Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phôi thai học của mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.55 KB, 14 trang )

Nhãn khoa

Phôi thai mắt
PHÔI THAI HỌC CỦA MẮT
BS. Trần Kế Tổ
Bộ Môn mắt ĐHYD TP.HCM

Mục tiêu bài giảng
1. Hiểu được quá trình phát triển phôi thai của mắt.
2. Hiểu được cơ chế một số dò tật bẩm sinh ở mắt.
Đại cương
Sự phát triển của nhãn cầu bao gồm
một loạt các biến đổi phức tạp có liên hệ
mật thiết với nhau theo trình tự nhất đònh
bắt đầu từ lúc noãn thụ tinh cho đến giai
đoạn sớm sau sinh (Bảng 1). Nếu có gián

đoạn xảy ra trong quá trình phát triển sẽ
dẫn đến các bất thường bẩm sinh và bất
thường này càng nặng nếu sự gián đoạn
xảy ra càng sớm.

Bảng 1: Quá trình phát triển phôi thai của mắt
Thời điểm sau
khi thụ thai
Ngày thứ 22
Ngày thứ 25
Ngày thứ 26
Ngày thứ 27
Ngày thứ 28
Ngày thứ 29


Tuần thứ 5

Tuần thứ 6

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA MĂT
Các biến đổi
Xuất hiện rãnh thò giác
Túi thò được hình thành từ hố thò giác
Xúất hiện mầm của cơ trực trên, trực dưới, trực trong và chéo dưới
Hình thành đóa thủy tinh thể từ bề mặt của ngoại phôi bì
Mầm của cơ trực ngoài
Hình thành khe phôi
Các tế bào nguyên thủy của biểu mô sắc tố võng mạc hấp thu sắc tố
Hình thành mầm của cơ chéo trên
Hố thủy tinh thể được hình thành và lõm vào túi thủy tinh thể
Động mạch hyaloid phát triển
PLT nguyên phát phát triển
Xương hốc mắt bắt đầu phát triển
Khe thai bắt đầu đóng lại
Các tế bào biểu mô giác mạc phát triển và liên kết với nhau
Biệt hóa tế bào biểu mô sắc tố võng mạc
Tăng sinh tế bào võng mạc thần kinh
Hình thầnh PLT thứ phát
Hình thành các sợi thủy tinh thể nguyên phát
Phát triển các mạch máu hốc mắt
Xuất hiện mầm mí mắt và ống lệ mũi
Xuất hiện hạch mi

1



Phôi thai mắt
Tuần thứ 7

Tháng thứ 3

Tháng thứ 4

Tháng thứ 5
Tháng thứ 6

Tháng thứ 7

Nhãn khoa
Các tế bào hạch di trú về hướng đóa thò
Hình thành nhân phôi của thủy tinh thể
Mạch máu hắc mạc được hình thành từ trung phôi hốc mắt
3 đợt di trú của mào thần kinh
Hình thành nội mô giác mạc và nội mô vùng bè
Hình thành nhu mô giác mạc
Hình thành nhu mô mống mắt
Hình thành hệ mạch quanh thùy tinh thể (tunica vasculosa lentis)
Hình thành củng mạc
Biệt hóa các nguyên thủy của tế bào nớn và tế bào que
Thể mi phát triển
Xuất hiện vùng rìa
Tiền phòng xuất hiện như một khoang ẩn
Củng mạc được cô đặc lại
Mầm mí mắt phát triển dài ra và lan rộng
Mạch máu võng mạc bắt đầu hình thành

Động mạch hyaloid bắt đầu thoái triển
Hình thành lõm gai sinh lý
Hình thành phiến sàng
Cung động mạch mống mắt lớn được hình thành
Phát triển cơ vòng mống mắt
Phát triển cơ dọc thể mi và thể mi
Hình thánh mầm pha lê thể
Màng Bowman được hình thành
Xuất hiện kênh Schlemm
Các tuyến ở mí mắt và lông mi được hình thành
Các tế bào cảm thụ ánh sáng bắt đầu biệt hóa
Mi mắt bắt đầu tách rời ra
Các tế bào nón biệt hóa
Các tế bào hạch đầy lên ở hoàng điểm
Biệt hóa cơ tia mống mắt
Hệ thống lệ đạo trở nên rõ ràng
Các tế bào que biệt hóa
Hình thành Ora serrata
Các tế bào hạch di trú tạo thành lớp sợi thần kinh Henlé
Hắc mạc ngấm sắc tố
Cơ vòng thể mi bắtđầu phát triển
Myelin hóa thò thần kinh
Di chuyển lùi ra sau của góc tiền phòng
Biệt hóa các cơ ở mắt

2


Phôi thai mắt
Tháng thứ 8

Tháng thứ 9
Sau khi sinh

Nhãn khoa
Hình thành hoàn chỉnh góc tiền phòng
Động mạch hyaloid biến mất
Mạch máu võng mạch phát triển đến ngoại biên phía thái dương
Màng đồng tử biến mất
Phát triển hoàng điểm

Các giai đoạn phát triển của mắt trước khi sinh ra
Giai đoạn tạo phôi (embryogenesis)
Bao gồm sự hình thành các lớp cơ bản
của phôi. Sự kết hợp của 2 giao tử đơn bội
tạo thành hợp tử bao gồm 22 cặp NST
thường và 1 cặp giới tính (XX hoặc XY).
Trong lúc trứng thụ tinh di chuyển trong
vòi trứng, hợp tử đã bắt đầu nguyên phân
rất nhanh hình thành các tế bào lớn cốt lõi
ở giữa, bao quanh là những tế bào nhỏ, bề
mặt hơi nhấp nhô xù xì giống quả dâu (phôi
dâu). Đến ngày thứ tư, phôi dâu đã tạo ổ
trên niêm mạc tử cung và nguyên phân
tiếp tục để trở thành phôi nang. Các tế bào
nhỏ ở cực dưới tạo thành một viền, dồn các
tế bào lớùn về một cực tạo thành cực phôi.
Sau đó có sự hình thành nối tiếp nhau của 3
khối tế bào (morula, blastula và gastrula).
Những tế bào trong khối gastrula tiếp tục
sắp xếp lại để hình thành 3 lớp mầm. Mỗi

lớp sẽ phát triển thành những cấu trúc
chuyên biệt của mắt. Lớp trong cùng trở
thành nội phôi bì (endoderm) và lớp ngoài
cùng trở thành ngoại phôi bì (ectoderm).
Lớp ngoại phôi bì sau đó sẽ phát triển
thành ngoại phôi bì thần kinh
(neuroectoderm – nằm trước vệt nguyên
thuỷ sẽ phát triển thành phần lớn các tổ
chức của mắt và não bộ) và vệt nguyên

thủy (the primitive streak). Các tế bào
ngoại phôi bì xuất phát từ phần trước của
vệt nguyên thuỷ phát triển dọc theo mặt
lưng và hai bên của ngoại phôi bì, rồi len
lỏi giữa những lớp của ngoại phôi bì và nội
phôi bì để hình thành trung phôi bì trong
phôi (intraembryonic mesoderm). Trong
quá trình gấp lại của ống thần kinh, một
dãy các tế bào ở gờ (mào thần kinh) phát
triển di trú về phía mặt lưng của ống thần
kinh và phát triển thành nhiều cấu trúc
trong nhãn cầu và hốc mắt (hình 1). Cuối
giai đoạn phôi có sự phát triển của đầu sọ
ống thần kinh (cranial end) thành 3 túi não
nguyên thuỷ (não trước, não giữa và não
sau) (Bảng 2).

Hình 1: Sự di chuyển của mào thần kinh để
hình thành ống thần kinh


Bảng 2: Nguồn gốc mô phôi của mắt
NGUỒN GỐC MÔ PHÔI Ở MẮT

3


Nhãn khoa
Ngoại phôi bì
(ectoderm)

Phôi thai mắt
Ngoại phôi bì thần kinh
(neuroectoderm)

Các tế bào mào thần kinh sọ
(cranial neural crest cells)

Bề mặt ngoại phôi bì
(surface ectoderm)

Trung phôi bì
(mesoderm)

Giai đoạn tạo cơ quan (organogenesis)
Bắt đầu sau tuần lễ thứ 3. Khởi đầu là
sự tổ chức hóa các tế bào riêng biệt thành
các cơ quan thô. Đầu trước của ống thần
kinh thõng xuống tạo thành hố thò giác
(optic pits) dính chặt với não trước qua
cuống thò giác (optic stalks). Hố thò giác sau


Võng mạc thần kinh
Biểu mô thể mi sắc tố
Biểu mô thể mi không sắc tố
Biểu mô mống mắt sắc tố
Cơ vòng và cơ tia mống mắt
Mô đệm,sợi trục và thò thần kinh
Pha lê thể
Nội mô và nhu mô giác mạc
Củng mạc
Vùng bè
Cơ thể mi
Nhu mô hắc mạc
Hắc tố bào
Bao nảo của thò thần kinh
Tế bào Schwann của thần kinh mi
Hạch mi
Xương hốc mắt
Hốc mắt
Sụn
Mô liên kết hốc mắt
Lớp cơ và mô liên kết của tất cả mạch
máu hốc mắt và nội nhãn
Lông mi, tuyến, biểu mô của da, mí và
cục lệ
Biểu mô kết mạc
Thủy tinh thể
Tuyến lệ
Hệ thống lệ đạo
Pha lê thể

Các sợi cơ ngoại nhãn
Lớp nội mô của tất cả các mạch máu
hốc mắt và nội nhãn
Phần thái dương của củng mạc
Pha lê thể
đó nở rộng dần hình thành túi thò giác
(optic vesicles) (hình 2). Sự tiếp xúc với bề
mặt lớp ngoại phôi bì giúp hình thành đóa
thuỷ tinh thể khá dầy. Từ tuần lễ thứ 4,
thành ngoài của túi thò giác bắt đầu lõm
sâu tạo thành hai lớp lõm thò giác (two-

5


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

layered optic cup) (hình 2), đồng thời đóa
thuỷ tinh thể vừa hình thành cũng lõm vô
tạo thành túi thuỷ tinh thể (lens vesicles)
(hình 2). Khe thai (fetal fissure) là một
rãnh sâu phát triển từ mặt dưới của lõm
thò giác và lan rộng về phía đầu gần của
cuống thò giác, trong khe này có nhiều tế
bào trung mô về sau sẽ biệt hoá trở thành
mạch máu hyaloid và động mạch trung tâm
võng mạc. Giữa tuần lễ thứ 5 và tuần thứ 7
của thai kỳ, khe này sẽ đóng lại và sự đóng

lại này bắt đầu ở phần trung tâm, rồi lan
dần ra phía trước về phía bờ của lõm thò
giác và phía sau về phía cuống thò giác.
Trong quá trình phát triển của lõm thò giác
và túi thuỷ tinh thể, các tế bào của trung
phôi bì cũng phát triển trở thành nhiều
mạch máu và mô hốc mắt (cơ ngoại nhãn,
lớp nội mô của tất cả mạch máu hốc mắt

và nhãn cầu, phần thái dương của củng
mạc và pha lê thể) (hình 2).

Hình 2: sự hình thành túi thò giác, lõm thò
giác và túi thuỷ tinh thể
Giai đoạn biệt hoá ( differentiation)
Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 8 của thai
kỳ, trước khi mắt có đầy đủ chức năng.
Một vài cấu trúc của mắt như hoàng điểm,
sự biệt hoá được hoàn tất sau sanh.

VÕNG MẠC THẦN KINH
Võng mạc phát triển rất sớm trong bào
thai. Khi túi thò giác lõm vô để hình thành
lõm thò giác, thành trong của võng mạc đã
phân hoá thành 2 vùng: vùng không nhân ở
nông và vùng có nhân ở sâu. Lớp tế bào
ngoài cùng của vùng có nhân được lót bởi
nhiều sợi lông (cilia) nhô về phía lớp ngoài
của lõm thò giác và tạo nên lớp biểu mô sắc
tố về sau (hình 3).


Hình 3: Thành trong của võng mạc nguyên
thuỷ với hai lớp tế bào
Sự phát triển của các lớp võng mạc
xuất phát tử sự nguyên phân của các tế
bào trong vùng nguyên thuỷ xảy ra ban
đầu ở cực sau rồi tiến dần về phía chu biên.
Sự di trú khỏi vùng nông dẫn đến hình
thành 2 lớp nhân ở cực sau – lớp nguyên
bào thần kinh trong và ngoài (neuroblastic
layers).
Lớp nguyên bào thần kinh trong sẽ
phát triển trước tiên và biệt hoá thành các
tế bào dạng muller (mullerian cells), tế bào
hạch và tế bào amacrine (là các tế bào
không có sợi nhánh, nối giữa tế bào hai cực
võng mạc và tế bào hạch giúp truyền
thông tin thần kinh trong bề dày võng
mạc). Lớp nguyên bào thành kinh ngoài
phát triển thành tế bào hai cực (bipolar
cells), tế bào ngang (horizontal cells) và

2


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

trinh sát của các thụ thể ánh sáng

(precursers of the photoreceptors). Các tế
bào Muller sẽ phát triển mô sợi theo chiều
dài, lan rộng vào trong lớp trong và lớp
ngoài của võng mạc hình thành nên màng
giới hạn trong và màng giới hạn ngoài
(hình 4 và hình 5). Các tế bào hạch sẽ phát
triển sợi trục về hướng đóa thò (optic disc)
hình thành nên lớp sợi thần kinh võng mạc
(hình 4).
Sự hình thành các lớp võng mạc khởi
đầu bằng sự thiết lập lớp tế bào hạch, kế
đó, vùng không tế bào sẽ phát triển giữa
lớp tế bào hạch và phần còn lại của lớp
nguyên bào thần kinh trong để hình thành
nên lớp rối trong (hình 6). Trong lớp
nguyên bào thần kinh ngoài, các tế bào 2
cực và tế bào ngang sẽ tách rời khỏi lớp tế
bào tiếp nhận ánh sáng (photoreceptor
cells) qua lớp rối ngoài không có tế bào
(hình 6). Cùng với tế amacrine và tế bào
Muller, tế bào 2 cực và tế bào ngang tạo
thành lớp nhân trong (hình 6). Thân tế bào
tiếp nhận phát triển thành lớp nhân ngoài
(hình 6). Sự hình thành lớp nhân trong sẽ
làm mất đi lớp sợi thần kinh Chievitz – lớp
trung gian nằm giữa hai lớp nguyên bào
thần kinh trong và ngoài.
Sự biệt hoá của các tế bào tiếp nhận
ánh sáng giúp hình thành tế bào nón (xuất
hiện đầu tiên từ tháng thứ 4 đến tháng thứ

6) và tế bào que (trong tháng thứ 7).
Sự phát triển của hoàng điểm hơi khác
biệt. Trong giai đoạn thai, nó hình như
được biệt hoá bởi sự gia tăng trong các tế
bào hạch, trục của các tế bào này kéo dài
ra để cho thân của tế bào khu trú ra xa
ngoại vi hơn. Trong hoàng điểm chỉ có các
tế bào nón, các tế bào này có hình dạng
nhỏ hơn và dẹt hơn các tế bào nón ở nơi
khác của võng mạc. Hoàng điểm tiếp tục

phát triển tuỳ thuộc vào kích thích ánh
sáng trong vòng vài tháng sau khi sanh.

Hình 4: Giải phẫu mô học của võng mạc thần
kinh ở gần gai thò

7


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

Hình 5: Giải phẫu mô học của võng mạc thần
kinh ở oracerata (màng giới hạn ngoài chuyển
dạng thành chổ tiếp nối giữa biểu mô sắc tố
và không sắc tố, còn màng giới hạn trong trở
thành màng đáy của tế bào biểu mô sắc tố)


Hình 6: Cấu tạo mô học võng mạc trưởng
thành
BIỂU MÔ SẮC TỐ VÕNG MẠC
Lớp ngoài của lõm thò giác ban đầu
được cấu tạo bởi nhiều lớp biểu mô trụ giả
tầng. Khi đóa thò giác mở rộng ra thì những
lớp này mỏng đi và chuyển dạng thành một
lớp tế bào hình khối liên kết với nhau qua
chỗ nối chặt (tight junctions). Đây là những
tế bào đầu tiên của cơ thể có chứa các hạt
sắc tố. Màng đáy của nó trở thành lớp
trong của màng Bruch’s (hình 6). Sự biệt
hoá tiếp tục của biểu mô sắc tố làm mất đi
các sợi lông (cilia) và thay thế bằng apical
villi.

THỊ THẦN KINH
Thò thần kinh được hình thành trong
cuống thò. Sự hình thành khoang trống của
các tế bào trong cuống thò (vacuolization)
làm di trú các sợi trục của tế bào hạch.
Các tế bào đệm (glial cells) phát triển từ
lớp trong của cuống thò giác và tách các sợi
trục ra thành nhiều bó sợi. Trục của thò thò
thần kinh có chứa động mạch hyaloid về
sau sẽ trở thành động mạch trung tâm
võng mạc. Lớp ngoài của cuống thò giác thì
phát triển thành lá sàng (lamina cribrosa).
Trong tháng thứ 8, lá này bò tràn ngập bởi
các sợi collagen từ củng mạc và hắc mạc.

Độ dai chắc cuối cùng của lá sàng chỉ có
được ở thời điểm vài tháng sau sinh. Lớp
trung tâm của mào thần kinh sẽ biệt hoá

thành bao thò thần kinh. Sự myelin hóa xảy
ra trong tháng thứ 8 khởi đầu tại giao thoa
thò, rồi tiến dần về phía đáy thò thần kinh.
HỆ THỐNG MẠCH MÁU
Sự phát triển của hệ thống mạch máu
mắt là một quá trình phức tạp bao gồm sự
xuất hiện của các mạch máu để cung cấp
dinh dưỡng cho các mô đang chuyển hoá và
sự thoái lui dần sau đó của các mạch máu
này khi hoạt động của mô giảm đi. Trong
giai đoạn phôi thai sớm, động mạch cảnh
trong cung cấp một đám rối mao mạch nhỏ
tại mặt lưng của lõm thò giác (động mạch
mắt lưng). Nagy tiếp sau đó, nhánh thứ hai
của động mạch cảnh trong được tạo ra để
cung cấp máu cho mặt bụng của lõm thò
8


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

(động mạch mắt bụng). Sự thông nối giữa
hai động mạch này tạo thành động mạch
vòng (annular vessel). Động mạch hyaloid

là một nhánh lớn của động mạch mắt lưng
phát triển theo rãnh phôi (embryonic
fissure) vào sâu trong lõm thò giác về phía
túi thuỷ tinh thể, thông nối với động mạch
vòng tạo thành màng áo mạch xung quanh
thuỷ tinh thể (tunica vasculosa lentis).
Trong tuần thứ 6, động mạch mắt lưng
chuyển dạng thành động mạch mắt. Trong
khi động mạch mắt bụng thì thoái triển và
trở thành động mạch mũi mi sau. Động
mạch mắt sau đó phân nhánh trở thành
động mạch trung tâm võng mạc, động
mạch mi dài sau ở phía thái dương và động
mạch mi ngắn sau. Các nhánh của động
mạch trung tâm võng mạc tiến dần từ gai
thò ra ngoại biên, đạt đến phía mũi khi thai
6 tháng và phía thái dương khi thai 9 tháng.
Vì vậy võng mạc của trẻ sinh non thường
chưa được mạch máu hoá hoàn toàn.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, động mạch
hyaloid sẽ thoái triển, màng áo mạch
quanh thủy tinh thể cũng biến mất dần,
nhưng đôi khi để lại màng đồng tử tồn lưu
(persistent pupillary membrane – hình 16).
Trong tháng thứ 7, động mạch hyaloid
không còn dính với gai thò nữa và biến mất
dần, đôi khi một chồi mô liên kết vẫn còn
dính với đóa thò tạo thành gai thò
Bergmeister’s (hình 7 và hình 8) hoặc động
mạch hyaloid không biến mất hoàn toàn

(còn ống Cloquet) (hình 9).

Hình 8: Gai thò Bergmeister

Hình 7: Gai thò Bergmeister

9


Nhãn khoa

Phôi thai mắt
xung quanh túi thuỷ tinh thể và dọc theo
động mạch hyaloid. Khi động mạch hyaloid
phát triển theo khe thai, PLT nguyên phát
được hình thành. PLT thứ phát bao gồm
các sợi sắp xếp đồng đều bao xung quanh
PLT nguyên phát. Ranh giới giữa hai vùng
PLT là thành của ống Cloquet bên trong
chứa động mạch hyaloid.
Cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, sự thoái
triển động mạch hyaloid và màng áo mạch
quanh thuỷ tinh thể làm cho PLT nguyên
phát thu nhỏ lại (Môt số trường hợp tồn
lưu dòch kính nguyên phát tạo một vùng
đục mặt sau thể thủy tinh gây đồng tử
trắng), còn PLT thứ phát vẫn tiếp tục phát
triển (hình 10).

Hình 9: còn ống Cloquet

PHA LÊ THỂ
Khoang giữa thủy tinh thể và lớp trong
của lõm thò giác chứa đầy fibrils có nguồn
gốc từ ngoại phôi bì và các thành phần từ
trung mô xuất phát từ các tế bào trung mô

Hình 10: Sự biến đổi của PLT nguyên phát, động mạch hyaloid và PLT thứ phát
MÀNG BỒ ĐÀO
Hệ mạch hắc mạc nguyên thuỷ xuất
hiện đầu tiên ở gần lớp ngoài của lõm thò
giác. Sự thông nối giữa các chúng ngay

vòng của lõm thò giác tạo thành mạng
mạch vòng. Máu được dẫn lưu qua 2 đám
rối tónh mạch trên và dưới hốc mắt. Trong
10


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

tháng thứ 2, hệ mạch hắc mạc nguyên thủy
tiếp nối với động mạch mi sau. Các xoang
dẫn lưu lớn sẽ hợp nhất lại tạo thành 4 tónh
mạch chích trùng. Vào tháng thứ 3, mao
mạch hắc mạc được hình thành. củng mạc
bắt đầu cô đặc lại và phân cách với hắc
mạc qua khoang thượng hắc mạc. Sau đó
các lớp của hắc mạc bắt đầu hình thành,

sau xích đạo hắc mạc có 3 lớp (mạch máu
lớn, mạch máu trung bình và mao mạch
hắc mạc), trước xích đạo chỉ có 2 lớp (mạch
máu trung bình và mao mạc hắc mạc).
Mống mắt và thể mi được cấp máu bởi
cung động mạch lớn (nơi hợp nhất của các
nhánh từ động mạch mi trước và mi dài
sau) vào 3 tháng cuối thai kỳ. Các tế bào
hắc tố có nguồn gốc từ mào thần kinh tạo
ra hắc tố melanin khởi đầu ở quanh gai thò
và lan dần ra chu biên.

kỳ. Tùi thuỷ tinh thể được lót bởi một lớp
tế bào bao quanh là lớp đáy, lớp đáy về sau
sẽ trở thành bao thuỷ tinh thể (capsule).
Các tế bào ở phân nửa sau của túi TTT
chuyển dạng (giảm tổng hợp DNA và các
thể nội bào, xuất hiện protein crystallin
trong bào tương). Sự dài ra của các tế bào
làm mất đi khoang rỗng trong túi TTT và
tạo thành các sợi TTT nguyên phát (nhân
phôi). Các tế bào biểu mô phía trước sẽ di
trú về phía xích đạo rồi kéo dài ra tạo
thành các sợi TTT thứ phát (nhân thai).
Các sợi này phát triển ra trước và ra sau
bao lấy các sợi TTT nguyên phát, rồi gặp
nhau tại trung tâm hình thành đường khớp
hình chữ Y trong TTT (nhân trưởng thành)
(hình 11).
Sự sản sinh liên tục của các sợi TTT thứ

phát làm thay đổi hình dạng của TTT từ
tròn sang hình bầu dục. Các tế bào sợi TTT
ở sâu sẽ bò mất nhân và các nhiễm sắc thể.
Các sợi TTT tiếp tục phát triển và biệt hoá
sau sanh.

THUỶ TINH THỂ
Khi túi thò giác tiếp xúc với bề mặt
ngoại phôi bì sẽ tạo thành đóa thuỷ tinh thể
(lens plate). Đóa thuỷ tinh thể sẽ lõm vô tạo
thành túi thuỷ tinh thể (lens vislcle) và tách
khỏi ngoại phôi bì ở ngày thứ 33 của thai

11


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

Hình 11: Phôi thai thuỷ tinh thể
GÓC TIỀN PHÒNG, MỐNG MẮT VÀ THỂ MI
tuần lễ thứ 5, một nhóm các tế bào từ
mào thần kinh ơ chu biên sau của giác mạc
biệt hoá vào trong góc tiền phòng hình
thành vùng bè và ống Schlemm.
Vòng của lõm thò giác phát triển về
phía trước bao quanh bờ của TTT tạo
thành 2 lớp biểu mô mống mắt. Lớp trước
có sắc tố tiếp nối với biểu mô sắc tố của

võng mạc, lớp sau tiếp giáp với lớp võng
mạc trong của lõm thò giác.
Cơ vòng mống mắt được hình thành
giữa 2 lớp của lõm thò giác có nguồn gốc
ngoại phôi bì thần kinh. Trong tháng thứ 7,
các mạch máu từ trung mô xung quanh
xâm nhập vô cơ vòng chia nó ra làm nhiều

Cơ tia bắt đầu phát triển ở tháng thứ 6,
xuất phát từ lớp trước của biểu mô mống
mắt và hướng song song với mặt phẳng
mống. Như vậy cơ tia cũng có nguồn gốc
ngoại phôi bì thần kinh.

Vào tháng thứ 3, bờ của lõm thò giác
gấp lại tạo thành 2 lớp biểu mô của thể mi,
lớp ngoài có sắc tố, còn lớp trong thì
không. Đến tháng thứ 4, thể mi đã phát
triển đến xích đạo của TTT. Các sợi nhỏ
phát triển phát triển từ các tế bào bề mặt
của thể mi tạo thành dây chằng Zinn của
TTT.
GIÁC MẠC VÀ CỦNG MẠC
Ngoại phôi bì khi tách khỏi túi TTT sẽ
biệt hoá thành giác mạc nguyên thuỷ nằm
trên phiến đáy. Cuối tuần thứ 6, các chổ
nối xuất hiện giữa các tế bào này. Trong
tuần thứ 7, các tế bào trung mô xuất phát
từ mào thần kinh di trú về phía túi TTT
thành 3 đợt

Đợt 1
Sự di trú giữa bề mặt ngoại phôi bì và
TTT tạo thành nội mô giác mạc và nội mô
vùng bè
1


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

Đợt 2

Coloboma có biểu hiện lâm sàng rất đa
dạng, có thể một phần hay toàn bộ, có thể
ở mống mắt, võng mạc, hắc mạc và hoặc
gai thò. Coloboma mống mắt có thể có dạng
khía (hình 12 và hình 13) hoặc khuyết toàn
bộ 1 góc mống mắt (đồng tử hình lỗ khoá).
Coloboma gai thò (hình 14) biểu hiện qua
khuyết hắc võng mạc phía mũi dưới và bất
thường của biểu mô sắc tố, sự bất thường
RPE này có thể dẫn đến sự bất thường
trong phát triển củng mạc và hắc mạc làm
nhãn cầu bò dãn ra.
Sự đóng lại của khe thai khởi đầu ở xích
đạo, rồi lan dần ra trước và sau. Bất kỳ sự
tổn hại nào xảy ra trong thời điểm đóng lại
này đều dẫn đến colomboma.
Coloboma không điển hình thường ở hai

bên, di truyền nhiễm sắc thể thường trội
và có ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
Coloboma của hắc mạc (hình 15) sẽ dẫn
đến điểm mù tuyệt đối, trong khi coloboma
thò thần kinh có thể gây khuyết thò trường
nhưng không tương xứng với tổn thương.

Sự di trú giữa tế bào biểu mô giác mạc
và nôi mô tạo thành nhu mô
Đợt 3
Sự di trú giữa tế bào nội mô giác mạc
và TTT tạo thành nhu mô mống mắt.
Trong tuần thứ 8, các tế bào nội mô tạo
ra màng Descemet
Trong tháng thứ 3, các nguyên bào sợi
và tế bào sợi xuất hiện, nguyên bào sợi bắt
đầu tổng hợp chất nền glycosaminoglycan.
Trong tháng thứ 4, màng Bowmann
được tạo thành do sự lan rộng của lớp sợi
từ màng đáy của tế bào biểu mô giác mạc.
Xuất hiện chổ nối chặt giữa các tế bào nội
mô và thuỷ dòch được hình thành trong tiền
phòng. Sau đó giác mạc phát triển lớn ra
và được khử nước trở nên trong suốt.
Củng mạc được hình thành trong tuần
thứ 7 do sự cô đặc của trung mô quanh mắt
phía trước (nguồn gốc mào thần kinh).
Trong tháng thứ 3, củng mạc phát triển ra
phía sau bao quanh cực sau và thò thần
kinh. Một vài tế bào củng mạc di trú ra

giữa các sợi thần kinh thò tạo thành lá sàng
(lamina cribrosa).
VÀI KHIẾM KHUYẾT TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÃN CẦU
COLOBOMA
Khiếm khuyết 1 phần mô mắt do sự
đóng lại không trọn vẹn của khe phôi
(embryonic fissure) trong tuần thứ 5-8 của
thai kỳ.
Coloboma bao gồm 2 loại điển hình và
không điển hình (typique & atypique).
Coloboma điển hình nằm trong khe
phôi nên được nhìn thấy ở phía mũi dưới.
Trong khi coloboma không điển hình thì
nằm ngoài vùng này do nó không xuất phát
từ khe thai (fetal fissure).

Hình 12: coloboma mống mắt

12


Nhãn khoa

Phôi thai mắt
Hình 14: Coloboma gai thò

Hình 13: coloboma mống mắt
Hình 15: Coloboma gai thò và hắc mạc


13


Nhãn khoa

Phôi thai mắt

TỒN TẠI PHA LÊ THỂ NGUYÊN PHÁT
Thường một bên mắt do PLT nguyên
phát không thoái triển. Điển hình là mắt
nhỏ, tiền phòng nông, mạch máu mống
mắt dãn, một khối sợi mạch nằm phía sau
TTT bắt cầu từ vùng này qua vùng khác
của thể mi, bên trong có thể chứa cơ trơn,
sụn và mỡ (hình 16). Tình trạng này có thể
tiến triển dần dần gây đục TTT, xẹp tiền
phòng và glaucome góc đóng. Xuất huyết
PLT, bong võng mạc và teo nhãn có thể
xảy ra. Lấy TTT đục và cắt PLT có thể
giúp ngăn ngừa glauocme thứ phát. Thò lực
có thể rất thấp do có kết hợp với loạn sản
võng mạc và glaucome.

không hình thành được túi thò giác trong
tuần 1-3 sau khi thụ thai) hoặc chỉ có một
túi nhỏ chứa mô mắt (nhãn cầu ẩn). Bệnh
có thể di truyền.
MẮT NHỎ (microphthalmos)
Nguyên nhân là do bất thường trong
phôi sau khi hình thành túi thò giác, nếu bất

thường này xảy ra trước khi túi thò giác tạo
ống hoàn chỉnh thì sẽ hình thành nên nang
và mắt nhỏ, nang này có thể phát triển
dần dần sau sinh dọc theo thò thần kinh và
thông với tổ chức nội nhãn.
Mắt nhỏ được xác đònh khi chiều dài
nhãn cầu < 21mm ở người trưởng thành và
<19mm ở trẻ 1 tuổi. Mắt nhỏ có thể kết
hợp với giác mạc nhỏ, cataract, không có
mống mắt, PHPV hoặc bất thường hệ
thống như trong hội chứng MIDAS (mắt
nhỏ, loạn sản răng và củng mạc hoá giác
mạc).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ophthalmology – Yanoff 1999
2. Ophthalmology – Kanski 1999
3. Ophtalmologie pédiatrique – GoddeJolly 1992
4. Medical Embryology – Jill legant 1978
5. Bài giảng phôi thai học – GS. Nguyễn
Duy Tân 2002

Hình 16: tồn lưu PLT nguyên phát
KHÔNG CÓ NHÃN CẦU (anophthalmia)
Hiếm gặp, có thể hoàn toàn không có
nhãn cầu (không có nhãn cầu thật sự do

14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×