Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch thực tế lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.66 KB, 12 trang )

TRƯỜNG …………………………………………………….
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI AN SINH XÃ HỘI

Người thực hiện:………………..
Đơn vị công tác: ………………………………….

Tháng 5 năm 2019

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện theo Quyết định số 82/QĐ-ĐTCB ngày 29 tháng 3 năm 2018
của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong về việc cử Lớp TCLLCT-HC K20A17 đi thực tế tại Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ ngày
20-24/4/2018. Trong suốt hành trình chuyến đi, đoàn chúng tôi được trải nghiệm
tận mắt qua các công trình, địa danh văn hóa, lịch sử như: Khu Đại Nội Huế,
Hoàng thành, Tử cấm thành, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn, Bà Nà hills, Trung tâm
hành chính Đà Nẵng, Thành cổ Quảng Trị, chùa Linh Ứng, phố cổ Hội An,
Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Làng Sen, Làng Hoàng Trù,…… mỗi nơi,
mỗi địa danh cho đoàn chúng tôi những cảm nhận khó quên về vùng đất và con
người trên dải đất miền trung anh dũng.
Trong chương trình chuyến đi nghiên cứu thực tế của Lớp TCLLCT-HC
K20A-17. Tôi và các bạn trong lớp đã được nghe báo cáo về tình hình phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Đà Nẵng, được trải nghiệm, nghiên cứu


thực tế và tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội, môi trường của thành phố Đà Nẵng.
Trong phạm vi bài thu hoạch này tôi xin được phác họa đôi nét về những nơi
mình đã đi trong chuyến đi thực tế và để lại trong tôi những ký ức thật đẹp về con
người cũng như quang cảnh thiên nhiên thơ mộng mà trời ban cho. Tôi xin chọn
chủ đề : “Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội ở Thành phố Đà Nẵng”. Nhằm
nâng cao nhận thức của mình và tìm hiểu sâu hơn về công tác Phát triển kinh tế gắn
với an sinh xã hội ở cơ sở đại phương nơi tôi đang công tác và sinh hoạt.

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2


Chuyên đề dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin. Căn cứ lý luận của chuyên đề là đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói
riêng về phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Đồng thời
nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm, tình hình địa phương, đơn vị nghiên cứu
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như
chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm
của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ
Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông
giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam
về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành
lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar).
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê,
Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo
Hoàng Sa.

2.2. Thành tựu
Năm 2017 là năm thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 và Chương trình “Thành phố 4 an”, đồng thời cũng là năm diễn ra
các sự kiện lớn như: Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa
quốc tế, Đại Hội Du Lịch Golf Châu Á 2017... Ngay từ đầu năm, UBND thành
phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Nghị quyết
số 02-NQ/TU của Thành ủy và Nghị quyết số 83/NQ-HĐND của HĐND thành
3


phố về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017; tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ
trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp v.v.. Tình hình kinh tế - xã hội và sản
xuất kinh doanh được duy trì ổn định. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu
theo Nghị quyết 83/NQ-HĐND như sau:
(1). Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) ước đạt
58.597 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016 (NQ: 9-10%);
(2). Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước tăng 8,1% (NQ: 9,5-10,5%);
(3). Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước tăng 7,9% (NQ: 9-10%),
trong đó công nghiệp ước tăng 8,8% (NQ: 10,5-11,5%);
(4). Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước tăng 3,7% (NQ: 3-4%);
(5). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 12,4% (NQ: 11-12%);
(6). Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 23.379,35 tỷ đồng, đạt
111,9% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 17,96% so với thực hiện năm 2016;
(7). Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,1% (NQ: tăng 9-10%);
(8). Tỷ lệ tạo việc làm tăng thêm 4,4% (NQ: 4-5%), tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề đạt 49% (NQ: 49%) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,6%
(NQ: 3,6%);

(9). Tỷ lệ giảm sinh ước đạt 0,1%o (NQ: 0,1%o);
(10). Tỷ lệ hộ nghèo (hộ nghèo còn sức lao động) còn lại cuối năm (theo
chuẩn mới TP đến năm 2020) đạt 2,86% (NQ: 3,81%);
(11). Gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu HĐND thành phố giao.
Kết quả cụ thể các lĩnh vực như sau:
Về kinh tế
Các lĩnh vực dịch vụ phát triển ổn định. Thành phố tiếp tục tập trung
chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển mạnh các ngành dịch vụ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2035; xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị
4


quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển sôi động với nhiều hoạt động thu hút
khách du lịch[1], đặc biệt là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 (DIFF
2017). Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 6,6 triệu lượt,
đạt 104,8% kế hoạch, tăng 19% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế ước đạt
2,3 triệu lượt, đạt 115% kế hoạch, tăng 36,8%; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động
du lịch ước đạt 19.403 tỷ đồng, đạt 104,9% kế hoạch, tăng 20,6%; doanh thu lưu
trú, du lịch, lữ hành ước đạt 6.695 tỷ đồng, tăng 8,6%. Từ đầu năm đến nay,
thành phố đã xúc tiến mở 08 đường bay thường kỳ, các đường bay mới tại Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số đường bay thuê chuyến; đến
nay, thành phố có 28 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 14 đường
bay trực tiếp thường kỳ và 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm và bảo vệ môi trường
du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị đầu
tư du lịch Đà Nẵng trong khuôn khổ Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2017; ban hành
Kế hoạch tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch Đà Nẵng giai đoạn 20172018 và lồng ghép quảng bá nhân sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017; tham gia
các Hội chợ, chương trình xúc tiến du lịch trong vào ngoài nước; phối hợp công

bố Bộ nhận diện thương hiệu du lịch 3 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và
Thừa Thiên-Huế, thực hiện quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình; đưa vào
sử dụng Ứng dụng du lịch Đà Nẵng trên thiết bị di động (App Danang
FantastiCity), thí điểm ứng dụng chatbot vào du lịch thông minh phục vụ người
dân và du khách nhân dịp APEC 2017 được hưởng ứng và đánh giá cao, tích cực.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cứu
nạn, cứu hộ tại các bãi biển du lịch, các khu điểm du lịch, các resort, cơ sở lưu
trú; theo dõi, kiểm tra xử lý tình trạng ăn xin biến tướng, bán hàng rong, lấn
5


chiếm lòng đường tại một số tuyến đường chính và các khu vực nhà hàng ven
biển. Thường xuyên thanh, kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch.
Hoạt động thương mại khá sôi động với nhiều sự kiện trong các dịp Lễ,
Tết, mùa du lịch, Tuần lễ cấp cao APEC 2017 và các sự kiện bên lề, đặc biệt là
Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng và Liên hoan Kiến trúc Việt Nam 2017 với
600 gian hàng của gần 300 đơn vị, Hội chợ Đầu tư thương mại, du lịch Hành
lang kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2017 v.v.. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ ước đạt 79.100 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016 (KH tăng 16-17%).
Thị trường thành phố ổn định, nguồn cung ứng hàng hóa được chuẩn bị
chu đáo; công tác kiểm soát thị trường được tăng cường, thường xuyên kiểm tra
việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, ổn định giá các dịch vụ, không
để xảy ra các hiện tượng tăng giá đột biến hoặc đầu cơ, nâng giá. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2017 tăng 3,82% so với bình quân cùng kỳ 2016.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2017 ước đạt 1.465 triệu USD, đạt
101% kế hoạch, tăng 12,4% so với năm 2016 (KH tăng 11-12%). Kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng chủ lực duy trì mức tăng trưởng khá, cụ thể: cao su
thành phẩm ước đạt 38,5 triệu USD, tăng 29,6% và tăng mạnh ở các thị trường
Brasil, Myanmar, Malaysia, Thái Lan do đang có lợi thế cạnh tranh lớn so với
sản phẩm cùng loại của Trung Quốc; sản phẩm dệt may ước đạt 365 triệu USD,

tăng 14,1%; các mặt hàng khác tăng trưởng tương đối ổn định nhờ duy trì được
thị trường truyền thống như: thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ ước đạt 15 triệu
USD, tăng 20%; động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử ước đạt 460 triệu
USD, tăng 15,9%; đồ chơi trẻ em ước đạt 80 triệu USD, tăng 14,3%; xuất khẩu
thủy sản tuy có tăng trở lại nhưng vẫn tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn[5], ước
đạt 180 triệu USD, tăng 9,1%.

6


Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt 1.280 triệu USD, đạt 104,5% kế
hoạch, tăng 14,3% so với năm 2016; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy
móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Hoạt động giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa
của nhân dân. Khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 1.526 triệu khách.km,
đạt 105,2% kế hoạch, tăng 10,1% so với năm 2016; khối lượng luân chuyển hàng
hóa ước đạt 3.611 triệu tấn.km, đạt 103,2% kế hoạch, tăng 13,8%; sản lượng
hàng hóa qua Cảng ước đạt 8,1 triệu tấn, đạt 108% kế hoạch, tăng 12,5%; doanh
thu vận tải ước đạt 9.706 tỷ đồng, đạt 104,1% kế hoạch, tăng 6,3%.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định song chưa đạt kế hoạch đề ra.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 50.248 tỷ đồng, đạt 89,8% kế hoạch, tăng
8,8% so với năm 2016 (KH tăng 10,5-11,5%); Chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp (IIP) ước tăng 9,3% (KH tăng 12%) do trong các năm gần đây thành phố
chưa thu hút được các dự án mới, quy mô lớn đầu tư vào sản xuất công nghiệp
nên mức tăng trưởng còn chậm. Một số ngành có xu hướng giảm dần tốc độ tăng
trưởng từ đầu năm đến nay như: vật liệu xây dựng, săm lốp cao su, thiết bị câu
cá; ngành thủy sản bắt đầu có tăng trưởng sau giai đoạn suy giảm liên tục song
vẫn chưa cao (4-5%). Bên cạnh đó, một số lĩnh vực dần hồi phục và đạt được
mức tăng trưởng khá như: vải dệt thoi, linh kiện điện tử, hàng may mặc v.v..
Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá CĐ 2010) ước đạt 2.570 tỷ

đồng, đạt 121,2% kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2016 (KH tăng 3-4%); sản
lượng khai thác ước đạt 36.790 tấn, đạt 105,1% kế hoạch, tăng 9%.
Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi khai
thác. Sản xuất lúa đạt kết quả tốt, tổng sản lượng lúa năm 2017 đạt 31.506 tấn,
năng suất bình quân đạt 60,5 tạ/ha, tăng 2,1% so với năm 2016; tập trung xây
dựng mô hình, duy trì sản xuất cánh đồng lúa hữu cơ tại 06 điểm (134 ha), mô
hình nếp đắng theo hướng hữu cơ tại Hòa Liên (7,5 ha); hỗ trợ chứng nhận
7


VietGAP cho vùng trồng lúa hữu cơ tại An Trạch, Hòa Tiến (20,5ha) và sản
phẩm Nấm Linh chi Đà Nẵng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn
hiệu; hình thành mô hình trồng rau công nghệ cao tại Hòa Ninh (01ha), Hòa Phú
(01 ha) và Hòa Khương (1.000m2). Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định,
không xảy ra dịch bệnh; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ. Triển khai các
biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, không để xảy
ra cháy rừng; hoàn thành công tác kiểm kê rừng.
2.3. Hạn chế
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã dẫn đến mở rộng và phát triển các
ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút số lượng lớn lao động từ các địa phương
khác đến tham gia làm việc và cư trú trong đó có không ít lao động tự do, những
người lang thang cơ nhỡ. Mặt khác dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các đối
tượng dân cư bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định cư do quá
trình mở rộng và chỉnh trang đô thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết việc làm,
ổn định đời sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó khăn cho công tác an
sinh xã hội.
Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã góp
phần làm tăng số lượng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây
áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế và các vấn đề
xã hội khác.

2.4. Nguyên nhân
Thứ nhất, chất lượng việc làm còn thấp, trong khi khả năng tạo việc làm của
nền kinh tế trong giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế không cao đã ảnh hưởng
đến kết quả giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhân lực qua đào tạo chưa
đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các
kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp
8


nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Cạnh tranh về nhân lực chất lượng
cao sẽ diễn ra mạnh mẽ trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra
khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng
nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu
chí do thị trường lao động xác định.
Thứ ba, còn một số người có công chưa được hưởng chính sách ưu đãi của
Nhà nước do hồ sơ bị thất lạc, còn nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt hoặc hài
cốt đã được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa có hoặc còn thiếu thông
tin…giải quyết các vấn đề đó là việc làm thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả của
Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Thứ tư, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ nghèo ở
nhiều vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng
của thiên tai còn cao; chênh lệch giàu - nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ
xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng.
Thứ năm, mức trợ cấp xã hội còn thấp, đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
còn rất khó khăn; xu hướng già hóa dân số nhanh hơn dự kiến đặt ra những thách
thức về chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chính sách an
sinh xã hội.
Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò của an sinh xã hội ở không ít cấp uỷ, chính
quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa

đầy đủ, còn coi an sinh xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước, tư tưởng trông
chờ vào Nhà nước, vào Trung ương còn nặng nề; Công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách, luật pháp, thanh kiểm tra việc thực hiện an sinh xã hội chưa được quan
tâm đúng mức; các chính sách được ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng
cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau nên thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho
việc áp dụng chính sách, quản lý đối tượng.
9


3. Giải pháp và kiến nghị
Đổi mới quyết liệt lĩnh vực đào tạo nghề, mở rộng quy mô, tạo mọi cơ hội
thuận lợi cho người lao động và thanh niên tiếp cận với các dịch vụ dạy nghề; nâng
cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động
và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực quản lý của hệ thống dạy nghề. Đổi
mới và phát triển đào tạo nghề phải tiếp cận với những xu hướng đổi mới trong nền
kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải dựa trên cơ sở ổn định
lâu dài, kế thừa, phát huy những kết qủa đào tạo nghề, phát triển bền vững trong
thời gian tới.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng người có
công. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi một số chính sách chưa hợp lý. Có giải pháp cụ
thể để xử lý các trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công và
những trường hợp hưởng thiếu chính sách. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội,
cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người
có công.
Sắp xếp lại các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng mở rộng xã hội hóa, động
viên mọi nguồn lực xã hội chăm sóc người khuyết tật, người yếu thế. Thực hiện đầy
đủ các chính sách trợ giúp đã ban hành; từng bước mở rộng đối tượng thụ hưởng
chính sách trợ giúp xã hội, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên và mức nuôi
dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội phù hợp với khả năng ngân sách nhà
nước. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp

rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời.
Tích cực và chủ động khai thác các nguồn lực xã hội, nguồn lực quốc tế; xây
dựng cơ chế khuyến khích và huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chăm
sóc người có công, người nghèo, các đối tượng yếu thế.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước.
10


Tăng cường và mở rộng hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế, nhất là hợp
tác về dạy nghề, phát triển thị trường lao động, an sinh xã hội… nhằm thu hút
nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế cho phát triển các lĩnh vực của ngành…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp
ủy đảng, chính quyền, cán bộ và người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà
nước về các chính sách an sinh xã hội.
Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành, phấn đấu hoàn
thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ trong từng cơ quan, đơn vị và toàn ngành.

PHẦN KẾT LUẬN
Năm 2017, Đà Nẵng chọn chủ đề “Thành phố 4 an”, trong đó có vấn đề an
sinh xã hội (ASXH). ASXH ở đây có hai ý nghĩa. Thứ nhất là nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, chẳng hạn như thu nhập của người lao động…
Thứ hai là bảo vệ để những tác động bên ngoài không làm giảm mức sống
của người dân. 2017 là năm bản lề của cả giai đoạn thực hiện đề án “Thành phố 4
an” (2017-2020) bởi tất cả các nguồn lực phải tập trung trong năm đầu tiên để tạo
cú hích.
11


Đối với lĩnh vực ASXH, cần tập trung rà soát lại toàn bộ hệ thống giáo dục

nghề nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và Nghị quyết số 76 của Chính phủ;
đồng thời cần phát triển Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng thành trường chất lượng
cao đến năm 2020 và định hướng cho việc đào tạo nghề sắp đến.
Song song với đó, thành phố cần tập trung đầu tư cho một số ngành nghề đạt
chuẩn quốc gia và quốc tế. Hoạt động giao dịch việc làm cũng nên được tăng
cường, nâng lên 4 lần/tháng (hiện nay là 3 lần/tháng) để kết nối thông tin thị trường.
Việc thành lập Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề theo tôi rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đà
Nẵng là trung tâm kinh tế, thương mại của khu vực miền Trung nên thành phố cần
sớm có trung tâm này để hạn chế thấp nhất tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động./.
Phú Xuyên, ngày 03 tháng 5 năm 2018
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

12



×