UBND Tỉnh Lâm Đồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 927/SGD&ĐT Dalat, ngày 0 9 tháng 9 năm 2010
V/v: Hướng dẫn thực hiện
Công tác Giáo dục thể chất, hoạt
động ngoại khoá và Y tế trường học
năm học 2010-2011.
Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO.
- CÁC TRƯỜNG THPT, THCN, CĐSP ĐÀ LẠT VÀ CÁC
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC.
Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/202010 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011, Căn cứ vào công văn số
5126/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/8/2010 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn công tác học sinh,
sinh viên năm học 2010-2011, Sở GD&ĐT Lâm Đồng hướng dẫn như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG:
- Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt Qui chế Giáo dục thể chất và Y tế
trường học và công tác Phối hợp quản lý, chỉ đạo hoạt động thể dục thể thao trường học giai
đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 14/2001 ngày 03-5-2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và
QĐ 34/2005/TTLT-BGD&ĐT -UBTDTT), Quyết định số 72/2008/QĐ – BGDĐT về Quy
định tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HSSV; Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT Quy định
việc đánh giá xếp loại thể lực hoc sinh, sinh viên; Quyết định số 73/QĐ-BGDĐT ngày
4/12/2007, Chỉ thị 23/2006/CT-TTg Quy định về hoạt động y tế và tăng cường công tác y tế
trong các trường học.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT; Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch Liên
ngành giữa Bộ GD&ĐT -Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch–Trung ương Đoàn TNCS HCM
ngày 19/8/2008 và Kế hoạch số 1115/KH-SGDĐT ngày 27/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào
tạo. Chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học
sinh đánh nhau mang tính chất bạo lực ở trong và ngoài trường học; tăng cường công tác giáo
dục kỹ năng sống, văn hoá truyền thống, các hoạt động văn hoá, thể thao ngoại khoá và công
tác y tế trường học. Đẩy mạnh thực hiện công tác tư vấn tâm lý và tư vấn hướng nghiệp, tư
vấn tuyển sinh đối với học sinh cuối cấp.
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học
sinh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường.
HD GDTC-YT 2010, trang
1
- Chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB – GV về
công tác GDTC và y tế trường học. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác GDTC
và Y tế- Vệ sinh học đường.
B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
I. GIẢNG DẠY NỘI KHÓA:
1. Đảm bảo dạy đúng, đủ 2 tiết/tuần và nâng cao chất lượng giờ học thể dục theo qui
định của chương trình theo từng bậc học.
2. Các trường không bố trí dạy thể dục vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều,
không bố trí học 2 tiết trong cùng buổi hoặc trái buổi (Nên sắp xếp vào tiết học như các bộ
môn khác). Đồng thời để đảm bảo lượng vận động cho học sinh trong giờ học, các trường
phải tổ chức cho học sinh mặc trang phục thể thao trong giờ học thể dục. Đối với một số
trường có những khó khăn đặc thù Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cho phép tăng tiết, giãn
tiết trong các buổi chính, buộc phải bố trí học lệch buổi môn thể dục (2 tiết liền) thì phải có
văn bản nêu rõ lý do để Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, phê duyệt.
3. Đối với Chương thể thao tự chọn : Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất nhà trường,
trình độ năng lực của giáo viên Thể dục để lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, có chất
lượng. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể, thống nhất trong tổ nhóm về nội
dung tự chọn và phải xuyên suốt trong cả cấp học. Bên cạnh đó, giáo viên Thể dục lồng ghép
để giới thiệu về các môn thể thao truyền thống như : Ném còn, võ, vật, chơi đu, các trò chơi
dân gian … đáp ứng chương trình nội dung GD địa phương trong trường học. Từ đó, phối
hợp với Đoàn – Đội tổ chức các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống trong hoạt
động ngoại khóa của nhà trường.
4. Việc kiểm tra - đánh giá, cho điểm:
- Phải đảm bảo nghiêm túc việc kiểm tra cho điểm theo Quy chế hiện hành và các
hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Lưu ý trong kiểm tra bài cần phải đánh giá hiệu quả của việc
giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng
vươn lên trong học tập của học sinh, không chỉ thiên về đánh giá thành tích chuyên môn.
- Việc kiểm tra tiêu chuẩn RLTT cho học sinh phải tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc; không nhất thiết phải tổ chức kiểm tra tập trung nhưng cần lập đầy đủ hồ sơ kiểm tra theo
qui định.
5. Sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn:
Hết sức chú trọng sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn, đi sâu phân tích và vận dụng
chuẩn kiến thức – kỹ năng trong quá trình giảng dạy, đảm bảo dạy đúng, dạy đủ nội dung
chương trình bộ môn.
6. Đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị và sân bãi tối thiểu để giảng dạy và học tập môn Thể
dục. Đối với các trường đạt danh hiệu tiên tiến từ cấp cơ sở trở lên, các trường đang xây dựng
trường chuẩn, trường đã đạt chuẩn quốc gia cần phải có đủ trang thiết bị để giảng dạy-học tập
nội khóa và hoạt động ngoại khóa.
7. Đặc biệt đối với những trường đang xây dựng và những trường đạt chuẩn quốc gia, cần
tổ chức tập luyện thể thao ngoại khoá thường xuyên và có sự hướng dẫn của giáo viên Thể
dục.
8. Đối với giáo viên Thể dục:
HD GDTC-YT 2010, trang
2
- Các Phòng GD chỉ đạo các trường Tiểu học cần bố trí đội ngũ giáo viên Thể dục
chuyên trách giảng dạy, nhất là các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường đạt danh hiệu tiên
tiến từ cấp cơ sở trở lên.
- Đối với các trường THCS, THPT có giáo viên thỉnh giảng phải lưu ý: chỉ thỉnh
giảng giáo viên có trình độ chuyên môn từ loại khá trở lên và yêu cầu giáo viên thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục như những giáo viên cơ hữu của nhà trường (thực hiện các qui
định về hồ sơ giáo viên, các nhiệm vụ của giáo viên…).
- Việc soạn giảng của giáo viên Thể dục phải đảm bảo có chất lượng và đúng mẫu
giáo án đã được Sở GD&ĐT qui định thống nhất. Việc soạn giáo án có thể bằng máy vi tính;
giáo án được sử dụng lại có bổ sung khi soạn giảng chính xác phần phân tích và yêu cầu kỹ
thuật động tác, đồng thời phải được kiểm tra của tổ, nhóm chuyên môn và được Ban Giám
hiệu nhà trường đồng ý.
- Trong giảng dạy cần chú ý vận dụng các phương pháp giảng dạy phân nhóm và
phân nhóm quay vòng (dạy 3 phân môn trong 1 tiết) nhằm giúp cho các em bảo đảm hình
thành kỹ năng ban đầu. Chú ý tăng cường kiểm tra bài tập giao cho học sinh tập luyện ở nhà.
Bài tập ở nhà giao cho học sinh cần chú ý đến việc phát triển thể lực, thể hình cho các em.
8. Trong giảng dạy nội khóa cần chú ý điều chỉnh PPCT như sau:
* Cấp THCS:
- Lớp 8: Điều chỉnh như sau:
+ Từ tiết 62-65: bỏ phần Thể thao tự chọn: Thực hiện theo kế hoạch của giáo
viên (vì nội dung này đã kiểm tra ở tiết 61).
- Các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9, điều chỉnh như sau:
+ Tiết 67: Tiến hành Kiểm tra nội dung chạy bền.
+ Tiết 68 đến tiết 70: Ôn tập, kiểm tra học kỳ II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT.
* Cấp THPT:
- Lớp 10 : Điều chỉnh như sau:
+ Tiết 55 – 65 : - Môn TC : Thực hiện theo kế hoạch giảng dạy đã xây dựng.
- Chạy bền : Luyện tập chạy bền (nội dung do GV chọn).
+ Tiết 66 : Môn TC : Kiểm tra ( nội dung do GV chọn)
+ Tiết 67: Kiểm tra nội dung chạy bền.
+ Tiết 68 – 70 : Ôn tập, kiểm tra học kỳ II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (những nội
dung chưa kiểm tra).
- Lớp 11 : Điều chỉnh như sau:
+ Tiết 67: Kiểm tra nội dung chạy bền.
+ Tiết 68 – 70: Ôn tập, kiểm tra học kỳ II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (những nội
dung chưa kiểm tra).
- Lớp 12: Điều chỉnh như sau:
+ Tiết 38: Những nội dung khác trong tiết tiết dạy không thay đổi, chỉ thay đổi ở
nội dung học: Kĩ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình đổi thành: Ôn Kĩ thuật phát cầu thấp
chân nghiêng mình (vì đã học ở lớp 10,11).
HD GDTC-YT 2010, trang
3
+ Tiết 39: Những nội dung khác trong tiết dạy không thay đổi, chỉ thay đổi ở nội
dung học: Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình, đổi thành học: Kỹ thuật móc cầu.
+ Tiết 61: Những nội dung khác trong tiết tiết dạy không thay đổi, chỉ thay đổi ở
nội dung ôn: Kỹ thuật đập cầu, đổi thành ôn: Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, trái tay (TT).
Lưu ý: Chạy bền là một trong những nội dung thuộc phần cứng trong chương
trình giảng dạy của bộ môn, nên nội dung chạy bền là một cột điểm hệ số 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TDTT HỌC SINH NĂM HỌC 2010 - 2011:
* Các môn thi đấu cấp tỉnh (dự kiến):
- Điền kinh học sinh THCS, THPT (thi đấu cá nhân từng môn:
tháng 3-2011).
- Giải Bóng đá học sinh: (bóng đá 5 người: vòng chung kết
tháng 02-2011).
- Giải Bóng chuyền mini: (3 người: vòng chung kết tháng 02-
2011).
- Giải Cờ vua học sinh (mỗi bên có 30 phút để hoàn thành ván
đấu; tháng 3-2011).
- Giải Đá cầu học sinh (Tháng 3/2011).
Các đơn vị cần lập kế hoạch triển khai tổ chức thi đấu tuyển chọn và tập luyện phù
hợp với thời gian tổ chức thi đấu cấp tỉnh.
Lưu ý: Trọng tâm là tổ chức thi đấu ở cấp cơ sở - trường học, cấp huyện thị thành
phố, nhằm phát triển phong trào tập luyện và thi đấu TDTT (không chỉ thiên về tuyển chọn
đội tuyển); khuyến khích các đơn vị tập luyện và tổ chức thi đấu bài thể dục nhịp điệu (có
trong chương trình giảng dạy môn học) tại địa phương, đơn vị.
Độ tuổi qui định tham dự thi đấu giải điền kinh và bóng đá, bóng chuyền, Cờ
vua,Đá cầu của HS tính đến năm 2011: tiểu học -11; THCS-15; THPT-18. Điều lệ thi đấu sẽ
ban hành vào tháng 10/2010. Ngoài những nội dung thi đấu cấp tỉnh các đơn vị có thể tổ chức
thêm một số nội dung có trong chương trình giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế của đơn
vị.
Các Phòng GD tổ chức thi đấu tuyển chọn đội tuyển các môn bậc Tiểu học, THCS cho
các trường Tiểu học, THCS và THPT, DTNT (có bậc THCS) thuộc địa bàn huyện, thị, thành
phố (học sinh THCS thuộc các trường THPT, DTNT phải tham gia thi đấu tuyển chọn đội
tuyển theo huyện, thị, thành phố do Phòng GD&ĐT tổ chức).
C. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
1. Chú trọng hơn nữa việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động ngoại khóa
nhằm tăng sự hứng thú, ham thích tập luyện trong quá trình học tập như: Trình chiếu bài thể
dục nhịp điệu, thể dục liên hoàn; các kỹ thuật của một số bộ môn trong chương trình giảng
dạy, huấn luyện … và lựa chọn từ 01 đến 02 tiết để giảng dạy trong chương trình chính khoá .
2. Trong năm học 2010-2011, các trường đặc biệt là các trường đạt danh hiệu tiên
tiến từ cấp cơ sở trở lên, các trường xây dựng và đạt trường chuẩn quốc gia cần thành lập,
duy trì câu lạc bộ hoặc nhóm tập luyện chuyên một bộ môn. Các môn thể thao cần lựa chọn
thuộc nhóm môn sau: Điền kinh (ném đẩy, nhảy cao, nhảy xa), Cờ vua, Bóng bàn, Cầu lông,
Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền, Đá cầu, Bắn nỏ... cố gắng thu hút học sinh, cán bộ, giáo viên
tham gia tập luyện, tham gia các hoạt động TDTT do địa phương và Trung ương tổ chức.
HD GDTC-YT 2010, trang
4
3. Các đơn vị phải căn cứ vào thế mạnh của đội ngũ giáo viên, các môn là thế mạnh
của địa phương để lập kế hoạch tổ chức tuyển chọn các đội tuyển tập luyện nhằm góp phần
nâng cao thành tích học sinh tỉnh Lâm Đồng trên đấu trường khu vực và toàn quốc.
4. Các đơn vị cần có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện để đảm
bảo tốt cho việc tập luyện, tổ chức và tham gia các hoạt động TDTT tại cơ sở và cấp tỉnh.
5. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc
quản lý, giáo dục HSSV; tiếp tục Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong đơn
vị theo chỉ thị 52/2007/CT-BGD&ĐT với cuộc vận động: “HSSV gương mẫu thực hiện và
vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” và tích cực tổ chức các hoạt động
giáo dục, tuyên truyền về an toàn giao thông nhằm hưởng ứng Tháng an toàn giao thông.
6. Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ
nạn ma túy, đặc biệt là vào đầu năm học, sau kỳ nghỉ tết và các hoạt động hưởng ứng ngày
toàn dân phòng chống ma túy (26/6/2011); Có kế hoạch phòng chống bạo lực học đường,
phòng chống game online trong các cơ sở trường học.
D. PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
TÍCH CỰC”: (Sẽ có văn bản hướng dẫn riêng)
1. Tiếp tục quán triệt tinh thần các văn bản chỉ đạo các cấp về nội dung xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực đến từng đơn vị cơ sở;
2. Xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị;
phân công cán bộ theo dõi đánh giá cụ thể theo lộ trình thực hiện. Các đơn vị cần tổ chức các
hoạt động tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường về mục tiêu,
yêu cầu, nội dung kế hoạch của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, từ đó tham gia phong trào thi đua một cách tích cực, thiết thực và có hiệu quả.
3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại đơn vị trên cơ sở phát huy tính tự giác tích
cực, chủ động của nhà trường nhưng không gây áp lực quá tải trong công việc của các trường
nhằm làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên. Chú trọng tăng cường năng lực và hiệu quả
quản lý chuyên môn, chất lượng dạy – học; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất
lượng, đảm bảo thực hiện tốt chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo chủ đề
năm học “Tiếp tục Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm chào mừng Đại hội Đảng các cấp và
hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với Quy tắc
ứng xử trong trường học và gắn cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự
học tự sáng tạo” với các nội dung: xây dựng trường lớp “xanh, sạch, đẹp”; dạy và học có hiệu
quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh; cách cư xử giữa các giáo viên với nhau và
giữa giáo viên với học sinh, PHHS…; tổ chức tốt các hoạt động tập thể như: văn hoá, văn
nghệ (Tiếng hát dân ca, trò chơi dân gian …), TDTT; rèn kỹ năng sống cho học sinh; tham
gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tich văn hóa, lịch sử ít nhất 1 buổi/tháng. Qua
đó, thu hút các em học sinh yêu thích đến trường, đến lớp, góp phần duy trì tốt sĩ số học sinh,
nhất là đối với các trường vùng sâu, vùng dân tộc.
5. Chú trọng tạo mối đoàn kết thân ái, thân thiện trong tập thể trường lớp; Xây dựng tập
thể có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi vân dụng phương pháp phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy một cách có hiệu quả. Chọn lọc những nội dung, bài giảng phù hợp,
HD GDTC-YT 2010, trang
5