Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩun KT- KN tổ Toán Lý năm 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.43 KB, 6 trang )

PHÒNG GD-ĐT ĐÀ LẠT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS Nguyễn Đình Chiểu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tổ Toán – Lý – Tin – C nghệ
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NĂM HỌC
2010-2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Ở MÔN VẬT LÝ THCS
A.ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Những năm qua, trường THCS Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực trong việc thực hiện đổi
mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nhà trường tự nhìn nhận đánh giá một cách
khách quan, trung thực cụ thể như sau:
- Ưu điểm:
+ Đại bộ phận giáo viên đã tích cực tìm hiểu, tham khảo để nâng cao nhận thức về chủ
trương của Bộ GD-ĐT trong việc đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy.
+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xoay quanh vấn đề “ Đổi mới phương
pháp” nhằm tìm ra một giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
+ Tham gia các đợt bồi dưỡng thường xuyên trong dịp hè và tổ chức thăm lớp dự
giờ để nâng cao chất lượng giảng dạy mà cốt lõi là thực hiện đổi mới phương pháp .
+ Đại đa số giáo viên không còn dạy theo lối “Đọc – chép” hoặc thiên về thuyết
minh một chiều.
+ Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, dự giờ thăm lớp để góp
ý thẳng thắn bằng những ý kiến bổ ích giúp cho thầy cô giáo tìm ra tiếng nói chung .
-Nhược điểm:
+ Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, SGK và phương pháp,
một bộ phận giáo viên vẫn chưa tích cực cải tiến phương pháp, còn nặng nề trong lối
dạy cũ, chưa chịu khó học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
+ Một số giáo viên đôi lúc còn giảng dạy nặng về thuyết minh, dáng dấp “đọc chép”.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường đã cấp lâu cho nên khá nhiều thiết bị bị hư hỏng
không sử dụng được làm cho nhiều giáo viên lên lớp gặp khó khăn trong việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học thông qua kỹ năng thao tác thực hành.
B.KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM 2010-2011 VÀ
NHỮNG NĂM TIẾP THEO:


I.MỤC TIÊU:
-Tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có như thiết bị dạy học theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy hpc
và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, về
sử dụng công nghệ thông tin và có tâm huyết trong nghề nghiệp để thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá.và nâng cao chất lượng.
- Chấm dứt lối dạy học đọc chép, tăng cường dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
1
II.CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN:
1/ Về đội ngũ:
- Số lượng và chất lượng: hiện nay giáo viên dạy thông thường từ trường cao đẳng
đào tạo một giáo viên từ 2 môn trở lên nên việc đầu tư cho việc dạy 2 môn cùng một lúc
thì cảm thấy khó khăn nên việc tham khảo với phòng giáo dục cho phép giáo viên dạy
theo hướng chuyên môn hóa để việc nghiên cứu 1 bộ môn chất lượng hơn.
- Tự học: Khuyến khích giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn
bằng các hình thức chuyên tu, từ xa, tại chức. Đặc biệt là những vấn đề mới về tin học,
về khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nắm bắt kịp thời những thông tin mới về
tri thực trong chương trình, sách giáo khoa mới. Năm chắc lý luận về đổi mới phương
pháp dạy học. Mỗi giáo viên đều phải có hồ sơ tự học trong hồ sơ chuyên môn.
-Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ trong hè.
2/ Vê Cơ sở vật chất:
-Quy hoạch phòng học 2 ca, phòng thực hành hợp lý, có chất lượng.
- Tham mưu BGH tăng cường công tác dạy phụ đạo, dạy học tự chọn môn vật lý
và bồi dưỡng HSG.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng thực hành thí nghiệm, nhằm rèn luyện cho
học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng
đổi mới phương pháp.

-Thiết bị dạy học: Tổ lập kế hoạch bổ sung các thiết bị đang còn thiếu, xin với các
cấp lãnh đạo tăng cường thiết bị giảng dạy ƯDCNTT như bổ sung máy chiếu prọjector
tại hai phòng tin học để nâng số lượt giáo viên được sử dụng CNTT cho ĐMPPDH.
3/ Về các hoạt động chuyên môn:
- Mỗi giáo viên coi việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
học sinh trong quá trình đổi mới giáo dục là điều cần thiết và cấp bách của đợt đổi mới
chương trình và thay sách giáo khoa lần này.
- Chuyên môn nhà trường trực tiếp quán triệt đến mỗi giáo viên: Tăng cường dạy học
phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới gắn với khai thác, sử
dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng với bộ môn vật lý.
Đi đôi truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn để
giảng dạy môn vật lý tốt hơn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình,
sách giáo khoa đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, và công tác
sử dụng thiết bị dạy học.
- Các Giáo viên trong nhóm nên khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ
một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học và
sáng tạo các phần mềm dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượg học sinh của nhà trường.
- Yêu cầu giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng dạy học một cách tích cực, cấm
giáo viên dạy chay dạy không có thiết bị trong khi phòng thực hành có những thiết bị đó
đối với những tiết học cần sử dụng các thiết bị thực hành.
2
4/ Hội thi giáo viên dạy giỏi và Hội thi ƯDCNTT giỏi:
Hàng năm, tổ cũng chú trọng đến tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường và
ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học vào trong Hội thi
để động viên khuyến khích phong trào, đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn
thực hiện chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.
5/ Tổ chức chuyên đề:
Tập trung vào các vấn đề trọng tâm, có tác dụng thiết thực đối với giáo viên trong
quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở chỉ đạo của Sở, của

Phòng.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học,
chuyên môn Tổ , nhóm sẽ tìm ra những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình dạy học để
hình thành các chuyên đề mới vừa thiết thực, vừa hiệu quả hơn trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục.
6/ Tổ chức thao giảng:
- Ngoài các chuyên đề, chuyên môn tổ động viên giáo viên dự giờ đúc rút kinh
nghiệm giảng dạy theo phương pháp mới.
- Thực hiện chương trình chính khoá, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 tiết lên
lớp/tuần ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học.
- Hàng năm tổ chức thao giảng theo kế hoạch: Mỗi giáo viên thực hiện hai tiết
trong đó có 1 tiết ứng dụng CNTT.
7/ Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH:
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận đông “Nói không với tiêu cực trong thi cử” tiến tới
đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh. Trên cơ sở đó các em thấy
được khả năng của mình để có các giải pháp tốt trong quá trình học tập và nhà trường
có những biện pháp quản lý tổ chức ra đề, coi và chấm thi nghiêm túc, khách quan,
công bằng, chính xác.
- Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các hình thức kiểm tra: phối hợp kiểm tra
miệng với kiểm tra thực hành, kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm. Đổi
mới cách ra đề theo hướng người học phải hiểu bài biết vận dụng kiến thức vào trong
bài làm. hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc.
8/ Tổ chức thanh tra:
Ngoài việc thanh tra của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức thanh
tra toàn diện ít nhất 50% tổng số giáo viên/năm thực hiện ĐMPPDH. Tổ sẽ tiến hành
dự giờ đột xuất đạt 30% tổng số giáo viên/năm.
9/ Tổ chức sơ kết, tổng kết đổi mới PPDH và đánh giá giáo viên:
- Thực hiện đánh giá giáo viên một cách nghiêm túc, thẳng thắn cuối học kỳ và
năm học chú trong đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH.

- Cuối mỗi học kỳ, mỗi đợt thị đua tổ sẽ tổ chức sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm
đồng thời có sự điều chỉnh kế hoạch đổi mới PPDH thích hợp.
3
- Cuối năm học, tổ chức tổng kết việc đổi mới phương pháp dạy học một cách
trung trực thẳng thắn, tìm ra những nguyên nhân, những bài học trong quá trình thực
hiện ĐMPPDH để có hướng bổ sung cho kế hoạch năm học sau.
III.MỘT SỐ VÍ DỤ MINH CHỨNG CHO CÁC GIẢI PHÁP:
Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải
chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo
điều kiện để HS “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải
chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo
điều kiện để HS “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu (MT)
bài học; tổ chức hoạt động học tập; sử dụng thiết bị DH; đánh giá kết quả học tập của
HS; soạn giáo án (lập kế hoạch bài học). Trong bài này, chúng tôi đề cập vấn đề: lượng
hóa mục tiêu bài học và tổ chức hoạt động học tập theo mục tiêu được lượng hóa.
1/Lương hóa mục tiêu dạy học của từng bài học, từng đơn vị kiến thức
Từ nhiều năm nay, giáo án của GV hay trong hướng dẫn giảng dạy, MT bài học (mục
đích yêu cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt…,
đặc điểm của quá trình nóng chảy… Nhiều khi MT còn được hiểu là những điều mà GV
sẽ phải làm, trong quá trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về…,
củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng,…”. Với cách trình bày
MT bài học như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào HS đạt được MT đó.
Với định hướng dạy học mới, MT của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến
thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học
(chứ không phải là hoạt động của GV trên lớp như trước đây). MT của bài học sẽ là căn
cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV.
Do đó MT của bài học phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là MT
bài học phải được lượng hóa. Người ta thường lượng hóa MT bằng các động từ hành

động, một động từ có thể dùng ở các nhóm MT khác nhau:
1. Nhóm MT thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối,
hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,…
2. Nhóm MT kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của
Bloom.
• Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình
bày, nhận dạng,…
• Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt,
tóm tắt, liên hệ, xác định,…
• Mức độ vận dụng vào các tình huống mới, thường dùng các động từ: giải
thích, chứng minh, vận dụng,…
3. Nhóm MT kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc.
Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính
toán, làm thí nghiệm, sử dụng,…
Ví dụ: Khi nêu MT về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” (thuộc chương trình
lớp 6 thí điểm và lớp 8 CCGD), nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm đòn bẩy,
4
tác dụng của đòn bảy,… thì MT bài học đó chưa được lượng hóa. Để lượng hóa MT đó,
ta sử dụng các động từ hành động như sau:
• Nêu được tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ nhận biết)
• Xác định được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng cụ thực tế có sử
dụng nguyên tắc đòn bẩy (mức động thông hiểu)
• Biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về lực hoặc có lợi và
đường đi hoặc biết vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải quyết một
số bài tập, có liên quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được).
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, MT dạy học không chỉ là những yêu cầu
thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước
đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những nội
dung mới về MT này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều

môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1
năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện trong MT của bài học cụ thể.
2/Tổ chức cho hs hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mt đã
được lượng hóa
1Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động
SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong từng đơn
vị kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm lĩnh kiến thức.
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả
năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động.
Một số hoạt động thường gặp trong dạy học vật lí là:
1. Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập)
 Đặt câu hỏi nghiên cứu
 Nêu dự đoán
 Đề ra giả thuyết
2. Thu thập thông tin
 Quan sát các hiện tượng, thí nghiệm, sự kiện
 Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo,…
 Lập kế hoạch khám phá
Ví dụ: Thiết kế thí nghiệm (TN); lựa chọn dụng cụ TN; chỉ ra đại lượng cần đo;
những điều cần xác định trong TN; những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi
khi làm TN.
 Tiến hành khám phá
Ví dụ: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo hướng dẫn; thay đổi
phương án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.
 Ghi các kết quả khám phá
Ví dụ: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết
lập; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị; sơ đồ…
3. Xử lí thông tin
 Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và
nêu ý nghĩa của chúng.

 Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị.
 Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của
những nhóm đối tượng đã quan sát.
 So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận.
5

×