Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NANG LUONG P7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.94 KB, 18 trang )

gsp
ot.com/
Chương 5
TRAO ĐỔI CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG (P7)
(Physiology in metabolism and energetics )
Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University
gsp
ot.com/
IV/ THÂN NHIỆT VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
4.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt của gia súc (động vật máu nóng)
tương đối ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp.
Thân nhiệt của các loài vật nuôi như sau (đo ở trực
tràng).
Loài Thân nhiệt Loài Thân nhiệt
Ngựa 37,5- 38,5 Chó 37,5- 39,0
Bò 37,5- 39,5 Mèo 38,5- 39,5
Trâu 37,5- 39 Thỏ 37,5- 39,5
Dê 38,5- 40,5 Ngỗng 40,0- 41,0
Cừu 38,5- 40,0 Gà 40,5- 42,0
Lợn 38,0- 40,5 Vịt 41,0- 43,0
gsp
ot.com/
4.1. Thân nhiệt (tt)
+Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh
lý phụ thuộc vào những nhân tố: tuổi, giống,
tính biệt, nghỉ ngơi hay hoạt động, trạng thái
sinh lý, thời gian trong ngày…
+Thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc
trưởng thành vì trao đổi chất và Q cao hơn.


+Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái
vì tính cường cơ (cơ thường co nhẹ)
gsp
ot.com/
4.1. Thân nhiệt (tt)
+Thân nhiệt gia súc
cao sản thấp hơn gia
súc thấp sản.
+Lúc hoạt động thân
nhiệt cao hơn lúc nghỉ
2-3
0
C
+Khi ăn thân nhiệt cao
hơn lúc bình thường
0,2-1
0
C.
gsp
ot.com/
4.1. Thân nhiệt (tt)
+Khi giận dữ và và trong thời gian động dục
thân nhiệt tăng cao
+Thân nhiệt biến đổi theo chu kỳ ngày đêm:
Buổi chiều (2-3 giờ) thân nhiệt cao nhất, sau đó
giảm dần, ban đêm xuống mức thấp nhất, từ sáng
sớm đến chiều thân nhiệt tăng lên.
+Khi thân nhiệt vượt quá giới hạn sinh lý thì
cơ thể sẽ lâm bệnh. Khi thân nhiệt cao, trao đổi
chất và năng lượng tăng từ 50-100%. Đặc biệt sự

phân hủy protit tăng lên 14% để tạo ra 30% tổng
số nhiệt của cơ thể, trao đổi gluxit và lipit cũng
tăng.
+Thân nhiệt giảm nhiều gây cảm giác rét run,
trao đổi chất giảm, cảm giác sốt, vỏ não bị ức chế,
tế cóng các bộ phận ngoại biên  cơ thể nhiệt
nhược và đi đến chết.
gsp
ot.com/
4.1. Thân nhiệt (tt)
Sở dĩ nhiệt độ cơ thể gia súc luôn ổn định là nhờ quá
trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt
4.1.1. Quá trình sinh nhiệt
+Sinh nhiệt là do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể.
Khi quá trình oxy hóa tăng sẽ làm tăng sinh nhiệt
+Các mô và cơ quan có quá trính sinh nhiệt khác
nhau: Mô cơ sinh nhiệt nhiều nhất, chiếm 70% tổng lượng
nhiệt cơ thể; khi cơ hoạt động tích cực có thể tạo ra nhiệt
lượng gấp 4-5 lần bình thường. Gan, thân và các tuyên cũng
sinh nhiệt (6,5%), các mô xương sụn và mô liên kết sinh
nhiệt thấp nhất.
+Sự sinh nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh và điều kiện sinh lý. Ví dụ khi trời lạnh sinh
nhiệt để chống lạnh, khi trời nóng giảm sinh nhiệt
gsp
ot.com/
4.1.2. Quá trình tỏa nhiệt
nhiệt
+Tỏa nhiệt là quá trình xảy ra
thường xuyên kèm với sinh nhiệt.

Tỏa nhiệt giúp cơ thể thải bớt nhiệt
lượng để cơ thể khỏi bị nóng lên.
+Da là cơ quan tỏa nhiệt
nhiều nhất (75-85%), hô hấp (9-
10%), nhiệt làm ấm thức ăn và
không khí hít vào khoảng 8%; nhiệt
thải theo phân và nước tiểu rất ít.
Sự tỏa nhiệt qua da xảy ra theo 3
phương thức: truyền nhiệt, bức xạ
và bốc hơi.

×