Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----------

VŨ HẢI YẾN

THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----------

VŨ HẢI YẾN


THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1. GS.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
2. TS. NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác.
Nghiên cứu sinh

Vũ Hải Yến


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG
ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ................................................................ 14
1.1. Khái quát chung về hệ thống tài chính ....................................................... 14
1.1.1. Khái niệm hệ thống tài chính ...................................................................... 14
1.1.2. Phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính .............................. 15
1.1.3. Cấu trúc hệ thống tài chính ......................................................................... 16
1.2. Những vấn đề cơ bản về ổn định tài chính ................................................. 17
1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính ........................................................................ 17
1.2.2. Đặc điểm ổn định tài chính ......................................................................... 22
1.2.3. Nguyên nhân gây mất ổn định hệ thống tài chính ....................................... 27
1.3. Thiết lập bộ chỉ số đo lường mức độ ổn định hệ thống tài chính .............. 34
1.3.1. Sự cần thiết xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính ......... 34
1.3.2. Quy trình thiết lập bộ chỉ số đo lường mức độ ổn định hệ thống tài chính.. 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 51
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .............. 52
2.1. Cơ sở lựa chọn quốc gia nghiên cứu ........................................................... 52
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đo lường ổn định hệ thống tài chính .................. 53
2.2.1. Kinh nghiệm của Anh ................................................................................. 53
2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................................... 69
2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................ 75
2.2.4. Kinh nghiệm của Indonesia ......................................................................... 89
2.3. Bài học cho Việt Nam................................................................................. 102



iii

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 104
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG ỔN
ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM ................................................ 106
3.1. Đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam ..................................................... 106
3.1.1. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng ...................................................... 106
3.1.2. Hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao ........................................... 110
3.1.3. Thị trường tài chính chưa hoàn thiện ........................................................ 111
3.1.4. Hệ thống giám sát phân tán ....................................................................... 116
3.2. Thực trạng thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định tài chính tại Việt Nam 118
3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý ....................................................................... 118
3.2.2. Thực trạng thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính .......... 121
3.2.3. Thực trạng rủi ro cho hệ thống tài chính Việt Nam ................................... 128
3.3. Đánh giá hoạt động thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài
chính tại Việt Nam ............................................................................................ 135
3.3.1. Thành công ............................................................................................... 135
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 136
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 138
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ THIẾT LẬP BỘ CHỈ SỐ ĐO
LƯỜNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM ...................................... 139
4.1. Thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định tài chính cho Việt Nam ................. 139
4.1.1. Nhận diện rủi ro cho hệ thống tài chính Việt Nam .................................... 139
4.1.2. Lựa chọn các chỉ đo lường số ổn định hệ thống tài chính Việt Nam ......... 140
4.1.3. Áp dụng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Việt Nam ........... 147
4.2. Phát triển chỉ số ổn định tài chính tổng hợp ............................................ 165
4.2.1. Phương pháp trọng số cân bằng ................................................................ 168
4.2.2. Phương pháp phân tích thành tố chính PCA ............................................. 172
4.2.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp................................................................ 178
4.3. Một số khuyến nghị thực hiện hiệu quả bộ chỉ số đo lường mức độ ổn

định hệ thống tài chính Việt Nam được đề xuất ............................................. 179


iv

4.3.1. Thiết lập khuôn khổ chính sách ổn định tài chính ..................................... 179
4.3.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin ............................................... 185
4.3.3. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các Bộ, các đơn vị trong NHNN ......... 187
4.3.4. Nâng cao nhận thức về kinh tế - tài chính cho công chúng ....................... 189
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 191
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

Asian Development Bank


BĐS

Bất động sản

BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế

Bank for International
Settlement

BOE

Ngân hàng trung ương Anh

Bank of England

BOK

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc

Bank of Korea

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn

CCyB

Captial Adequacy

Requirement

Tỷ lệ đệm vốn phản chu kỳ

Countercyclical Capital
Buffer

DTI

Tỷ lệ nợ/ thu nhập

Debt to Income

ECB

Ngân hàng trung ương châu Âu

European Central Bank

FISI

Chỉ số ổn định tổ chức tài chính
Indonesia

Financial Institutions
Stability Index

FMSI

Chỉ số ổn định thị trường tài chính

Indonesia.

Financial Market Stability
Index

FPC

Ủy ban Chính sách tài chính

Financial Policy Committee

FSIs

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

Financial Soundness
Indicators

FSI

Chỉ số ổn định tài chính Hàn Quốc

Financial Stability Index

FSR

Báo cáo ổn định tài chính

Financial Stability Report


FSS

Tổ chức dịch vụ giám sát tài chính

Financial Supervisory
Services

FSSI

Chỉ số ổn định hệ thống tài chính

Financial System Stability


vi

Indonesia
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Index
Gross Domestic Products

HHs

Hộ gia đình

Households


Ics

Công ty bảo hiểm

Insurance Corporations

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Monetary
Fund

LTI

Tỷ lệ cho vay/ thu nhập

Loan to Income

LTV

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản

Loan to Value

MPIs

Chỉ số an toàn vĩ mô

Macroprudential Indicators


NFCs

Doanh nghiệp

Nonfinancial Corporations

NPL

Nợ xấu

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

OFCs

Tổ chức tài chính khác

Other Financial
Corporations


PCA

Phân tích thành phần chính

Principal Component
Analysis

ROE

Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Return on Equity

SCRs

Tỷ lệ đệm vốn theo lĩnh vực

Sectoral Capital
Requirement

TSCRR

Tài sản có rủi ro

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Nonperforming loan



vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Khu vực chính sách và sự đóng góp vào mục tiêu ổn định tài chính .... 23
Bảng 1.2. So sánh cách tiếp cận của chính sách an toàn vĩ mô và chính sách an
toàn vi mô. ............................................................................................................ 24
Bảng 1.3. Rủi ro theo thời gian và rủi ro chéo giữa các khu vực .......................... 33
Bảng 1.4. Phân nhóm các rủi ro cho ổn định hệ thống tài chính ........................... 38
Bảng 1.5. Các chỉ số lành mạnh tài chính cơ bản của IMF ................................... 41
Bảng 1.6. So sánh sự khác biệt giữa các bộ chỉ số đo lường ổn định tài chính của
các tổ chức IMF, ECB và ADB............................................................................. 49
Bảng 2.1. Tỷ lệ đệm vốn ngược chu kỳ mà các tổ chức tài chính Anh ................. 64
Bảng 2.2. Quy mô các công cụ ngân hàng ngầm tại Trung Quốc năm 2016 ......... 72
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đo lường lành mạnh hệ thống ngân hàng Trung Quốc ...... 75
Bảng 2.4. Cấu trúc tổ chức tài chính Hàn Quốc .................................................... 75
Bảng 2.5. Chỉ số FSIs về đầy đủ vốn (%) ............................................................. 79
Bảng 2.6. Chỉ số FSIs về chất lượng tài sản (%) ................................................... 79
Bảng 2.7. Tỷ lệ cho vay bất động sản (%) ............................................................ 80
Bảng 2.8. Chỉ số FSIs về thu nhập và khả năng sinh lời (%) ................................ 80
Bảng 2.9. Chỉ số FSIs về thanh khoản (%) ........................................................... 81
Bảng 2.10. Lỗi loại I và loại II theo phương pháp bình quân (%) ......................... 84
Bảng 2.11. Cấu trúc hệ thống tài chính Indonesia năm 2015 ................................ 90
Bảng 2.12. Các tổ chức tham gia Diễn đàn ổn định hệ thống tài chính Indonesia 92
Bảng 2.13. Chỉ số cho giám sát an toàn vĩ mô tại Indonesia. ................................ 95
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu sử dụng để tính toán chỉ số ổn định tài chính FSSI ......... 97

Bảng 3.1. Quy mô tài sản và vốn của các tổ chức tín dụng năm 2018 ................ 106
Bảng 3.2. Chỉ số ổn định tài chính cơ bản của Việt Nam .................................... 123
Bảng 3.3. Chỉ số ổn định tài chính bổ sung của Việt Nam .................................. 124
Bảng 4.1. Bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Việt Nam ................... 144


viii

Bảng 4.2. Hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam (%) ................. 154
Bảng 4.3. Các chỉ số thành phần cho chỉ số FSI Việt Nam ................................. 168
Bảng 4.4. Chuẩn hóa dữ liệu các chỉ số theo phương pháp min-max.................. 170
Bảng 4.5. Chuẩn hóa dữ liệu các chỉ số theo phương pháp Normed PCA .......... 174
Bảng 4.6. Kết quả 9 thành tố chính từ phương pháp PCA .................................. 175
Bảng 4.7. Giá trị và tỷ trọng các thành tố mới theo phương pháp PCA .............. 177
Bảng 4.8. Lỗi loại I và lỗi loại II theo phương pháp bình quân và PCA (%) ...... 178


ix

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 1.1. Phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính. ....................... 15
Hình 1.2. Khung chính sách ổn định tài chính ...................................................... 22
Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tài chính...................................... 28
Hình 1.4. Rủi ro theo thời gian (chu kỳ) ............................................................... 31
Hình 1.5. Rủi ro chéo giữa các khu vực ................................................................ 32
Hình 1.6. Quy trình thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính ........ 35

Hình 1.7. Đánh giá năng lực khu vực ngân hàng trước những nguy cơ ................ 44
Hình 2.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp của thị trường tài chính
Anh giai đoạn 2007-2018 ...................................................................................... 53
Hình 2.2. Quy mô tổng tài sản hệ thống ngân hàng Anh/GDP (%) giai đoạn 20122017 ...................................................................................................................... 54
Hình 2.3. Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu/ GDP (%) tại Anh giai đoạn 20082018 ...................................................................................................................... 55
Hình 2.4. Cơ cấu tổ chức giám sát ổn định tài chính tại Anh ................................ 56
Hình 2.5. Lịch sử vay mượn của hộ gia đình tại Anh............................................ 58
Hình 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng tại Anh ..................................... 59
Hình 2.7. Các công cụ và chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Anh........... 60
Hình 2.8. Tỷ lệ đệm vốn phản chu kỳ và chênh lệch tỷ lệ tín dụng/GDP tại Anh
giai đoạn 1966-2016 ............................................................................................. 63
Hình 2.9. Tốc độ tăng trưởng tài sản của hệ thống ngân hàng .............................. 69
Hình 2.10. Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc (% GDP)........... 70
Hình 2.11. Quy mô ngân hàng ngầm của Trung Quốc .......................................... 74
Hình 2.12. Xu hướng phát triển thị trường tài chính Hàn Quốc ............................ 76
Hình 2.13. Chỉ số ổn định tài chính theo lĩnh vực và giai đoạn rủi ro. .................. 82
Hình 2.14. Chỉ số ổn định tài chính tổng hợp từ 6 lĩnh vực .................................. 83
Hình 2.15. Chỉ số ổn định tài chính FSI giai đoạn 2008 – 11/2018 ...................... 85


x

Hình 2.16. Bản đồ ổn định tài chính của Hàn Quốc .............................................. 86
Hình 2.17. Bản đồ ghi nhận thay đổi trong thị trường tín dụng và thị trường tài sản
năm 2018 .............................................................................................................. 87
Hình 2.18. Bản đồ ghi nhận thay đổi trong các chỉ số lành mạnh hệ thống ngân
hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng năm 2018 ........................................ 87
Hình 2.19. Bản đồ liên kết qua lại giữa các tổ chức tài chính năm 2018............... 88
Hình 2.20. Sơ đồ khung ổn định tài chính của Indonesia. ..................................... 93
Hình 2.21. Ba trụ cột của ổn định tài chính........................................................... 96

Hình 2.22. Chỉ số ổn định hệ thống tài chính (FSSI/ISSK) ................................. 100
Hình 2.23. Chỉ số FSSI với giai đoạn gốc 2001-2010. ........................................ 101
Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-2018 ............. 107
Hình 3.2. Mức độ vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp nội địa trên GDP (%) ......... 108
Hình 3.3. Tổng dư nợ tín dụng và tổng dư nợ trái phiếu tại Việt Nam................ 109
Hình 3.4. Thị phần cho vay của các tổ chức tài chính ......................................... 110
Hình 3.5. Thị phần huy động của các tổ chức tài chính ...................................... 110
Hình 3.6. Mức độ tập trung tài sản của 5 NHTM lớn nhất Việt Nam (%) .......... 111
Hình 3.7. Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam .............................................. 112
Hình 3.8. Số lượng doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam .. 113
Hình 3.9. Tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên thị trường/GDP (%) ........... 114
Hình 3.10. Quy mô thị trường trái phiếu sơ cấp giai đoạn 2006-2018 ................ 114
Hình 3.11. Tỷ trọng trái phiếu đấu thầu thành công theo kỳ hạn ........................ 115
Hình 3.12. Hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam ......................................... 117
Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nóng tại Việt Nam .................................... 148
Hình 4.2. Hệ số CAR trung bình và tỷ lệ đòn bẩy (Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu)
của các NHTM giai đoạn 2008-2018 (%) ........................................................... 150
Hình 4.3. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ...... 150
Hình 4.4. Chênh lệch lãi suất ròng và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hệ
thống NHTM Việt Nam ...................................................................................... 151
Hình 4.5. Tỷ lệ tài sản thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2008-2018 ........................................................................................................... 152


xi

Hình 4.6. Diễn biến lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2007-2018 .................................................................................................. 157
Hình 4.7. Diễn biến tỷ giá bình quân USD/VND trên thị trường ngoại hối liên ngân
hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2018 .................................................................. 158

Hình 4.8. Diễn biến chỉ số giá chứng khoán VN Index và giá trị giao dịch thị
trường giai đoạn 2005-2018 ................................................................................ 160
Hình 4.9. Lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam và chỉ số CDS kỳ hạn 5 năm giai
đoạn 2007-2018 .................................................................................................. 161
Hình 4.10. Diễn biến các chỉ tiêu vĩ mô giai đoạn 2008-2018 ............................ 162
Hình 4.11. Tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 163
Hình 4.12. Chỉ số giá bất động sản và tốc độ tăng trưởng tín dụng..................... 164
Hình 4.13. Chỉ số ổn định tài chính FSI theo phương pháp trọng số cân bằng ... 171
Hình 4.14. Chỉ số ổn định tài chính FSI theo phương pháp PCA ........................ 177
Hình 4.15. Khuôn khổ chính sách ổn định tài chính ........................................... 179
Hình 4.16. Các cấu phần trong khung chính sách ............................................... 180


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hệ thống tài chính ổn định là hệ thống trong đó các trung gian tài chính, thị
trường và cơ sở hạ tầng của thị trường điều chuyển vốn một cách trơn tru giữa
người tiết kiệm và nhà đầu tư, và qua đó, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, nếu hệ thống tài chính không ổn định hay có những bất ổn tài chính
xảy ra sẽ không chỉ gây cản trở hoạt động trung gian tài chính mà còn làm giảm
hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh
tế, thoái vốn đầu tư và gây áp lực lên tỷ giá, gia tăng chi phí cho ngân sách trong
việc giải cứu các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, cùng với sự kết nối và hội nhập
ngày càng sâu sắc giữa các thị trường tài chính và nền kinh tế, những cú sốc hay
khủng hoảng tài chính tại một thị trường có thể ảnh hưởng và lan truyền đến các
bộ phận và quốc gia khác. Chính vì thế, việc ổn định và lành mạnh hóa hệ thống
tài chính là mục tiêu quan trọng, không chỉ đem lại lợi ích cho từng quốc gia mà
cho toàn bộ thị trường tài chính thế giới.

Thực tế các cuộc khủng hoảng vào cuối những năm 90 và gần đây nhất là
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã minh chứng cho tầm quan trọng
của việc kiểm soát rủi ro hệ thống và đảm bảo ổn định tài chính, bởi: (i) Hệ thống
tài chính ngày càng phát triển khiến các giao dịch tài chính ngày càng trở nên hiện
đại và phức tạp hơn. Sự mở rộng chi nhánh của ngân hàng, các hình thức hợp
nhất, sáp nhập xuyên lục địa, sự đa dạng hóa các dịch vụ tài chính đã hình thành
nên những định chế đặc biệt quan trọng hệ thống (Systemically important banksSIFS), tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Trong khi đó, những quy định quản lý chưa có sự
cập nhật theo kịp những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong hệ thống đã tạo
những lỗ hổng cũng như gây ra khủng hoảng; (ii) Các quốc gia đều có các chính
sách tập trung vào từng mục tiêu riêng lẻ trước khủng hoảng như chính sách tiền
tệ tập trung vào mục tiêu ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát, chính sách tài khóa
tập trung kiểm soát nợ công, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm…, Việc các chính
sách tập trung vào một mục tiêu cũng không đảm bảo rằng hệ thống tài chính ổn


2

định; (iii) Những công cụ giám sát cũng như phòng ngừa bất ổn tài chính được
thực hiện rời rạc trước khủng hoảng. Với sự hình thành các tổ chức tài chính quan
trọng SIFS hay sự phát triển nhanh chóng của khu vực ngân hàng ngầm, các công
cụ giám sát riêng lẻ không thể không đảm bảo duy trì ổn định mà thay vào đó, cần
những chính sách tổng thể để đảm bảo phòng ngừa, và hạn chế những rủi ro mang
tính hệ thống, là nguồn gốc gây ra bất ổn tài chính. Các cuộc khủng hoảng này đã
giúp các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận lại mục tiêu điều hành của mình,
trong đó, mục tiêu ổn định tài chính, an toàn kinh tế vĩ mô là vô cùng quan trọng
và cần được đặt cạnh mục tiêu lạm phát.
Mặc dù đã được đề cập từ khá lâu trong các nghiên cứu độc lập, ổn định tài
chính chính thức được quan tâm một cách nghiêm túc sau khi Ủy ban ổn định tài
chính (Financial Stability Board-FSB) được thành lập năm 2009 với sự tham gia
của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Để có thể thực thi mục tiêu ổn

định tài chính cần có khuôn khổ chính sách với sự kết hợp của nhiều quy định thể
chế và công cụ. Trong đó, một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất là đo
lường ổn định tài chính. Là một mục tiêu đa chiều do mối quan hệ phức tạp giữa
các thành phần trong hệ thống tài chính và với các khu vực bên ngoài, ổn định tài
chính khó có thể được đo lường qua một chỉ tiêu riêng lẻ mà cần một bộ chỉ số với
nhiều chỉ tiêu để xác định mức độ ổn định, lành mạnh của các cấu phần trọng yếu.
Để giúp đỡ các quốc gia trong công tác đo lường ổn định hệ thống tài chính, Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và công bố bộ chỉ số lành mạnh tài chính
(Financial Soundness Indicators – FSIs), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)
và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với bộ chỉ số an toàn vĩ mô
(Macroprudential Indicators – MPIs) giúp đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu
của từng hệ thống tài chính. Các bộ chỉ số được thiết kế như một công cụ tham
khảo hữu hiệu cho các quốc gia trong việc phát hiện rủi ro hệ thống tiềm tàng, tự
đánh giá mức độ ổn định tài chính, từ đó có những biện pháp để hạn chế tối đa tác
động tiêu cực từ những rủi ro này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm
riêng biệt về tình hình kinh tế, chính trị, cấu trúc hệ thống tài chính, kỳ vọng thị


3

trường…, vì thế, tiêu chuẩn đánh giá hay mức độ rủi ro có thể chấp nhận được tại
mỗi nước là không giống nhau. Chính vì thế, việc áp dụng bộ chỉ số này với tiêu
chuẩn quốc tế tại các quốc gia mới nổi nói chung và hệ thống tài chính thiếu hoàn
thiện như Việt Nam nói riêng là điều không dễ dàng. Xuất phát từ thực tiễn trên,
nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề: “Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định
của hệ thống tài chính Việt Nam” làm đề tài luận án của mình với mong muốn
nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế về ổn định tài chính nói
chung và các phương thức xác định mức độ ổn định tài chính nói riêng nhằm tăng
cường khả năng áp dụng các bộ chỉ số này trên thực tế. Trên cơ sở kết hợp với bối
cảnh của Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sẽ đưa ra những gợi ý cho việc thiết lập

bộ chỉ số này cũng như các kiến nghị đối với đơn vị liên quan tới vấn đề ổn định
tài chính.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hệ thống tài chính của các quốc gia, đặc biệt là những nước có mức độ hội
nhập sâu vào thị trường thế giới. Vấn đề ổn định tài chính trở nên quan trọng và
nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu
trên thế giới. Đã có khá nhiều các nghiên cứu được đưa ra về vấn đề này, trong đó,
tập trung vào việc làm rõ khái niệm ổn định tài chính, nguyên nhân gây bất ổn tài
chính và đo lường ổn định tài chính.
Về khái niệm ổn định tài chính, có khá nhiều các quan điểm đưa ra về ổn
định tài chính, từ các tổ chức quốc tế, ngân hàng trung ương các quốc gia cho đến
các nhà nghiên cứu. Dưới góc độ các tổ chức quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng thế giới (WB) có đưa ra định nghĩa như sau: “Ổn định tài chính là
điều kiện đạt được khi hệ thống tài chính thực hiện đầy đủ các chức năng của nó”.
Hệ thống tài chính ổn định còn có thể đạt được khi nó có thể loại bỏ những mất
cân bằng tài chính phát sinh trong nội tại hoặc do chịu ảnh hưởng của các cú sốc
bất ngờ bên ngoài. Nếu đạt được sự ổn định, hệ thống sẽ hấp thu được các cú sốc


4

chủ yếu qua cơ chế tự điều chỉnh, ngăn ngừa tác động bất lợi của các sự kiện bên
ngoài. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng định nghĩa ổn định tài chính
là khi hệ thống tài chính ổn định. Điều này hàm ý 3 cấu phần hệ thống tài chính –
tổ chức tài chính, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính được ổn định. Ở
một khía cạnh khác, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) lại cho rằng, ổn định
tài chính sẽ đạt được khi những rủi ro hệ thống được ngăn chặn. Trong đó, rủi ro
hệ thống được mô tả là rủi ro làm tổn hại đến việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ

tài chính của hệ thống tài chính, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế và phúc lợi xã hội. Một số các nghiên cứu khác như De Bandt and
Hartmann (2000), Group of Ten (2001), Hoelscher and Quintyn (2003) và
Summer (2003) lại có cách tiếp cận ổn định tài chính tương tự như ECB khi tập
trung vào rủi ro hệ thống. Trên góc độ các nhà nghiên cứu độc lập, Houben và
cộng sự (2004) định nghĩa ổn định tài chính là khả năng giúp hệ thống kinh tế
phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đánh giá và quản trị rủi ro tài chính và hấp
thụ các cú sốc. Issing (2003) và Foot (2003) gợi ý rằng, ổn định tài chính liên
quan đến bong bóng thị trường tài chính hoặc sự biến động của các chỉ số thị
trường tài chính. Các bong bóng làm ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường tài chính,
tuy nhiên, nó không là đặc điểm của đổ vỡ tài chính.
Về nguyên nhân gây bất ổn tài chính, những nghiên cứu của Houben và
cộng sự (2004), Nier (2009) IMF (2013) đều cố gắng chỉ ra những rủi ro, nguồn
gốc bất ổn cho hệ thống tài chính. Houben (2004) nhìn nhận rủi ro cho hệ thống
tài chính theo góc độ từ bên trong và bên ngoài. Trong đó, hệ thống tài chính được
chia thành 3 bộ phận chính: các tổ chức tài chính, thị trường tài chính và cơ sở hạ
tầng của hệ thống. Những rủi ro cho hệ thống tài chính có thể đến từ nội tại của hệ
thống, trong quá trình vận hành và liên kết giữa các bộ phận của hệ thống; và có
thể đến từ những cú sốc, những thay đổi bên ngoài hệ thống tài chính. Nier (2009)
lại phân biệt rủi ro trên góc độ vĩ mô và vi mô. Trong đó, rủi ro vĩ mô là rủi ro
mang tính tổng hợp, rủi ro kinh tế vĩ mô. Rủi ro vi mô phát sinh từ sự thất bại
hoặc đổ vỡ của một tổ chức và lan ra hệ thống theo hướng tiêu cực. IMF (2013)


5

tiếp cận rủi ro trên cơ sở mối liên hệ giữa các rủi ro và phân chia thành rủi ro
thuận chu kỳ (theo thời gian) và rủi ro chéo giữa các khu vực.
Về phương pháp đo lường ổn định tài chính, các nghiên cứu cho thấy việc
đo lường mức độ ổn định của hệ thống tài chính tại các quốc gia có sự thay đổi

theo thời gian. Trong giai đoạn đầu đo lường ổn định tài chính, các quốc gia sử
dụng các chỉ tiêu riêng lẻ giúp đánh giá mức độ ổn định trong từng khu vực của hệ
thống. Ở giai đoạn sau, các quốc gia và các nhà nghiên cứu đã kết hợp nhiều chỉ
tiêu riêng lẻ và phát triển thành các bộ chỉ số. Các bộ chỉ số này giúp đo lường,
đánh giá sự lành mạnh, ổn định của hệ thống tài chính theo từng khu vực. Ở mức
độ phát triển cao hơn, các cơ quan điều hành và các nhà nghiên cứu đã kết hợp các
chỉ số này thành một chỉ số tổng hợp duy nhất để đo lường, và phản ánh tức thời
sự ổn định hoặc bất ổn trong hệ thống tài chính.
Chỉ tiêu riêng lẻ, Gadanecz và Jayaram (2009) đã khái quát các chỉ tiêu mà
các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới sử dụng để đánh giá mức độ ổn
định tài chính của quốc gia họ trên cơ sở các Báo cáo ổn định tài chính được phát
hành bởi các NHTW này. Về cơ bản, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc
vào các điều kiện cụ thể trong nền kinh tế và các khu vực có nguy cơ rủi ro cao.
Đối với các nền kinh tế mới nổi có độ mở cao, các quốc gia này chủ yếu sử dụng
các chỉ tiêu đề đo lường sự biến động của các dòng vốn, cán cân thanh toán, và
diễn biến tỷ giá hối đoái; trong khi các nước phát triển lại tập trung vào đánh giá
và đo lường rủi ro của hệ thống ngân hàng. Hầu hết các báo cáo của các quốc gia
đều phân tích các chỉ số của ngành ngân hàng, mặc dù các chỉ số cụ thể sử dụng
có thể khác nhau. Một số báo cáo có xu hướng tập trung vào hiệu suất và rủi ro
của ngành ngân hàng, trong khi các báo cáo khác còn bao gồm cả các công ty bao
hiểm, quỹ phòng hộ và các trung gian tài chính khác.
Bộ chỉ số ổn định tài chính, đây là bộ chỉ số giúp đo lường và đánh giá sự
ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính của một hoặc một nhóm các quốc gia
theo từng khu vực kinh tế (như khu vực ngân hàng, thị trường tài chính, khu vực
bên ngoài nền kinh tế, khu vực kinh tế thực…), hoặc theo đặc tính của hệ thống tài


6

chính (như mức độ lành mạnh, mức độ căng thẳng, điều kiện tài chính…). Các bộ

chỉ số này được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế và ngân hàng trung ương một số
quốc gia với mục tiêu gợi ý cho các nước trong việc tự đánh giá, đo lường mức độ
lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính. Một số bộ chỉ số ổn định tài chính
tổng hợp cơ bản như bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF, bộ chỉ số an toàn vĩ
mô của ECB và bộ chỉ số an toàn vĩ mô của ADB.
Với mục tiêu đề xuất xây dựng bộ chỉ số cho các quốc gia, Bhattacharyay
(2002) đã nghiên cứu đề xuất một khung các chỉ số an toàn vĩ mô (MPIs) nhằm
giám sát những đổ vỡ của thị trường tài chính. Nghiên cứu đã trình bày một cách
tóm tắt bộ chỉ số cốt lõi với 22 chỉ tiêu cơ bản (được trích từ trong 67 chỉ tiêu phổ
biến được thông qua của ADB) để áp dụng cho 6 quốc gia Châu Á – Thái Bình
Dương bao gồm Fiji, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.
Các chỉ tiêu này bao gồm các nhóm liên quan đến tiền tệ và tín dụng, ngân hàng,
lãi suất, thị trường chứng khoán, thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối và kết
quả khảo sát kinh doanh. Navajas and Thegeya (2013) đã kiểm định tính hiệu quả
của bộ chỉ số FSIs như là báo hiệu của khủng hoảng dựa trên bộ số liệu của 80
quốc gia có báo cáo FSIs cho IMF trong giai đoạn từ 2005 đến 2012. Kiểm định
này được thực hiện với 6 chỉ số cơ bản trong FSIs bao gồm: hệ số an toàn vốn
CAR, ROE, tỷ lệ nợ xấu NPL, tỷ lệ (Nợ xấu – Dự phòng rủi ro)/ Vốn, tỷ lệ chi phí
phi lãi suất/ thu nhập thuần và tỷ lệ chênh lệch lãi/ thu nhập thuần. Kết quả cho
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa 3 chỉ số CAR, ROE và tỷ lệ chi phí phi lãi/
thu nhập thuần với khả năng xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng và đưa ra gợi
ý là 3 chỉ số này nên được sử dụng như là dấu hiệu cảnh báo của khủng hoảng
ngân hàng. Indraratna (2013) cũng thực hiện phân tích các chỉ tiêu FSIs và MPIs,
tuy nhiên, tác giả thực hiện giới thiệu khía cạnh mới về chính sách an toàn vĩ mô,
đồng thời phân tích cấu trúc hệ thống tài chính của các nước Asean và việc sử
dụng các chỉ số FSIs tại các nước này.
Chỉ số ổn định tổng hợp duy nhất, trên cơ sở tìm hiểu các chỉ số ổn định tài
chính tổng hợp duy nhất đang được NHTW các quốc gia cũng như các nhà nghiên



7

cứu kinh tế giới thiệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ số ổn định duy nhất đang
được xây dựng theo một trong hai cách: (i) thông qua việc xây dựng chỉ số phụ và
kết hợp các chỉ số này thành chỉ số tổng hợp duy nhất (gián tiếp) và (ii) xây dựng
chỉ số ổn định tổng hợp duy nhất trực tiếp từ sự kết hợp các chỉ số trong bộ chỉ số
(trực tiếp).
Theo phương pháp gián tiếp, chỉ số ổn định tài chính tổng hợp duy nhất
được xây dựng bằng cách kết hợp nhiều các chỉ số phụ, phản ánh sự ổn định của
các khu vực riêng lẻ như: khu vực ngân hàng, thị trường tài chính, khu vực bên
ngoài nền kinh tế, khu vực kinh tế thực… Các chỉ số phụ với nhiều tên gọi khác
nhau: chỉ số ngân hàng, chỉ số điều kiện tài chính, chỉ số điều kiện thị tiền tệ, chỉ
số phát triển tài chính, chỉ số căng thẳng tài chính, chỉ số rủi ro, chỉ số thanh
khoản thị trường… sẽ được dùng làm cơ sở để tính toán ra một chỉ số ổn định tài
chính tổng hợp. Đây là cách tiếp cận đang được nhiều cơ quan điều hành, Ngân
hàng trung ương (NHTW) cũng như các nhà nghiên cứu độc lập lựa chọn khi
muốn đo lường, đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính. Các nghiên cứu tiêu
biểu về xu hướng này như Morris (2010) cho Ngân hàng trung ương Jamaica,
Braga, Pereira và Reis (2014) cho hệ thống tài chính Bồ Đào Nha, Cerqueira và
Murcia (2015) cho trường hợp của Tây Ban Nha, Akosha, Loloh, Lawson và
Kumah (2018) áp dụng cho hệ thống tài chính Ghana…
Theo phương pháp trực tiếp, phương pháp khác được sử dụng xây dựng một
chỉ số ổn định tài chính duy nhất là tổng hợp trực tiếp từ bộ chỉ số. Với phương
pháp này, quy trình xây dựng chỉ số tổng hợp cũng tương tự như ở trên, tuy nhiên sẽ
bỏ qua bước thiết lập chỉ số phụ. Việc nhóm các biến số thành chỉ số phụ không chỉ
có ý nghĩa kinh tế khi phản ánh tính chất của một lĩnh vực, khu vực trong hệ thống
mà còn là bước trung gian giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng hơn khi tổng hợp một
số lượng lớn các biến số. Chính vì vậy, khi tiếp cận theo cách này, số lượng các
biến số được sử dụng để tổng hợp thường ít hơn, tạo điều kiện cho việc tổng hợp
trực tiếp các biến số vào vào chỉ số chính. Các chỉ số được xây dựng theo phương

pháp này được trình bày trong các nghiên cứu của Illing và Liu (2003) cho Canada,


8

Nelson và Perli (2005) cho Mỹ, Geršl và Heřmánek (2006) cho Séc, Van den End
(2006) cho Hà Lan…
2.2. Nghiên cứu trong nước
Vấn đề ổn định tài chính tại Việt Nam cũng đã được đề cập đến qua một số
các nghiên cứu của các tác giả đến từ các Viện nghiên cứu và Ngân hàng Nhà
nước. Cụ thể, nghiên cứu Phạm Anh Thái (2014) đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết
giữa ổn định tài chính, giám sát an toàn vĩ mô và rủi ro hệ thống cũng như những
thay đổi trong vấn đề ổn định tài chính và giám sát an toàn vĩ mô từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tại các quốc gia trên thế giới như thay
đổi về tư duy chính sách (ổn định tài chính là mục tiêu quan trọng của ổn định
kinh tế vĩ mô) và thay đổi về thể chế giám sát an toàn vĩ mô (cần có một cơ quan
được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô, chuyên theo dõi, phát hiện, xử lý rủi
ro hệ thống của hệ thống tài chính). Ngoài ra, Phạm Anh Thái cũng đề cập đến các
vấn đề có thể gây nên bất ổn tài chính tại Việt Nam như: thâm hụt cán cân thương
mại và thâm hụt Ngân sách kéo dài, chính sách tài khóa và tiền tệ chưa đồng bộ,
giá tài sản tăng cao và sự lên xuống thất thường của tỷ lệ lạm phát. Phạm Tiên
Phong (2014) đã tìm hiểu mô hình thể chế của khuôn khổ chính sách an toàn vĩ
mô ở các nước, cùng với những phân tích về thực trạng hoạt động giám sát tài
chính ở Việt Nam, từ đó đề xuất gợi ý cho khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô
của Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến yếu tố then chốt cần phải thực hiện,
đó là: khuôn khổ pháp lý, các công cụ, xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin,
và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan. Trần Lưu Trung và Nguyễn Trung Hậu
(2014) đã chứng minh sự cần thiết phải xây dựng các công cụ và các chỉ số an
toàn vĩ mô, giúp đánh giá được mức độ ổn định tài chính và từ đó sử dụng các
công cụ điều chỉnh phù hợp. Hai tác giả đồng thời cũng giới thiệu và so sánh các

bộ chỉ số an toàn vĩ mô do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng trung ương châu
Âu (ECB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đưa ra, từ đó đề xuất một số chỉ
số cơ bản với bốn lĩnh vực: ngân hàng, tiền tệ và tín dụng, chứng khoán và các
biến số vĩ mô khác cho Việt Nam khi xây dựng bộ chỉ số an toàn vĩ mô. Nguyễn


9

Đức Thành và Vũ Minh Long (2014) đã thực hiện đánh giá hệ thống NHTM Việt
Nam thông qua bộ chỉ số lành mạnh tài chính FSI cốt lõi được gợi ý bởi IMF.
Ngoài một số chỉ số cốt lõi chưa thể tính toán được như: (i) vốn tự có cấp 1/ Tổng
TSCRR quy đổi, (ii) trạng thái ngoại tệ ròng/ Tổng vốn và (iii) Tỷ trọng dư nợ
theo lĩnh vực kinh tế/ Tổng dư nợ thì đánh giá chung là hệ thống ngân hàng tại VN
hoạt động chưa được ổn định. Mặc dù hệ số an toàn vốn CAR của các NHTM luôn
cao hơn mức 9% theo quy định của NHNN, nhưng chất lượng tài sản không được
đảm bảo do vấn đề nợ xấu tồn động trong toàn bộ hệ thống. Trong báo cáo của
ADB (2015) về ổn định tài chính tại Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề nợ xấu như
là một trong những nhân tố bất ổn, có thể gây khủng hoảng cho hệ thống. Ngoài
ra, các chỉ số đo lường thu nhập và lợi nhuận tại 12 NHTM Việt Nam cũng thể
hiện sự thay đổi bất thường, suy giảm mạnh bất chấp kết quả tăng trưởng ấn tượng
trước đó. Chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản cũng cho thấy sự suy giảm, thể
hiện những bất ổn trong hoạt động hệ thống ngân hàng.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu về ổn định tài chính đã cung cấp hệ thống cơ
sở lý luận tương đối toàn diện về vấn đề ổn định tài chính, đặc biệt tại các quốc
gia phát triển. Các nghiên cứu này đã trình bày rất nhiều khía cạnh khác nhau của
vấn đề ổn định tài chính: khái niệm ổn định tài chính và bất ổn tài chính, đặc điểm
của ổn định tài chính, các nguyên nhân gây rủi ro cho ổn định tài chính, đo lường
ổn định tài chính…Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, mặc dù đã có một số các
công trình nghiên cứu khoa học về ổn định tài chính, tuy nhiên số lượng các

nghiên cứu về chủ đề này chưa nhiều và vẫn còn tồn tại một số khoảng trống
nghiên cứu nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, về mặt lý luận, các nghiên cứu trước chưa làm rõ cơ sở thiết lập
bộ chỉ số cũng như các tiêu chí khi lựa chọn các chỉ số đo lường ổn định hệ thống
tài chính.
Thứ hai, các nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam
trong việc đo lường ổn định tài chính chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm từ các


10

nền kinh tế mới nổi trong khu vực. Đo lường ổn định tài chính thông qua bộ chỉ số
tồng hợp và xây dựng chỉ số tổng hợp duy nhất đang là xu hướng được nhiều quốc
gia trên thế giới thực hiện, trong đó có cả các quốc gia đang phát triển có điều
kiện tài chính tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về điều kiện,
cách thức xây dựng, triển khai các bộ chỉ số và chỉ số tổng hợp duy nhất tại các
quốc gia này là còn hạn chế.
Thứ ba, các nghiên cứu về đo lường ổn định tài chính tại Việt Nam thông
qua bộ chỉ số hay chỉ số tổng hợp còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Phạm Tiên
Phong và cộng sự (2015) đã gợi ý một khuôn khổ điều hành chính sách an toàn vĩ
mô và đưa ra một bộ chỉ số an toàn vĩ mô cho Việt Nam với 72 chỉ tiêu. Tuy
nhiên, nhóm tác giả chưa lý giải cơ sở lựa chọn các chỉ số này cũng như chứng
minh sự phù hợp của các chỉ số này với điều kiện của hệ thống tài chính Việt
Nam. Hơn nữa, với mục tiêu đo lường, đánh giá nhanh tình trạng ổn định và lành
mạnh của hệ thống tài chính, bộ chỉ số với 72 chỉ tiêu này là tương đối cồng kềnh
và khó có thể đưa ra kết quả trong thời gian ngắn.
Đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án có thể thực hiện nghiên cứu,
qua đó, đưa ra các kiến nghị chính sách phù hợp cho các cơ quan quản lý.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án được thực hiện với mục tiêu chung là xây dựng một bộ chỉ số có

khả năng đo lường mức độ ổn định tài chính phù hợp với đặc điểm tài chính Việt
Nam, từ đó phát triển thành chỉ số ổn định tài chính tổng hợp duy nhất. Các mục
tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính, đặc biệt là chỉ
ra quy trình thiết bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính.
Thứ hai, tổng kết kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng các chỉ số đo lường mức
độ ổn định hệ thống tài chính tại các quốc gia: Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Indonesia. Từ đó, rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc đo lường và lựa
chọn các chỉ số ổn định tài chính.


11

Thứ ba, đánh giá các điều kiện của hệ thống tài chính Việt Nam, xây dựng
và đề xuất bộ chỉ số ổn định tài chính cho Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất các khuyến nghị cho cơ quan điều hành để nâng cao hiệu
quả công tác đo lường ổn định tài chính và đề xuất chỉ số tổng hợp duy nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là bộ chỉ số đo lường ổn định tài
chính, cơ sở xây dựng và ý nghĩa các nhóm chỉ số trong bộ chỉ số của các tổ chức
quốc tế (IMF, ADB và ECB) và các chỉ số được sử dụng bởi các quốc gia (Anh,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia) cũng như thực trạng thiết lập bộ chỉ số đo
lường mức độ ổn định của hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: ba cấu phần chính là hệ thống ngân
hàng, thị trường tài chính, khu vực kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2008-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu là thiết lập bộ chỉ số để đánh giá mức độ ổn định của hệ thống
tài chính Việt Nam, từ đó phát triển chỉ số ổn định tài chính tổng hợp, tác giả sử
dụng nguồn số liệu cho luận án là các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2008-2018.
Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như website của Ngân hàng

Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ủy
ban giám sát tài chính quốc gia, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân
hàng dự trữ St. Louis. Từ các dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp định tính: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp, kết hợp với bảng biểu minh họa để đánh giá thực trạng các rủi ro cho hệ
thống tài chính cũng như mức độ ổn định của các khu vực hệ thống tài chính.
- Phương pháp định lượng:
+ Phương pháp trọng số cân bằng để thiết lập chỉ số ổn định hệ thống tài
chính cho Việt Nam. Trên cơ sở xác định ba khu vực rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống
tài chính là khu vực ngân hàng, thị trường tài chính và khu vực kinh tế vĩ mô, tác
giả lựa chọn các chỉ số phù hợp có khả năng phản ánh mức độ ổn định của các khu


12

vực này. Các biến số sẽ được chuẩn hóa theo phương pháp Min-Max, sau đó được
tổng hợp lại thành một chỉ số duy nhất với trọng số bằng nhau.
+ Phương pháp phân tích thành tố chính (Principal Component AnalysisPCA) là một thuật toán thống kê để xây dựng chỉ số ổn định tổng hợp. Phương
pháp này được sử dụng giúp giảm chiều dữ liệu, chuyển đổi biến cũ trong mối
tương quan tuyến tính với nhiều biến khác thành biến mới ít tương quan, mà vẫn
giữ được hàm ý thông tin, nhằm khái quát khả năng đo lường ổn định tài chính
thông qua một chỉ số tổng hợp duy nhất. Trên cơ sở các chỉ số được lựa chọn
trong bộ chỉ số, tác giả sử dụng phương pháp Normed PCA để chuẩn hóa các biến
số này, sau đó thực hiện tổng hợp PCA để xây dựng một chỉ số. Đây là một
phương pháp rất phổ biến trong tổng hợp dữ liệu đa chiều cũng và được sử dụng
trong các nghiên cứu của Morris (2010) cho NHTW Jamaica, Karanovic và
Karanovic (2015) cho các quốc gia khu vực Balkans…
+ Để xác định phương pháp tổng hợp nào phù hợp, tác giả thực hiện kiểm
định lỗi loại I và loại II theo phương pháp của Illing và Liu (2003) áp dụng cho

NHTW Canada.
6. Tính mới của luận án
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án trình bày và làm rõ khái niệm ổn định tài chính trên quan
điểm của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng trung ương và các nhà nghiên cứu độc
lập, sự khác biệt trong những khái niệm này. Luận án cũng chỉ ra những đặc điểm
của ổn định tài chính, mối liên hệ giữa chính sách an toàn vĩ mô và các chính sách
khác nhằm thực thi mục tiêu ổn định tài chính. Bên cạnh đó, luận án cũng thống
kê những nguyên nhân, nguồn gốc gây rủi ro cho hệ thống tài chính, làm cơ sở để
phân tích các chỉ tiêu sử dụng đo lường ổn định tài chính.
Thứ hai, luận án đưa ra quy trình thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ
thống tài chính với bốn bước: nhận diện rủi ro, phân nhóm rủi ro, xác định các chỉ
tiêu phản ánh rủi ro và thu thập dữ liệu, kiểm định tính phù hợp của chỉ tiêu. Luận
án kết hợp phân tích cơ sở hình thành các bộ chỉ số của các tổ chức quốc tế như


×