Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyen de Anh 9 (hoi dong bo mon tinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG KHÁNH
______________________________________________


CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG ANH
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
DẠY TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 9
THEO PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
2010 – 2011
1
I. LÝ DO VIẾT CHUYÊN ĐỀ:
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập kinh tế, nguồn lực con người trở nên có ý nghĩa quyết định sự
thành công trong công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục có vai trò và
nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới
có thể đáp ứng nhu cầu xã hội cả về năng lực chuyên môn lẫn trình độ
Ngoại ngữ. Có thể nói Ngoại ngữ là một trong những phương tiện để hội
nhập hữu hiệu nhất và tiếng Anh nói riêng rất cần thiết để có được sự giao
tiếp, hội nhập trên mọi lĩnh vực. Do đó toàn xã hội đều quan tâm đến việc
học ngoại ngữ, trách nhiệm của những nhà giáo dạy Tiếng Anh lại càng
thêm nặng nề, đòi hỏi chúng ta rất nhiều sự nỗ lực đầu tư cho việc giảng
dạy, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao hơn, để có một chất lượng thực
sự. Đó chính là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên, những nhà giáo rất tâm huyết
với trách nhiệm giáo dục của mình.
Trong những năm gần đây, với sự đổi mới của chương trình, sách
giáo khoa và tài liệu dạy học, phương pháp giáo dục ở nhà trường bước đầu
được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động, tích cực của
người học để đạt được châm ngôn: Học đi đôi với hành. Ngành Giáo Dục
đã không ngừng đưa ra nhiều chuyên đề, nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, ….
và thật sự có những bước tiến nhất định trong việc nâng cao chất lượng


giảng dạy, nhất là giáo viên đã làm quen được với phương pháp giảng dạy
tiên tiến hơn nhằm thực hiện những định hướng trong dự thảo lần thứ 13
chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020: “….Thực hiện các
chương trình đổi mới về dạy học môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng
tiếng Anh” để “Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong
học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh phổ
thông Việt Nam tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu
vực….”.
Vì với chương trình giảng dạy mới, thực hiện theo phương pháp mới,
do đó kỹ năng “Giao tiếp” được phát triển tối đa, và phát triển đồng thời các
kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết, đó cũng chính là mục đích của việc học
ngọai ngữ. Nhưng bên cạnh những tiến bộ bước đầu ấy, chắc chắn ai trong
chúng ta cũng còn nhiều băn khoăn vì ngoài những lợi thế của chương trình
mới, còn có những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy như về thời
lượng, về lượng nội dung, về thủ thuật, ……..Đó là lý do mà chúng tôi mạn
phép viết đề tài này.
Với một số kinh nghiệm nhỏ nhằm khắc phục phần nào thực trạng đó,
chúng tôi thực hiện chuyên đề này với mong muốn được trình bày một số
giải pháp mà chúng tôi đã cố gắng áp dụng trên thực tế giảng dạy. Và trong
mối liên đới của tình đồng nghiệp, chúng tôi mong muốn được sự đóng góp
chia sẻ, giúp đỡ của Quý thầy cô để cùng giúp nhau gặt hái những kết quả
tốt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
2
II. THỰC TRẠNG:
1. THUẬN LỢI:
- Chương trình giảng dạy mới đáp ứng được với nhu cầu phát triển
của xã hội trên phương diện phát triển kỹ năng giao tiếp, nội dung sát với
thực tế qua việc xây dựng chương trình theo các chủ đề, chủ điểm giúp học
sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Sách giáo khoa được thiết kế cơ bản rõ ràng, hình thức đẹp, tạo
được sự thích thú cho học sinh.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học: máy casette, băng, đĩa, tranh ảnh,
đèn chiếu, máy chiếu, …….. tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho giáo viên
giảng dạy hiệu quả hơn.
2. KHÓ KHĂN:
- Sĩ số học sinh trong lớp khá đông so với yêu cầu đặc trưng của môn
Tiếng Anh THCS.
- Một số tác động khách quan tiêu cực từ môi trường xã hội làm cho
học sinh sao lãng việc học tập.
- Nội dung chương trình tuy có đổi mới, song so với trình độ thực tế
của học sinh vẫn còn khá nặng.
- Học sinh chưa thực sự chủ động, tích cực trong tư duy để giải quyết
vấn đề và hầu như trong các kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết. Đặc biệt đối với
tiết dạy Language Focus lớp 9, nội dung phân bổ chương trình dành cho
việc ôn tập và vận dụng kiến thức ngữ pháp căn bản (được xem như kiến
thức nền tảng) lại chưa đáp ứng về mặt thời lượng và nội dung chuyển tải.
Đa số học sinh gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức đã học vào bài
kiểm tra, bài thi cũng như việc học Tiếng Anh ở cấp cao hơn.
- Ngoài ra, một số giáo viên dạy tiết Language Focus chưa thật sự thể
hiện rõ việc sử dụng phương pháp giao tiếp, chưa có sự đầu tư thiết kế bài
giảng một cách khoa học, sinh động bằng nhiều thủ thuật, hình thức khác
nhau, chưa tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng trong việc truyền đạt và lĩnh
hội kiến thức dẫn đến học sinh khó nắm bài, khắc sâu kiến thức.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Truyền đạt kiến thức ngữ pháp như thế nào để đạt được hiệu quả tốt,
giúp học sinh có thể nắm vững và vận dụng là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết, cũng là điều làm cho mỗi giáo viên đứng lớp phải suy nghĩ và tìm
ra những biện pháp thiết thực và hiệu quả. Điều đầu tiên chúng ta phải đảm
bảo được tiến trình chung của tiết dạy là phải phù hợp với phương pháp

giảng dạy mới “Phương pháp Giao tiếp” và nội dung truyền đạt. Bên cạnh
đó cần có sự phối hợp đan xen vào những thủ thuật giảng dạy linh động,
sáng tạo, khoa học…. nhằm phát huy tối đa tính tích cực của các đối tượng
học sinh, củng cố kiến thức nền, khắc sâu, mở rộng kiến thức bằng nhiều
dạng bài tập luyện tập… giúp học sinh dễ dàng vận dụng các cấu trúc ngữ
pháp trong các kỹ năng và tiết dạy đạt hiệu quả khả quan.
3
A.Tiến trình chung khi dạy một tiết Language Focus:
* Warm- up:
Tổ chức hoạt động trò chơi sinh động, tạo không khí khởi động hứng
thú, lôi cuốn học sinh, kích thích tinh thần học tập. Cố gắng xây dựng trò
chơi có nội dung liên quan đến bài học trước hoặc kiến thức liên quan đến
nội dung bài sẽ học trong tiết đó. (Ví dụ: Matching; Guessing games; Lucky
numbers; ……….)
* Activities:
Khác với phần dạy các kỹ năng Nghe – Nói– Đọc– Viết, nội dung của
một tiết Language Focus thường gồm có nhiều điểm ngữ pháp cần ôn tập,
khắc sâu và luyện tập. Do đó chúng ta thường xây dựng tiến trình theo các
hoạt động (activities), trong đó phương pháp cơ bản vẫn bảo đảm các bước
theo yêu cầu đặc trưng của việc dạy ngữ pháp:
- Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp.
- Rút ra cấu trúc ngữ pháp chính và cách sử dụng.
- Luyện tập ( Bài tập trong sách giáo khoa).
* Consolidation :
- Tùy theo thời lượng và trình độ của học sinh mỗi lớp, giáo viên tăng
cường một vài bài tập củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức ngữ pháp
trọng tâm vừa học, xây dựng các dạng bài tập sao cho phong phú (có thể
thiết kế các bài tập qua hoạt động trò chơi, hội thoại, …… ), kích thích được
tư duy của học sinh ở mọi đối tượng, giúp học sinh vận dụng có hiệu quả.
Nói tóm lại, giáo viên nên có sự cân nhắc khi thiết kế bài dạy. Trong

trường hợp tiết dạy có nhiều điểm ngữ pháp giáo viên chọn điểm ngữ pháp
quan trọng để tăng cường luyện tập, những kiến thức đã học hoặc đơn giản
giáo viên có thể lướt nhanh; đối với tiết dạy có điểm ngữ pháp phức tạp,
giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập (từ dễ đến khó), sử dụng nhiều thủ
thuật, nhiều hình thức luyện tập giúp học sinh dễ ghi nhớ và áp dụng vào
các bài tập trong sách giáo khoa (hay các bài tập mở rộng). Ngoài những
tiến trình cần đảm bảo cho tiết dạy Language Focus, giáo viên linh động
thiết kế các bước thể hiện rõ tính giao tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau
và có thể bổ sung thêm các kỹ năng khác dựa vào các điểm ngữ pháp vừa
thực hành giúp học sinh nắm vững nội dung bài học.
B. Thủ thuật triển khai nội dung ngữ pháp:
Ngữ pháp vốn là một phần quan trọng trong quá trình học Tiếng Anh,
nó là nền móng và cũng là bộ khung chính, nhưng việc học ngữ pháp sẽ trở
nên rất khô khan, cứng nhắc nếu giáo viên truyền đạt nội dung ngữ pháp
một cách áp đặt theo lối công thức hóa ngay từ bước đầu giới thiệu. Chúng
ta phải linh hoạt tìm ra những thủ thuật truyền đạt mang tính ứng dụng cao,
muốn được như thế, giáo viên thiết kế những hoạt động phù hợp với nội
dung bài học và vận dụng những ưu thế của phương pháp mới hiện nay
chúng ta đang thực hiện.
Ngoài ra đồ dùng dạy học cũng đóng vai trò quan trọng trong tiết dạy
kiểu bài này. Với những đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, băng giấy (strips
4
of papers), cards, handouts (OHT), bảng nhóm, bảng phụ …. , sẽ giúp cho
Giáo viên - Học sinh phối hợp hoạt động tốt, tiết kiệm thời gian trình bày
bảng, và cách sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý ở từng hoạt động cũng sẽ
giúp cho tiết học nhẹ nhàng.
* Các hoạt động chính (Activities) trong tiết dạy Language Focus
sau phần “Warm- up”:
1. BƯỚC 1 :
GIỚI THIỆU CẤU TRÚC (PRESENTING STRUCTURES):

- Xây dựng tình huống thực tế có liên quan đến kiến thức ngữ pháp sắp
truyền thụ: cố gắng tìm ra những tình huống gần gũi với cuộc sống đời
thường, dẫn dắt một cách sinh động bằng những câu chuyện nhỏ, những ví
dụ phù hợp, hay tranh ảnh, vật thật, người thật…. để minh họa.
- Đưa ra một số câu hỏi phát vấn học sinh (từ dễ đến khó) trong suốt quá
trình giới thiệu:
+ Giáo viên viết/ gắn ví dụ lên bảng.
(Ví dụ được viết sẵn trên băng giấy)
+ Dùng các câu hỏi gợi ý giúp học sinh phát hiện một số thành phần
trong ví dụ (từ loại, chủ từ, túc từ …), từ đó dẫn đắt đến cấu trúc một
cách khoa học, cô đọng.
- Kiểm tra mức độ nắm bài của học sinh: Giáo viên đề nghị học sinh cho
thêm những ví dụ tương tự. Nếu học sinh còn mắc lỗi trong việc sử dụng
cấu trúc, giáo viên nên cho thêm một vài ví dụ khác (lưu ý chọn ví dụ đơn
giản, dễ hiểu).
Vì đây là tiết luyện tập các điểm ngữ pháp đã học trong bài (Unit),
hoặc ôn lại cấu trúc của các lớp dưới nên bước giới thiệu cấu trúc cần đơn
giản; những cách dùng hay những điều lưu ý, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh trình bày nhanh (không thể hiện ở bảng).
Nếu thiết kế trên Power point, giáo viên có thể dùng một số hình ảnh,
video clip…, để trình bày rõ về điểm ngữ pháp (form, usage,….) kèm theo
lời giải thích ngắn gọn của học sinh hoặc giáo viên (nếu cần) nhằm khắc sâu
kiến thức, học sinh không cần ghi vào vở.

MINH HỌA: ( EXAMPLE)
a. Ví dụ 1: Wish sentence ( Unit 1,3 )
- Situation: You really want an electric bike but it’s difficult for you to have
one at present. You can make a wish by saying:
I wish I had an electric bike.
Tương tự: You are not tall. You can make a wish by saying:

I wish I were taller.
- Picture: Giáo viên cho học sinh xem bức tranh vẽ về một cậu bé đang đi
bộ đến trường ngang qua cánh đồng vắng giữa trời nắng chang chang, giáo
viên đặt câu hỏi: What does he wish? – Học sinh trả lời:
S1: I wish I had a bike.
S2: I wish my mother took me home by motorbike.
S3: ……………..
5
- Video clip (power point): về nước dòng sông bị ô nhiễm bởi nước xả của
các nhà máy. Giáo viên nêu câu hỏi: What do you/ people wish?
S1: I wish the river were cleaner.
S2: I wish people were aware of protecting the environment.
( I wish people would stop polluting the environment.)
Giáo viên viết/ gắn ví dụ lên bảng ( strips of paper), phân tích nét chính các
thành phần câu, giúp học sinh nêu ra hình thức của động từ được sử dụng
trong mệnh đề theo sau wish )
I wish I had an electric bike.
I wish I were taller.
Present wish:
*Tương tự ở Unit 3 : I wish I could speak English better.
- Roleplay: Giáo viên và Học sinh đóng vai: T (foreigner) – S
T: Excuse me!
S: Yes?
T: Can you tell me the way to the post office?
S: (Cannot hear clearly): Pardon?
T: ……….
→ T: You can’t speak English well. What do you wish?
Student can say: I wish I could/ would speak English better.
Future wish:
- Đề nghị học sinh cho ví dụ tương tự.

- Giáo viên có thể gợi ý thêm:
*T: - Do you have a computer?
S1: Yes.
S2: No.
T: So, what do you wish?
- I wish I had a computer.
*T: Can you draw well?
Ss : No.
T: What do you wish?
- I wish I could draw well.
6
S + wish + S + V V-ed/ V2 …..
be  were
S + wish + S + would + V
could
b. Ví dụ 2: Passive Voice ( Unit 3: Exercise 4, 5 – P.21)
- Question & answer: Giáo viên đặt một vài câu hỏi để dẫn dắt đến câu bị
động, chẳng hạn:
T: Can you speak English?
S: Yes, I can.
T: Do Australian people speak English?
S: Yes, they do.
T: Do Idian people speak English?
S: Yes.
T: Oh, more than 400 million people speak English as a second
language. And English is spoken in North America, Great Britain,
Australia,…..
- Video clip ( power point): Giáo viên cho học sinh xem video clip/ tranh về
một số loại rác thải có thể tái chế. Trước khi xem, giáo viên nêu câu hỏi:
What can be recycled in this video clip/ picture?

Sau khi xem, học sinh có thể nêu một số câu trả lời như:
S1: Car tires can be recycled.
S2: Bottles and glass …….
S3: Drink cans, household and garden waste …………...
…………………………..
• Giáo viên gợi ý, học sinh nhắc lại cấu trúc. S + be + pp …..

c. Ví dụ 3: Present Perfect tense (Unit 3 – Exercise 1, 2, 3 – P.19, 20)
Real object: Cho học sinh xem một tập ảnh (photo album) và nêu tình
huống: Look at my photo album. This is my family. Giáo viên chỉ vào một
ảnh khác (ảnh tôi và một người bạn) và nói:
T: This is the sight in Hue.
S: ( nhìn bức ảnh) Who is this woman?
T: She’s my friend.
S: When did you last meet her?
7

×