Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

chẩn đoán và điều trị thuỷ đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.85 KB, 28 trang )

BỆNH THỦY ĐẬU

ThS -BS Phan Vĩnh Thọ- BM Nhiễm
Đối tượng: Y 5



MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu những đặc điểm chính về tác nhân gây bệnh.
2. Mô tả đặc điểm dịch tễ chính.
3. Biết được cơ chế bệnh sinh của bệnh thủy đậu.
4. Mô tả triệu chứng lâm sàng của bệnh, đặc điểm
của bóng nước.
5. Biết xử trí một trường hợp bệnh thủy đậu.
6. Nêu cách phòng ngừa bệnh thủy đậu.


1. ĐẠI CƯƠNG
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
3. DỊCH TỄ HỌC
4. CƠ CHẾ BỆNH SINH
5. LÂM SÀNG
6. CẬN LÂM SÀNG
7. ĐIỀU TRỊ
8. PHÒNG NGỪA


ĐẠI CƯƠNG
• Bệnh truyền nhiễm, dễ lây
• Do virus Varicella - zoster (VZV)
• Hầu hết diễn tiến lành tính với phát ban dạng


bóng nước ở da và niêm mạc
• Cơ địa suy giảm miễn dịch (ung thư máu, ghép
tạng, AIDS): nặng, biến chứng nội tạng (30-50%)


TÁC NHÂN GÂY BỆNH

• Gia đình α- Herpesviridae, DNA, hình cầu 20 mặt đối
xứng
• Gây hai bệnh:
+ Thủy đậu (varicella, chicken pox): nhiễm nguyên phát.
+ Zona (herpes zoster, shingles): tái hoạt.


ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
• Khắp nơi, có thể thành dịch. Quanh năm, tập
trung tháng 3-5.
• Đối tượng: người là nguồn bệnh duy nhất, hầu
hết trẻ em (90% < 13 tuổi).
• Đường lây: lây trực tiếp qua chất tiết đường hô
hấp, một số lây do tiếp xúc trực tiếp bóng nước.
• Bệnh dễ lây (70-90% người nhạy cảm).
• Thời gian lây bệnh: 48h trước phát ban đến lúc
nốt đậu đóng mài (7-8 ngày).


SINH BỆNH HỌC
• Miễn dịch vĩnh viễn, một số ít bệnh thủy đậu lần
hai (thường nhẹ).
• Sao chép tại tế bào thượng bì hô hấp  hệ

võng nội mô  máu  da (corium, dermis) và
niêm mạc. Tổn thương có nhiều tế bào đa nhân
khổng lồ và thể vùi trong nhân ái toan.
• Nhiễm trùng tiềm ẩn hạch rễ sau thần kinh  tái
họat sẽ gây bệnh zona



LÂM SÀNG
• Ủ bệnh: 10-20 ngày, trung bình 14 ngày.
• Khởi phát: 24-48h, sốt nhẹ, hồng ban vài mm là tiền thân
bóng nước.
• Tòan phát: thời kỳ đậu mọc
- Sốt nhẹ 3-5 ngày (37.8 – 39.4 C).
- Da: bóng nước hình tròn hoặc giọt nước trên viền da
màu hồng, kích thước 3-13 mm (< 5mm), bắt đầu thân
mình sau đó lan ra mặt, tứ chi, ban đầu trong sau 24h
hóa đục, nhiều lứa tuổi. Có thể kèm ngứa.
- Niêm mạc: niêm mạc miệng, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu,
một số thấy ở mi mắt, kết mạc.
• Hồi phục: hầu hết bóng nước đóng mài, thường sau
khỏang 1 tuần, sau đó lành không để lại sẹo.




LÂM SÀNG
Thể bệnh nặng:
• Cơ địa: suy giảm miễn dịch (ung thư máu, ghép tủy,
AIDS), phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người lớn bệnh nặng

hơn trẻ em.
• Sốt cao, ngay cả khi đậu mọc.
• Bóng nước có xuất huyết.
• Số lượng bóng nước nhiều hơn, đôi khi kín cả da và
niêm mạc.
• Thời gian hồi phục kéo dài (gấp 3 lần).
• Biến chứng nội tạng: viêm phổi, viêm não-màng não,
viêm gan.


LÂM SÀNG
• Ung thư máu: 30-50% biến chứng nội tạng, tỷ lệ
tử vong cao (7-14% trẻ em, 50% người lớn) nếu
không điều trị kháng virus.
• Phụ nữ có thai:- mẹ: dễ bị viêm phổi thủy đậu
- con: trong 20 tuần đầu thai kỳ: 2% dị tật bẩm
sinh (sẹo da, biến dạng chi, bất thường ở mắt,
tổn thương não).
• Trẻ sơ sinh: nếu mẹ bị thủy đậu 5 ngày trước
sinh và 2 ngày sau sinh, do không có kháng thể
mẹ truyền sang nên bệnh nặng, tỷ lệ tử vong
30%.


Thủy đậu bẩm sinh: sẹo da, teo chi dưới


BIẾN CHỨNG
1.


BỘI NHIỄM DA: hay gặp nhất, bệnh nhân gãi làm vỡ
bóng nước.

2.

VIÊM PHỔI THỦY ĐẬU: biến chứng nguy hiểm nhất,
người lớn (20%) và SGMD, xảy ra trong thời kỳ đậu
mọc (ngày 3-5 của bệnh).

3.

VIÊM NÃO THỦY ĐẬU: viêm não (0,2-0,2%), tử vong
5-20%, di chứng 15%.

4.

HỘI CHỨNG REYE: liên quan đến việc cho trẻ uống
aspirin.

5.

CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC: viêm gan, viêm cơ tim, hội
chứng Guillain-Barré, viêm tủy cắt ngang, viêm cầu
thận, viêm khớp.


CẬN LÂM SÀNG
• Phết Tzanck: phát hiện tế bào khổng lồ nhiều nhân ở đáy
vết loét, nhạy kém (60%), không phân biệt được HSV.
• Nhuộm miễn dịch hùynh quang trực tiếp tế bào đáy vết

loét phát hiện kháng nguyên virus: không sẵn có.
• Huyết thanh chẩn đóan: FAMA (the fluorescent antibody to
membrane antigen), ELISA: nhạy cao.
• Phân lập virus: dịch bóng nước, máu giai đọan sớm,
DNT/viêm não, thời gian 7-10 ngày.
• PCR: chẩn đóan xác định sớm khi đang bị bệnh.


Phết Tzanck (nhuộm Wright)

Miễn dịch hùynh quang trực tiếp


CHẨN ĐOÁN
• Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào tiền sử
tiếp xúc và đặc điểm bóng nước.
• Chẩn đoán xác định:
+ PCR phát hiện DNA VZV
+ Phân lập virus
+ Chứng minh chuyển huyết thanh hay hiệu
giá kháng thể tăng 4 lần ở giai đọan hồi phục so
với cấp.


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
• Nhiễm HSV da lan tỏa ở người viêm da tiếp xúc
• Bệnh tay chân miệng


Bệnh tay-chân-miệng



ĐIỀU TRỊ
• Giảm ngứa: anti H1
• Tránh giảm đau bằng aspirin.
• Ngừa bội nhiễm: cắt ngắn móng tay, tắm bằng
dung dịch sát trùng hay xà phòng, thay quần áo
sạch nhiều lần, mặc áo tay dài.


ĐIỀU TRỊ
• Thuốc chống virus:
+ Nhằm rút ngắn thời gian bệnh và hạn chế biến
viêm phổi thủy đậu.
+ Hiệu quả nhất nếu dùng trong vòng 24h.
+ Dùng cho những người bệnh nặng: cơ địa
SGMD, leukemia, ghép tủy, đang dùng corticoid, phụ nữ
có thai, trẻ sơ sinh. FDA Hoa Kỳ đề nghị dùng cho người
lớn, trẻ vị thành niên.
+ Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir.


ĐIỀU TRỊ
Acyclovir:
• Người lớn: 800 mg/lần x 5 lần/ngày x 5-7 ngày
• Trẻ em: 20 mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5-7 ngày.
• Đối với cơ địa suy giảm MD (Leukemia, AIDS): 1012,5 mg/kg/lần x 3lần/ngày x 7 ngày.
• Độc tính: độc thận, thần kinh.



PHÒNG NGỪA


Phòng ngừa chung: khó hiệu quả.



Chủng ngừa:

+ Miễn dịch thụ động:
VZIG (125UI/10kg, TB), thời gian bảo vệ 3 tuần, phòng bệnh
xuất hiện và giảm triệu chứng nặng sau tiếp xúc.
Chỉ định cho trẻ bị suy giảm MD (<15 tuổi), trẻ sơ sinh có mẹ bị
thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, phụ nữ
có thai. Chỉ dùng trong vòng 96h sau tiếp xúc.
+ Miễn dịch chủ động: vaccin sống giảm độc lực
Miễn dịch sau chủng ngừa kéo dài, hiệu quả cao (94-100%)
Lịch chủng: trẻ em (khi trẻ 12 tháng tuổi trở lên) chích 1 liều.
Trẻ 13 tuổi trở lên hay người lớn chích 2 liều cách nhau 4-8 tuần.


×