Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BỆNH sâu RĂNG và các BIẾN CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.24 KB, 4 trang )

BỆNH SÂU RĂNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
Sâu răng là bệnh thường gặp, là nguyên nhân chính dẫn đến đau răng và mất răng. Bệnh
đặc trưng bởi sự phá hủy mô cứng của răng. Trong giai đoạn sớm nếu phát hiện và xử trí
thích hợp có thể kiểm soát được bệnh. Ngược lại, quá trình phá hủy sẽ dẫn đến những
bệnh nặng hơn, và có thể đưa đến các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe
toàn thân.
Định nghĩa
Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn gây ra sự phá hủy mô cứng của răng.
Sinh bệnh học
Sâu răng là bệnh phức tạp, đa yếu tố. Cần có ít nhất 4 yếu tố đồng thời tương tác nhau
mới hình thành sâu răng.

Hình: Sơ đồ Keyes cải tiến
 Vi khuẩn gây ra sâu răng có các đặc điểm: có khả năng biến dưỡng đường để tạo
thành a-xít (a-xít làm khử khoáng mô cứng của răng), có khả năng sống được
trong môi trường a-xít, sản xuất được các polysaccharide ngoại bào và nội bào.
Các polysaccharide ngoại bào giúp các vi khuẩn dính vào nhau và dính vào răng
tạo thành hệ sinh thái đặc biệt trên bề mặt răng là màng bám răng. Các
polysaccharide nội bào là nguồn dự trữ năng lượng khi không có đường. Có nhiều
vi khuẩn có khả năng gây ra sâu răng, trong đó Streptococcus Mutans và các
Lactobacillus được xem là thủ phạm chính.
 Carbohydrate: những carbohydrate có thể lên men được vi khuẩn chuyển hóa
thành a-xít và tổng hợp các polysaccharide. Các carbohydrate khác nhau về mức
độ gây sây răng. Carbohydrate phức tạp (chất bột) tương đối ít nguy hại vì không
tiêu hóa hoàn toàn trong miệng, còn các carbohydrate có trọng lượng phân tử thấp


(đường) dễ dàng khuếch tán trong màng bám và được vi khuẩn chuyển hóa nhanh
chóng. Do đó, thức ăn nước uống có đường làm pH giảm nhanh chóng. Tiêu thụ
nhiều lần, liên tục thực phẫm có đường làm giảm pH liên tục và làm khử khoáng
mô răng.


 Răng: một số vị trí trên răng dễ lưu giữ màng bám nên dễ sâu răng hơn là các hố
rãnh, mặt tiếp cận, chân răng bị lộ ra, những vị trí răng gần bờ miếng trám bị thiếu
hoặc dư.
 Thời gian: pH giảm trong thời gian đủ lâu mới có thể dẫn đến khử khoáng. Tuy
nhiên, nếu pH tăng trở lại do lưu lượng nước bọt, vệ sinh răng miệng, thay đổi chế
độ ăn, sử dụng fluor thì tổn thương mất khoáng có thể tái khoáng hóa trở lại. Do
đó, tổn thương sâu răng tiến triển hay đảo ngược tùy thuộc vào sự cân bằng giữa
khử khoáng và tái khoáng. Kiểm soát sự cân bằng giữa các yếu tố gây hại và bảo
vệ là chìa khóa của phòng ngừa sâu răng.

Có thể tóm tắt các giai đoạn phát triển của sâu răng như sau: Vi khuẩn đóng khúm trên
bề mặt răng, tăng sinh và tổng hợp polysaccharides tạo thành 1 hệ sinh thái phức tạp là
màng bám răng. Vi khuẩn chuyển hóa đường thành a-xít làm khử khoáng mô răng. Ở giai
đoạn sớm chưa thành lỗ, tổn thương sâu răng có thể hoàn nguyên, vẫn có thể áp dụng các
biện pháp thích hợp để tái khoáng hóa. Sâu răng tiến triển, cấu trúc bị phá vỡ, hình thành
lỗ sâu thì phải trám lại.
Phân loại sâu răng
Phân loại theo vị trí: Sâu hố rãnh, sâu mặt láng, sâu mặt bên, sâu cổ răng, sâu chân răng.
Phân loại theo mức độ:Sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu.
Phân loại theo bộ răng: sâu răng sữa, sâu do bú bình, sâu răng vĩnh viễn.


Phân loại theo diễn tiến: sâu răng khởi phát/ mới chớm, sâu tiến triển, sâu lan tràn, sâu
răng hoạt động, sâu răng ngưng lại, sâu tái phát.
Chẩn đoán sâu răng
Chẩn đoán sâu răng dựa vào:
 Quan sát sự thay đổi màu sắc, cấu trúc, độ trong,
 Chụp phim quanh chóp, phim cắn cánh: những vùng thấu quang bên dưới bề mặt
men
 Phương pháp rọi sáng

 Các phương tiện phát huỳnh quang
 Dùng khám trâm rà soát trên bề mặt răng: khám trâm bị vướng, kẹt tại lỗ sâu.
Sâu răng ở giai đoạn sớm (sâu men) biểu hiện là đốm trắng đục như phấn, mềm nên
không dùng vật nhọn đụng vào vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc răng.
Sâu ngà biểu hiện là lỗ sâu có màu nâu, xám. Nếu sâu ngà mà bề mặt men chưa bị phá vỡ
thì khó phát hiện, có thể thấy ánh đen bên dưới bề mặt men. Nếu nghi ngờ, sử dụng các
biện pháp khác để xác định chẩn đoán.
Các biến chứng của sâu răng
Cấu trúc ngà răng có các ống ngà, trong ống ngà chứa dịch ngà và đuôi nguyên
bào ngà là lớp tế bào phía ngoài của tủy răng. Do đó khi có tác động lên ngà hoặc sâu
răng đến ngà thì có cảm giác đau. Sâu ngà gây đau khi có kích thích như ăn đồ nóng,
lạnh, chua, ngọt, khi đánh răng. Khi ngưng kích thích thì hết đau. Nhưng nếu không được
điều trị, sâu răng tiến triển gây viêm tủy. Đau do tủy viêm trầm trọng hơn, cơn đau dữ dội
khi có kích thích, không hết khi ngưng kích thích. Có thể có cơn đau tự phát, đau nhiều
về đêm, không ngủ được. Khi bệnh tiến triển đến viêm tủy không hồi phục thì phải điều
trị nội nha.Nếu chỉ trám lại lỗ sâu, không giải quyết được bệnh lý tủy.
Viêm tủy không hồi phục đưa đến hoại tử tủy.Vi khuẩn và sản phẫm vi khuẩn lan
đến vùng quanh chóp dẫn đến bệnh lý vùng quanh chóp. Tùy theo mức độ mà triệu chứng
biểu hiện khác nhau. Vì ống tủy là chỗ trú của vi khuẩn và các sản phẫm vi khuẩn nên
trong các bệnh lý vùng quanh chóp, cần điều trị nội nha để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn
trong hốc tủy, trám bít kín để tránh tái phát.
 Viêm quanh chóp cấp: đau từ trung bình đến dữ dội, đau tự phát, răng cảm thấy
hơi trồi lên, rất đau khi cắn và gõ lên răng. Cần phải mở tủy dẫn lưu dịch viêm, kết
hợp điều trị nội khoa để giảm triệu chứng.
 Áp-xe quanh chóp cấp:có thể khu trú hay lan tỏa, khởi phát nhanh, đau dữ dội và
sưng nhiều, răng hơi lung lay. Có biểu hiện toàn thân như viêm hạch, khó chịu, sốt
cao. Điều trị: mở tủy dẫn lưu, rạch áp-xe dẫn lưu, cho thuốc kháng sinh, kháng
viêm, giảm đau, nâng cao tổng trạng tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh. Nên



làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh phù hợp. Cân nhắc đến việc nhổ răng tùy
theo tình trạng răng và tình trạng bệnh.
Nếu không được điều trị thích hợp, áp-xe lan tỏa dẫn đến viêm mô tế bào, viêm xương,
nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.
 Viêm mô tế bào do răng: viêm lan tỏa trong mô mềm của mặt, hốc miệng và cổ.
Sưng che lấp các rãnh và lõm trên mặt, mặt sưng nhiều hay ít tùy vị trí răng
nguyên nhân và độc tính loại vi khuẫn, da căng bóng, sờ hơi nóng, đỏ ít, không
đau lắm, không in dấu ngón tay. Giai đoạn viêm tấy: sốt cao, mạch nhanh, nhức
đầu, sung tấy, đau dữ dội, hơi thở hôi, giới hạn há miệng, thể trạng suy sụp. Rạch
dẫn lưu ngoài mặt hoặc trong miệng, kháng sinh liều cao, nâng tổng trạng. Nếu
điều trị không kịp thời hoặc vi khuẩn độc lực mạnh, viêm mô tế bào lan rộng
không giới hạn, hoại tử lan rộng các tổ chức bị viêm, có thể dẫn đến nhiễm độc
toàn thân, tử vong.
 Viêm xương hàm: thường gặp là viêm xương hàm dưới. Xương hàm trên có máu
nuôi phong phú hơn nên khó nhiễm trùng, nhưng nếu XHT nhiễm trùng thì rất
nặng, nhanh chóng lan đến các xương khác ở mặt và xương sọ. Sốt cao, ớn lạnh,
đau sưng lan toả khắp xương hàm, nhiều răng lung lay, có thể bị cứng hàm. Điều
trị: nhổ răng nguyên nhân, rạch áp-xe, theo dõi phẫu thuật lấy xương chết nếu cần.
 Viêm xoang hàm do răng: khi sàn xoang thấp gần chóp các răng sau hàm trên thì
nhiễm trùng từ các răng này có thể ảnh hưởng gây viêm xoang. Điều trị nội nha
hoặc nhổ răng nguyên nhân tùy mức độ và điều trị viêm xoang. Khi nhổ các răng
gần xoang cũng có những trường hợptai nạn làm thủng sàn xoang, chân răng có
thể bị đẩy vào xoang. Khi đó phải phẫu thuật mở xoang, làm sạch, vá chỗ thủng.
Bệnh lý vùng quanh chóp cũng có thể tiến triển chậm, mạn tính, không có triệu chứng
hoặc triệu chứng nhẹ. Viêm quanh chóp mạn: triệu chứng nhẹ hơn, hoặc không triệu
chứng. Viêm lâu dài, tiêu hủy xương quanh chóp nên biểu hiện là 1 vùng thấu quang
quanh chóp răng trên phim tia X. Một số trường hợp có hình thành mủ, được dẫn lưu ra
ngoài qua lỗ dò trong miệng, gần chóp răng nguyên nhân.




×