Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Pháp luật về quy hoạch đô thị ở việt nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.31 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hồng Phượng


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ...........................................................10
1.1. Tổng quan về đô thị..........................................................................................10

1.1.1. Tổng quan về sự phát triển đô thị ở Việt Nam...............................................10
1.1.2. Khái niệm về đô thị.......................................................................................13
1.2. Tổng quan về quy hoạch đô thị.........................................................................21
1.2.1. Khái niệm quy hoạch đô thị...........................................................................21
1.2.2. Phân loại quy hoạch đô thị.............................................................................25
1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch đô thị.........................................................27
1.3. Tổng quan pháp luật về quy hoạch đô thị.........................................................29
1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh quan hệ quy hoạch đô thị bằng pháp luật..........29
1.3.2. Khái niệm pháp luật về quy hoạch đô thị.......................................................32
1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về quy hoạch đô thị......................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TỪ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC..............35
2.1. Nội dung pháp luật về quy hoạch đô thị...........................................................35
2.1.1. Nội dung quy định về lập quy hoạch đô thị...................................................35
2.1.2. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị.........................................................47
2.1. 3. Điều chỉnh quy hoạch đô thị.........................................................................52
2.1.4. Việc tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch...............55
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................62


2.2.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc................................................................................................................ 62
2.2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................................67
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
THI PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TIẾP CẬN TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.........................................73
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị qua thực tiễn thi hành tại
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................73

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị qua thực tiễn thi hành tại
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................75
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị qua thực
tiễn thi hành tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.............................................79
KẾT LUẬN............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu bước
đầu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
an ninh - quốc phòng v.v. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH HĐH) đã tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội;
đặc biệt làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị của nước ta phát triển theo hướng
văn minh, hiện đại. Ở các đô thị đã và đang mọc lên những toà nhà cao tầng
hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cây xanh, vỉa
hè, đèn chiếu sáng công cộng v.v đã được đầu tư xây dựng đồng bộ. Đô thị phát
triển mạnh mẽ đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương

mại, dịch vụ, nông nghiệp và góp phần đáng kể nâng cao chất lượng sống của
người dân. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng mật
độ dân số vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đặt ra những thách thức không
nhỏ cho chính quyền các đô thị phải giải quyết như tình trạng ách tắc giao
thông, nạn ô nhiễm môi trường, nhu cầu về nhà ở, trường học, bệnh viện và các
dịch vụ giải trí công cộng v.v. Đây không chỉ là vấn đề nan giải đối với nước ta
mà còn đối với các nước đang phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này,
mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược
phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mỗi nước; trong đó
không thể không quan tâm đến vấn đề xây dựng quy hoạch đô thị. Bởi lẽ, quy
hoạch đô thị là sự định hướng chiến lược mang tính tổng hợp và toàn diện cho
sự phát triển của đô thị trong tương lai đảm bảo hài hoà giữa yếu tố dân tộc,
truyền thống với yếu tố văn minh, hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Một trong những nội dung rất quan trọng và không thể thiếu được của quy
hoạch đô thị, đó là quy hoạch sử dụng đất đô thị.

1


Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng
tăng nhằm đáp ứng đòi hỏi về nhà ở cho người dân, xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị v.v.. Việc sử dụng đất một cách
tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả là một yêu cầu hàng đầu được đặt ra trong
xây dựng quy hoạch sử dụng đất đô thị. Hơn nữa, để phát triển hài hoà bộ mặt
kiến trúc đô thị ở nước ta ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và
phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống đòi hỏi chúng ta
phải quy hoạch đô thị hợp lý. Đô thị là “tấm gương” phản chiếu rõ ràng nhất
sự phát triển của xã hội, vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đô thị sẽ bảo đảm cho
việc quản lý và sử dụng đất đai đô thị đi vào nề nếp, hiệu quả phù hợp với sự
phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.

Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (tháng 8 năm
1945) đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm
thích đáng đến vấn đề đất đai nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng. Hệ
thống pháp luật về quy hoạch đô thị được xây dựng và từng bước hoàn thiện đã
có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển đô thị ở nước ta. Tuy nhiên, đặt
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế; đứng trước những vận hội và thách thức mới, hệ thống pháp luật này
bộc lộ những tồn tại, yếu kém chậm được sửa đổi, bổ sung là một trong những
nguyên nhân làm cho các đô thị phát triển mất cân đối, lệch lạc v.v..
Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Nghị định
số 146/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính Phủ. Với lợi thế về vị trí địa

2


lý, điều kiện tự nhiên, Vĩnh Yên đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp phát triển
nhanh và mạnh mẽ. Tốc độ gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về đất đai cho sản xuất và đời sống. Điều này
đòi hỏi các cấp, các ngành của thành phố Vĩnh Yên cần phải có những chính
sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng
thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Muốn vậy, công tác quy hoạch đô thị có vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian vừa qua, việc thực thi pháp luật về quy
hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được
những kết quả đáng kể. Vĩnh Phúc từ một thị xã nhỏ bé, cơ sở hạ tầng thiếu đồng
bộ đã “thay da, đổi thịt” trở thành một thành phố trẻ phát triển năng động là
trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy
nhiên, trong tiến trình phát triển đi lên, công tác thực thi pháp luật về quy hoạch
đô thị tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ không ít những hạn
chế, tồn tại mà trong đó có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về quy hoạch đô

thị tồn tại một số bất cập, mâu thuẫn. Để góp phần tìm giải pháp tháo gỡ những
khó khăn, bất cập này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quy hoạch đô thị ở
Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông - lâm
nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống mà đất đai còn là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Để
tạo điều kiện phát huy vai trò là nguồn lực, nguồn vốn phát triển đất nước thì
phải coi trọng công tác quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đô thị nói

3


riêng. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học
nước ta. Thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu về quy hoạch đô thị
nói chung và pháp luật về quy hoạch đô thị nói riêng được công bố mà tiêu
biểu phải kể đến các công trình khoa học sau đây:
1. Cuốn sách“Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản
Việt Nam” xuất bản năm 2006 của TS. Lê Xuân Bá và TS.Trần Kim Chung
-Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Các tác giả tập trung vào việc
nghiên cứu, tìm hiểu chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước ta vào thị trường
bất động sản nói chung và thị trường nhà, đất ở đô thị nói riêng.
2. Cuốn “Giáo trình Quản lý đô thị năm 2004” của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân do GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên. Cuốn sách đề cập
chủ yếu đến những nội dung cơ bản về quản lý đô thị như lý giải khái niệm
quản lý đô thị, sự cần thiết của việc quản lý đô thị, đặc điểm của quản lý đô
thị, mục đích, ý nghĩa và các nguyên tắc quản lý đô thị, nội dung quản lý đô

thị v.v; trong đó, có nội dung đề cập về quy hoạch đô thị.
3. Cuốn “Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị”, xuất bản năm 2007
của Học Viện Hành chính - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh do PGS.TS Phạm Kim Giao làm chủ biên. Cuốn sách đi sâu tìm hiểu
những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với đô thị nói chung và quản lý
nhà nước về quy hoạch đô thị nói riêng.
4. Cuốn “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, xuất bản năm
2008 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội do GS.TS Nguyễn Thế Bá chủ
biên. Nội dung của cuốn sách chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quy hoạch xây dựng nhằm phát triển đô thị theo hướng văn minh,
hiện đại nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hoá truyền thống.
5. Cuốn “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị”, xuất bản năm
2007 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tác giả PGS.TS Trần Trọng Hanh.

4


Cuốn sách đi sâu tìm hiểu công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị ở nước
ta và luận bàn những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch xây
dựng đô thị.
6. Báo cáo “Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2009” do Bộ Xây dựng tổ
chức năm 2009; bao gồm các tham luận đề cập đến việc xây dựng và quản lý
đô thị nói chung và quản lý quy hoạch đô thị nói riêng nhằm đáp ứng các yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế.
7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Nửa thế kỷ với sự nghiệp quy hoạch xây
dựng năm 1956-2006” của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn; bao gồm
các tham luận tổng kết, đánh giá công tác quy hoạch xây dựng trong 50 năm ở
nước ta (từ năm 1956 - năm 2006). Thông qua các tham luận này, công tác
quy hoạch xây dựng (trong đó có quy hoạch đô thị) trong 50 năm được nhận

diện trên hai phương diện: những thành tựu, kết quả đạt được và những hạn
chế, tồn tại cần được khắc phục trong tương lai.
8. Hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị và
nông thôn” do Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên
cứu Định cư và Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng tổ chức ngày
24/5/2007 tại Hà Nội. Nội dung của hội thảo tập trung vào việc luận bàn cơ sở
lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai ở Việt Nam gắn với công tác định
cư đô thị và nông thôn.
9. Bài viết “Quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay” của TS. Doãn Hồng
Nhung; Tạp chí Kiến Trúc - Hội Kiến trúc Việt Nam số 167 năm 2009. Bài
viết tìm hiểu về thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay; trong đó, có
nội dung đề cập đến vấn đề quy hoạch đô thị.

5


10. Bài viết“Bài học nào cho phát triển đô thị ở Việt Nam” của KTS.
Nguyễn Hữu Thái; Tạp chí Kiến Trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam số 167
năm 2009. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển đô thị nói chung và quy
hoạch đô thị nói riêng; đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển
đô thị ở nước ta.
11. Bài viết“ Quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng với bảo vệ văn
hóa truyền thống” của ThS. Doãn Hồng Nhung; Tạp chí Kiến trúc - năm
2004. Bài viết luận bàn về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng gắn với
việc bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống ở nước ta.
12. Bài viết “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với đô thị ở Việt
Nam hiện nay” của TS. Doãn Hồng Nhung, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
7 năm 2010. Nội dung chủ yếu của bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận,
thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ở

nước ta v.v.
Các công trình khoa học trên đây đã tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn của quy hoạch đô thị nói chung và quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị nói riêng cũng như đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả của công tác này. Tuy nhiên, tìm hiểu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn
diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về quy hoạch đô thị cũng như thực trạng
thi hành trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc; trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện mảng pháp luật này và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị tại thành phố Vĩnh Yên nhằm
đưa Vĩnh Yên sớm trở thành đô thị loại 1 thì dường như vẫn còn thiếu một
công trình nghiên cứu như vậy. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của
những công trình khoa học đã công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về
quy hoạch đô thị và thực tiễn thi hành tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh
Phúc trên hai phương diện lý luận và thực tiễn.

6


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận, thực trạng pháp
luật về quy hoạch đô thị và đề xuất giải pháp hoàn thiện thông qua việc xem
xét, đánh giá thực tiễn thi hành tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Luận văn có các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quy hoạch đô thị, bao gồm các
nội dung khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quy hoạch đô thị; nội dung của
quy hoạch đô thị v.v..

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về quy hoạch đô thị,
bao gồm các nội dung sự cần thiết của việc điều chỉnh quy hoạch đô thị bằng
pháp luật; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quy hoạch đô thị; lịch sử hình
thành và phát triển của pháp luật về quy hoạch đô thị v.v..
- Đánh giá thực trạng pháp luật về quy hoạch đô thị.
- Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị tại thành
phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đưa ra định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quy
hoạch đô thị và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị tại
thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc v.v..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

7


Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật hiện
hành về quy hoạch đô thị; bao gồm các quy định của Luật Quy hoạch đô thị
năm 2009 và những quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2003, Luật
Xây dựng năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005 về quy hoạch đô thị và thực
tiễn thi hành tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật
khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học,
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau:
- Về không gian: Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về quy hoạch
đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Nghiên cứu pháp luật về quy hoạch đô thị kể từ thời
điểm ban hành Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của Học thuyết Mác- Lê nin; quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng về phát triển và quản lý đô thị trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
Pháp quyền.
Để giải quyết những nội dung, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp diễn giải
v.v được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu Một số vấn đề lý luận về
quy hoạch đô thị và pháp luật về quy hoạch đô thị.
- Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận
v.v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về quy
hoạch đô thị và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

8


- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v được sử dụng trong
Chương 3 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy
hoạch đô thị qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là kết quả của sự kế thừa và tham khảo các kết quả của những
công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, nội dung của
luận văn cũng có những điểm mới đóng góp cho khoa học pháp lý về đất đai
nói chung và khoa học pháp lý về quy hoạch đô thị nói riêng. Những điểm
mới này bao gồm:
- Tập hợp, đánh giá và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đô thị nói
chung và quy hoạch đô thị nói riêng; vai trò, ý nghĩa của quy hoạch đô thị đối
với quản lý và phát triển đô thị.

- Hệ thống hoá, phân tích và đánh giá một số vấn đề lý luận về pháp
luật về quy hoạch đô thị.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về quy hoạch đô thị và thực tiễn thi
hành tại thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị
và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị tại thành phố Vĩnh Yên
-tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, bảng chữ cái viết tắt, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được bố cục thành 03 chương; cụ thể:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quy hoạch đô thị và pháp luật về quy
hoạch đô thị
- Chương 2. Thực trạng pháp luật về quy hoạch đô thị và thực tiễn áp dụng tại
thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

9


- Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô
thị và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị tại thành phố Vĩnh
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1. Tổng quan về đô thị
1.1.1. Tổng quan về sự phát triển đô thị ở Việt Nam
Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với
tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc. Các đô thị cổ Việt Nam ban đầu được
hình thành trên cơ sở các trung tâm chính trị và quân sự, ở đó có tòa thành
phục vụ cho mục đích phòng thủ và bên trong là nơi đồn trú của các triều đại
phong kiến. Bên cạnh phần “đô” còn tồn tại thì phần “thị”, là nơi tập trung

các thợ thủ công sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng và một bộ phận dân cư làm
nghề buôn bán trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt,
tiêu dùng của người dân đô thị - đó là những người không sản xuất nông
nghiệp. Như vậy, các đô thị ở nước ta ra đời, mang tính chất chính trị, quân sự
và kinh tế. Nó đóng vai trò là trung tâm đầu não của cả nước hay là trung tâm
của một địa phương. Đó là kinh đô của các triều đại Nhà nước phong kiến
trong lịch sử như Cổ Loa, Thăng Long, Huế v.v.. và các lỵ sở của quan lại địa
phương như tỉnh lỵ, huyện lỵ, phủ lỵ như Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh v.v..
Trong giai đoạn từ Thế kỷ thứ X - Thế kỷ thứ XIII, khi nền kinh tế hàng hóa
chưa phát triển, tính chất chính trị, quân sự chi phối và nổi trội hơn tính chất
kinh tế, thương mại ở các đô thị cổ ở nước ta. Đến Thế kỉ thứ XVI - Thế kỷ
XVII, do ngoại thương phát triển mạnh đã xuất hiện một số đô thị mang tính
chất kinh tế, thương mại thuần túy như Phố Hiến, Hội An, Gia Định và có cấu
trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh.

10


Đô thị ở Việt Nam hình thành và phát triển khá sớm, ngay từ thời kì
phong kiến. Người Việt Nam xây dựng trên đất nước mình một hệ thống đô
thị hết sức phát triển. Đô thị tiêu biểu hình thành sớm nhất là thành Cổ Loa,
sau đó là thành Hoa Lư - Thế kỷ thứ X, thành Thăng Long - Thế kỷ thứ XI,
thành Phú Xuân (Huế) - Thế kỷ thứ XVI. Thăng Long là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của nước Đại Việt. Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm của
lịch sử, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về quy mô, diện
tích v.v.. Tiếp theo đó, xuất hiện hàng loạt các đô thị mới như Huế, Đà Nẵng,
Sài Gòn v.v.. Đây là những đô thị trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của khu
vực miền Trung, miền Nam với quy mô diện tích rộng lớn và là nơi tập trung
dân cư đông đúc.
Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển của đất nước

qua các thời kỳ [3,tr 23-25]; cụ thể:
Thứ nhất, thời kỳ cổ đại, đô thị được hình thành chủ yếu bởi yếu tố
thành quách và kinh đô, yếu tố tập trung quan trọng là quyền lực chính trị.
Còn yếu tố buôn bán, thương mại trong thời kỳ này dường như chưa được
phát triển.
Thứ hai, thời kỳ trung đại, đô thị mang tính chất tự cung tự cấp, “tự sản
- tự tiêu” hay còn gọi là bán nông thôn, bán thành thị.
Thứ ba, thời kỳ cận đại, đa số các đô thị ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ
hơn về mọi mặt so với các thời kỳ trước. Đô thị đã có hoạt động giao lưu buôn
bán với nước ngoài bằng nhiều phương thức khác nhau như đường thuỷ, đường
bộ, đường sắt v.v..
Thứ tư, giai đoạn từ năm 1945 - năm 1975. Với đặc điểm lịch sử thời
kỳ này. đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc nên mỗi vùng, miền lại
có những đặc thù khác nhau và phong phú về sự phát triển kinh tế, về phân bố
quy hoạch, phân bố dân cư, hình thái kiến trúc, cơ sở hạ tầng cũng như sự

11


phát triển văn hóa, xã hội v.v.. Trong Giai đoạn này, miền Bắc phát triển chủ
yếu dựa trên cơ sở các đô thị công nghiệp - tạo cơ sở vật chất để xây dựng
chủ nghĩa xã hội - như Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên v.v..; ở
miền Nam hệ thống đô thị phát triển nhanh như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha
Trang, Vũng Tàu v.v.. Tuy nhiên, do hậu quả của 30 năm chiến tranh, các đô
thị bị tàn phá nặng nề và chỉ sau khi đất nước thống nhất (tháng 04/1975) thì
bộ mặt đô thị ở nước ta mới được hàn gắn, khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
Thứ năm, giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Trong những năm đầu sau
khi đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước,
khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh. Các đô thị được Nhà nước đầu tư
phát triển từng bước hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nhịp sống ở các đô thị

dần chuyển về trạng thái bình thường trong điều kiện đất nước hòa bình. Mật
độ dân số tăng cao, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng nền
kinh tế thị trường và từng bước hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến
việc phát triển các đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm xuất hiện
nhiều các đô thị mới trong cả nước như Móng Cái, Cát Bà, Cam Ranh, Phú
Quốc, Hà Tiên v.v ..
Ở ta hiện nay, đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng
không chỉ tập trung ở những trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ mà còn ở các khu vực khác có tiềm năng phát triển
kinh tế, giao thông thuận lợi, mật độ dân cư cao, môi trường trong sạch v.v..
Tuy nhiên sự phát triển của đô thị vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như hệ thống
kỹ thuật hạ tầng chắp vá tùy tiện, xuống cấp trầm trọng, hệ thống đèn điện,
thoát nước, giao thông, cây xanh cũ nát, không đồng bộ gây ảnh hưởng không
chỉ đối với đời sống dân cư đô thị mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt phát triển đô
thị của đất nước. Hơn nữa, đô thị của nước ta hiện đang chịu nhiều áp lực,
thách thức như sự gia tăng các phương tiện giao thông trong điều kiện hạ tầng
giao thông lạc hậu đã gây ra sự ách tắc giao thông, ô nhiễm về nồng độ bụi,

12


khí thải, tiếng ồn, sự gia tăng nhanh chóng về dân số (cả về sinh học lẫn cơ
học) đặt ra các vấn đề như cung cấp nước sạch, trường học, bệnh viện v.v..
Tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, cơi nới, xây dựng nhà trái
phép v.v.. không chỉ phá vỡ quy hoạch đô thị mà còn làm cho bộ mặt đô thị
nước ta phát triển méo mó v.v.. Những thách thức trên đặt ra yếu cầu phải
tăng cường công tác quản lý đô thị, quy hoạch đô thị ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Khái niệm về đô thị
1.1.2.1. Quan niệm về đô thị
Khi bàn về đô thị thì mỗi quốc gia trên thế giới lại đưa ra các định nghĩa,

khái niệm khác nhau về đô thị do sự khác nhau về phong tục tập quán, nhận thức
xã hội, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các nước.[12,tr 12-13]
Trung Quốc quan niệm, đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn
có mật độ dân số cao hơn 1.500 người trên một cây số vuông.
Cùng là một nước Châu Á, Nhật Bản lại đưa ra quan niệm khác về đô thị;
theo đó, đô thị là các vùng cận kề nhau gồm các khu dân cư đông đúc. Điều kiện
cần thiết là đô thị phải có mật độ dân số trên 4.000 người trên một cây số vuông.
Các quốc gia Châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất
thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét.
Tại các quốc gia kém phát triển thì đô thị được xác định là khu vực ngoài việc sử
dụng đất và mật độ dân số nhất định thì còn phải đáp ứng điều kiện là có từ 75%
lao động phi nông nghiệp trở lên trong tổng số dân cư sinh sống tại đô thị.
Ở nước ta, giới sử học quan niệm về đô thị cổ như sau:
“Đô” thường là các lỵ sở của Nhà nước ở trung ương và địa phương, đó
là cung điện, lầu, các, dinh thự, công đường, lầu “son” gác “tía”, phủ, dinh,
nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình và địa phương cũng như nơi Vua
ở, nơi quan lại triều đình cùng thân quyến sinh sống v.v..
“Thành” thường là nơi có tính chất phòng thủ và bảo vệ thành, quách,
đồn, lũy vì thành có mối liên hệ mật thiết với đô vì thành bao bọc kinh đô, đô

13


thị, thị trấn, thị tứ trước các cuộc xâm lăng của ngoại bang cũng như các cuộc
nổi dậy của nông dân chống lại chế độ phong kiến v.v..
“Thị” là nơi kẻ chợ, nơi buôn bán, trao đổi các hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu sinh sống của mọi tầng lớp nhân dân; là nơi thu hút người dân buôn
bán, sản xuất, tiểu thủ công nghiệp. Từ đó thúc đẩy các đô thị phát triển ngày
càng sầm uất. Tùy theo từng phong tục tập quán và địa hình của địa phương
mà các “thị” dần phát triển và có tên là làng, bản, ấp, sóc, trang trại v.v..

Hiện nay, “Đô thị” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở nước ta. Nó
được dùng để phân biệt với khu vực nông thôn, trung du, miền núi. Trong các
sách, báo chuyên ngành, giới nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm về đô thị; cụ thể:
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nxb
Giáo dục, Hà Nội, năm 2001 thì đô thị được quan niệm là nơi đông dân, tập
trung buôn bán như thành phố, thị xã.[18,tr 271]
Cùng đi tìm hiểu, nghiên cứu về đô thị theo PGS.TS Phạm Kim Giao Học viện Hành chính quốc gia (Bộ Nội vụ) thì đô thị là điểm tập trung dân cư
với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc
theo cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và hiệu quả kinh tế cao. Đó
là phong cách, lối sống thành thị, lối sống công nghiệp. [7,tr6]
Cùng quan điểm trên, coi đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ
cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, theo GS.TS Nguyễn Đình Hương,
ThS. Nguyễn Hữu Đoàn - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thì đô thị còn là
điểm có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một
miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh,
trong huyện. [9,tr 5]

14


Có thể nói, đô thị được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau dưới nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau nhưng nhìn một cách tổng thể thì đô thị là các điểm dân cư, nơi
tập trung dân cư đông đúc để buôn bán, làm ăn. [12, tr 12]
Trong lĩnh vực pháp luật, quan niệm về đô thị được đề cập trong các
văn bản pháp luật; cụ thể:
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đưa ra định nghĩa đô thị như sau :
“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao, chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển

kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc của một vùng lãnh thổ, một địa phương
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã,
thị trấn”. [14, Điều 3]
Mặc dù có các quan niệm khác nhau về đô thị song giới nghiên cứu
nước ta vẫn “gặp nhau” ở một điểm chung về đô thị đó là đô thị là điểm dân
cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng
cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển nền kinh tế - xã hội của cả nước hay một vùng lãnh thổ.
1.1.2.2. Đặc điểm của đô thị
Đi sâu tìm hiểu về đô thị ở nước ta cho thấy chúng có những đặc điểm
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của
quốc gia, của một tỉnh, của một huyện. Đây là nơi tập trung trụ sở làm việc
của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương. Mặt
khác, đô thị cũng là nơi được các doanh nghiệp, công ty lựa chọn đặt trụ sở
chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện để thuận tiện cho việc giao dịch, đi
lại. Thứ hai, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, có mật độ dân cư/km2
cao hơn so với các khu vực khác trong cả nước. Xét về cơ cấu dân cư, ở đô thị

15


không chỉ có cán bộ, công chức nhà nước, viên chức nhà nước mà còn có các
thương nhân, tiểu thương, người buôn bán nhỏ, người nước ngoài, người lao
động tự do, lao động chân tay v.v sinh sống. Hiện nay, do sự phát triển chênh
lệch về mức sống giữa đô thị và khu vực nông thôn nên đang diễn ra quá trình
di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị. Một bộ phận đáng kể người dân sống
ở khu vực nông thôn kéo ra các đô thị tìm kiếm việc làm. Đây là nguồn bổ
sung quan trọng cho nhu cầu lao động ở các đô thị song nó cũng tạo ra nhiều
áp lực cho khu vực này như tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi

trường, thiếu điện, nước sạch sinh hoạt v.v.
Thứ ba, đô thị là khu vực được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội hiện đại, đồng bộ hơn so với khu vực nông thôn, miền núi. Hơn nữa,
các đô thị thường được xây dựng ở những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi
cho việc sinh sống, đi lại như gần sông, gần đường giao thông và thường toạ
lạc ở khu vực có địa hình bằng phẳng, cao ráo. Mặt khác, do đô thị là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của một vùng, một địa phương nên nó
thường được xây dựng ở khu vực trung tâm của vùng, của địa phương.
Thứ tư, đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nơi đây
tập trung nhiều công sở, cơ quan, cơ sở công nghiệp, du lịch, dịch vụ và
thương mại v.v.. Xét về cơ cấu kinh tế, đô thị là nơi có tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp chiếm đa số. Người dân đô thị có trình độ văn hoá, tay nghề chuyên
môn cao hơn so với người dân ở các khu vực khác. Họ tiếp xúc và được
hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại hơn. Ngược lại, dân cư đô thị cũng chịu
nhiều áp lực hơn do sự căng thẳng, gấp gáp, sự canh tranh của tác phong công
nghiệp, lối sống văn minh, hiện đại.
Thứ năm, các gia đình ở đô thị thường có quy mô 02 thế hệ là chủ yếu,
bao gồm: cha mẹ và con cái. Do đất đai ở đô thị có giá rất đắt và chật chội
cùng với áp lực của mức sống cao nên phần lớn các gia đình ở đô thị thường

16


sinh từ 01 - 02 con để có điều kiện nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ được chu
đáo hơn. Mặt khác, kết cấu cư dân đô thị thường có biến động. Họ có thể thay
đổi chỗ ở hoặc di chuyển nơi ở thường xuyên hơn so với người dân sống ở
nông thôn. Hơn nữa, mối quan hệ giữa người dân ở đô thị cũng “lỏng lẻo”
hơn. Họ không bị ràng buộc với nhau chặt chẽ bởi mối quan hệ huyết thống,
họ hàng, làng xóm. Cư dân đô thị có điều kiện tiếp cận với lối sống, văn hoá
nước ngoài nhanh hơn nên dễ tiếp thu những giá trị văn hoá mới (cho dù nó

không phù hợp với các giá trị đạo đức truyền thống) và có lối sống cởi mở,
“thoáng” hơn so với người dân nông thôn.
Thứ sáu, đô thị là khu vực có phân khúc thị trường nhà ở, đất ở phát
triển sôi động hơn so với các khu vực khác. Bởi lẽ, do tốc độ phát triển nhanh
và có mức sống cao nên người dân thường có nhu cầu chuyển về sinh sống,
làm việc tại các đô thị. Vì vậy, số lượng các giao dịch mua bán, chuyển
nhượng hoặc thuê, thuê mua nhà ở ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thị trường bất động sản. Mặt khác, thị trường bất động sản ở đô
thị nắm giữ lượng bất động sản là nhà, đất có giá trị lớn lên đến hàng tỷ đô la
Mỹ.
Thứ bảy, đô thị là khu vực phát triển năng động nhất, là nơi có mức
sống cao và có nhiều tiềm năng, điều kiện cho mỗi người phát huy được năng
lực, khả năng của bản thân. Tuy nhiên, đô thị cũng là nơi phản ánh rõ nét nhất
những mặt trái của cuộc sống hiện đại như tỷ lệ thất nghiệp cao, tệ nạn xã hội,
ô nhiễm môi trường, các khu nhà ổ chuột và nạn ách tắc giao thông v.v.
Từ những đặc điểm cơ bản nêu trên, có thể thấy mỗi đô thị ở Việt Nam
dù quy mô nhỏ, trung bình hay lớn đều là đơn vị hành chính thống nhất, không
thể chia cắt về mặt lãnh thổ, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được
đầu tư đồng bộ, hiện đại. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ ở đô thị thường tốt hơn
so với khu vực nông thôn. Dân cư đô thị được hợp thành từ các nhóm người ở

17


nhiều vùng, miền khác nhau và không có sự gắn kết chặt chẽ theo dòng tộc,
cộng đồng tự quản như ở nông thôn.
1.1.2.3. Phân loại đô thị
Mục đích của việc phân loại đô thị giúp cho công tác quản lý hành chính về
đô thị cũng như xác định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Hiện nay có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại đô thị; cụ thể: Thứ

nhất, theo tiêu chí quy mô dân số thì đô thị được phân loại như sau: i) Đô thị
loại đặc biệt là đô thị có quy mô dân số > 500.000 người; ii) Đô thị loại rất
lớn là đô thị có quy mô dân số từ 300.000 - 500.000 người; iii) Đô thị loại lớn
là đô thị có quy mô dân số từ 150.000 - 300.000 người; iv) Đô thị loại trung
bình là đô thị có quy mô dân số từ 50.000 - 150.000 người; v) Đô thị loại nhỏ
là đô thị có quy mô dân số từ 4.000 - 50.000 người. [8,tr 8]
Thứ hai, theo tiêu chí tính chất đô thị. Dựa vào yếu tố sản xuất chính
và những hoạt động ở đô thị mang tính chất trội như yếu tố kinh tế, chính trị
mà đô thị được phân thành: i) Đô thị công nghiệp: là đô thị lấy yếu tố công
nghiệp làm hoạt động chính và nó là nhân tố cấu tạo và phát triển đô thị (Ví
dụ: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Biên Hòa); ii) Đô thị thương mại là
đô thị lấy yếu tố buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ làm hoạt động chính
(Ví dụ: Thành phố Lạng Sơn, thành phố Móng Cái); iii) Đô thị du lịch là đô
thị lấy yếu tố du lịch, dịch vụ làm hoạt động chính (Ví dụ: Thành phố Đà Lạt,
thành phố Nha trang)
Ngoài ra việc phân loại đô thị có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác như tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, chức năng hành
chính - chính trị, cấp hành chính - chính trị v.v..
Thứ ba, phân loại đô thị theo tiêu chuẩn Việt Nam, Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009 quy định đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I,
II, III, IV, V (Điều 4, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009).

18


Ngày 7/5/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về
phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Theo Nghị định này, đô thị được phân
thành 6 loại, trong đó đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương
có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại
I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện

ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; là thành phố thuộc tỉnh có các
phường nội thành và các xã ngoại thành. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị
xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại
thị. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại
thị. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các đô thị của Việt Nam được phân loại theo tiêu chuẩn sau:
- Đô thị loại đặc biệt phải là thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, trung tâm sản xuất
công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả
nước; có dân số trên 1,5 triệu người; mật độ dân số bình quân từ 15.000
người/km2; tỷ suất hàng hóa cao; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số
lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây
dựng đồng bộ và hoàn chỉnh. Theo tiêu chí này thì Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh là 02 đô thị loại đặc biệt.
- Đô thị loại I là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội, khoa học - kĩ
thuật, du lịch, dịch vụ, trung tâm sản xuất công nghiệp, đầu mối giao thông
vận tải và có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước; có dân số trên 50 vạn
người; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2, tỷ suất hàng hóa cao;
tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ và hoàn
chỉnh. Theo tiêu chí này Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Nha
Trang, Đà Lạt là các đô thị loại I.

19


×