Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

huyet ap thap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.8 KB, 10 trang )

Đừng để nguy hiểm xảy ra do tụt huyết áp
Chứng Huyết áp thấp thường xảy ra khi cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ,
với người phải áp dụng giảm cân vì mắc các chứng bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, …
Chứng Huyết áp thấp thường xảy ra khi cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất
ngủ, với người phải áp dụng giảm cân vì mắc các chứng bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, …,
nhất là do tiêu chuẩn “mảnh mai mới đẹp”của các bạn gái trẻ dẫn đến việc kiêng khem quá mức,
làm cho cơ thể thiếu chất dẫn tới bị hạ đường huyết một cách đột ngột và từ đó làm tụt huyết áp.
Huyết áp thấp chia làm hai trường hợp: Một là ngư ời có huyết áp luôn thấp hơn mức bình
thường. Những người này vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cơ thể thường gầy yếu, mệt
mỏi. Hai là với ngư ời có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới
60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó và được gọi là tụt
huyết áp, trường hợp này khá nguy hiểm và cần có biện pháp thích hợp để chữa cho hết hẳn.

Thông thường, Huyết áp thấp đột ngột do hạ đường huyết thường xảy khi làm việc nhiều, thức
khuya, tâm trạng lo lắng, căng thẳng, suy nhược cơ thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, khiến chân tay
bủn rủn, chóng mặt, xây xẩm, thoáng ngất và rất nguy hiểm khi xảy ra ở ngoài đường hoặc khi
người đó đang ở trong tư thế dễ gây tai nạn như đứng trên tầng cao, đang cầm vật nặng... Đặc biệt
lưu ý với người có tiền sử về tim mạch vì huyết áp thấp dễ dàng xảy ra ở người bệnh về tim mạch,
béo phì, tiểu đường,... Các bệnh lý này cũng hay xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên vì ở độ tuổi
này chị em phụ nữ thường có cân nặng vượt mức cho phép, gặp nhiều áp lực, làm việc quá sức,...
Hoặc với các chị em đang nôn nóng giảm cân, với chế độ ăn quá ít calo không đủ năng lượng cần
thiết cho cơ thể, gây ra trạng thái mệt mỏi, tinh thần thiếu tập trung, màu da nhợt nhạt, kém
tươi,...và rất dễ tụt huyết áp.
Theo y học cổ truyền, Huyết áp thấp dù với nguyên nhân nào cũng là dấu hiệu cho thấy lúc ấy trái
tim không làm tròn chức năng cung ứng dưỡng khí và dưỡng chất cho mọi ngõ ngách trong cơ thể.
Ðể giải quyết chứng huyết áp thấp liên tục hay đột biến, chủ yếu cần là dành nhiều thời gian để
nghỉ ngơi và áp dụng chế độ ăn uống điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng; đặc biệt không nên bỏ bữa,
vì nhịn đói sẽ nhanh chóng bị hạ đường huyết, làm cho huyết áp tụt nhanh. Đặc biệt nên sử dụng
các dạng trà hòa tan nguồn gốc từ thảo dược với các vị thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim, sẽ
giúp huyết áp trở lại trị số bình thường và ổn định lâu dài.
Thông tin cho bạn:


Trà tăng huyết áp ACOTEA được bào chế từ các vị thuốc thảo dược truyền thống dựa trên bài
thuốc nổi tiếng của Trung Quốc có tác dụng: Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sinh khí, từ đó
đưa huyết áp về trị số bình thường, ổn định huyết áp và giảm nhanh các dấu hiệu mệt mỏi, hồi
hộp, tức ngực, trạng thái xây xẩm, tứ chi lạnh, màu da nhợt nhạt,... khi bị tụt huyết áp.
Xử lý nhanh khi bị tụt huyết áp
Tụt huyết áp thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tham khảo những
thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cách xử lý nhanh khi bản thân hay người thân bị tụt huyết áp:
1.Về tư thế
Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người
bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng
cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để
có phương pháp xử lý thích hợp)
2. Thực hiện sơ cứu
Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết
huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè
đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho...
3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp
Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ
huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khải sát gần đây
của Đại học Havard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy
sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.
4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
- Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day
vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào
đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 –
50 lần.
- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi
gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi
day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái

dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp
- Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần
nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo
bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ
tim,…
6. Thói quen ăn uống điều độ
Đói bụng dẫn đến giảm hàm lượng đường máu, giảm sự đàn hồi, dẻo dai của mạch
máu dẫn đến tụt huyết áp. Bởi vậy, người bị bệnh huyết áp thấp, nên lưu ý có chế độ
ăn hợp lý, chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày. Nên để các loại ngũ cốc, bánh quy,
sữa thường trực trong túi để ăn bất cứ lúc nào cảm thấy đói để tránh bị hạ đường huyết
đột ngột.
Huyết áp thấp: đừng chủ quan [03/08/2010]

- Lâu nay, người ta vẫn thường nói nhiều đến cao huyết áp mà ít chú ý đến vấn đề huyết áp
thấp. Mặc dù đây không phải là một chứng bệnh quá nguy hiểm, nhưng đôi khi nó lại là dấu
hiệu của những rắc rối khác về sức khỏe mà bạn cần phải quan tâm theo dõi kỹ hơn.
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu ở mức độ nhẹ, huyết áp thấp không cần
phải điều trị. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người
bệnh bị ngất, choáng và còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệthần kinh, tuyến nội tiết. Khi ảnh
hưởng đến những cơ quan quan trọng, giảm huyết áp sẽ làm cho các cơ quan này thiếu hụt oxy và chất
dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng cơ thể bị “shock”, choáng, đe dọa đến tính mạng.
2. Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Một số nguyên nhân sau được xem là những lý do khiến huyết áp tụt giảm:
- Phản ứng ngược của một số loại thuốc, bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, nitrat, thuốc
ngăn ngừa canxi, một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp.
- Mất nước (do đổ mồ hôi quá nhiều, mất máu hay tiêu chảy cấp).
- Các cơn ngất, choáng.

- Chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy.
- Choáng vì chảy máu trong, do nhiễm trùng cấp tính hay chứngsuy tim, đau tim, nhịp tim bất thường.
- Kháng phản vệ (một phản ứng do dị ứng nặng).
- Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.
- Có thể liên quan tới việc mang thai.
3. Triệu chứng của huyết áp thấp
- Mệt mỏi
- Suy nhược cơ thể
- Đau đầu nhẹ và choáng, ngất
- Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi)
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp
- Buồn nôn
- Mất ý thức tạm thời.
4. Phòng ngừa huyết áp thấp
Những việc bạn nên làm là:
- Uống nhiều nước:
Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng
máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn
làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh:
Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự
khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh,
thịt gà nạc và cá.
- Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate:
Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên
chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu
carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì… Uống loại trà hay cà phê đã tách
chất caffeine cũng là cách giúp tăng huyết áp tạm thời, trong một số trường hợp, mức huyết áp có thể

tăng từ 3 đến 14 mm thủy ngân (mm Hg). Chất caffeine có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham
khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định lượng caffeine mà bạn có thể nạp vào cơ thể.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×