i
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................... 10
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................................11
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................................................................... 11
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu.................................................................................................... 12
6. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................................... 12
PHẦN II: NỘI DUNG..................................................................................13
CHƯƠNG 1: THỊ DÂN VÀ NHÂN VẬT THỊ DÂN TRONG SÁNG TÁC
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG...........................................................................13
1.1 Hoàn cảnh lịch sử- văn hóa- văn học những năm 30 của thế kỉ XX......................................................13
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ....................................................................13
1.1.2. HOÀN CẢNH VĂN HÓA, VĂN HỌC 30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX
.........................................................................................................................16
1.1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LỊCH SỬ- VĂN HÓA XÃ HỘI ĐẾN CON
NGƯỜI VŨ TRỌNG PHỤNG......................................................................19
1.2 Nhân vật thị dân – kiểu nhân vật nổi bật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng......................................23
1.2.1 Khái niệm nhân vật văn học............................................................................................................ 23
1.2.2 Khái niệm về thị dân....................................................................................................................... 25
1.2.3 Nhân vât thị dân - kiểu nhân vât nổi b ât trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng ..................................28
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT THỊ DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
.........................................................................................................................34
2.1. Trong mối quan hệ cùng tầng lớp..................................................................................................... 34
ii
2.1.1. NHÂN VẬT THỊ DÂN TƯ SẢN GIÀU CÓ.....................................34
2.1.2. NHÂN VẬT THỊ DÂN NGHÈO.......................................................41
2.2. Trong mối quan hệ bạn bè................................................................................................................ 43
2.3. Trong quan hệ đôi lứa...................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT THỊ DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ..............57
GIA ĐÌNH......................................................................................................57
3.1. Trong mối quan hệ cha con............................................................................................................... 58
3.2. Trong mối quan hệ vợ - chồng.......................................................................................................... 64
3.3. Trong mối quan hệ anh em............................................................................................................... 72
3.3.1 Quan hệ ruột thịt........................................................................................................................... 72
3.3.2 Quan hệ họ hàng, làng xóm............................................................................................................ 76
PHẦN III. KẾT LUẬN..................................................................................82
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Đất nước ta khi bước vào đầu thế kỷ XX đánh dấu mốc của thời kỳ
khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, khuynh
hướng lãng mạn xuất hiện và chiếm ưu thế trên văn đàn văn học công khai.
Song song với dòng văn học lãng mạn thì văn học hiện thực cũng xuất hiện và
dần dần khẳng định được vị trí trong tiến trình phát triển của văn học Việt
Nam. Nói đến trào lưu này không thể không nhắc tới tên tuổi của: Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng – những cây bút hiện
thực xuất sắc để lại nhiều dấu ấn cho nền văn học nước nhà.Vũ Trọng Phụng
và các tác giả cùng thời đã xây dựng nên một đời sống xã hội mới mẻ, độc
đáo, thể hiện phong cách tạo riêng, ít nhiều mang dấu ấn thời đại và dấu ấn
cá nhân của người sáng tác.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn nhưng cuộc đời ngắn ngủi, người
có công đi sâu vào phát hiện và khai thác cuộc sống thành thị đương thời,
những chuyển biến của xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX. Đây là
một hiện tượng văn học cần lưu ý với nhiều sáng tác trên các thể loại, tiểu
biểu là phóng sự, tiểu thuyết… Sáng tác của ông thể hiện xung đột gay gắt xã
hội Việt Nam thối nát đương thời những năm 30 của thế kỉ XX. Có thể nói,
với một tài năng xuất chúng Vũ Trong Phụng đã làm mới mẻ và có nhiều
đóng góp làm thay đổi diện mạo bộ mặt văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936), phóng
sự Cơm thầy cơm cô(1936)…là những tiểu thuyết có vị trí quan trọng trong
sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng và nền văn xuôi hiện đại nói
chung. Sáng tác của Vũ Trọng Phụng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội
đặc biệt: xã hội Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, giao
lưu văn hóa Á- Âu với sự xuất hiện của đô thị hóa với tầng lớp thị dân; đó là
đề tài mà Vũ Trọng Phụng lựa chọn trong các sáng tác của mình nó thể hiện
sự bạo lạ về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bên cạnh đó Giông tố,
Số đỏ, Làm đĩ là những cuốn tiểu thuyết vừa thể hiện rõ cá tính sáng tạo của
Vũ Trọng Phụng vừa thể hiện đời sống thị dân trong xã hội Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XX qua hình ảnh các nhân vật cụ thể, sinh động.
Chúng tôi chọn đề tài này vì muốn khám phá sâu hơn thế giới nhân
vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, với khả năng sáng tạo và niềm đam
mê thông qua những nhân vật điển hình ông đã vẽ nên cho chúng ta thấy một
góc nhỏ những nhức nhối của xã hội Việt Nam đương thời bằng sự phản ánh
- đời sống thành thị lố lăng ,rối ren dưới ngòi bút tả chân và trào phúng đặc
sắc. Việc nghiên cứu về Kiểu nhân vật thị dân trong những sáng tác của Vũ
Trọng Phụng năm 1936 sẽ giúp cho chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu, kĩ
càng hơn những đóng góp của Vũ Trọng Phụng để giúp ích cho giảng dạy
môn Văn đạt hiệu quả cao hơn. Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỉ XX
có một số tác giả viết về đời sống thị dân Việt Nam nhưng có lẽ trong tác
phẩm của mình thì Vũ Trọng Phụng đã đốc hết tài năng để xây dựng cho độc
giả thấy được một đời sống thị dân với các nhân vật thị dân hiện lên một cách
chi tiết nhất, hài hước nhất và ấn tượng nhất với mục đích phơi bày hiện thực
xã hội đương thời.Chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ
phần nào góp thêm một tiếng nói vào quá trình tìm hiểu về đời sống thị dân
đầu những năm 30 và đời sống thị dân được biểu hiện phong phú, đa dạng
trong những sáng tác của Vũ Trọng Phụng năm 1936. Đồng thời chúng ta thấy
được những đóng góp to lớn của một nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa
văn học những năm 30 của thế kỉ XX.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bằng niềm đam mê văn chương cùng với tài năng sáng tạo độc đáo Vũ Trọng
Phụng đã thổi luồng gió mới vào dòng văn học hiện thực phê phán trước cách
mạng tháng Tám. Các sáng tác của ông ngay từ khi mới ra đời đã gây được
tiếng vang và được giới nghiên cứu phê bình quan tâm. Nhưng có lẽ nhắc đến
nhà văn họ Vũ giới phê bình nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực để bàn về
phóng sự và tiểu thuyết những thể loại làm nên tên tuổi của ông. Chính vì thế
đã có quá nhiều các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn,
tiểu luận …viết về nhà văn họ Vũ này qua các giai đoạn lịch sử một cách
phong phú và đa dạng. Cụ thể:
2.1. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm (1945)
Đất nước Việt Nam trong những năm 1930-1945 bước sang một chặng
đường mới khác biệt so với trước. Trung tâm văn hóa chính trị của cả nước
tập trung vào những thành phố lớn mang tầm vóc và kích cỡ như Hà Nôi, Hải
Phòng, Sài Gòn… Khi xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi về văn hóa,chính
trị.Về văn hóa thông tin đã có hàng trăm nhà xuất bản và tờ báo xuất hiện .
Năm 1938 đánh dấu sự phát triển rầm rộ của báo chí Việt Nam so với giai
đoạn trước minh chứng là ra đời của 308 tờ là năm báo chí phát triển mạnh
nhất so với toàn bộ chặng đường trước. Về giáo dục, trường học xuất hiện
ngày càng nhiều đặc biệt là một số trường đại học với số lượng học sinh, sinh
viên khá đông góp phần tạo nên một lớp công chúng mới trong văn học. Về
sinh hoạt xã hội, Hà Nội là trung tâm giải trí sầm uất với rạp hát, rạp chiếu
phim,vũ trường hoạt động, công viên…với không khí vui chơi náo nhiệt, sôi
động . Cùng với sự phát triển tích cực đó một góc khuất mặt trái của thành thị
cũng không thể tránh khỏi đó là tệ nạn, cờ bạc, gái mại dâm, hút chích, nhà
săm…. Đời sống thành thị bộc lộ những mặt đối lập rõ rệt trên nhiều phương
diện. Thời cuộc là thế, thiên chức của người cầm bút là phải vận động theo
hoàn cảnh xã hội buộc nhà văn phải miêu tả bức tranh xã hội phức tạp, nhiều
mâu thuẫn đó trong trang viết của mình.
Đời sống thị dân là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng
trong những sáng tác của Vũ Trọng Phụng đề tài này được khai thác nhiều ơ
tiểu thuyết và phóng sự. Có lẽ đây là hai thể loại được ông dành toàn bộ tâm
huyết để thai nghén và gửi hồn, gửi tình mình vào đó. Không làm ông thất
vọng bơi đã có rất nhiều những đánh giá, bình luận, bài viết, công trình
nghiên cứu… về giá trị nội dung và nghệ thuật trong những sáng tác của Vũ
Trọng Phụng như: Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong bài viết: Vũ Trọng
Phụng và những tác phẩm vượt thời gian , Báo Tin tức ra ngày 19/07/2017
cho rằng: Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo một loại tiểu thuyết mới,tiểu thuyết
của tiếng cười mang thanh, mang âm độc đáo đa sắc diện. Số đỏ là cuốn tiểu
thuyết trào phúng kinh điển và ơ đó xuất hiện một nhân vật độc đáo mang tính
thời đại Xuân Tóc Đỏ. Xuân Tóc Đỏ đi vào tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
mang dáng dấp của ông Vua lưu manh, tinh quái, bịp bợm và xảo quyệt với
nhiều chiêu trò để đạt được thành công ngoài mong đợi. Xuân cũng là nhân
vật như thế. Nếu người viết đầu tiên chạm tay vào phóng sự là Tam Lang thì
Vũ Trọng Phụng lại có công đưa phóng sự Việt Nam lên đỉnh cao mới đặc
biệt là giai đoạn 1930- 1945. Lịch sử nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng có nhiều điểm rất đặc biệt và khác thường bơi lẽ các sáng tác
của ông không nhẹ nhàng , êm ả mà phải trải qua nhiều thăng trầm, nhiều
những luồng ý kiến đánh giá trái chiều nhau. Với trên 200 công trình lớn nhỏ
như bài nghiên cứu, luận án, luận văn, bài phê bình, bài phát biểu....tên tuổi vị
trí của Vũ Trọng Phụng đã được đặt ngang hàng với nhiều nhà văn lớn trong
nước và thế giới . Đã có không ít những nhận xét, đánh giá về “ông vua phóng
sự đất Bắc” khi những đứa con đẻ của ông ra đời như: Cạm bẫy người
(1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934); Cơm thầy cơm cô (1936); Lục xì (1937); Một
huyện ăn Tết (1938)… Khi những tác phẩm này có mặt trên văn đàn Việt
Nam thì Lê Tràng Kiều trong một bài viết trên tạp chí văn học ra ngày
8/6/1935 với tiêu đề “Một trong những nhà văn hiện thực mở đầu cho nghề
phóng sự ở nước ta” đã đánh giá rất sâu sắc về phóng sự đầu tay “Cạm bẫy
người” của Vũ Trọng Phụng. Theo Lê Tràng Kiều thì đây là một sự khơi đầu
khá thành công của Vũ Trọng Phụng và có thể đây cũng sẽ là bước tạo đà để
nhà văn họ Vũ bứt phá, tạo nên tên tuổi của mình trên nhiều thể loại khác .
Trương Tửu- bạn thân của Vũ Trọng Phụng cũng đã rất khâm phục và ngưỡng
mộ tài năng phóng sự của ông. Trương Tửu trong bài“Địa vị Vũ Trọng Phụng
trong văn học Việt Nam cận đại”số đặc biệt đăng trên tờ Tao Đàn (1939) cho
rằng: Kiệt tác đặt nền móng và làm nên sự thành công cho phóng sự Việt Nam
phải kể đến: Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Cơm thầy cơm cô. Đã có không ít người
ngợi ca và thán phục khả năng viết phóng sự của Vũ Trọng Phụng tuy nhiên
cũng có một vài luồng ý kiến lên án, đả kích và chê trách lối viết tả chân, tả
thực và có phần dâm, bạo của ông phải kể đến là những cây bút lãng mạn
như: Nhất Linh, Thái Phỉ. Nhất Linh với bút danh Nhất Chi Mai đã có bài viết
“ Dâm hay không dâm” đăng trên báo Ngày nay số 51 ngày 21/3/1937 đã
mạnh mẽ phê phán Vũ Trọng Phụng khi ông viết về những chuyện thực vẫn
xảy ra hàng ngày như: gái đĩ, cờ bạc, hiếp dâm, làm tiền, gái mại dâm...Linh
đã phản ứng gay gắt và tỏ thái độ khó chịu bơi ông cho rằng lối viết đó là của
văn chương “đen tối” được nhìn qua con mắt của nhà văn có “cặp kính đen”.
Không bực bội, không gay gắt Vũ Trọng Phụng nhẹ nhàng đáp trả và bộc lộ
rõ ràng, thẳng thắn suy nghĩ của mình qua hai bài viết: “Thư ngỏ cho ông
Thái Phỉ, chủ bút báo tin văn về bài “Văn chương dâm uế”đăng trên tờ Hà
Nội báo 23/ 9/1936 và bài “Để đáp lời Báo ngày nay: Dâm hay không dâm”
đăng trên báo Tương Lai ngày 25/3/1937. Quan điểm của Vũ Trọng Phụng thể
hiện rõ vai trò và thiên chức của người cầm bút là phản ánh trung thực và đầy
đủ hiện thực xã hội đồng thời cũng phải vạch trần và chỉ rõ mặt trái của xã
hội. Có lẽ vì hiện thực quá, cụ thể quá và chính xác quá nên nhà văn họ Vũ đã
không nhận được sự đồng tình và cảm thông của một số tác giả nhất là những
người theo khuynh hướng lãng mạn như Nhất Linh.
2.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám đến trước năm (1986)
Sau cách mạng tháng Tám bước vào thời kỳ đổi mới của văn học các
nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã quan tâm và say mê nhiều hơn trước
cá tính sáng tạo và sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Hai thể loại đã tạo nên tên
tuổi và chỗ đứng của Vũ Trọng Phụng trong nền văn xuôi nước nhà là phóng
sự và tiểu thuyết. Nhắc đến phóng sự nhà văn Nguyên Hồng cho rằng Cạm
bẫy người là tác phẩm mơ ra cánh cửa đầu tiên của trào lưu văn học hiện thực
và tiếp theo đó hai phóng sự Cơm thầy cơm cô và Lục xì, rất sơ suất nếu
không nhắc đến và hai tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ. Đây là những đứa con
đẻ củng ra đời trong khoảng thời gian ngắn và có sức hút rất lớn đối với người
đọc đồng thời giúp Vũ Trọng Phụng đã làm thay đổi cả dư luận văn học bấy
giờ và tác động vào trào lưu văn học hiện thực một cái nhìn mới đầy tiến bộ
và tích cực. Một số các nhà nghiên cứu văn học và giới phê bình văn học đã
khám phá, phân tích và có những bài viết rất sâu sắc phải kể đến: Nhà nghiên
cứu Phạm Thế Ngũ khi tìm hiểu các tác phẩm phóng sự của Vũ Trọng Phụng (
Kỹ nghệ lấy tây, Lục xì, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô) đã khẳng định: “ta
thấy tất cả những gì gọi là hài ước, bi đát, rùng rợn trong những vết thương xã
hội lúc bấy giờ”. Dưới sự sáng tạo của người cầm bút Vũ Trọng Phụng đã
chứng tỏ được tài năng của mình đồng thời khẳng định được phóng sự của
ông đã kinh qua những thăng trầm của thời gian và sức sống của thể loại để
tồn tại với tư cách là những tác phẩm lớn của nhân loại.Và quả không sai khi
ông được mệnh danh là “ ông vua phóng sự đất Bắc”.
2.3. Thời kỳ sau đổi mới (1986)
Từ phương diện nghệ thuật, nhìn vào những đóng góp của Vũ Trọng
Phụng cũng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết nhận xét, đánh giá rất cao
về ông. Năm 1989 trong bài viết Vũ Trọng Phụng “ông vua phóng sự”,
Nguyễn Đăng Mạnh đã cho thấy: Vũ Trọng Phụng được trời ban cho khả năng
tinh tế với óc quan sát mau lẹ, khả năng nắm bắt nhanh, tài nghệ phác thảo chân
dung bằng những nét vẽ khá độc đáo , lối độc thoại đối thoại ngắn gọn, lắt léo,
dẫn dắt tình huống linh hoạt...Vũ Trọng Phụng đã mang đến cho người đọc tiếp
cận một thế giới mới, thế giới của cuộc sống thành thị với những chiêu trò và
những con người thị dân lố bịch và tha hóa.Thông qua cái nhìn và sự đánh giá
của Nguyễn Đăng Mạnh đã góp phần làm nổi bật những thành công trong nghệ
thuật xây dựng tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Một lần đọc tiểu
thuyết hay phóng sự của Vũ Trọng Phụng, người đọc có lẽ không thể quên được
tài năng này của ông.
Năm 2007, trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Về mặt kết cấu các tác phẩm thì trong hầu
hết truyện ngắn, truyện dài của Vũ Trọng Phụng, các tình tiết, tình huống, các
quan hệ nhân vật và số phận của chúng đều được xếp đặt, tổ chức theo một
nguyên tắc ngẫu nhiên may rủi: bố con trơ thành kẻ thù, vợ chồng hóa ra anh
em, đang nghèo đói trơ thành triệu phú hoặc ngược lại thằng bỗng hóa ra ông,
ông lại hóa ra thằng, cuộc sống cứ đảo điên vì vận hạn rủi may, vì số đen số
đỏ.”[18; 27]. “Dù viết bằng thể loại nào, văn Vũ Trọng Phụng cũng đúng là Vũ
Trọng Phụng. Nghĩa là sắc sảo và mãnh liệt, như dao chém, như roi quất. Nhưng
ngòi bút sáng tác của Vũ Trọng Phụng vẫn bộc lộ đầy đủ nhất ơ hai thể phóng sự
và tiểu thuyết” [18; 113]… “Vũ Trọng Phụng chứng tỏ là một cây bút muốn dấn
thân, muốn nhập cuộc thực sự vào cuộc đấu tranh chính trị đương thời trên tinh
thần nhân đạo chủ nghĩa, hướng về những con người tiên tiến nhất của cuộc giải
phóng dân tộc.”[18; 115]. Tác giả đã cho người đọc thấy tài năng của Vũ Trọng
Phụng trước hết là ơ kết cấu tiểu thuyết hết sức chặt chẽ thành công rực rỡ trong
việc sáng tạo tiểu thuyết có kết cấu tạo quy mô hoành tráng ơ không gian nghệ
thuật của tiểu thuyết. Thứ hai, về thể loại Vũ Trọng Phụng được biết đến là
“ông vua phóng sự” và là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” so với các nhà tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại thì tiểu thuyết của ông là thể tiểu thuyết phóng sự bậc thầy.
Nguyễn Hoàng Khung trong trong Văn học Việt Nam (1930-1945), tập 1 (Nhà
xuất bản Đại học - Giáo dục chuyên nghiệp, viết năm 1982 xuất bản năm 1988)
vừa nhìn lại tác giả Vũ Trọng Phụng một cách thấu đáo, vừa đánh giá nhận xét
chân thực về thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng trong Giông tố, Số đỏ, Làm
đĩ, Cơm thầy cơm cô… Không chỉ vậy đề tài về đời sống đô thị hóa Việt Nam
đầu thế kỉ XX, thị dân trong sáng tác cả Vũ Trọng Phụng còn được đánh giá
cách chân thực: Hoàng Như Mai trong bài: Nhà văn Vũ Trọng Phụng và cái xã
hội thời thuộc Pháp cho rằng: “Vũ Trọng Phụng tỏ ra rất độc đối với cái xã hội
được mệnh danh là thượng lưu thời thuộc Pháp” là hoàn toàn chính xác. Nguyễn
Đăng Mạnh, trong bài Đọc lại Giông tố của Vũ Trong Phụng Tạp chí văn học số
2 đã nhận xét: “Tác phẩm này phải giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật nặng
nề hơn. Nó quản lí một thế giới nhân vật đông đúc hơn, phức tạp hơn, gồm
nhiều thành phần xã hội nghề nghiệp khác nhau…”. Vũ Ngọc Phan cũng chỉ ra
ảnh hương của Freud với một số nhân vật trong Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trọng
Phụng nhưng Vũ Ngọc Phan không nhìn nhân vật đơn thuần từ một phía mà
ông phân tích chính xác ý nghĩa xã hội của các nhân vật trong Giông tố. Cuốn
tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng làm cho ta thấy rõ ảnh hương mạnh mẽ của
hoàn cảnh là nhường nào. Dưới sự tác động và ảnh hương của gia đình và xã hội
hai kẻ vốn tính hiền lành và ngay thẳng như Mịch và Long, rốt cuộc đã trơ nên
một người đàn bà bất chính và một thiếu niên hư hỏng... "Tác giả lập truyện rất
khéo, từ cái xã hội "xôi thịt" mục nát của thôn quê, đến cái xã hội "sâm banh xì
gà" ơ thành thị, từ cái óc bủn xỉn của một anh đồ kiết cho đến cái thói hoang
tàng của một anh trọc phú, ta thấy đầy những ngu dốt, mê tín, bất công, mà vai
trò nào cũng đều có mặt" [26,148]. Đến với thế giới nhân vật trong trong Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng: “Đọc Số đỏ, ta như
được lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ
loại quái thai của xã hội thực dân tư sản” [16]. Còn Nguyễn Hoành Khung thì
khẳng định: “Tiếng cười trào phúng trong Số đỏ đã nhắm khá trúng vào tầng lớp
thống trị, cụ thể là bọn thành thị tư sản học đòi những thứ rơm đời . Ngòi bút
cay độc của Vũ Trọng Phụng tung hoành thoải mái, đả kích đến toàn bộ cái xã
hội nhố nhăng, thối nát…” [12]. Lịch sử nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, qua
việc thống kê, tìm hiểu về những công trình nghiên cứu của các tác giả về đời
sống xã hội, thế giới nhân vật trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung và đời
sống xã hội, hệ thống nhân vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng,
chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình giá trị, khai thác những vấn đề liên
quan đến đề tài như một số luận văn, luận án thạc sỹ, tiến sỹ gần đây như: Hai
hình tượng Long và Mịch trong tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng của
Trần Thị Lệ Thanh; Trần Đăng Thao qua luận án tìm hiểu về những đóng góp
trong lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã có cái nhìn mới
trong việc tìm hiểu loại hình cấu trúc thể loại, và đặc biệt là khám phá được tính
chất “hoành tráng” trong kết cấu tác phẩm khi đem so sánh với những sáng tác
của các tác giả khác cùng thời. Một luận án tiến sỹ khác cũng xoáy sâu vào khai
thác giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng có tên : Ngôn từ nghệ
thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết. Thông qua bài viết tác
giả cho thấy những kỳ công xây dựng của Vũ Trọng Phụng khi nghiên cứu về
nghề bạc bịp, , nghề kinh doanh thân xác dưới cái vỏ hôn nhân đầy bỉ ổ, những
con số biết nói về vấn nạn của dục tính qua: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây,
Lục xì.
Ngoài ra còn có một số bài viết tiêu biểu khác chúng tôi muốn nhắc đến
ơ đây: Phạm Thị Mỹ Lương khi viết về thi pháp trong Giông tố (2001); Nguyễn
Thị Thương, Tiếp cận thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn tâm phân
học, luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội (2014).Nhưng vẫn còn thiếu
những công trình, nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, chuyên sâu về nhân vật thị dân
trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về “Kiểu
nhân vật thị dân trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng năm 1936” qua các tiểu
thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, phóng sự Cơm thầy cơm cô để có cái nhìn đa
dạng và phong phú hơn về văn chương Vũ Trọng Phụng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, mục tiêu của chúng tôi là:
- Hướng vào việc nhìn lại quá trình sáng tạo nghệ thuật của tài năng, phong
cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng nổi trội ơ hai thể loại tiểu thuyết và
phóng sự từ đó khẳng định vị trí không thể thay thế được của Vũ Trọng Phụng
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Hiểu được đời sống thị dân những năm 30 thế kỉ XX ơ Việt Nam .Nghiên
cứu sâu hơn về cái nhìn điển hình, bạo lạ trong việc miêu tả đời sống nhân vật
thị dân, nhân vật thị dân, một kiểu nhân vật đa dạng và nhiều mối qun hệ
phức tạp .Bên cạnh đó, được mạnh dạn đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình
vào việc giảng dạy đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ơ trường phổ
thông.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
-
Tìm hiểu về nhân vật thị dân trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng năm
1936 sẽ giúp chúng ta hiểu được những kiến thức, con người nhà văn, về xã
hội Việt Nam trong giai đoạn giao thời, đặc biệt là tình hình xã hội Việt Nam
năm 1936.
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm khẳng định những đóng góp quan
trọng của Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực nghệ thuật của nền Văn học Việt
Nam hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn là tập tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ,
Làm đĩ và phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng những tác phẩm
này thể hiện rõ hơn cả đời sống thị dân đây là những tác phẩm điển hình thể
hiện ngòi bút trào phúng và tả chân bậc thầy của nhà văn.
Chúng tôi lựa chọn sáng tác của Vũ Trọng Phụng năm 1936 bơi vì
đây là mốc lịch sử quan trọng đối với tác giả. Năm 1936, Mặt trận dân chủ
Đông Dương ra đời, Đảng cộng sản hoạt động công khai, phong trào bãi hóa,
mitting, biểu tình khắp nơi…những sự kiện quan trọng đó đã châm ngòi cho
ngọn lửa đấu tranh đã bị kìm kẹp bao lâu nay có cơ hội được bùng cháy. Có
thể nói, giai đoạn này tư tương và quan điểm nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
được thể hiện rõ ràng nhất, tiêu diệt những gì xấu xa bì ổi, bóc trần những giả
dối lừa bịp …đồng thời xây dựng con người và xã hội có nghĩa lý, nhân bản
và đạo đức. Không những thế với những tác phẩm ra đời năm 1936 của Vũ
Trọng Phụng: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô là bức tranh vẽ đầy
đủ chi tiết, chân thật bộ mặt xã hội , chủ đề của các sáng tác này là: Tệ nạn xã
hội, đạo đức, cái dâm và sự tha hóa… và điều này sẽ được làm sáng tỏ trong
luận văn .
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Kiểu nhân vật thị dân trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng năm 1936 :
Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô.
Mơ rộng phạm vi nghiên cứu thêm một số sáng tác khác cũng viết về
thị dân của Vũ Trọng Phụng vào một số năm khác như Lục xì, Kĩ nghệ lấy
Tây, Dứt tình …
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu.
Để giải quyết những vấn đề trên, trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng phối hợp các phương pháp sau:
Phương pháp lí thuyết:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê- so sánh
- Phương pháp văn học sử
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp xã hội học
Phương pháp thực tiễn:
- Khảo sát không gian sống của đời sống nhân vật thị dân
trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng vẫn còn lưu lại ( Phố cổ Hà Nội,
khu phố Thổ Quan- Khâm Thiên…)
- Trực tiếp, tiếp thu qua tranh, ảnh tư liệu, phim tư liệu,
phim tái hiện…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: phần mơ đầu, nội dung, phần kết luận, thư mục tham khảo
ra luận văn tập trung vào nội dung chính với 3 chương như sau:
Chương I : Thị dân và nhân vật thị dân trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Chương II: Nhân vật thị dân trong mối quan hệ xã hội.
Chương III: Nhân vật thị dân trong mối quan hệ gia đình.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỊ DÂN VÀ NHÂN VẬT THỊ DÂN TRONG SÁNG TÁC
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử- văn hóa- văn học những năm 30 của thế kỉ XX
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Chế độ thực dân nửa phong kiến tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhất trong
những năm 30 của thế kỷ XX. Phong trào yêu nước nổ ra rầm rộ: Phong trào
Cần Vương- kéo dài hàng chục năm, các phong trào đi theo khuynh hướng dân
chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…hầu hết bị thất bại. Đất nước
lâm nguy, tình hình chính trị rối ren hỗn loạn. Bộ máy nhà nước dưới sự thiết lập
của thực dân Pháp, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều làm giúp
việc, tay sai cho Pháp. Thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách, nắm quyền
và cai trị Việt Nam. Nhân dân chịu lầm than áp bức, đói khổ, cùng cực. Phu
phen, nào thuế khoán,tạp dịch…đói khổ triền miên, người chết như ngả rạ. Sự
có mặt của vua chúa ơ trong triều chỉ là những tên bù nhìn tay sai có cũng như
không,chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nhân dân không được bảo vệ, không được
hương tự do dân chủ mà ngược lại họ bị thực dân thẳng tay khủng bố, đàn áp
một cách dã man. Xã hội trơ nên ngột ngạt, bí bách và bạo loạn dưới bàn tay cai
trị đẫm máu của bọn thực dân. Chúng vươn vòi bạch tuộc đậm mùi thực dân len
lỏi vào khắp mọi ngóc ngách, ngõ xóm, đường phố và từng ngày hủy hoại cuộc
sống của dân nghèo. Xã hội trơ nên rối ren, khủng hoảng, hỗn loạn. Mọi chiêu
trò bẩn thỉu và thói tật của thực dân đã lan tràn cuốn đi bao giá trị tốt đẹp của
dân Việt, xã hội đảo điên, dân tình điêu đứng tất cả đang bị xoáy đi trong cơn lốc
của bạo loạn và áp bức.
Đầu thế kỉ XX, cuộc bình định của thực dân Pháp đã thành công.Thực
dân Pháp tìm mọi cách để khai thác xứ Đông Dương giàu có bóc lột tài
nguyên thiên nhiên qua các cuộc khai thác thuộc địa lần I và lần II. Chính
sách kinh tế thực dân vô cùng hà khắc như: bán hàng hóa, vơ vét tài nguyên
thiên nhiên, thu thuế… Lúc này các thành phố lớn của nước ta như: Hải
Phòng, Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn, Huế…đã trơ thành trung tâm kinh tế,
chính trị sầm uất nhất của cả nước. Giai cấp phong kiến dần mất vị thế giai
cấp tư sản ra đời, nền kinh tế cũng bắt đầu thay đổi và chuyển biến-kinh tế
tiền tư bản. Bộ máy cai trị của chúng ngày càng lớn mạnh. Chúng thu tóm
ruộng đất,vơ vét nông nghiệp còn công nghiệp bị ngăn cản và phát triển trong
giới hạn. Chúng quản lý hầm mỏ đồn điền, độc quyền xuất nhập cảng, in giấy
bạc. Đặt ra trăm ngàn thứ thuế vô lý, bóc lột dân ta một cách tàn bạo. Từ Bắc ,
Trung, Nam mỗi vùng là một chế độ khác nhau để thực hiện chính sách ngu
dân “ chia để trị”. Lợi dụng chính sách cai trị độc đoán đó của mình chúng
duy trì bộ máy quan liêu, tìm moị cách phá hoại kinh tế, tiêu diệt giống nòi,
bóc lột công nhân và không cho tư sản có cơ hội ngẩng đầu lên. Với những
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất đã làm cho nền kinh
tế của nước ta vốn dĩ đã là một nước nghèo càng trơ nên suy sụp và nghèo
nàn hơn. Người dân mất hết nhà cửa ruộng nương trơ nên đói khổ lang thang,
công nhân bị bóc lột và vắt kiệt sức lao động trong đồn điền nhà xương phải
bỏ trốn ra ngoài, trí thức không có việc làm đời sống bấp bênh, cơ cực. Chốn
làng quê không có chỗ cho họ bám trụ bơi nếu bám vào nó họ sẽ kiệt quệ và
chết dần chết mòn. Họ từ giã làng quê bồng bế dắt díu nhau lên thành thị kiếm
sống. Họ nhìn thấy đô thị đông đúc, nhộn nhịp, sầm uất như miếng mồi ngon
cứu vớt họ qua những ngày khốn khó. Họ tìm lên thành phố kiếm việc làm.
Họ những tương sẽ có cuộc sống khá hơn nhưng thực tế hoàn toàn khác: có
người kiếm được việc nhưng công việc nặng nhọc vất vả mà tiền công nhận
được là vài đồng rẻ mạt, có người lay lắt đầu đường xó chợ không kiếm được
việc và cuối cùng để duy trì sự sống họ bị lôi vào vòng xoáy của tệ nạn, dục
vọng, danh lợi…và dần dần họ không còn nhận ra họ nữa - họ bị cuộc sống
đô thị làm gục ngã.
Từ một nước nghèo dưới thế lực của bọn vua chúa phong kiến thống
trị, đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới bị kìm kẹp khổ sơ hơn khi chế
độ phong kiến nửa thực dân ra đời, chà đạp, kìm hãm và hạn chế sự phát triển
kinh tế. Nền kinh tế của chúng ta bắt đầu bị phân giải, kinh tế tư bản hình
thành kéo nước ta vào quỹ đạo đó. Nền kinh tế công nghiệp không hiện đại
hóa mà trơ thành thị trường cung cấp những mặt hàng thiết yếu, nguyên vật
liệu cho thương nghiệp Pháp. Mạng lưới giao thương buôn bán cũng được mơ
rộng từ Bắc đến Nam tạo điều kiện để thống nhất kinh tế ba miền dù đã được
củng cố từ lâu và luôn tìm cách để củng cố và phát triển vững chắc. Không
ủng hộ và đi theo hướng đó thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị đặt
ra nhiều chế độ khác nhau giữa ba miền. Kinh tế bắt đầu phát triển với nhiều
ngành nghề, sự giao thương trao đổi cũng bắt đầu mơ rộng từ đó xuất hiện
nhiều thành thị tư bản,dân thành thị ngày một đông lên.
Những điều kiện về kinh tế, chính trị trên đã gây ra một sự biến
động kết cấu xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm
lược là một xã hội phong kiến phương Đông. Trong xã hội đó, con người có
mối quan hệ với làng xóm quê hương rất gắn bó. Nhưng từ khi thực dân Pháp
xâm lược thì hình thái xã hội ấy có sự phân hóa rõ rệt. Mâu thuẫn giữa các
tầng lớp địa chủ, phú nông với nông dân diễn ra gay gắt. Xã hội có sự đối lập
giữa nông thôn và thành thị. Thành thị sầm uất là nơi người dân chạy loạn và
dừng chân tìm cách kiếm sống.. Lớp thị dân ơ thành phố họ là những người
được pháp luật bảo hộ, họ có quyền lợi và vị thế của lối sống tư sản thành thị..
Giai cấp tư sản dần dần giữ vai trò và vị thế trong xã hội và trơ thành những
đại tư sản giàu có bậc công – thương. Còn ơ nông thôn trước những chế độ hà
khắc của thực dân đã làm cho chốn thành thị bắt đầu xuất hiện thành phần
nông dân kéo lên tránh nạn. Họ hòa mình vào cuộc sống ơ đô thị, thích nghi
và dần dần họ cũng bị ảnh hương của lối sống thị dân tác động vào dù danh
phận thì chẳng thể thay đổi. Như thế ơ các thành phố lớn dân số dần tăng lên
do tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo đông đảo kéo lên sống một cách bấp bênh ơ
thị thành.
1.1.2. Hoàn cảnh văn hóa, văn học 30 năm đầu thế kỉ XX
Xã hội thực dân nửa phong kiến đượchình thành trong quá trình đấu
tranh giữa ta và địch, giữa cái mới và cái cũ. Thực dân Pháp mang theo văn
hóa tây hóa du nhập vào Việt Nam tìm cách đẩy lùi và chiếm chỗ nền văn hóa
truyền thống mấy nghìn năm của ta. Trước sự du nhập của luồng văn hóa mới
đó văn học đồi hỏi phải có sự linh hoạt tiến bộ theo cái mới nhưng không thể
đánh mất cái vốn có của mình. Trong giai đoạn 1900-1930 đã có rất nhiều tác
giả, tác phẩm phản ánh rõ sự tranh chấp và tính giao thoa của hai nền văn học
song vẫn bộc lộ quan điểm nhân sinh và thái độ tích cực của mình.
Văn học 30 năm đầu của thế kỉ XX là một giai đoạn văn học có tính
chất giao thời. Trước thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam có hai dòng văn học
chính là văn học bình dân và văn học bác học. Mỗi dòng đều có người sáng
tác, truyền bá, độc giả riêng . Mỗi tác giả của một dòng văn học đều lựa chọn
cho mình một phương thức sáng tác,quan điểm, lý tương thẩm mỹ riêng cho
mình tùy theo những thể loại nhất định. Lúc này xã hội thay đổi cung đình
không còn là nơi nghiêm ngặt trung tâm của cả nước nữa. Không còn sự uy
quyền của vua chúa với con dân, tất cả bị đảo lộn khi chính sách của thực dân
được thiết lập và ra đời. Tầng lớp dân đô thị xuất hiện ngày càng nhiều với
cách nghĩ, cách sống và luồng tư tương mới. Nhận thức được điều đó văn học
bắt nhịp kịp thời và cũng dần lột xác theo một hướng mới. Lớp công chúng ra
đời đòi hỏi một một nền văn học phù hợp với thị hiếu của thị dân. Trong các
trường học thực dân thay đổi về ngôn ngữ được học và nội dung học, nếu
trước kia học tiếng Hán thì giờ học tiếng Pháp, trước kia học văn học Trung
Quốc thì giờ chuyển sang văn học học Pháp. Những truyện dịch từ tiếng
Pháp, Trung Quốc được đăng hầu hết trên các trang báo hoặc in thành sách và
đấy chính là luồng gió mát tinh thần thổi vào đời sống của lớp thị dân.Tuy
nhiên, văn học thị dân ra đời ồ ạt như thế không có nghĩa là không có chỗ cho
văn học nông thôn. Các nhà nho yêu nước, trong sạch vẫn dùng chữ nho và
dùng văn thơ để ngợi ca chí khí, sức mạnh con người đồng thời dùng văn
chương để vạch mặt bọn phản bội, ca tụng những anh hùng nghĩa sỹ… Như
thế xã hội với hai nền văn học hoàn toàn có quan niệm, tư tương và mục đích
sáng tác khác nhau giữa thành thị và nông thôn. Ở giai đoạn giao thời này, nền
văn học cũ tuy đã ơ trên đà suy tàn nhưng vẫn còn tác dụng tích cực, có vị trí
nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc. Tuy nhiên văn học bác học,
văn chương thành thị đang có xu hướng phát triển mau lẹ và thích ứng nhu
cầu độc giả nhiều hơn.
Nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX là nền văn học hiện đại hóa,
đi vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Như trên đã trình bày, những năm
cuối thế kỷ XIX văn học Việt Nam cũng như văn học của một số nước Đông
Á, chịu ảnh hương của văn hóa Trung Quốc. Nhưng từ khi cuộc sống có sự
thay đổi, xáo trộn, hàng hóa, tiền bạc phá vỡ các quan hệ luân thường kinh tế
tư bản chủ nghĩa ơ thành thị làm con người trơ nên sống cá nhân. Xã hội trơ
thành phức tạp, cuộc sống trơ nên gấp rút, nhộn nhịp…trong một xã hội cá
nhân trơ nên sống thực tế thì những quan hệ đạo lý dần dần suy biến khiến
người ta phải tìm thế giới, xã hội khác, có thái độ khác chờ đợi văn học đưa
lại cho mình cái mới khác trước. Người thành thị trước sự lặng lẽ thay đổi
đáng kể của cuộc sống đã không còn thích thú với những lời giáo huấn về đạo
lý cương thường. Họ cần hiểu đời sống với những biến động mới cụ thể và
đầy đủ, gây được cảm giác, thỏa mãn được những điều cần tìm hiểu. Đáp ứng
thị hiếu đòi hỏi giới văn nghệ sỹ phải có lối tư duy và quan điểm sáng tác
khác giai đoạn trước. Nền văn học trước đây luôn lấy cảm hứng từ những điều
bình dị, mộc mạc, đơn giản trong cuộc sống để tác giả chắp bút. Con người
trong văn học trọng đạo lý, nghĩa tình và luôn đặt cái ta lên trên tất cả. Có thể
nói đó là một nền văn học sự thật. Bước sang giai đoạn sau khi tư bản thị dân
xuất hiện, con người và cuộc sống hoàn toàn phát triển theo xu thế tây hóa ơ
đó khách thể phải được coi trọng, văn học theo hẳn một hướng khác trước.
Văn học giai đoạn này đã bước vào giai đoạn hiện đại hóa. Có thể nói quá
trình hiện đại hóa văn học là quá trình xóa bỏ thay thế những quan niệm xưa
cũ với luân thương ngũ thường đòi hỏi hình thành một luồng suy nghĩ mới,
quan niệm mới hướng vào cuộc sống hiện đại và thay đổi diện mạo văn học.
Tác phẩm lúc này không còn là cảm hứng nhân tình nữa mà quan tâm nhiều
đến nhân vật, tư tương, nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng cái nhìn hiện
thực. Để thể hiện nó thì thể loại, phương tiện, đề tài sáng tác, tiêu chuẩn thẩm
mĩ phải thay đổi và bắt kịp. Thoát khỏi sự trì trệ của văn học cũ, đi theo
hướng nền văn học hiện đại, văn học Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề
chung của văn học thế giới lúc đó. Đó là sự tồn tại của một tầng lớp trí thức
hiểu biết văn học Pháp, qua tầng lớp trí thức văn học Pháp đã tác động một
cách sâu sắc đến văn học Việt Nam. Qua tiếng Pháp, tầng lớp trí thức có thể
đọc các thứ tiếng khác ơ châu Âu, ảnh hương phong cách viết theo chủ nghĩa
lãng mạn, hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên…Tên tuổi các nhà văn, nhà thơ lớn
lần lượt vang dội, các tác phẩm nguyên văn hay phiên dịch từ các thứ tiếng
trên thế giới, chủ yếu là tiếng Pháp đã đến tay độc giả Việt Nam. Cho đến đầu
thế kỉ XX độc giả Việt Nam mới có điều kiện tiếp xúc các tác phẩm viết từ thế
kỉ XVI, XVII ơ phương Tây đồng thời độc giả cũng tiếp nhận những tác phẩm
vừa in chưa ráo mực. Độc giả làm quen muộn nhưng đồng thời tiếp nhận cả
Moliere, Hugo, Gocki, Rimbaud…Sự ảnh hương và tác động của những nhà
văn Pháp nói trên đã giúp cho văn sỹ Việt Nam học hỏi và tiếp nhận chọn lọc
được cái hay cái dơ góp phần vào thay đổi kiến thiết nền văn học nước nhà.
Cũng chính từ đó nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa, phát triển một
nhịp độ gấp rút, nhanh chóng.
Như vậy hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh văn hóa xã hội có tầm ảnh
hương quan trọng đến sự hình thành của tác phẩm cũng như quá trình tìm
hiểu và phân tích nhân vật thị dân trong các mối quan hệ gia đình và mối quan
hệ xã hội từ đó làm nổi bật lên lối sống, phẩm chất con người trong xã hội.
Nhân vật thị dân trong tác phẩm văn học là hình tượng phản ánh thế giới thực
của các đô thị Việt Nam đầu thế kỉ XX, quá trình du nhập lối sống phương
Tây. Tác giả chính là người phát hiện và khám phá cuộc sống, xã hội , con
người bằng con mắt cảm quan của người nghệ sỹ ghi chép lại một cách tỉ mỉ
những gì mình thấy, mình biết. Khi xây dựng nhân vật thị dân nhà văn đã đặt
nhân vật của mình trong sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và con người,
giữa con người và con người để làm nổi bật những vấn đề nhức nhối, nóng
bỏng mà xã hội đương thời quan tâm.
1.1.3. Ảnh hưởng của lịch sử- văn hóa xã hội đến
con người Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Quê gốc
của nhà văn tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Bố của Vũ Trọng
Phụng là thợ tiện, khi ông bảy tháng tuổi thì bố mất. Mẹ ông làm thuê với
nghề khâu vá, sau khi chồng mất bà ơ vậy tần tảo nuôi con khôn lớn. Vũ
Trọng Phụng không được hương cuộc sống giàu sang, nhung lụa, không được
theo học các trường cao cấp. Từ nhỏ, Vũ Trọng Phụng đã thấm thía nỗi cục
nhục của thân phận đứa trẻ mồ côi, nhà nghèo, cuối cùng đành chỉ sống bằng
cái nghề viết báo, viết văn bạc bẽo giữa một xã hội thành thị ăn chơi phè
phỡn. Trong lúc mưu sinh, ông dần được trải nghiệm mình trong hoản cảnh xã
hội đầy phức tạp, rối ren, thối nát…Ông cảm nhận và thấy được cái xấu xa,
bẩn thỉu, lố bịch trong xã hội tương như tốt đẹp đang được che dấu dưới cái
vỏ của tôn ti trật tự và nề nếp gia giáo. Ngóc ngách nào ông cũng thấy lừa lọc,
mưu mô, phỉnh nịnh, xó xỉnh nào ông cũng cảm nhận được tội ác và bất
lương , tất cả được núp bóng rất an toàn và nực cười dưới cái vỏ bọc rất bóng
bẩy và hào nhoáng của đời sống thành thị . Vũ Trọng Phụng đã từng viết:
“Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan”. Ông đã từng mong mỏi ơ diễn biến
của thời cụộc, ơ những cải cách của nhà nước. Song vừa bước vào tuổi trương
thành, thế hệ Vũ Trọng Phụng đã chạm chán với những thói đời đầy bi đát.
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế với quy mô thế giới (1929- 1933) đó cũng là
thời kì thành thị nửa Tây nửa ta với các quan hệ nạn ăn chơi đàng điếm, trụy
lạc. Thực tại đen tối trong đó cái ác, cái xấu hoành hành, khiến cho họ hết sức
hoang mang, càng thấm thía sự bất lực, vô nghĩa của con người trước số phận
và rơi vào một tâm trạng bi quan, tuyệt vọng sâu sắc.Mặt khác, gần suốt cuộc
đời mình, Vũ Trọng Phụng chỉ sống ơ căn gác hẹp ơ phố Hàng Bạc (Hà Nội)
mà xung quanh là xã hội ăn chơi trụy lạc và bịp bợm, với những vua thuốc
lậu, me Tây hạng sang, tiệm hút, sòng bạc, nhà săm…Vì vậy, tuy nghèo khổ
song nhà văn không có điều kiện gần gũi, gắn bó với người dân lao động, ít
thấy được phẩm chất, tinh thần lành mạnh, tốt đẹp ơ họ. Còn tầng lớp bình
dân mà ông gần gũi lại khá phức tạp, thường là dân nghiện, cờ bạc, ma
cô….và những chuyến trải nghiệm thực tế của ông khi đi vào phố bạc bịp ơ
phố Hàng Cá, hay tiệm hút chú Sềnh, hoặc trại lính Lê Dương Thị Cầu với
các me Tây hạng rẻ tiền hoặc đám cơm thầy cơm cô ơ vườn hoa đưa người
hay ơ sân gác hàng cơm bẩn thỉu…Tóm lại, cuộc sống xung quanh Vũ Trọng
Phụng hoặc là bọn có tiền trâng tráo, “chó đểu”, hoặc là người nghèo “hạ
lưu”, “đê tiện”, cặn bã của xã hội. Môi trường sinh hoạt hạn hẹp ấy nó giúp
cho ông nhìn rõ mặt trái thối nát của xã hội, càng nung nấu mối bất bình và
gieo vào tâm hồn ông một tư tương hoài nghi, bi quan sâu sắc, một thái độ
khinh bạc đối với cuộc đời. Tư tương định mệnh bi quan đè nặng tâm hồn nhà
văn, tỏa bóng xuống hầu hết những trang viết của ông. Trong cuộc sống cũng
như trong văn chương ông luôn luôn sốt sắng tìm phương thức sau khi trình
bày bệnh căn của người đời.Tuy vậy, Vũ Trọng Phụng cũng phải sống như
mọi người và cũng phải tìm lối sống như họ. Ông thèm yên ổn, thèm sự tự do,
ông muốn có được sự thèm khát ấy , ông muốn nó đến với ông và ông mong
nó đến với tất cả những kiếp người đang sống giống mình. Cũng có lúc, Vũ
Trọng Phụng mạnh dạn can đảm chống lại uy quyền của những kẻ giàu có,
sang trọng nhưng ti tiện và đầy tội lỗi, chống phong trào lãng mạn. Như
chúng ta đã biết trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là
một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, riêng biệt và
“không giống ai” và cũng “không ai giống mình”. Đây chính là cơ sơ để làm
nên phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Chính con người, tính cách đã
làm nên cá tính sáng tạo của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Cụ thể, phong cách
sáng tạo của ông đầu tiên được thể hiện ơ cái nhìn mới mẻ khi nhận diện cuộc
sống, ông có cảm quan nhạy bén, xác thực, khả năng nhìn thấu đáo bản chất
bên trong của con người và không ai cũng có thể nhìn thấy được. Vũ Trọng
Phụng luôn biết nắm bắt cái gì là quan trọng nhất, nổi bật và tiêu biểu nhất
của cái xã hội xấu xa đồi bại đương thời.
Khi viết về nhân vật thị dân Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy bức
tranh phong phú đa dạng về đời sống thị dân đó là những gì diễn ra trong cuộc
sống, thực sự ơ cuộc đời với một cái nhìn sáng tạo,nổi bật rất riêng với những
mảng màu tối sẫm đầy lố bịch, kệch cỡm. Xã hội Việt Nam dưới chế độ thực
dân nửa phong kiến, theo Vũ Trọng Phụng là mảnh đất u ám nẩy hạt lên
những cái giả dối, bịp bợm, cái đểu, cái dâm ác, mưu mô, lọc lừa. Xã hội đó
ông gọi là xã hội của lũ “chó đểu” và “khốn nạn”. Quan điểm và cái nhìn
thống nhất giữa nghệ thuật và tác phẩm văn chương luôn có sự nhất quán và
rõ ràng. Nhà văn không chỉ phản ánh những sự kiện, hiện tượng đơn lẻ trên bề
mặt mà thực sự đào sâu vào hiện thực, phơi bày những mặt trái thối tha, ghê
tơm những ung nhọt trong xã hội thành thị những năm 30 thể kỉ XX. Có thể
nói, cuộc sống thành thị và tầng lớp thị dân qua con mắt quan sát của Vũ
Trọng Phụng là những người vô liêm sỉ, đại bịp, lừa đảo, xa đọa, vô lương
tâm. Ở đây, ta thấy Vũ Trọng Phụng là nhà văn có khả năng khám phá những
mảng màu xám xịt u tối, những mặt trái của cuộc sống thị thành lúc bấy giờ từ
đó có tác dụng phê phán thâm thúy, sâu sắc. Ông luôn dành tình cảm cho tầng
lớp dân nghèo, cơ cực lầm than để lên án cái xấu, đả kích vào tầng lớp thượng
lưu có quyền có tiền ăn chơi đua đòi, tham lam nhũng nhiễu và đáng phê phán
hơn cả là lối sống không tình người. Đó là một cái nhìn tích cực, tiến bộ, khả
quan, phù hợp với tình cảm và thái độ của đông đảo nhân dân lao động nghèo
trong xã hội bấy giờ. Ngoài ra phong cách khác biệt và độc đáo sáng tác của
ông còn thể hiện ơ khả năng tương tượng và tái hiện cuộc sống một cách
phong phú, sáng tạo và rất thật. Ông dùng ngòi bút công kích của mình kết
hợp và khả năng tái hiện hiện thực đời sống một cách chân thật và chính xác
để làm sống dậy những thước phim thời sự trong tác phẩm của mình. Bằng sự
hiểu biết sâu sắc và có cả quãng đời sống trong căn gác thuộc khu xép rách
nát ơ thủ đô 36 phố phường nên không có gì ngạc nhiên khi ông cung cấp cho
độc giả cuộc sống nơi vỉa hè, nhà chứa, chiếu bạc. Song song với điều đó Vũ
Trọng Phụng còn là người luôn biết thu thập thông tin qua báo chí tiếng Pháp
cũng như báo Việt rồi gọt rũa, sáng tạo, tái hiện để tác phẩm của mình trơ nên
hấp dẫn và ấn tượng chứ không hời hợt, nhạt nhẽo và dễ quên. Bên cạnh đó,
có thể nói Vũ Trọng Phụng còn là nhà văn bậc thầy trong cách gián tiếp khai
thác hiện thực đời sống , khai thác rất đầy đủ, chi tiết, cụ thể hóa và mang lại
hiệu quả lớn. Ở đây, quả là có sự chiêm nghiệm gần gũi, phù hợp giữa tư liệu
đó với các tính sáng tạo của nhà văn. Tìm hiều các sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, chúng ta có thể cảm nhận được ông đã truyền vào những tư liệu,
những thông tin ấy thái độ, tình cảm phẫn uất, tức nghẹn, căm ghét sôi sục
của mình, vạch trần bản chất xấu xa đồi bại của xã hội đương thời. Nhà văn
đã thổi một làn gió mới, một nguồn năng lượng mới vào các sáng tác của
mình để cho những tư liệu, những chi tiết ấy bay lên qua trí tương tượng sáng
tạo tài hoa, mãnh liệt, đặc biệt của ông. Như vậy, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa
xã hội có tầm ảnh hương sâu sắc và chi phối đến những sáng tác của Vũ
Trọng Phụng đó là đề tài sáng tác, cách thức sáng tác cộng thêm văn phong
phong phú của mình tác giả đã để lại ấn tượng lớn trong lòng độc giả. Những
sáng tác của ông không chỉ là bài học mang tính giáo dục của thời đại trước
đây mà còn nguyên giá trị giáo dục về đạo đức trong xã hội đối với xã hội
thời kì đương đại.
1.2 Nhân vật thị dân – kiểu nhân vật nổi bật trong sáng tác của Vũ
Trọng Phụng
1.2.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân trung tâm của mỗi
tác phẩm văn học. Vậy nhân vật văn học là gì? Khái niệm đó được thể hiện
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như thế nào? Nhân vật văn học là con
người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Khái niệm nhân
vật văn học được quan niệm một cách rộng lớn hơn nhiều bơi đó không chỉ là
người mà còn là các sự vật, hiện tượng, loài vật. Ví như: “Ngọn cỏ” trong
Truyện Kiều- Nguyễn Du; “Dế mèn” trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài;
những người lao động nghèo khổ trong Vợ nhặt của Kim Lân; “Đồng tiền”
trong ƠgiêniGrăngđê - (Banzac)….Dù là các sự vật, hiện tượng, con người…
mang tính cách và dáng dấp như thế nào thù tựu chung lại vẫn để miêu tả và
hướng vào con người..