo

chiếc

TQ

2014

1

Khá

5

CC06

Máy tính

Chiếc

MỸ

2014

3

Tốt


III

Phương tiện vận tải

1

TS06

Xe ô tô tải Ford

Chiếc

Mỹ

2014

1

Tốt

2

TS07

Xe tải Huyndai

Chiếc

VN


2013

1

Khá

IV

Nhà cửa, vật kiến trúc

1

TS08

Nhà kho

2012

1

Tốt

2

TS09

Nhà xưởng Tây
Mỗ


2012

1

Tốt

1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

12


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

Hội đồng thành viên
Chủ tịch hội đồng thành viên
Phó Giám đốc

Phòng kế
toán tài
chính

Phòng thiết
kế

Phòng kế
hoạch


Phòng kỹ
thuật, sản
xuất

Hình 1-2: : Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Sỹ Cường
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong Công ty:
- Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Có toàn quyền
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với
pháp luật Việt Nam
- Chủ tịch HĐTV: (kiêm giám đốc) Là người đại diện của công ty, được hội đồng
thành viên bầu lên, giám sát, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành
viên, quyết định các vấn đề kinh doanh hàng ngày của công ty. Thay mặt Hội đồng
thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
- Phó giámđốc: Là người dưới quyền giám đốc, giúp giám đốc điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty, trực tiếp quản lý các phòng ban dưới quyền
- Phòng kế toán – tài chính: chịu trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch
về kế toán thống kê tài chính. Theo dõi kịp thời , liên tục các hệ thống số liệu về số
lượng vốn và các quỹ Công ty hiện có. Tính toán các chi phí kinh doanh để lập biểu
giá thành thực hiện, tính toán các khoản lỗ, lãi theo chế độ kế toán thống kê hiện
hành. Phân tích kinh kế theo từng thời kỳ. Lập kế hoạch để thanh toán kịp thời các
khoản vay đến hạn , thu chi tiền mặt và hạch toán kinh tế. Quyết toán và lập báo
cáo hàng tháng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện kế hoạch vốn kinh doanh,
hạch toán kế toán đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản, của Công

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

13



Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

ty. Lập báocáo tài chính của Công ty, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng
liên quan khác.
- Phòng thiết kế: thiết kế được sử dụng ở mọi cấp độ của kinh doanh, từ chiến lược
cao cấp – giúp đỡ tìm ra các cơ hội mới để phát triển, đến các thực thi chi tiết – đảm
bảo cho mọi trải nghiệm mà một khách hàng mong muốn và mức độ lôi cuốn mà nó
có thể mang lại. chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng và thiết kế các mẫu sản
phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng
- Phòng kỹ thuật, sản xuất:
+ Sản xuất các sản phẩm ,thành phẩm theo hợp đồng để tiêu thụ
+ Thực hiện các đơn đăt hàng và hợp đồng của khách hàng về các loại sản phẩm
theo yêu cầu khách hàng.
+ Hoàn thành các đơn đặt hàng theo kế hoạch đưa ra và tạo ra những sản phẩm có
chất lượng tôt nhất.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh
vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn công ty. Chủ
trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, …
theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị
phục vụ công tác vận hành và bảo trì máy móc thiết bị trong toàn công ty.
+ Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị
như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu ... Xây dựng, áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà công ty chọn. Duy trì hệ thống quản
lý chất lượng có hiệu quả.
+ Chủ trì thực hiện công tác kiểm định chất lượng sản phẩm. Giám sát, theo dõi
kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất và đề xuất
các phương án xử lý trình Giám đốc phê duyệt.

+ Chủ động quan hệ với các đơn vị , các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của
địa phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào
tình hình thực tế tại công ty.
+ Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công
nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện,
thiết bị.
+ Phối hợp cùng các phòng ban tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công
tác thi nâng bậc công nhân hàng năm.
+ Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạọ yêu cầu.

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

14


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

- Phòng kế hoạch: sẽ tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế
hoạch ,dự án và tổ chức triển khai nhiệm vụ của toàn công ty, quản lý kỹ thuật chất
lượng công trình mà doanh nghiệp thực hiện
->Nhiệm vụ của phòng kế hoạch:
+ Lập kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi đôn đốc và kiểm tra
việc thực hiện theo kế hoạch đã giao. Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo
yêu cầu của lãnh đạo công ty.
+ Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc đề ra của công ty và các
công tác khác được phân công theo quy định. Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc

xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các
phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch .
+ Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó
dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm
nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm đã và đang tồn tại trong
công ty.
+ Công tác lập dự toán:
+ Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán
khối lượng thực hiện công việc, các dự án đầu tư mua sắm thiết bị phuc vụ cho sản
xuất.
+ Phụ trách các hợp đồng kinh tế nhận về
1.6.Tình hình tổ chức lao động của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ
Cường
- Chế độ làm việc:
Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 6,
ngày thứ 7 làm buổi sáng. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh thì nhân
viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo
quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước và có những đãi ngộ thỏa
đáng.
Nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ: Nhân viên được nghỉ lễ và tết theo quy định của
Bộ Luật lao động. Những nhân viên có thời gian làm việc tại công ty từ 12 tháng trở
lên, được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, nếu làm việc dưới 12 tháng thì số ngày nghỉ
phép được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc.
Nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên được nghỉ ốm 3 ngày trong năm và được
hưởng nguyên lương. Trong thơi gian nghỉ thai sản, ngoài thời gian nghỉ 04 tháng

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

15



Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

với chế độ bảo hiểm đúng theo quy định do Bảo hiểm xã hội chi trả, còn được
hưởng thêm 50% lương theo hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang thoáng mát.
Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện
bảohộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ
nghiêm ngặt.
- Chính sách tuyển dụng đào tạo:
Tuyển dụng: Công ty có hệ thống quy chế về tuyển dụng rõ ràng, tuyển dụng
thông qua các nguồn lao động từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và lao
động phổ thông trên địa bàn.
Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào
làm việc, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tùy từ vị trí cụ thể mà
Công ty đề ra tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh phải đáp ứng các
yêu cầu cơ bản như: Có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp
đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động, có ý
tưởng sáng tạo.Đối với các vị trí quan trọng, yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe về
kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích và trình độ ngoại ngữ, tin học.
- Chính sách thu hút nhân tài:
Công ty có chính sách lương, thưởng xứng đáng với cống hiến chất xám, đặc
biệt là đối với các nhân viên giỏi, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan.
Điều này, một mặt để giữ chân nhân viên lâu dài, vừa thu hút được lao động có
năng lực từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty.
- Chính sách lương thưởng, phúc lợi:
Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với
ngành nghề hoạt động. Hệ số lương được xác định dựa trên trình độ, cấp bậc và tay

nghề của người lao động, đảm bảo phù hợp với năng lực và công việc của từng
người, khuyến khích cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hăng say, góp
phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công
ty gia tăng hiệu quả làm việc, đóng góp cho công ty, Công ty có chính sách thưởng
hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ trên thành
tích của từng cá nhân và tập thể trong việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao, có
sáng kiến cải tiến công việc… Ngoài ra Công ty còn có chế độ thưởng lương vào
cuối năm, tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh của Công ty trong năm mà số lương
thưởng sẽ tăng giảm tương ứng.

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

16


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

- Bảo hiểm và phúc lợi:
Việc trích nộp bảo hiểm, xã hội, bảo hiểm y tế được công ty thực hiện đúng
theo quy định hiện hành của Luật Lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn lao động 24/24
cho toàn thể CBCNV
- Tình hình tổ chức lao động:
BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI SỸ CƯỜNG
Bảng 1-2
Năm 2015

STT

Chỉ tiêu
Tổng số lao động

1

2

3

Năm 2016

Số
Số
Cơ cấu
lượng
lượng

So sánh


cấu

(+/-)

(%)

15


100

16

100

1

6,67

- Trên đại học

2

13,33

2

12,5

0

0

- Đại học

9

60,00


9

56,25

0

0

- Cao đẳng

2

13,33

3

18,75

1

50

- Trung cấp

2

13,33

2


12,5

0

0

- Lao động trực tiếp

10

66,67

11

68,75

1

10

- Lao động gián tiếp

5

33,33

5

31,25


0

0

- Lao động nam

12

80,00

13

81,25

1

8,33

- Laođộng nữ

3

20,00

3

18,75

0


0

Phân theo trình độ

Phân theo đối tượng

Phân theo giới tính

Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên công nhân của Công ty có trình
độ cao ,đáp ứng được yêu cầu công việc thích ứng được đòi hỏi của thị trường.

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

17


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua những nét khái quát đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ
Cường như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Công ty có vị trí địa lý thuận tiện cho việc sản xuất, ký kết các hợp đồng
cũng như tiếp nhận và thực thi tốt các quy định của Nhà nước.
- Đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình, tận tâm, có nhiều kinh nghiệm
trong việc vận hành và sửa chữa thiết bị. Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm,
luôn tự ý thức được việc tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít cấp quản lý dẫn đến giảm được chi phí đáng kể
cho công tác quản lý của công ty.
- Công tác chuẩn bị sản xuất được chuẩn bị tốt, công ty đã thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định, chế độ công tác trong bảo quản, vận hành và sử dụng, sửa chữa,
bảo dưỡng máy móc thiết bị. Qua đó tạo được sự đồng bộ kịp thời, đáp ứng được
yêu cầu sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác quản lý được tổ chức đã tạo sự ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Trong những năm tới công ty tiếp tục hoàn thiện các nội quy, quy chế Công ty, đặc
biệt phân phối tiền thưởng và tiền lương ngày càng hợp lý.
* Khó khăn :
- Do hiện nay trên thị trường các sản phẩm về inox tương đối phổ biến, khá
nhiều chủng loại nên các sản phẩm của công ty vấp phải sự cạnh tranh khá lớn

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

18


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

Luận văn tốt nghiệp

19


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp


Chương 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ THƯƠNG MẠI SỸ CƯỜNG NĂM 2016

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

20


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản
xuất và thương mại Sỹ Cường
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là nghiên cứu một cách toàn diện,
có căn cứ khoa học tình hình sản xuấtkinh doanh nhằm rút ra các kết luận tổng quát
về các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở những tài liệu thống kê,
hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản xuất cụ thể. Đồng thời phát hiện và tìm ra
những nhược điểm, những khó khăn để đưa ra các giải pháp khắc phục. Những
công việc này đều góp phần không ngừng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn và làm cơ sở cho sự phát triển bền vững cho
những năm tiếp theo. Do vậy, việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh là vô cùng quan trọng không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp định
hướng tốt mà còn đem lại hiệu quả cao nhất có thể về kinh tế- xã hội.
Để đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
tác giả tiến hành phân tích tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu
(bảng 2-1).

Qua bảng 2.1 ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2015 đạt 5.432.188.081 đồng, năm 2016 đạt
7.782.530.830 đồng , tương ứng tăng 2.350.342.749 đồng, ứng với 43,27%. Tổng
doanh thu thực hiện năm 2016 cũng tăng so với kế hoạch đề ra là 1.75%. Trong đó,
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.351.274.872 đồng so với năm 2015,
ứng với tăng 43,3% và tăng 134.265.040 đồng so với kế hoạch đề ra, ứng với tăng
1,76%. Nguyên nhân là do các mặt hàng chủ yếu của công ty về inox như tủ nấu
cơm inox, thùng đá, khay đá, bàn inox, quầy inox, bếp inox.... Nhu cầu sử dụng các
mặt hàng này trên thị trường hiện nay là rất lớn, sản phẩm của công ty có chất
lượng tốt, mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại có thể đáp ứng được nhu cầu của
nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì công tác quảng cáo, marketing của
công ty cũng được chú trọng quan tâm. Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh
thông minh, năng động, nhiệt tình nên đã quảng bá được sản phẩm của công ty đến
rộng khắp người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng tăng cao. Tuy nhiên, mặt
doanh thu hoạt động tài chính của công ty lại giảm. Doanh thu tài chính năm 2016
là 1.145.030 đồng, giảm 932.123 đồng so với năm 2015, đồng thời cũng giảm vượt
mức so với kế hoạch đề ra, tức giảm 636.999 đồng so với kế hoạch năm 2016.
Nguyên nhân là do công ty vẫn chủ yếu chú trọng vào việc kinh doanh sản phẩm,
chưa thực sự chú trọng vào việc đầu tư các hoạt động tài chính.

BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN X

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

21


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2-1
Năm 2016

TT
1

b
2
a
b
3
4
5

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Tổng vốn kinh doanh bq
Vốn ngắn hạn bq
Vốn dài hạn bq
Giá vốn hàng bán
Tổng số lao động
Tổng quỹ lương

6

Tiền lương bq


7
8
9
10

Năng suất lao động bq
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

a

Đơn vị
tính
Đồng

Năm 2015
5.432.188.081

Đồng

5.430.110.928

Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Người

Đồng
Đ/NgTháng
Đ/NgTháng
Đồng
Đồng
Đồng

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

KH
TH
Tuyệ
7.648.902.789 7.782.530.830 2.35
7.647.120.760 7.781.385.800

2.35

2.077.153
1.782.029
1.145.030
5.770.265.613 7.209.983.048 7.411.409.669 1.641
5.753.498.340 6.898.938.083 7.092.024.025 1.338
16.767.273
311.044.965
319.385.644
302
4.844.739.013 7.034.735.071 7.112.643.591 2.26
15
16
16

542.790.072
600.802.938
604.888.128
6
3.015.500

3.129.182

3.150.459

30.178.823
46.521.996
9.304.399
37.217.597

39.838.035
54.573.282
10.914.656
43.658.626

40.534.015
57.946.624
11.589.325
46.357.299

22

1
1



Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

Tổng số vốn kinh doanh bình quân năm 2016 tăng 1.641.144.056 đồng so
với năm 2015, tương ứng tăng 28,44%. Điều đó cho thấy công ty đã có sự đầu tư
vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Trong đó, vốn ngắn hạn bình quân tăng
1.338.525.685 đồng tương ứng tăng 23,26% so với năm 2015. Vốn dài hạn bình
quân tăng 302.618.371 đồng tương ứng tăng 1804,82% so với năm 2015. Nguyên
nhân tăng vốn kinh doanh các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn
hạn, tài sản cố định...đều tăng và có tốc độ tăng nhanh hơn các khoản mục giảm giá
trị. Đối với việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, tổng nguồn vốn kinh doanh không
ngừng được duy trì và tăng cường bằng cách huy động các nguồn vốn có thể như:
Đầu tư từ các tập đoàn lớn, trích lại từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,
vay từ các tổ chức tín dụng,…. Việc tăng nguồn vốn kinh doanh tạo cho công ty
tiềm lực cạnh tranh cao cũng như uy tín trên thị trường lớn. Công ty nên có những
biện pháp để tận dụng triệt để và phát huy hết mức đồng vốn của mình, làm sao để
sử dụng hiệu quả nhất và đem lại lợi nhuận mong muốn trong tương lai gần
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình kinh doanh của
tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Nó phản ánh mức chi phí cho việc sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2016 tăng 2.267.904.578 đồng
tương ứng 46,81% so với năm 2015 và tăng đồng tương ứng tăng 1,11% so với kế
hoạch đã đề ra. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn là giá cả thị trường biến động
làm cho giá trị nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, chi phí cho việc gia công chế biến
tăng, do sản lượng hàng tiêu thụ tăng lên làm cho doanh số bán hàng tăng vì thế nên
đẩy giá trị của giá vốn hàng bán lên cao,...
Tổng số lượng lao động năm 2015 là 15 người, năm 2016 là 16 người, tương
ứng tăng 6,67%. So với kế hoạch thì năm 2016 đã thực hiện đúng được kế hoạch đề
ra về số lượng lao động. Số lượng lao động tăng là do công ty mở rộng thêm quy

mô, đồng thời cũng do công ty có các chế độ đãi ngộ người lao động tốt nên thu hút
người lao động muốn là thành viên của công ty. Năng suất lao động bình quân cũng
tăng. Cụ thể, năng suất lao động bình quân năm 2016 tăng 10.355.192 đồng/ngườitháng, ứng với 34,31% so với năm 2015. Đồng thời năng suất lao động cũng tăng
vượt so với kế hoạch đề ra là 1,75%. Việc tăng năng suất lao động bình quân cho
thấy việc bố trí, phân công lao động tương đối hợp lí, phù hợp với năng lực của
từng người để có thế phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên công ty cũng nên
có thêm các chính sách khen thưởng để người lao động có thể phấn đấu hết mình
cho công việc.
Tổng quỹ lương của công ty năm 2016 là 604.888.128 đồng, nhìn chung là
đều tăng so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, tăng 62.098.056

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

23


Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

đồng, ứng với 11,44% so với năm 2015. Tăng 4.085.190 đồng so với kế hoạch đề ra
tương ứng với 0,68%. Tổng quỹ lương tăng là do trong năm 2016 công ty đã làm ăn
tốt hơn, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng cao nên công ty đã trích quỹ lương
cao hơn để khuyến khích nhân viên. Tiền lương bình quân năm 2016 là 3.150.459
đồng/người-tháng, tăng 134.959 đồng/người-tháng so với năm 2015 tương ứng với
tăng 4,48%. Trong bảng 2-1 ta cũng thấy được là năng suất lao động bình quân năm
2016 tăng so với năm 2015 là 10.355.192 đồng, điều đó có nghĩa là lao động bị hao
phí sức lao động nhiều hơn, việc đó kéo theo tiền lương lao động bình quân cũng
tăng bởi công ty phải trả sao cho phù hợp với sức lao động mà người lao động phải
bỏ ra. Mặc dù tiền lương bình quân tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy rằng

công ty đã quan tâm đến đời sống của người lao động nhiều hơn, có nhiều chính
sách ưu đãi cho nhân viên hơn để họ có thể ốn định cuộc sống tốt hơn, yên tâm gắn
bó lâu dài và cống hiến hết mình cho công ty.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2016 là 57.946.624 đồng, tăng
11.424.628 đồng tương ứng với 24,56% so với năm 2015. Đồng thời cũng tăng
3.373.342 đồng so với kế hoạch đề ra. Từ đó thấy được việc sản xuất kinh doanh
của công ty hoạt động đã có hiệu quả hơn, dần dần đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của mình.
Từ những phân tích đánh giá trên có thể nhận thấy năm 2016, kết quả kinh
doanh của công ty đã tăng so với năm 2015 và vượt cả mức kế hoạch đã đề ra. Để
đạt được kết quả đó thì công ty đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả
thị thường biến động không ngừng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì khó, có
nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Công ty cần phải phấn đấu, cố gắng phát huy
hơn nữa trong những năm tới.
2.2.Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ
Cường
Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và vươn xa
hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà
đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng. Các nhà đầu tư
hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm
đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong
khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có tín
dụng. Các cơ quan quản lý Nhà nước lại quan tâm đến tình hình lao động của doanh
nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế – tài chính phù hợp, sao cho các doanh
nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước… Để có

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

24



Trường Đại học Mỏ-Địa Chất

Luận văn tốt nghiệp

các câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài
chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc sử dụng vốn, huy động vốn và làm
thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được lớn lên, có nghĩa là đồng vốn
đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả. Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi
nhuận và duy trì hoạt động của công ty một cách ổn định đòi hỏi công ty phải có
một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán.
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Năm 2016 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nước nhà, để có những
kết quả đã đạt được trong năm vừa qua, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công
ty TNHH sản xuất và thương mại Sỹ Cường đã liên tục cố gắng không ngừng.
Năm 2016, Công ty đã thực hiện tốt công tác tài chính theo quy định của Nhà
nước. Xây dựng các quy chế quản lý nhằm tăng cường quản lý và sử dụng vốn, đảm
bảo việc thực hiện tốt việc tính toán và thu nộp các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối
với ngân sách Nhà nước. Đảm bảo thu nhập, khen thưởng và quyền lợi với cán bộ
công nhân viên toàn Công ty.
a. Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình
tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thức tiền tệ theo
giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu
quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh
doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp.

Nhiệm vụ của phân tích là đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn,
tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và kết cấu, liên hệ với các chỉ tiêu
kết quả hoạt động kinh doanh để có được các kết luận tổng quát, đồng thời phát
hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa
ra những nhận định sơ bộ ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp qua đó các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính, về
an ninh tài chính cùng những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện khái quát qua bảng 2-2:

Trần Thị Nga _ Lớp kế toán G- K58

25


×