Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 8
TIẾT 29
Ngày soạn: 20- 09- 2010
Ngày dạy: 28 - 09 - 2010
Tập Làm Văn:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài.
- Có thói quen tưởng tượng , suy nghĩ cảm xúc, trước một đề văn biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể loại văn biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Tự giác, nghiêm túc
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm ?
? Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải làm ntn?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đề bài và cáh làm bài văn biểu cảm của văn, tiết học hôm nay
chúng ta sẽ đi thực hành cách làm 1 bài văn biểu cảm .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Luyện tập cách tìm hiểu
đề,lập dàn bài cho bài văn biểu cảm
GV Cho hs chú ý lên đề bài
? Đề bài yêu cầu em viết địều gì
? Trong đề trên từ ngữ nào là quan trọng
nhất ?
Hs : Phát biểu.
- Loài cây, em yêu
+ Loài cây : Đối tượng miêu tả là loại cây chứ
không phải là loại vật hay là người
+ Em : Người viết là chủ thể bày tỏ thái độ
,tình cảm
+ Yêu: Chỉ tập trung khai thác tình cảm tích
cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết của
loại cây đó đối với đới sống của chủ thể.
? Cho biết một số loại cây cụ thể mà em yêu
thích ? Giải thích tại sao mà em yêu thích cây
đó ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Luyện tập tìm hiểu đề , lập bàn bài
a. Tìm hiểu đề
Đề bài : Loài cây em yêu
+ Đ ịnh hướng
- Yêu cầu viết : Loài cây em yêu
- Cây em yêu : Cây phượng
- Lí do : Cây phượng tượng trương cho sự hồn
nhiên , đáng yêu của tuổi học trò
b. Lập dàn ý
+ Mở bài : nêu loài cây , lí do em yêu thích
- Em thích nhất là cây phượng
Ngữ văn 7 - 1- Năm học: 2010 - 2011
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
HS :Suy nghĩ ,phát biểu.
- Tên gọi : tre , mít , phượng …
- Lí do : các phẩm chất của cây , sự gắn bó ,
ích lợi
? Vì sao em thích cây phượng hơn cây khác
? Cây đem lại cho em những gì trong cuộc sống
vật chất , tinh thần?
Cho đời sống tinh thần thêm vui tươi , rộn ràng
Hs: Trả lời.
Gv: Định hướng.
Gv:Với đề bài trên hãy lập dàn ý.
Hs :Thực hiện theo nhóm.
Nhóm 1:+2: Mở bài :
- Giới thiệu chung về cây phượng .
- Nêu loài cây lí do mà em yêu thích
+ Thân bài
Các phẩm chất của cây
- Thân cây to, rễ lớn , ô che mát cho cả góc
sân
- Sau những trân mưa rào ,
Loài cây phượng trong cuộc sống của con
người
- Loài cây phượng trong cuộc sống của em
- Chính màu đỏ của hoa phượng , âm thanh
của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng
em luôn vui tươi rộn ràng ; Cây phượng gợi nhớ
đến tuổi học trò ,thầy , cô ,bạn bè
- Nhóm 3+4: Kết bài :Em rất yêu quý cây
phượng
*HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập cách viết bài
HS viết đoạn mở bài,thân bài,kết bài → trình
bày → HS khác góp ý → GV nhận xét
* Đọc văn bản Cây sấu Hà Nội
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
Cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm ngây thơ ,
hồn nhiên , đáng yêu
+ Thân bài : Các phẩm chất của cây
- Thân to ,rễ lớn , tán phượng xoè rộng che
mát
- Hoa màu đỏ
=> Đẹp , bền , dẻo dai , chịu đựng mưa nắng
- Loài cây phượng trog cuộc sống con người :
Toả mát trên con đường , ngôi trường tạo vẻ thơ
mộng ,hấp thụ không khí trong lành
- Loại cây trong cuộc sống của em : Màu đỏ
của phượng , âm thanh tiếng ve làm cho c/s
chúng em luôn vui tươi rộn ràng
=> Do đó cây phượng là cây em yêu
+ Kết bài : Tình yêu của em
- Em rất yêu quí cây phượng
- Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với
phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè
II. LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT BÀI.
1. Viết đoạn văn cho đề văn trên
2. Tham khảo văn bản Cây sấu Hà Nội
- Bài văn giới thiệu nguồn gốc,,lá,vỏ ,hoa của
sấu.
- Công dụng và lợi ích của sấu.
→ Không phải là văn bản biểu cảm
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc bài thơ Bánh trôi nước và Sau
phút chia ly nắm được nét nội dung và nghệ
thuật của bài thơ
- Soạn bài “ Qua đèo ngang”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...............
******************************************************
Ngữ văn 7 - 2- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
TUẦN 8
TIẾT 30
Ngày soạn: 20- 09- 2010
Ngày dạy: 28 - 09 - 2010
Văn bản :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình
tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn bã.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài Bánh trôi nước ? Nêu ý nghĩa bài thơ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Đèo ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình .Nếu
chúng ta đi từ Bắc vào Nam,đi bằng tàu hoả sẽ vừa đi ngang qua đèo vừa chui vào hầm núi.Nếu đi
bằng ô tô thì sẽ vượt qua đỉnh đèo rồi đổ dốc sang phía Quảng Bình.Còn nếu mở cửa sổ máy bay sẽ
thấy đèo ngang như một sợi chỉ xanh mờ cắt ngang bờ biển xanh xanh nhạt nhạt.Còn trong con mắt
người xưa,trong cảm nhận của BHTQ xa quê vào kinh đô làm việc,ĐN được tái hiện ntn?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào phần soạn bài ở nhà , em hãy nêu một vài
nét về tác giả?
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Em hãy nêu nội dung chính cả bài thơ ?
Hs : Nêu nội dung.
Gv : Định hướng
- Tâm trạng cô đơn của bà HTQ lúc qua đèo trước
cảnh tượng hoang sơ của đèo Ngang
* HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu văn bản
- Đọc với giọng trầm buồn,nhẹ nhàng thể hiện tâm
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: - Bà Huyện Thanh Quan tên
thật là Nguyễn thị Hinh. Sống TK XIX,
quê Hà Nội.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác trên đường vào Nam giữ
chức cung trung giáo tập.
- Thơ thất ngôn bát cú đường luật
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Ngữ văn 7 - 3- Năm học: 2010 - 2011
QUA ĐÈO NGANG
( Bà Huyện Thanh Quan )
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
trạng nhà thơ
GV: Đọc ,sau đó gọi HS đứng dậy đọc lại
Hs : Đọc 2 câu đầu
? 2 câu đề cảnh tượng Đèo Ngang được hiện ra ntn?
GV: Hướng dẫn HS phân tích theo bố cục
? Hai câu đề miêu tả cái gì?(Cảnh tượng đèo Ngang)
? Cảnh đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào
trong ngày? (Bóng xế tà)
Gv : Ngoài ra ở hai câu đầu còn cho biết
- Chủ thể trữ tình : nhà thơ
- Hành động trữ tình : Bước tới – dừng chân
- Không gian nghệ thuật : Đèo Ngang
- Thời gian nghệ thuật: chiều tà
? Qua cảm nhận của BHTQ cảnh đèo Ngang hiện lên
như thế nào ? ( cỏ cây chen đá , lá chen hoa )
? Trong câu này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
Hs : Phát hiện trả lời.
? Điệp từ như vậy có tác dụng gì ?
Hs : Thảo luận(2’)
Gv : Định hướng. (Gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi
chật hẹp , cằn cỗi . Chen còn là chen lẫn,gợi vẻ
hoang dã , hiu hắt , tiêu điều )
? Qua đó em cảm nhận được gì về khung cảnh đèo
Ngang lúc này ntn ?
* Trong hoang vu nơi đây vẫn mang vẻ hài hoà,
không phải hoàn toàn xa cách với cuộc sống của con
người .
GV Cho hs đọc tiếp 2 câu thực
? Thiên nhiên ở 2 câu thực hiện ra ntn?
Hs :Thảo luận (3’),trình bày.
Gv giảng.: Cảnh thưa thớt,lơ thơ làm tăng thêm nỗi
buồnTuy nhiên nhờ có sự xuất hiện bóng dáng con
người(dù là mờ nhạt)đã làm cho phong cảnh thiên
nhiên đỡ hiu quạnh,thêm ấm áp sự sống tình người
⇒
Tâm trạng buồn,cô đơn của tác giả.
GV : Ghi sẵn bảng phụ 2 câu thơ với hình thức diễn
ra văn xuôi
Vài chú tiều lom khom dưới núi
CN VN TN
Mấy nhà chợ lác đác ở bên sông
CN VN TN
? Tâm trạng của bà HTQ khi qua đèo ngang được
thể hiện qua 2 hình thức ở 6 câu trên là mượn cảnh
để ngụ tình còn Trong 2 câu cuối nhà thơ còn tả cảnh
không ?
? Ta với ta là ai với ai? Cụm từ này thể hiện ý nghĩa
gì?
GV: đọc thêm câu cuối bài Bạn đến chơi nhà,phân
biệt sự giống,khác nhau ở cụm từ ta với.
Hs :Dựa vào nội dung của câu thơ để phân tích.
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:Chia làm bốn phần
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
* Hai câu đề :
Bước tới …. …..bóng xế tà
Cỏ cây chen đá ,lá chen hoa
→ Điệp từ ,điệp âm liên tiếp
⇒ Cảnh hoang vu buồn vắng lúc chiều tà
* Hai câu thực :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
→ Phép đối,đảo ngữ, từ láy gợi hình
⇒ Giữa cảnh hoang vu heo hút thấp
thoáng có sự sống của con người.
* Hai câu luận :
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương
nhà mỏi miệng cái gia gia
→ Phép đối , chơi chữ
⇒ Sự tiếc nuối thời vàng son , tâm trạng
nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ ,buồn,đau
* Hai câu kết
……. ……………………..trời,non,nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
→ Tương phản
⇒ Nỗi niềm cô quạnh,thầm lặng
3. Tổng kết :
a. Nghệ thuật :
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát
cú một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình.
- Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm
khác nghĩa, gợi hình gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong
việc tả cảng, tả tình.
b. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm
lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước
cảnh vật Đèo Ngang.
Ngữ văn 7 - 4- Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo
Gv :Chốt.
? Vậy bài thơ tả cảnh hay tả tình ?
Hs : Phát biểu.
( Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. )
? Từ sự phân tích trên em hãy nhận xét về cảnh
tượng đèo ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện
Thanh Quan.
* HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tự học
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Đọc bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”
- Học thuộc phần ghi nhớ ; Học thuộc
bài thơ .
- Soạn bài “ Bạn đến chơi nhà”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...............
******************************************************
Ngữ văn 7 - 5- Năm học: 2010 - 2011