Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Gia công quốc tế, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.73 KB, 25 trang )

A. Lý thuyết :
Gia công quốc tế
I. Khái niệm :
Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán
ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công quốc tế có thể được
quan niệm theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì
gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên(gọi
là bên nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của
một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm,
giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao(gọi là phí gia công). Như vậy
trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với
hoạt động sản xuất.
Như vậy, gia công quốc tế là sự cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng
của đối tượng lao động (nguyên liệu hoặc bán thành phẩm ) được tiến hành
một cách sáng tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng
nào đó. Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ
nguyên vật liệu chính hoặc bán thành phẩm có khi gồm cả máy móc thiết
bị, chuyên gia cho bên nhận gia công. Trong trường hợp không giao nhận
nguyên vật liệu chính thì bên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua
nguyên vật liệu ở một địa điểm nào đó với giá cả được ấn định từ trước
hoặc thanh toán thực tế trên hoá đơn. Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ
tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu sau đó tiến hành gia công, sản xuất
theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số lượng chủng loại, mẫu mã,
thời gian. Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao lại thành phẩm
cho bên đặt gia công và nhận một khoản phí gia công theo thoả thuận từ
trước. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia
công quốc tế. Các yếu tố sản xuất có thể đưa vào thông qua nhập khẩu để
phục vụ quá trình gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng
trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp
tiền công và chi phí khác đem lại. Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức
xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng


hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
II. Đặc điểm .
Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt
động sản xuất.
Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác
định trong hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận
gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.
Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền
gọi là phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm
được sản xuất ra trong quá trình gia công.
Trong hợp đồng gia công người ta qui cụ thể các điều kiện thương mại
như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về
thanh toán, về việc giao hàng.
Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động
nhưng là lao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không
phải là xuất khẩu lao động trực tiếp.
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy gia công quốc tế có những ưu và
nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Không phải bỏ nhiều chi phí, vốn đầu tư, ít chịu rủi ro
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản ký, tiếp cận với công nghệ kỹ
thuật của nước khác.
Nhược điểm :
- Tính bị động cao
- Nguy cơ biến thành bãi rác công nghệ.
- Quản lý định mức gia công và thanh lý hợp đồng không tốt sẽ tạo điều
kiện đưa hàng trốn thuế vào Việt Nam.
- Giá trị gia tăng thấp.
III. Vai trò.

Ngày nay gia công quốc tế khá phổ biến trong buôn bán ngoại
thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ
lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia
công.Đối với bên nhận gia công,phương thức này giúp họ giải quyết công
ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay
công nghệ mới về cho nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp
dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công
quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn
Quốc,Thái Lan, Xingapo….
3.1. Đối với nước đặt gia công :
- khai thác được nguồn tài nguyên và lao độngtừ các nước nhận gia
công .
- có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.
3.2. Đối với nước nhận gia công :
- Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Thông qua phương thức gia
công quốc tế mà các nước kém phát triển với khả năng sản xuất hạn
chế có cơ hội tham gia vào phân công lao động quốc tế, khai thác
được nguồn tài nguyên đặc biệt là giải quyết được vấn đề việc làm
cho xã hội. Đặc gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn
hoá với từng sản phẩm nhất định mà chuyên môn hoá trong từng
công đoạn, từng chi tiết sản phẩm.
- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và
quốc tế hoá:
1. Chuyển dịch cơ cấu công nghhiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện
đại hoá.
2. Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội nguz quản lý có
kiến thức và kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên thị
trường quốc tế và quản lý nền công nghiệp hiện đại.
3. Góp phần tạo nguồn tích luỹ với khối lượng lớn.

4. Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại
thông qua chuyển giao công nghệ.
Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác
được mặt lợi thế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và giải quyết được công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân. Nâng
cao tay nghề và kiến thức cho người lao động. Tiếp cận và học hỏi các kiểu
quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanh công việc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
IV. CÁC HÌNH THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU.
Có nhiều tiêu thức để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo
quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá
cả gia công hoặc phân loại theo công đoạn sản xuất.
1.Xét về quyền sở hữu nguyên liệu.
1. 1 Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm
Đây là phương thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu. Trong
phương thức này, bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật
liệu, có khi cả các thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia
công. Bên nhận gia công tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao
thành phẩm, nhận phí gia công. Trong quá trình sản xuất gia công, không
có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên vật liệu. Tức là bên đặt gia công
vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu của mình.
Ở nước ta, hầu hết là đang áp dụng phương thức này. Do trình độ kỹ
thuật máy móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung
cấp nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã... nên việc phụ thuộc vào nước ngoài
là điều không thể tránh khỏi trong những bước đi đầu tiên của gia công
xuất khẩu. Phương thức này có kiểu dạng một vài điểm trong thực tế. Đó là
bên đặt gia công có thể chỉ giao một phần nguyên liệu còn lại họ giao cho
phía nhận gia công tự đặt mua tại các nhà cung cấp mà họ đã chỉ định sẵn

trong hợp đồng.
1.2 Phương thức mua đứt, bán đoạn.
Đây là hình thức phát triển của phương thức gia công xuất khẩu nhận
nguyên liệu và giao thành phẩm.
Ở phương thức này, bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán
đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất
bên nhận gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công. Như
vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu
từ phía đặt gia công sang phía nhận gia công. Sự chuyển đổi này làm tăng
quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá
sản phẩm gia công. Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ
của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hoá xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công.
1.3 Phương thức kết hợp.
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu
được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển
cao. Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của
sản phẩm. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá
trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công. Trong phương
thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quá trình
gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công
nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Phương thức này là tiền đề cho
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển.
2. Xét về mặt giá cả gia công.
2.1 Hợp đồng thực thi thực thanh.
Trong phương thức này người ta qui định bên nhận gia công thanh toán
với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền
thù lao gia công. Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công
được quyền chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho
mình.

2.2. Hợp đồng khoán.
Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi
sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực
tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với
nhau theo giá định mức đó. Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải
tính toán một cách chi tiết các chi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu
không sẽ dẫn đến thua thiệt.
3.Xét về số bên tham gia quan hệ gia công.
3.1 Gia công hai bên .
Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đạt gia
công và bên nhận gia công. Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản
xuất đều do một nhận gia công làm còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh
toán toàn bộ phí gia công cho bên nhận gia công.
3.2 Gia công nhiều bên.
Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận
gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là
đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một.
Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia
công phải sản xuất qua nhiều công đoạn. Đây là phương thức gia công
tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự phối hợp chặt
chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đã thoả thuận trong
hợp đồng gia công.
B. Thực tế tình hình gia công quốc tế ở Việt Nam hiện nay:
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong
nước.Với số dân khoảng 86 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất
phiến diện nếu như chỉ chú trọng thị trường nước ngoài trong khi thị trường
trong nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào.Hiện nay, hàng
Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấo dẫn được người tiêu
dùng nước ta. Đến năm 2015,dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu
người,sức mua hàng sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất

trong nước hợp lý thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn.
Hoạt động gia công xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam có đặc
điểm chính sau: Hầu hết các hợp đồng gia công được ký kết theo hình thức
đơn giản là nhận nguyên vật liệu vầ giao lại thành phẩm. Và phần lớn các
hợp đồng nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cung cấp. Chúng ta
ít có cơ hội sử dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công xuất
khẩu là hình thức xuất khẩu gián tiếp sức lao động. Chúng ta vẫn thường
thực hiện giao thành phẩm theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu
theo điều kiện CIF cảng Việt Nam.
Các hợp đồng gia công thường tập trung vào một số công ty của
HồngKông, Đài Loan, Hàn Quốc và một số công ty thuộc EU. Việc ký kết
hợp đồng với khách hàng EU thường vẫn phải qua các môi giới trung gian
là các công ty của Đài Loan, Hồng Kông…

×