Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA Năm học 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.21 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN BÌNH MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 520/KH-TTr Bình Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA
Năm học 2010 - 2011
Thực hiện công văn số 1380/HD-SGDĐT ngày 20 háng 9 năm 2010 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm
học 2010 - 2011.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Minh hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra
năm học 2010 - 2011 như sau:
Phần I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Tiếp tục củng cố và đổi mới hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ
đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, thực hiện
ba cuộc vận động: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc vận động “Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành và thanh tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý và giảng dạy góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.
Phần II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Củng cố tổ chức thanh tra
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí một cán bộ phụ trách thanh tra giúp Trưởng
phòng thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và công
tác thanh tra theo quy định; tham mưu với Trưởng phòng để ra các quyết định thành
lập đoàn thanh tra theo kế hoạch.
- Lập danh sách Cán bộ, giáo viên đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm
cộng tác viên thanh tra nhiệm kỳ 2010 - 2012, để đảm bảo đủ lực lượng cho thanh tra
hoạt động sư phạm giáo viên và thanh tra toàn diện trường học.
2. Đối với các cơ sở giáo dục


- Phân công cụ thể một cán bộ quản lý phụ trách công tác kiểm tra nội bộ để
thực hiện việc xây dựng và tổ chức kế hoạch kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và công tác tiếp dân, lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ và thực hiện công tác báo cáo
theo yêu cầu của cấp trên.
- Hiệu trưởng các trường phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở có biện pháp củng
cố về tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo Nghị
định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra
nhân dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị định số
1
71/1998/NĐ-CP ngày 09/8/1998 của Chính phủ và “Quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của nhà trường” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Các hoạt động thanh tra
Thực hiện Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và
thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. Năm học 2010 - 2011 thanh tra giáo dục
các cấp cần phải tập trung thực hiện các nội dung sau:
1. Thanh tra chuyên ngành
1.1. Thanh tra trường học
1.1.1. Tập trung thanh tra, kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên đối chiếu với định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-
BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập và các văn bản quy phạm pháp luật khác; số lượng cán bộ, giáo
viên chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của giáo viên; kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp; kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch phát triển quy mô trường lớp; nhiệm vụ của hội đồng chức năng, tổ, khối
chuyên môn nghiệp vụ; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
1.1.2. Cở sở vật chất, kỹ thuật; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật
tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan môi trường sư phạm; trang thiết bị dạy học, số lượng

phòng học, phòng làm việc, phòng thực hành thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện,
sân chơi bãi tập v.v...; trang thiết bị dạy học, sách thư viện; việc bảo quản và sử dụng
cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.1.3. Thực hiện kế hoạch hoá giáo dục: Thực hiện chương trình, nội dung, kế
hoạch giảng dạy của nhà trường; quy chế chuyên môn, kiểm tra định kỳ; thực hiện quy
chế cho điểm, đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh; xét lên lớp, xét tốt
nghiệp; công tác tuyển sinh đầu cấp, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao.
1.1.4. Công tác quản lý hiệu trưởng nhà trường
- Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá hiệu
trưởng, đánh giá giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục, bố trí sử dụng đội ngũ, thực hiện quy chế dân
chủ, giải quyết khiếu nại tố cáo trong trường học, thực hiện các chế độ chính sách đối
với nhà giáo, người học.
- Công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn, tài chính, tài sản; công tác xã hội hoá
giáo dục và phối hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như
việc thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Kiểm tra việc thực hiện chủ đề năm học “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Thực hiện 3 công khai: Công khai về chất lượng giáo dục; công khai về đội
ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; công khai về tài chính.
- Tiếp tục thanh, kiểm tra việc thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
1.2. Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông
2
1.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tư tưởng; chấp hành pháp luật;
chấp hành quy chế của ngành, nội quy cơ quan; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết trung
thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh;

không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh.
1.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Thực hiện quy chế chuyên môn;
quy chế thi cử, thực hiện quy định dạy thêm, học thêm; kết quả giảng dạy; thực hiện
các nhiệm vụ khác được giao.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tập trung thanh tra hoạt động sư phạm của đội ngũ
giáo viên dạy lớp của các bậc học thuộc phạm vi quản lý của Phòng Giáo dục và Đào
tạo. Cần phát hiện và nhân điển hình tiên tiến; vận dụng các tiêu chuẩn quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành để đánh giá giáo viên đúng thực chất, không chạy
theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm bỏ qua mặt hạn chế, thiếu
sót.
- Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành trong các cuộc
thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề hoặc thanh tra theo kế hoạch. Phòng Giáo dục
và Đào tạo thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo đảm bảo ít nhất 15% tổng số giáo
viên trực thuộc. Các trường tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về hoạt động sư phạm
giáo viên và cán bộ, nhân viên khác trong đơn vị từ 10 - 20%/tổng số CB-GV.
3. Thanh tra, kiểm tra các kỳ thi học kỳ, xét lên lớp, xét tốt nghiệp đảm bảo
khách quan công bằng, chính xác đúng theo quy định
3.1. Đối với các trường.
Tăng cường công tác kiểm tra việc hoàn thành chương trình, đánh giá xếp loại
học sinh lớp cuối cấp. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp quản lý lỏng lẻo,
cắt xén chương trình, sửa chữa điểm sai quy chế làm thay đổi kết quả xếp loại học tập
của học sinh.
Tập trung chấn chỉnh mạnh mẽ hơn nữa khâu coi thi, kiên quyết xử lý các hiện
tượng vi phạm quy chế thi.
3.2. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên.
Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong các kỳ kiểm tra, thi. Thông
qua hoạt động điều hành, thanh tra, giám sát, chủ động phát hiện những gương tốt để
kịp thời biểu dương, đồng thời cương quyết xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi tiêu
cực.
4. Thanh tra hành chính

4.1. Thanh tra công tác quản lý hành chính: Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ
đầu năm, việc bố trí sử dụng đội ngũ CB-GV-CNV và thực hiện chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức.
4.2. Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu
cực và bệnh thành tích trong giáo dục; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
4.3. Thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản
Tiếp tục triển khai công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán theo Quyết định số
67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế về tự
3
kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước”.
Thanh tra đổi mới quản lý tài chính: Cần tập trung làm rõ ngân sách địa phương
chi cho giáo dục (lương, mua sắm trang thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng, các khoản
chi khác); việc sử dụng học phí; chi tiêu các khoản đóng góp của xã hội; kinh phí thực
hiện kiên cố hoá trường lớp.
Tập trung chấn chỉnh tình trạng huy động đóng góp của nhân dân vượt thẩm
quyền, kể cả việc huy động trái với quy định thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh,
chấn chỉnh việc buông lỏng quản lý tài chính, tài sản, không công khai về kết quả huy
động đóng góp và tình hình sử dụng nguồn thu làm phát sinh thắc mắc từ nội bộ và
trong nhân dân.
4.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.
4.4.1. Quyết định thành lập Ban tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị;
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức Hội nghị công
nhân viên chức hàng năm.
4.4.2. Việc thành lập Ban thanh tra nhân dân. Vai trò và hoạt động của Ban
thanh tra nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.
5. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý cấp phát, văn bằng, chứng chỉ.

6. Thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT)
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường cần tăng cường các biện
pháp tổ chức kiểm tra các lớp DTHT, chú ý các lớp dạy thêm ở ngoài nhà trường;
chấm dứt việc dạy thêm, học thêm có tính chất áp đặt trong và ngoài nhà trường, kiên
quyết xử lý những hiện tượng vi phạm, góp phần hạn chế những tiêu cực trong hoạt
động DTHT.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí và Luật phòng, chống tham nhũng
Các trường học xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến
Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản của
cấp trên về công tác này và kịp thời công khai việc mua sắm thiết bị; sử dụng kinh phí,
phương tiện, văn phòng phẩm; chế độ học tập, v.v.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công
chức, nhân viên; quy trình luân chuyển vị trí công tác.
8. Công tác kiểm tra nội bộ
Tăng cường kiểm tra công tác dự giờ, thực hiện chương trình, nội dung đổi mới
phương pháp giảng dạy để kịp thời phản ánh đề xuất những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện, nhất là phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tổ chức kiểm điểm về công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt dân
chủ hoá trong trường học; kiểm tra việc công khai tài chính, lưu trữ các loại hồ sơ của
nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc dạy thêm học thêm
thuộc địa bàn và giáo viên mình quản lý.
Tăng cường và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nhằm
thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và giải quyết trước những mâu thuẫn, khiếu nại, khiếu tố
tại cơ sở và đơn thư vượt cấp.
9. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp dân
4
Thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật KNTC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật KNTC, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ, quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KNTC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật KNTC.
Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại tố cáo để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý những
người lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo trái quy định của pháp luật.
Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên đây là nội dung cơ bản của công tác thanh tra năm học 2010 - 2011, Phòng
Giáo dục và Đào tạo Bình Minh yêu cầu Hiệu trưởng các trường Mẫu giáo, Tiểu học,
THCS xây dựng kế hoạch cụ thể theo điều kiện của đơn vị để triển khai, quán triệt đến
cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thanh tra sở (để báo cáo);
- Lãnh đạo PGD-ĐT (để chỉ đạo);
- Công đoàn giáo dục huyện (để phối hợp);
- Các tổ CM thuộc PGD-ĐT (để thực hiện);
- Các trường MG,TH,THCS (để thực hiện);
- Lưu VT, hồ sơ TTr.
TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký)
Phạm Văn Hồng
5

×