Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CUỘC THI TÌM HIỂU: “Biển đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân nhân dân Việt nam anh hùng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.35 KB, 9 trang )

CUỘC THI TÌM HIỂU: “Biển đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân
nhân dân Việt nam anh hùng”
Câu 1: Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển 1982 vào năm nào? Luật biển Việt nam được quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày,tháng năm nào?
1- Việt Nam chính thức tham gia công ước của Liên hợp quốc về luật biển
năm 1982 vào năm 1994
2- Luật biển Việt Nam được quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày
21/6/2012. Luật bao gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2003
Chương 1: Gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2: Quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở,
nội thủy, lãnh hai, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tê, thềm lục địa,
đảo, quần đảo…
Chương 3: Quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các
quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng
giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và
khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ
của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công
vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các
phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam,
quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyên nước ngoài, quyền truy
đuổi tàu thuyền nước ngoài...
Chương 4: Dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc
phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển,
xây dựng và phát triển kinh tể biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh
tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chuông 5: Quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực
lượng tuần tra, kiếm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra,
kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về


dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ
Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Chương 7: Quy định về điều khoản thi hành
Câu 2: Chiên lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 được Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng
(Khóa XII) ban hành bao gôm những mục tiêu và các giải pháp chủ yếu
nào?
1.1 - Mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045
a) Mục tiêu tổng quát


Đưa Việt Nam trờ thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát
triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích
ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái
môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bào tồn
các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện
đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vừng kinh tế biển.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng
bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm mức trung bình cao trở lên trên
thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội liên quan đến biển,
đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái
biển.
- Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả
nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70%, GDP cả nước.
Các ngành kinh tế biến phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm
soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.
- Về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố ven bi ển
cao hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các
tỉnh, thành phố ven biể gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả

nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ,
đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, у tế, giáo dục...
-Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: 'Tiếp cận, tận dụng tối
đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong
ASEAN, có một sổ lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến,
hiện đại trên thế giới. Đào tạo và phát triên nguồn nhân lực biển, hình thành đội
ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.
-Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50%
diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biến
ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ớ một số vùng trọng điểm. Thiết lập
bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.
c. Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, Phát triển bền vững thịnh vượng, an
ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp
phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề
quốc tế và khu vực về biển và đại dương. 
* Các giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển
bền vững kinh tế biển.
3. Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển.


4. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.
5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên.
biển
6. Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển.

7. Huy động nguồn nhân lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho
phát triển bền vững, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.
Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
biên? Hiện nay, nước ta có bao nhiêu huyện đảo; đó là những huyện đảo
nào?
Nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
Nước ta có 12 huyện đảo; gồm những huyện đảo:
+ Huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng
+ Huyện đảo Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng
+ Huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quang Ninh
+ Huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh
+ Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
+ Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị
+ Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
+ Huyện đáo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi
+ Huyện đảo Phú Qúy thuộc tỉnh Bình Thuận
+ Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa
+ Huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang
+ Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang
Câu4: Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa Việt Nam hiện nay
thuộc địa giới quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào? Nêu những
bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? 
Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam, được thành lập trên
cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo
Trường Sa, vốn đang trong tình trạng chanh chấp giữa sáu bên là Brunei, Đài
Loan, Malaysia, philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
Huyện đảo Trường Sa nằm về phía động và đông nam bờ biển Việt Nam, được
thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc Biên Đông. Huyện
đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến Đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ

111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách thành phố Cam Ranh 248 hải
lý và cách thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) 305 hải lý (tính từ đảo
Trường Sa).
Về mặt địa lý, quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn một trăm đảo nhỏ bãi đá
ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy
triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biên rộng
khoảng 198.964 km2


Hoàng Sa là một huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Huyện bao
gồm quần đảo Hoàng Sa, được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng và sau này trực thuộc thành phố Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 1 năm 1997
theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.
* Những bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Thực tế này được minh chứng trong nhiều tư liệụ, sách cổ, văn bản pháp lý của
Nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyên của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ tại Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới như: Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tự Công Đạo
(1686); Phủ biên tập lục của Lê Quý Đôn (1776); Lịch triều hiến chương loại
chí của Phan Huy Chú (1821); Hoàng Việt địa dư chí (1833); Đại Nam thực lục
tiền biên (1844-1848); Đại Nam thực lục chính biên (1844-1848), Việt sử cương
giám khảo lược (1876), Đại Nam nhất thống chí (1882); Dư địa chí Khâm định
Đại Nam Hội điển sự lệ (1910); Hải ngoại ký sự (năm 1696) của nhà sư Trung
Quốc Thích Đại Sán; Quốc triều chính biên toát yếu (1910), An Nam đại quốc
họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd, Đại Nam nhất thống toàn đồ
(Bản đồ chính thức của triêu Minh Mạng)... Đặc biệt, bộ Atlas thế giới của
Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, tại Bỉ, trong đó, vẽ và miêu tả rõ quần
đào Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Vương quốc An Nam.
Ngoài ra, các Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của

triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII ) có dấu son của vua là bằng chứng
lịch sử khẳng định, việc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai
nhiều hoạt động thực thi chủ quyền biển đối với hai quần đảo khai thác các tài
nguyên sản vật trên biển và lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm; đo đạc vẽ bản
đồ; dựng bia, lập miếu, trồng cây, cứu trợ các càu thuyền nước ngoài gặp nạn…
Đây là các tài liệu quý giá của triều đình nhà Nguyễn để lại cho thế hệ sau, khối
tài liệu Châu bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu cấp quốc tế.
Trong thời kỳ pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo
hiệp ước, patenôtre (năm1884)chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt
động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đào Hoang Sa và Trường
Sa.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp đã quy thuộc hai quần đảo vào các tỉnh
đất liền, đặt quân đồn trú, xây cột mốc chủ quyền, xây hải đăng, trạm khí tượng,
trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần
lên tiếng phản đối đòi chủ quyền của các nước khác đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Tháng 10-1950, pháp đã chuyển giao quyền quản lý hai quần đảo
cho quốc gia Việt Nam.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường cũng được
thừa nhận tại Hội nghị San Francisco (tháng 9-1951) - hội nghị giải quyết vấn
đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham dự
của đại diện 51 quốc gia. Với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp,
Phái đoàn quốc gia Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng


kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Hữu thuộc Chính phủ Báo Đại làm trưởng
đoàn đã tham gia hội nghị.
Câu 5: Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Ở đâu? Những chiến công tiêu biếu của Hải quân nhân dân Việt Nam trong
65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
1- Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập: ngày 7 tháng 5 năm 1955,

Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục
Phòng thủ bờ biển.
2- Những chiến công tiêu biểu của hải quân nhân dân Việt Nam
* Tám chiến công tiêu biểu
(1) Đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5 tháng 8 năm 1964
(2) Cùng quân dân miền Bắc đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
(3) Làm nòng cốt đánh thẳng chiến tranh phong tỏa sông biển miền Bắc bằng
thủy lôi và bom từ trường của đế quôc Mỳ.
(4) Mở đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - con đường huyền thoại để vận
tải chi viện cho chiến trường miền Nam.
(5) Chiến công tác chiến đặc công Hải quân, một cách đánh độc đáo, sáng tạo
và hiệu quả cao.
(6) Tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, góp phần
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
(7) Chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo phía Tây Nam và
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia và Lào.
(8) Xây dựng Hải quân nhân dân việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,  
hiện đại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt quán lý, bảo vệ vững chăc
chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Câu 6: Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được Bác Hồ về thăm mấy
lần? Thời gian, (địa điểm Bác Hồ đến thăm? Dấu ấn và những kỷ niệm sâu
sắc của Bác Hồ trong những lần về thăm đó?
1- Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần; thời
gian, địa điếm Bác Hồ đến thăm:
- Lần thứ nhât, Bác đến thăm bộ đội Hải quân ngày 30/3/1959, tại Trường Huấn
luyện Hải quân và Xưởng 46 - Thành phố Hải Phòng.
- Làn thứ hai, ngày 15/3/1961 tại cơ quan Cục Hải quân - TP Hải Phòng.
- Lần thứ ba, ngày 13 tháng 11/1962 tại Đoàn 135 tàu Phóng lôi - Căn cứ
Vạn Hoa, tỉnh Quảng Ninh.

2- Dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ trong những lần về
Lời Bác dặn khi về thăm bộ đội Hải quân vào ngày 15/03/1961:
“Ngày trước ta chi có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ
biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” và Bức ảnh “Bác Hồ đội mũ
Hải quân’" cùng chiếc mũ Hải quân Bác đội. Lời dạy đó của Bác vừa là lời chỉ
bảo ân tình, sâu sắc, vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, trở thành tư tưởng chỉ đạo


xuyên suốt trong xác định nhiệm vụ và hành động của các thế hệ cán bộ, chiến
sĩ Haỉ quân nhân dân Việt Nam.
Câu 7: Nêu truyền thống 16 chữ vàng của Hải quân nhân dân Việt Nam?
Quân chủng Hải quân vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh
hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mấy lần? Vào ngày,
tháng, năm nào?
* Truyền thống 16 chữ vàng của HQND Việt Nam anh hùng:
Chiến đấu anh dũng
Mưu trí sáng tạo
Làm chủ vùng biển
Quyết chiến, quyết thắng
* QCHQ vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân hai lần:
Lần 1: Ngày 13/12/1989 “Theo Lệnh số 316/KT-HĐNN».
Lần 2: Ngày 18/12/2014 (Theo Quyết định số 3386/QĐ-CTN)
Câu 8: Tính đến năm 2019, Quân chủng Qải quân đã ký kết chương trình
phối hợp tuyên truyền biển đảo với bao nhiêu tỉnh, thành phố và cơ quan ,
đơn vị?
Tính đến năm 2029 Quân chủng Hải quân đã ký kết chương trình phối hợp
tuyên truyền biển đảo với: 63 Tỉnh, thành phố và 15 cơ quan Trung ương, cơ
quan thông tấn báochí.
Câu 9: Phương hướng xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay ?

Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam có bao nhiêu thành phần lực lượng,
đó là những thành phần lực lượng nào?
1-Phương hướng xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay:
* Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới”, Nghị quyết TW4 (khóa X) “về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”, Nghị quyết số 28-NQ/TW của bộ chính trị khóa X “về xây dựng
khu phòng thủ”…;Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX,
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ XI về xây dựng lực
lượng Hải quân hiện đại và thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, thềm lục địa của tổ quốc trong giai đoạn mới; phương hướng xây dựng
HQND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong giai đoạn hiện
nay là:
- Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, tích cực, chủ
động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng
trong xử lý các vấn đề trên biển.


- Tập trung xây dựng quân chủng vững mạnh về mọi mặt, trước hết vững mạnh
về chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến
đấu, quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng
nền nếp chính quy, đảm bảo an toàn mọi mặt.
- Làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật
hiện đại; chăm lo đời sống vật chất tinh thần của bộ đội; thực hiện có hiệu quả
lao động sản xuất kết hợp kinh tế quốc phòng.
-Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quân sự, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để xây dựng,
phát triển đất nước.
- Xây dựng Đảng bộ TSVM, các tổ chức quần chúng vững mạnh; nêu cao tinh

thần cách mạng tiến công, đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, cống
hiến tài năng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2- Hiện nay HQND Việt Nam có 5 thành phần lực lượng, gồm:
Tàu mặt nước
Tàu ngầm
Pháo binh - Tên lửa bờ
Không quân Hải quân
Hải quân đánh bộ; Đặc công Hải quân và lực lượng phòng thủ đảo.
Câu 10: Cảm nghĩ của đồng chí (anh, chị) về biển, đảo Tổ quốc và Người
chiến sĩ Hải quân (bằng văn xuôi, truyện, ký, thơ, ca, video clip...), không
quá 2000 từ?
Việt Nam – đất nước thân yêu của chúng ta. Là một dải đất hình chữ S trải dài
từ địa đầu Móng Cái, đến tận cùng Tổ quốc đất mũi Cà Mau, với bờ biển dài
3260km2. Diện tích biển thuộc chủ quyền nước ta khoảng 1 triệu km2, lớn gấp
ba lần diện tích đất liền. Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có trên 3000 hòn
đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Đông cùng với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và
vị trí chiến lược rất quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Vùng biển nước
ta tiếp giáp với các nước; Trung Quốc, Phi-lip-pin,Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-vi-a,
bru-nây, Thái Lan và cam-pu-chia. Biển đảo có tầm quan trọng vô cùng to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ
trên con đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương… Có thể nói đây là một cánh cửa rộng mở để đất nước ta vươn ra
đại dương bao la, nhằm hội nhập kinh tế với các nước phát triển. Ngoài ra, biển
Đông còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về quân sự, quốc phòng, an ninh, biển Đông được ví như cửa ngõ của quốc gia.
Biển, đảo, thềm lục địa và đất liền đã hình thành nên chiến lũy nhiều lớp,
nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Từ bao đời
nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc



Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước sang thế kỷ 21- Thế kỷ của biển và đại
dương, các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày cạn kiệt, vì thế các quốc
gia ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả. Và cũng từ đây, bên
cạnh việc đẩy mạnh khai thác biển, có những quốc gia mưu đồ bành trướng mở
rộng diện tích biển đảo bằng cách xâm lấn từng bước biến đảo của các quốc gia
khác. Đặc biệt là vài năm trở lại đây, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh
chấp biển đảo rất phức tạp, tác động không nhỏ đến quốc phòng và an ninh
nước ta, đó cũng là thách thức lớn đe dọa đến chủ quyền lãnh thố, an ninh của
Việt Nam trên biển.
“Tổ quốc đang bão giông từ biển. Có một phần máu thị ở Hoàng Sa. Ngàn năm
trước con theo cha xuống biển. Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa” Biển
đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm
hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiên sĩ,
các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Nhưng tưởng
biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ.Tuy nhiên những ngày tháng
này cả nước vẫn đang chống chịu với con sóng ngầm, bão giông, sóng gió, chưa
bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc...Biển đảo quê hương sao mà
thiêng liêng đến vậy! “Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo” - Đó
là một câu hỏi quan trọng cần mỗi công dân chúng ta tra lời.
Hình ảnh chú bộ đội Hải quân, ngay từ lúc bé thơ, qua lời kể của bà, của mẹ,
hơn nữa bản thân tôi cảm nhận bộ đội Hải quân chính là người hùng của biển.
Các anh đang ngày đêm bảo vệ biển đảo Tố quốc, bảo vệ những ngư dân Việt.
Tôi hiểu rằng: “những người lính biển tuy đến từ nhiều nơi khác nhau, xuất
thân trong hoàn cành gia đình khác nhau nhưng sợi dây gắn kết họ chính là
tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm với công việc. Để bảo vệ chủ quyền cho dân
tộc, người lính Hải quân đã phải hy sinh đánh đổi rất nhiều..”. Vì thế, hình ảnh
cán bộ, chiến sĩ Hải quân được khắc họa trong tôi bởi sự dũng cảm, kiên cường
như một biểu tượng sừng sững trong thời gian và không gian của biển. “Họ

mạnh mẽ vượt lên sóng gió biển khơi, cả sự thiếu thốn về lương thực và nước
ngọt... Họ vượt lên chính mình, biến nỗi nhớ gia đình, người thân thành động
lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc.” 
Với bản thân tôi. Hiện nay tôi được sống và làm việc tại đất nước Việt Nam, tôi
luôn tự hào và tràn đầy trách nhiệm với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mà
còn cảm ơn những người anh hùng, họ đã quên thân mình, hi sinh cả tuổi thanh
xuân để luônchắc tay súng, vững tay lái, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ
quốc. Tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn khi được sống bình yên trong một
quốc gia độc lập, nhỏ bé mà ngoan cường. Bầu không khí hòa bình mà tôi đang
hít thở ngày hôm nay có được là nhờ những hi sinh, mất mát của bao thế hệ đi
trước. Tiếp bước truyền thống anh hùng của cha ông, bản thân tôi luôn xác định
rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam. Chúng ta là những thế hệ đi sau, luôn biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi


sinh để cho sự bình yên của non sông. Tôi tin rằng, mỗi người Việt Nam, trong
đó có cả bản thân tôi, sẵn sàng hành động bằng những phần công sức dù nhỏ bé
của mình với những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu ruột thịt, lòng tự
hào dân tộc và sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Vì vậy sức mạnh đoàn
kết cộng đồng, toàn dân ắt sẽ làm nên lịch sử trong mọi thời đại. Trong tôi, biển
và hình ảnh chú bộ đội Hải quân là niềm tự hào , là tình yêu lớn, là sự thân
thương mà tôi luôn gửi gắm tình cảm chân thành dành cho.



×