Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

lý luận giá trị thặng dư và vận dụng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.36 KB, 29 trang )

Mục Lục
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin, NXB Chính trị quốc gia
2. Tổng cục thống kê (2017-2019)
3. Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2017-2019, NXB Thống kê

Chương 1.Tổng quan
1.1Lý do chọn đề tài
Học thuyết giá trị thặng dư của Karl Heinrich Marx (Marx) ra đời trên cơ sở nghiên
cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Học thuyết đó đã vạch trần thực chất bóc
lột tư bản chủ nghĩa cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
vũ trang cho giai cấp vô sản lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản.Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư không dừng ở đó.
Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.Vậy giá trị thặng dư là gì ? Ảnh
hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào sẽ được trình bày sau đây.
1.2.Mục đích nghiên cứu
• Làm rõ lý luận giá trị thặng dư
• Sự vận dụng của giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam
1.3.Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – chủ nghĩa duy vật lịch sử
• Phương pháp cụ thể: tổng hợp,phân tích , thống kê, so sánh
• Ý nghĩa phương pháp nghiên cứu: Hiểu rõ hơn về lý luận học thuyết giá trị thặng dư
và giá trị nó mang lại cho con người đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó vào công cuộc
công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.


Chương 2 :Lý thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
2.1.Lý thuyết giá trị thặng dư
2.1.1Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung
-Công thức chung của tư bản
T - H - T’


<Tiền –Hàng –Tiền>
+Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa ,đồng thời cũng là hình thức biểu
hiện đầu tiên của tư bản .Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền
nhất định.Nhưng tiền không phải là tư bản.Tiền chỉ biến thành tư bản trong những
điều kiện cụ thể ,khi chúng được sử dụng vào mục đích để bóc lột lao động của
người khác.
+Mọi tư bản đều vận động trong lưu thông theo công thức nàynghiệp,tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay ,tư bản ngân hàng,tư bản kinh doanh
ruộng đất>
+Tiền được coi là :
♦ Tiền thông thường
♦Tiền tư bản
H - T -H’ <Hàng –tiền –hàng>
T - H- T’<Tiền-hàngtiền>
Nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa
Nghĩa là sự chuyển hóa của
tiền
thành tiền rồi tiền lại chuyển hóa thành
thành hàng hóa ,rồi hàng hóa lại
hàng hóa .
chuyển ngược lại thành tiền.
+So sánh giữa hai công thức H-T-H’ với công thức T-H-T’
• Điểm giống nhau :
-Cả hai sự vận động đều do hai hành vi đối lập nhau là mua và bán hình thành
-Cùng có hai nhân tố vật chất lầ tiền và hàng
-Đều có sự tham gia của người mua và người bán
• Điểm khác nhau:
H - T -H’

T -H -T’


Điểm bắt đầu -hàng hóa
-tiền đóng vai trò trung gian
,kết thúc

-tiền
-hàng hóa đóng vai trò trung
gian

Trình tự diễn
ra hành vi

Mua trước bán sau

Bán trước mua sau


mua bán
Tính liên tục
của sự vận
động

Sự vận động sẽ kết thúc ở giai
đoạn thứ hai ,khi có những
người trao đổi có giá trị sử
dụng mà người đó cần đến.Sự
vận động có giới hạn

Sự vận đông của tư bản là
không có giới hạn.Vì sự lớn lên

của giá trị là không có giới hạn

Mục đích của Là giá trị sử dụng để thỏa mãn
sự vận động nhu cầu nên các hàng hóa trao
đổi phải có giá trị sử dụng khác
nhau.

Là giá trị hơn nữa là giá trị tăng
thêm.Vì vậy nếu số tiền thu về
bằng với số tiền ứng ra thì quá
trình vận động trở nên vô
nghĩa.Do đố số tiền thu về phải
lớn hơn số tiền ứng ra,nên cong
thức đầy đủ của tư bản là T-HT’
Trong đó T’=T+∆T số tiền hơn
đó là ∆T gọi là giá trị thặng
dư.Số tiền ứng ra ban đầu
chuyển hóa thành tư bản.

 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:
∆ Trong lưu thông dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng sẽ

không tạo ra giá trị mới do đó không tạo ra giá trị thặng dư.
• Xét trường hợp trao đổi ngang giá:
Có sự thay đổi hình thái giá trị từ tiền chuyển thành hàng hóa sau đó từ hàng hóa chuyển
hóa thành tiền ta thấy phần giá trị nằm trong mỗi bên tham gia trao đổi trước sau đều
không thay đổi.Xét về mặt giá trị sử dụng thì cả hai bên trao đổi đều có lợi .Như vậy
trao đổi ngang giá không tạo ra giá trị thặng dư.
• Xét trường hợp trao đổi không ngang giá:


+Trường hợp 1: nếu giả thiết mọi người đều bán hàng hóa cao hơn giá trị .Trong thực tế
không có nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người đi bán hàng hóa mà không phải là
người đi mua các yếu tố để sản xuất ra các hàng hóa đó.Do đó khi là người mua họ phải
mua cao hơn giá trị .Số lời mà họ thu được là người bán mất đi khi là người mua.Hành
vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không tạo ra giá trị thặng dư.


+Trường hợp 2: nếu giả thiết mọi người đều mua hàng hóa thấp hơn giá trị.Trường hợp
này tương tự như trường hợp trên,cái họ thu được là do mua rẻ sẽ bị mất đi khi họ là
người bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua .Gía trị thặng dư không
được tạo ra từ hành vi mua rẻ.
+Trường hợp 3:giả sử trong xã hội luôn có 1 số người lừa lọc bao giờ cũng mua được
rẻ bán được đắt .Xét về bản thân họ thì họ được lợi ,nhưng xét về xã hội thì giá trị thặng
sư mà họ thu được chính là cái người khác mất đi.Vì thế giai cấp tư sản không thể làm
giàu từ chính bản thân của mình.
⇒Như vậy thì trong lưu thông vẫn không có giá trị sinh ra dù trao đổi ngang giá hay
trao đổi không ngang giá thì vẫn không sinh ra giá trị thặng dư.


Ở ngoài lưu thông :

-Ở ngoài lưu thông ,nếu họ trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của họ thì giá trị
hàng hóa ấy không hề tăng lên .
-Ở ngoài lưu thông ,nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hàng hóa thì
phải lao động của mình .Chẳng hạn người thợ may được một chiếc áo tạo ra một giá trị
mới bằng cách lấy vải để làm ra chiếc áo .Thực tế chiếc áo có giá trị lớn hơn vải vì nó
thu hút nhiều lao động hơn .Gía trị của vải vẫn y như trước không tăng lên.
Như vậy ,C.Mác đã khẳng định ”Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng
không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông .Nó phải xuất hiện bên trong lưu thông và đồng
thời không phải trong lưu thông.”


 Đây chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản.Để giải quyết
mâu thuẫn này C.Mác chỉ rõ “phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa
làm cơ sở”
2.1.2.Hàng hóa sức lao động
a.Sức lao động và điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
-Khái niệm: sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những những năng lực thể
chất và năng lực tinh thần tồn tại trong cơ thể trong một con người đang sống và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
-Điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa :
+Thứ nhất: Người lao động phải được tự do về thân thể để có thể bán quyền sử dụng sức
lao động trong một thời gian nhất định


+Thứ hai:Người lao động phải không có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt .Họ trở
thành người vô sản. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao dộng của mình để sống.
b.Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giống như các loại hàng hóa khác ,hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị
và giá trị sử dụng
-Gía trị sức lao động được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động.Có thể xác định được giá trị hàng hóa sức lao động do
những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là ,giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuát lao động ,duy trì đời sống của bản thân người lao động.
• Hai là phí tổn đào tạo người lao động.
• Ba là giá trị nhuững tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và
gia đình của người lao động.


-Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của sức lao động và nó được thể hiện

trong quá trình tiêu dùng sản xuất của nhà tư bản.
1. Đối với hàng hóa sức lao động quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một

loại hàng hóa nào đó .Đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của
bản thân hàng hóa sức lao động . Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư
bản sẽ chiếm đoạt.
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt nó là nguồn gốc sinh
ra giá trị nghĩa là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây
chính là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung tư bản .
2.1.3.Vai trò của giá trị thặng dư

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản :mâu
thuẫn giữa tư bản và lao động ,mâu thuẫn giữa gia cấp tư sản và giai cấp công nhân.
+Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa .Với mục đích là
thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư ,các nhà tư bản cạnh tranh với nhau ,tiêu
diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn ,tỉ suất giá trị thặng sư cao
hơn.
+Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật ,cải tiến sản xuất.Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh
mẽ ,nền sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao ,mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.


2.2.Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
2.2.1.Sản xuất giá trị thặng dư

- Kn của giá trị thặng dư: là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu vào nhân tố
trừ đi phần giá cung của nó
Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau
đây:

Một là, chúng ta thấy có hai phần:
- Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn
và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ.
- Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là
giá trị mới. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao
động cộng với giá trị thặng dư.
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động
do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.
Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần:
- phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị
sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng
thời gian đó là lao động cần thiết.
- Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong
khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền
thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ
có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá
sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là
ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của
nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản
chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của
công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành
cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa
tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết
"Chủ nghĩa tư bản nhân dân". Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu
không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh

nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công
nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.
2.2.2Bản chất tư bản và phân chia tư bản

 Bản chất tư bản :


Tư bản là: một phần giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột
sức lao động của công nhân làm thuê. Bên cạnh đó tư bản còn là một quan hệ sản xuất
phản ánh mối quan hệ giữa tư sản và vô sản.
Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất
đều là tư bản. Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ
bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thanh tư bản khi nó trở
thành tài sản của nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư
bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa.Như vậy, tư bản không phải là
một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình
sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử.
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là
giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân
làm thuê. Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó
giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
 Phân chia tư bản :
Căn cứ vào hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa thì tư bản sản xuất được phân thành
tư bản bất biến và tư bản khả biến.
+ Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, trong quá trình sản
xuất không hề thay đổi về lượng ( C )
+ Tư bản khả biến là bộ phận tư bản để thuê công nhân, tư một lượng bất biến, trong quá
trình sản xuất tăng thêm về lượng ( V).
Mục đích phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là nhằm vạch rõ nguồn gốc
thật sự của m là do V sinh ra còn C là điều kiện cần thiết để sản xuất ra m. Muốn tiến

hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động,
tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn
tại khác nhau của tư bản sản xuất. Vậy các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò
như thế nào trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?
Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất có
nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn
dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà
xưởng..., có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ
sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu. Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng
đều do lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm,
nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản
phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng
đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới.Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá
trị sử dụng mới chứ không phải là được sản xuất ra.
Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác. Một mặt, giá trị của nó biến
thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công
nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công
nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao
động cộng với giá trị thặng dư.


Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hoá từ đại
lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình
sản xuất.
Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá
trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là
bộ phận tư bản đã lớn lên.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúp C.Mác xác
định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu tiên chia
tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó dựa vào vai trò khác

nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, do đó nó vạch
rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới
tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
2.2.3.Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

 Tỷ suất giá trị thặng dư:
+ Kn: là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để
sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Nếu ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả biến, thì
m’ được xác định bằng công thức:

+ Ý nghĩa:
* Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị nới do sức lao động tạo ra thì công
nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
* Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động
thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với
thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác:

* Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản ánh quy mô bóc lột, C. Mác sử dụng phạm
trù khối lượng giá trị thặng dư.
 Khối lượng giá trị thặng dư
+ Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giả trị thặng dư và tổng
tư bản khả biến đã được sử dụng.
+ Công thức: nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến, thì
M được xác định bằng công thức:
M = m’. V



+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ
bóc lột sức lao động càng tăng. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc
lột.
2.2.4. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của nền kinh tế tư bản

Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan
hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, tạo ra giá trị thặng
dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản
chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng
dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư
bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải lá giá trị sử dụng mà là sản xuất ra
giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên.Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động
cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư
bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều
giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được
mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động
và kéo dài ngày lao động tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản,
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra
giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị
thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản.Nó quyết
định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động
lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày
càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản
lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của
chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống
kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có
mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị
nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
 Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm
mới sau đây:
 Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng
giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng


suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí
lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay
thế được nhiều lao động sống hơn.
 Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến
đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức
tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do
đó, lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng; có vai trò quyết
định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao
động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
 Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng
được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi
không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ
các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự
cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở
thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã

bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các
nước lạc hậu, chậm phát triển.
2.3.Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
2.3.1Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

* Khái niệm: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
trong khi năng suất lao động và cả thời gian lao động tất yếu không thay đổi
*Ví dụ về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
(1)
v

4h

m

thời gian lao

thời gian lao

động cần thiết

động thặng dư

8h
m’=100%
10h

*Những khó khăn khi sử dụng phương pháp này





Độ dài của một ngày là 24h
Người lao động không được nghỉ ngơi để tái sản xuất lao động
Bóc lột lộ liễu – công nhân đấu tranh gay gắt

m’ = 150%


2.3.2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

* Khái niệm: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị
thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một
cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội
trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi
*Ví dụ

Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao
v

4h

động thặng dư

8h

(1)

m’ = 100%

v

m’ = 300%

2.3.3Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch

*Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng
suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của

*Đặc điểm
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là tạm thời, nhưng xét toàn xã
hội thì nó tồn tại thường xuyên
• Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư
bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội
• Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối


2.4.Các hình thái và hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
2.4.1.Lợi nhuận

* Chi phí sản xuất (k)
 Chi phí sản xuất là phần giá trị của hàng hoá, bù lại cho giá cả của những tư liệu

sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra
hàng hoá ấy.
 Đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hoá, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để
mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản
xuất tư bản chủ nghĩa, được ký hiệu là k. Theo đó:
k=c+v



 Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì ta có công thức:

W=c+v+m=k+m
 Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về
chất và về lượng:
+ Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực
tế hay giá trị hàng hoá:
k < W hay (c + v) < (c + v + m)
 Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi
phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước.
* Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c 1) là 1200 đơn vị
tiền tệ; số tư bản lưu động (c 2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên,
nhiên, vật liệu (c2) là 300 và tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong
10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:
Chi phí sản xuất là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ.
Tư bản ứng trước là: 1200 + 480 đơn vị tiền tệ.
Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một
năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí tư bản luôn bằng nhau và cùng ký hiệu là k (k
= c + v).
+ Về mặt chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị
hàng hoá.
C.Mác viết: phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá
trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá
trị.

 Như vậy, chi phí sản xuất TBCN che dấu quan hệ bóc lột TBCN. Việc hình thành chi
phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị

hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c
và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị
che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến
mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng
dư.
*Bản chất lợi nhuận


 Định nghĩa: Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là

con đẻ của tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận. Kí hiệu là p.
Khi đó ta có:
W=k+p
 Lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) có sự khác nhau về:
+ Về lượng: p có thể >, < hoặc = m
+ Về chất: cả p, m đều là sự chiếm đoạt lao động của công nhân làm thuê. C.Mác
viết: "Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị
hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao
động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng
trong hàng hoá"
 Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa: vì W = k + p
người ta lầm tưởng p là con đẻ của k. Khi p khác m thì người ta cho rằng p không có
nguồn gốc tư m.
*Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản
ứng trước. Kí hiệu là p’
- Công thức tính: p’ = ×100%
- Tỷ suất p’ là sự chuyển hoá của m’ vì p là sự chuyển hoá của m
- Giữa m' và p' lại có sự khác nhau cả về lượng và chất:
+ Về lượng: p’ luôn nhỏ hơn m’

+ Về chất: m' phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
Còn p' không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư
tư bản.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến p’:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng
lớn và ngược lại.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu
cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tỷ
suất giá trị thặng dư hàng năm càng tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả
biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn
*Lợi nhuận bình quân
 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:


+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất
và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thông qua các biện pháp: cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã… làm cho
giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu
được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng
hóa, tức là giá trị thị trường của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của
một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa
được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú…
 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
+ Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong
các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

+ Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với các điều kiện sản xuất không
giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nên các
nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.
*Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Công thức: = × 100%
*Lợi nhuận bình quân là số p bằng nhau của những TB bằng nhau, đầu tư vào những
ngành khác nhau, không kể đến cấu tạo hữu cơ.
Công thức: = x K
*Lợi nhuận thương nghiệp
 Tư bản thương nghiệp

+ Khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H' - T' của tư bản, do sự phân công lao
động xã hội, được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản
nào đó, thì tư bản kinh doanh hàng hoá (tư bản thương nghiệp hiện đại) xuất hiện.
+ Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp
tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp
+ Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ
mà tư bản công nghiệp trước đây đảm nhiệm. Quá trình này không diễn ra trong sản
xuất mà diễn ra trong lĩnh vực lưu thông, chức năng này tách rời các chức năng khác
của tư bản công nghiệp.
+ Tư bản thương nghiệp độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, nhà tư bản phải
ứng trước tư bản nhằm mục đích thu về với lượng tiền lớn hơn trước, thông qua việc


mua bán. Với mục đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản
xuất, mà chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông.
 Lợi nhuận thương nghiệp:
+ Về mặt chất: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do công nhân sản
xuất tạo ra mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp.
+ Về mặt lượng: Là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua

2.4.2.Lợi tức

*Khái niệm: Lợi tức (kí hiệu là Z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản
đi vay trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho
vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng
Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ
trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc
lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay
*Giới hạn lợi tức : 0 < Z’ < P
*Công thức tính: Z = T - T'
*Tỷ suất lợi tức
• Khái niệm: Tỷ suất lợi tức ( kí hiệu là Z' ) là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi

tức của số tư bản tiền tệ cho vay( thường tính theo tháng, quý, năm)
• Giới hạn tỷ suất lợi tức: 0 < Z' • Công thức tính tỷ suất lợi tức: Z' =
• Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào 2 yếu tố

+) Tỷ suất lợi nhuận bình quân
+) Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay
2.4.3..Địa tô

* Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa (R) là bộ phận giá trị thặng dư còn lại sau khi
đac khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực
nông nghiệp phải trả cho địa chủ
*Nguồn gốc: là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra
*Cơ sở của địa tô: Là quyền sở hữu ruộng đất
*Các hình thức địa tô tư bản công nghiệp
• Địa tô chênh lệch( ĐTCL I, ĐTCL II )



Định nghĩa: Địa tô chênh lệch là phần P vượt ra ngoài P bình quân, thu được trên
những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, nó là số chênh lệch giữa giá cả
sản xuất chung, được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá
cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn
• Địa tô tuyệt đối
Định nghĩa: Là một loại lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do
cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà bất cứ
nhà TB thuê ruộng đất nào đều phải nộp cho địa chủ
• Địa tô độc quyền
Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô TBCN. Địa tô độc quyền có thể tồn
tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và các khu đất trong thành thị
• Bảng các nguyên nhân vag các nguồn hình thành các hình thức địa tô:
Các hình thức

Những nguyên nhân hình
thành

Những nguồn hình thành

Địa tô chênh lệch

ĐQ kinh doanh ruộng đất
TBCN trên cơ sở ruộng
đất có hạn

Giá trị thặng dư do lao
động của công nhân nông
nghiệp tạo ra


Địa tô tuyệt đối

ĐQ tư hữu ruộng đất

Giá trị thặng dư do lao
động của công nhân nông
nghiệp tạo ra

Địa tô độc quyền

ĐQ tư hữu ruộng đất

Giá cả độc quyền

Giá cả ruộng đất
* Bản chất: giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hóa. Bởi ruộng đất đem lại địa tô,
tức là đem lại 1 thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như 1 loại tư bản đặc biệt.
Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô
do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành
* Cách xác định



Giá cả ruộng đất được xác định dựa trên địa tô
Giá cả ruộng đất dựa vào lãi suất ngân hàng

*Công thức tính


Giá cả đất đai =


Chương 3: Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào Việt Nam
3.1 Thực trạng về thị trường hàng hóa sức lao động và sử dụng sức lao động
ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019
3.1.1Thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động (cung lao động)

Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem vào quá
trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và
chất lượng lao động
a) Số lượng lao động
Nước ta có nguồn lao động hết sức dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Theo số liệu thống
kê của tổng cục thống kê trong giai đoạn 2017-2019 thì dân số Việt Nam hiện nay đang
là 96,48 triệu người. Trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động trong các năm
2017,2018.2019 lần lượt là 48,2 triệu người; 48,7 triệu người; 49,1 triệu người, mức
tăng dân số trong độ tuổi lao động dao động từ 500 nghìn đến 600 nghìn người so với
các năm trước trong giai đoạn này
Cụ thể , lao động nam thường chiếm tỷ lệ hơn 54% và nữ trong khoảng 45%-46%.
Trong đó về cơ cấu lao động thì lao động thành thị có xu hướng tăng về tỷ lệ khi ở mức
dao động từ 33%- 35,3% và lao động nông thôn tuy có xu hướng giảm dần theo thời
gian trong giai đoạn này nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn dao động ở trong từ 64% đến
67%.
b) Chất lượng lao động
Mặc dù, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị trường lao động
Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay
nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế.
Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông
thôn và thành thị. Ở thành thị và nông thôn lao động đã được đào có mức chênh lệch lớn
, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước. Trong khi đó,
lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn ở mức trung bình thấp, thiếu hụt lao

động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội


nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày
càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu
trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được
xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Chất lượng lao động tương đối thấp dù cơ cấu chuyển dịch lao động đang có xu hướng
thay đổi.: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu
nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng,
tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao
động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao
động Việt Nam ở mức trung bình, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo
dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc
thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chỉ đáp
ứng được một phần yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn
người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Người lao động dù
được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm nhưng còn ở mức thấp nên
dẫn tới sự yếu kèm khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và
chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
3.1.2.Thực trạng về sử dụng sức lao động( cầu lao động)

Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành
hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua
khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.
Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn này tiếp tục có sự
gia tăng, trong đó cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ trên
48,8%. Điều này khá phù hợp với thực tế hiện nay là một số tập đoàn lớn, đa quốc gia
chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư hoạt động sản xuất. Chính bởi điều đó nhu cầu lao

động ở các cấp bậc như phổ thông, trung cấp, đại học..đang có xu hướng tăng cao
Thị trường đang có dấu hiệu “khát” nhân lực nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ. Tỷ lệ
việc làm của sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành này trong vòng 3 năm trở lại đây thường
rất cao (trên 90%).,. Bên cạnh đó ta còn có thể kể đến các nhóm ngành như Logistics,
Ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng Khách sạn,... đều có nhu cầu lao động ở mức cao và thậm chí trong tương lai số lượng
tuyển dụng sẽ lớn. Điều này xuất phát từ việc trong giai đoạn này, khi đang trên đà phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,nhu cầu thị trường lao động sẽ có sự


chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang sử dụng
nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao, chất lượng lao động được nâng cao
3,1.3 Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm

Trong giai đoạn 2017-2019, tình hình kinh tế xã hội cũng có những biến động nhất định
ảnh hưởng đến người lao động .Trong đó ta có thể kể đến tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn này
dao động ở mức 2% , ở thành thị hơn 3%, khu vực nông thôn dao động trong khoảng
1,7%. Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn này có thể thấy ở mức trung bình và ta có thể thấy tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng lại cao hơn nông thôn điều này là do việc ở thành
thị ,thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó
không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao
động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Tỷ lệ thiếu việc làm lại có xu hướng thấp hơn tỷ lệ thấp nghiệp khi chỉ ở trong mức dao
động từ 1,5%-1,6%, tuy nhiên tỷ lệ thiếu việc làm tại nông thôn lại cao hơn thành thị khi
có mức dao động lần lượt là 1,5% đến 1,9% và 0,5% đến 0,7%. Và điều này cũng xuất
phát từ việc ở các vùng nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, rất ít các hoạt động phi
nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp lại có tính mùa vụ, có một khoảng thời gian nhàn
dỗi, vì vậy, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao
3.1.4. Chính sách tiền lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam giai đoạn này

Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền

lương/tiền công. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tái sản
xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động cùng gia đình họ. Tiền lương cũng được quyết định bởi những quy luật giá cả
của tất cả các hàng hoá khác; bởi quan hệ cung – cầu. Sự phân phối tiền lương công
bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công
bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi người.
Trong giai đoạn 2017-2019, chính phủ ban hành quy định mức tăng tiền lương tối thiểu
qua các năm và được ta tổng hợp qua số liệu sau:
Năm

2017

Mức lương(Đồng/tháng)
Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000



2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

2019

4.180.000

3.710.000

3.250.000

2.920.000

Trong giai đoạn 2017-2019,với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang,
lạm phát, những cải cách tăng lương của Nhà nước vẫn chỉ chưa thự sự đáp ứng thực tế,
nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì không đủ chi phí cho từng cá nhân mà còn
chưa xét đến chuyện lo lắng cho gia đình, con cái. Thực tế người lao động đa phần đều
có thu nhập ngoài lương qua các công việc làm thêm để trang trải cuộc sống
Các doanh nghiệp đều cho rằng mức lương này là quá thấp, gây khó khăn cho doanh
nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động. Mức lương tối thiểu cũng khiến cho nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn khi khách hàng tính giá thành cũng dựa vào nó. Hiện tại lương tối
thiểu chung và lương tối thiểu vùng đang áp dụng chung cho cả doanh nghiệp lẫn cả

khối hành chính sự nghiệp, cho nên nếu muốn tăng thì sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà
nước, điều này khiến mức lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng tăng rất chậm, chưa
thực sự phù hợp thực tế.
Bên cạnh đó đối với cán bộ viên chức nhà nước,chính sách tiền lương dù đã “cải cách”
vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống
hiến. Tiền lương thấp không kích thích được Cán bộ công viên chức gắn bó với Nhà
nước, không thu hút được nhân tài; ngược lại, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu
vực nhà nước ra làm việc cho khu vực ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập
cao, có xu hướng tăng. Mặt khác, lương thấp cũng là nguyên nhân quan trọng của tiêu
cực, tham nhũng.
Bất cập của chính sách tiền lương giai đoạn này chưa làm người lao động gắn bó với
công việc, mức lương tối thiểu chưa bảo đảm mức sống tối thiểu; quan hệ tiền lương
mang tính bình quân, thấp hơn nhiều quan hệ tiền lương trên thị trường lao động; hệ
thống thang bảng lương phức tạp và lạc hậu, mở rộng đối tượng và các loại phụ cấp tạo
bất cập cho các cơ quan…
3.1.5 Thị trường xuất khẩu lao động

Những năm gần đây, nhờ mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu lao
động của Việt Nam đang ngày càng sôi động hơn.Trong giai đoạn 2017-2019, lao động
Việt Nam tại nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Theo đánh giá của Cục
QLLĐNN, một số thị trường xuất khẩu lao động chính vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển
dụng lao động Việt Nam cao như: Đài Loan, Nhật Bản. Các thị trường khác vẫn có nhu
cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam


ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Những người lao động đi xuất khẩu chủ yếu vì
muốn tăng thêm thu nhập, cải thiện cho đời sống về sau. Cụ thể mức lương lao động cơ
bản tại hai thị trường lao động xuất khẩu lớn như Nhật Bản và Đài Loan có mức dao
động lần lượt 27-35 triệu VNĐ và 15-20 triệu VNĐ
Bên cạnh việc giữ vững thị trường xuất khẩu lao động truyền thống là các nước ở khu

vực Đông Nam Á, khu vực Châu Á, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác, liên kết nhằm mở
rộng thị trường mới ở khu vực Trung Đông, Châu Phi, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Đây là
những thị trường có nhu cầu lao động lớn, có chế độ đãi ngộ với lao động ngoài nước
như dân bản xứ.

3.2.Thực trạng sản xuất hàng hóa và thu lợi nhuận trong nền kinh tế Việt
Nam
3.2.1.Thực trạng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam năm 2017-2019


Nông, lâm, ngư nghiệp:

- Về nông nghiệp:
+Sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng
của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao tại một số
địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh
hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng. Sản lượng lúa cả năm 2017
ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích
và năng suất đều giảm so với năm trước. Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt
7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5
tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha. Tuy nhiên, bước sang năm 2018 nông nghiệp lại phát triển
ổn định và có mức tăng trưởng khá cao do thời tiết thuận lợi, giống lúa chất lượng
cao, phát triển môi trường sản xuất. Diện tích lúa cả năm 2018 ước tính đạt 7,57
triệu ha, giảm 134,8 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58,1
tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha. Mặc dù diện tích lúa giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản
lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm
2017. Sang đến năm 2019, nông nghiệp nhìn chung vẫn có những phát triển, tuy
nhiên sản lượng lúa Đông Xuân giảm so với 2018 do gặp trở ngại về thời tiết,
điển hình ở một số địa phương như Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Bắc Ninh,..
+ Năm 2017 kết quả sản xuất hoa màu và một số cây hàng năm: Sản lượng một số

cây trồng giảm như ngô, sắn, lạc, đậu tương, đậu các loại,…Tuy nhiên, sản lượng
mía và rau các loại tăng. Bước sang năm 2018 :Sản lượng một số cây trồng giảm
do diện tích gieo trồng giảm như ngô, mía, sắn, lạc, đậu tương,…song, sản lượng


khoai và rau các loại đều tăng. Sang năm 2019, sản lượng nhìn chung vẫn giữ
được mức ổn định như 2018, con số chênh lệch không đáng kể.
+Năm 2017, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ước tính đạt 2.215,1 nghìn
ha, tăng 35,2 nghìn ha so với năm 2016. Trong đó, diện tích cây cao su giảm do
một số địa phương có ý định phá bỏ các cây già cỗi chuyển đổi sang trồng hồ tiêu
và cây trồng khác. Sang năm 2018, diện tích trồng cây lâu năm tiếp tục tăng 2,3%
so với năm 2017 trong đó có nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy dầu,.. Giữ
vững được đà tăng trưởng đó, bước vào năm 2019, diện tích cây lâu năm ở 6 tháng
đầu năm ước tính đạt 3.504,1 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2018. Một số
nhóm cây khác cũng tăng về diện tích như: cây ăn quả, cây lấy dầu,… tuy nhiên
diện tích cây công nghiệp giảm. Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tăng
như chè,cao su, điều, hồ tiêu,…
+Sản lượng cây ăn quả năm 2017 đạt khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và
có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Năm 2018,nhóm cây ăn quả đạt sản
lượng thu hoạch khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và có thị trường tiêu thụ
ổn định, sản lượng cam, xòai, thanh long, dứa, nhãn,.. đều tăng so với 2017. Giữ
vững đà tăng trưởng đó, bước sang năm 2019, sản lượng cây ăn quả vẫn đạt loại
khá, cụ thể như chôm chôm đạt 208,4 nghìn tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm
2018; xoài đạt 516,6 nghìn tấn, tăng 7,8%; dứa đạt 379,5 nghìn tấn, tăng 2,3%;
cam đạt 312,3 nghìn tấn, tăng 3,8%. (số liệu lấy theo 6 tháng đầu năm )
+ Năm 2017 chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, nuôi gia cầm đạt khá, riêng
chăn nuôi lợn còn gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ chưa có nhiều chuyển biến,
giá thịt lợn ở mức thấp khiến quy mô đàn giảm. Bước sang năm 2018,chăn nuôi
trâu bò và gia cầm vẫn rất ổn định, chăn nuôi lợn được phục hồi nhanh, nhất là
những tháng cuối năm do giá bán sản phẩm tăng nhanh và người chăn nuôi có lãi.

Đến năm 2019, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi đang phải đối mặt với
diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng. Khiến cho rất
nhiều đàn lợn trên cả nước phải tiêu hủy, sản lượng thịt lợn giảm. Đàn trâu cũng
giảm do hiệu quả kinh tế không cao, diện tích chăn thả bị thu hẹp, một số hộ đã
chuyển sang kinh doanh dịch vụ khi địa phương thu hồi đất nông nghiệp để đầu
tư, xây dựng khu công nghiệp. Đàn bò phát triển khá với mức tăng trong tháng đạt
2,6% do thuận lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi ổn định.

- Về lâm nghiệp:
+.Năm 2017, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 241,3 nghìn
ha, tăng 1,2% so với năm 2016, trong đó diện tích rừng sản xuất ước tính đạt 228
nghìn ha, tăng 1,3%; rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 12,7 nghìn ha, giảm 1,5%; số
cây lâm nghiệp trồng phân tán cả năm đạt 99,8 triệu cây, tăng 0,6%. Bước sang
năm 2018, thời tiết cũng tương đối thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp, tuy


nhiên diện rừng trồng tập trung giảm so với 2017. Đến năm 2019, nhìn chung,
lâm nghiệp vẫn phát triển ổn định, tập trung chủ yếu vào công tác chăm sóc, bảo
vệ rừng và khai thác gỗ từ diện tích rừng đến kỳ khai thác. Tuy nhiên, diện tích
rừng trồng tập trung và số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt đều giảm, sản lượng
gỗ khai thác đạt 4.316 nghìn m3, tăng 4,3%
+ trong năm 2017 công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng đã được các cấp, các
ngành quan tâm thực hiện, đồng thời năm nay mưa nhiều nên diện tích rừng bị
cháy giảm mạnh. Sang năm 2018, diện tích rừng bị thiệt hại và bị cháy lại tăng so
với 2017, tuy nhiên diện tích rừng bị chặt phá giảm. Đến năm 2019, tính chung 6
tháng đầu năm, cả nước có 685,4 ha rừng bị thiệt hại, tăng 36,6% so với cùng kỳ
năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 402 ha, tăng 81,2%; diện tích rừng
bị chặt, phá là 283,4 ha, tăng 1,2%
-


Về ngư nghiệp:

+ Sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc. Sản lượng thuỷ sản cả năm
ước tính đạt 7.225,0 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước. Bước sang năm 2018,
sản lượng vẫn tiếp tục tăng do gặp nhiều thuận lợi về thời tiết và thị trường tiêu
thụ.Tính chung cả năm, tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 7.756,5 nghìn tấn,
tăng 6,1% so với năm trước.Tiếp tục đà tăng trưởng đó, sản xuất thủy sản sang
năm 2019 vẫn phát triển khá do nhu cầu thị trường tiêu thụ cao.Tính chung 6
tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 3.780,5 nghìn tấn, tăng
5,8% so với cùng kỳ năm trước.
+Thời tiết trong năm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy
sản trên biển, cùng với dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển đã tạo điều kiện cho
ngư dân ra khơi bám biển, đánh bắt xa bờ. Đến năm 2018, ngày càng có nhiều tàu
thuyền được cơ cấu lại theo hướng giảm lượng tàu công suất nhỏ và tăng lượng
tàu công suất lớn nên sản lượng hải sản thu về trong đánh bắt xa bờ ngày càng
tăng. Do sự ủng hộ của thời tiết, sang đến năm 2019 hoạt động khai thác biển khá
thuận lợi.Sản lượng thủy sản khai thác biển 6 tháng đạt 1.775,3 nghìn tấn, tăng
5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1.383,9 nghìn tấn, tăng 5,4%; tôm
đạt 71,1 nghìn tấn, giảm 0,4%.


Công nghiệp-xây dựng:

-Tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4% so
với năm 2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 14,5%
(mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại đây), đóng góp lớn nhất vào tăng
trưởng chung toàn ngành công nghiệp với 10,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất
và phân phối điện tăng 9,4%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước



và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai
khoáng giảm sâu 7,1%, làm giảm 1,5 điểm phần trăm mức tăng chung. Sang
2018, các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ
chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12,3% (quý I tăng
15,7%; quý II tăng 9,6%; quý III tăng 13,1%; quý IV tăng 11,1%), mặc dù thấp
hơn mức tăng 14,7% của năm 2017 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 20122016, đóng góp 9,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân
phối điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư với
mức tăng 10%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác
thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai
khoáng giảm 2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 11,3%), làm giảm 0,3 điểm
phần trăm mức tăng chung. Sang 2019, Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn
là điểm sáng, cùng với các ngành phân phối điện, cung cấp nước và xử lý rác thải
đều tăng trưởng góp phần vào mức tăng chung.
-Trong năm 2017, một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng cao so
với năm trước, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng của ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
tăng 32,7% (tập trung ở sản xuất điện thoại di động thông minh giá trị cao và linh
kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu). Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản
xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 0,2%;
khai thác than cứng và than non bằng năm trước; sản xuất thuốc lá giảm 0,1%;
khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,3%. Năm 2018, một số sản phẩm
tăng thấp hoặc giảm như sữa tươi, phân hỗn hợp NPK hay thức ăn gia súc,…Đến
2019,Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6
tháng đầu năm 2019 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào
tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu
mỏ tinh chế, sản xuất kim loại, khai thác quặng kim, chế biến gỗ,….
-Trong năm 2017, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với năm
trước như sắt thép thô, ti vi, thép cá, vải dệt từ sợi tự nhiên, phân ure,… Sang
2018, những sản phẩm công nghiệp tăng cao được thay bằng xăng, dầu, thép thô,
khí hóa lỏng , thức ăn cho thủy sản,… Đến năm 2019, một số sản phẩm công

nghiệp tăng cao có sắt, thép thô, xăng, dầu, ti vi, khí hóa lỏng,…
-Trong giai đoạn 2017-2019 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là điểm
sáng góp phần đẩy mạnh sức tăng trưởng cho ngành.Tuy nhiên, tăng trưởng công
nghiệp nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, vốn
đầu tư và lao động, trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
còn hạn chế.


Dịch vụ:


-

-

-

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 ước
tính đạt 3.934,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước.Sang năm
2018, những con số này tiếp tục được tăng hơn, cụ thể,Trong khu vực dịch
vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị
tăng thêm năm 2018 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,51% so với cùng
kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng
là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế (0,92 điểm phần trăm). Đến năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng nhờ quy mô và phương thức hoạt động đem
lại nguồn lợi nhuận lớn.
Vận tải hành khách năm 2017 đạt 4.081,6 triệu lượt khách, tăng 11,1% so
với năm trước .Vận tải hàng hóa năm 2017 đạt 1.442,9 triệu tấn, tăng 9,8%
so với năm trước. Sang năm 2018, ngành vận tải, kho bãi tăng 7,85%, đóng

góp 0,26 điểm phần trăm. Đến năm 2019 con số về vận tải hành khách và
vận tải hàng hóa vẫn liên tục tăng, Tính chung 9 tháng năm 2019, vận tải
hành khách đạt 3.792,5 triệu lượt khách, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm
trước. Vận tải hàng hóa đạt 1.244,5 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm
trước
Lượng khách quốc tế đến nước ta cũng không ngừng tăng mạnh theo từng
năm 2017,2018,2019.

3.2.2.Thu lợi nhuận ở nền kinh tế Việt Nam

Như chúng ta đã biết, sau chính sách Đổi Mới năm 1986, kinh tế Việt Nam chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đã đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Việc thu
lợi nhuận trong nền kinh tế Việt Nam dựa trên quy luật giá trị thặng dư của C.Mac rõ nét
nhất đó là trong các doanh nghiệp tư nhân vì đặc thù của các doanh nghiệp tư bản tư
nhân là nó mang đầy đủ tính chất của một doanh nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Các
doanh nghiệp tư bản tư nhân hiện nay hoạt động ở Việt Nam như công ty may mặc,
giày dép,…công nhân trong nhà máy thường có lương cao hơn doanh nghiệp nhà
nước.Điều này khiến họ lầm tưởng ở các doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao đơn, đời
sống tốt hơn.Thực ra công nhân trong các doanh nghiệp này thường phải làm việc với
năng suất và cường độ lao động rất cao. Hơn nữa ngày lao động của họ thường kéo dài
hơn rất nhiều , họ thường phải làm thêm ca ba, làm bán thời gian .. thường đó là biện
pháp mà các ông chủ tư bản áp dụng để bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra.Người công
nhân thực chất đã tạo ra lượng giá trị lớn hơn rất nhiều lần bản thân giá trị sức lao động
của họ mà nhà tư bản đã mua bằng cách trả tiền lương.Điều này các nhà tư bản lợi dụng
triệt để ở nước ta: nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Do sự dư thừa nhân công và thiếu



×