Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án Từ ấy giải nhất GVG cấp tỉnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.99 KB, 6 trang )

TỪ ẤY
(Tố Hữu)
Kiểm tra bài cũ và liên hệ bài mới.
- GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
- HS: trình bày.
- GV: Qua bài thơ Chiều tối, chúng ta phần nào thấy được hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn của
những người làm cách mạng.
Nói như nhà thơ Tố Hữu:
Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ, súng kề vai
Là thân sống coi chỉ còn một nửa
Thế nhưng, chính trong giây phút được đứng trong hàng ngũ những người cách mạng, chiến
đấu cho lí tưởng của Đảng lại là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời Tố Hữu. Và giây phút
thiêng liêng ấy đã được ghi lại trong bài thơ "Từ ấy" - bài học của chúng ta ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Tiểu dẫn
- GV sử dụng một đoạn video giới thiệu về Tố Hữu.
- HS xem.
- GV: Dựa vào tư liệu và phần Tiểu dẫn trong SGK, hãy điền tiếp những thông tin vào chỗ trống:
- HS thu thập thông tin, trả lời.
- GV chốt ý.
+ Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
+ Quê: Quảng Điền, TT Huế, từng học ở trường Quốc học Huế
+ Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo
+ Năm 1938 được kết nạp vào ĐCS Đông Dương
+ Đặc điểm thơ: Thơ trữ tình - chính trị.
- Gv nhấn mạnh: Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người VN. Các
chặng đường thơ của TH luôn gắn và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng gian khổ
nhưng vinh quang của dân tộc. Thơ TH là sự diễn đạt về số phận dân tộc mình.
Chính vì vậy mà TH được đánh giá là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam".
GV chuyển ý: Và bài thơ đánh dấu chặng đầu tiên trong đời cách mạng cũng như đời thơ Tố Hữu là


bài Từ ấy?
****************
- GV:Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- HS: Hoàn cảnh ra đời:
+ Tháng 7 năm 1938, khi Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Xuất xứ: thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy (1937 - 1946)
- GV giới thiệu:
Vào một đêm mưa lâm thâm, người ta hẹn tôi ra cầu nhà máy điện. Khi tôi đến, một người bước
lại và nói “Hôm nay tôi kết nạp đồng chí vào Đảng cộng sản Đông Dương. Mong đồng chí luôn
luôn trung thành với Đảng, đặt lợi ích và lí tưởng của Đảng lên trên lợi ích và tính mạng của mình.
Trong mọi hoàn cảnh, đồng chí hãy chiến đấu kiên cường, dũng cảm với tinh thần của một người
chiến sĩ cộng sản…”. Tôi cảm thấy những lời đó thật thiêng liêng, và nhận rõ ngay mình đang bước
vào một cuộc đời mới…


(Trích hồi kí Nhớ lại một thời) - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng vui tươi, phấn khởi, hào
hứng.
*********************
- HS đọc.
- GV nhận xét.
- GV: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?
- HS xác định bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng, cách mạng
+ Khổ 2: Nhận thức nói về lẽ sống
+ Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm
GV chuyển ý: Như vậy qua phần tìm hiểu khái quát bài thơ, chúng ta đã thấy được sự tác động của lí
tưởng Đảng tới nhà thơ Tố hữu. Và để cảm nhận sâu hơn, chúng ta sẽ chuyển sang phần....
********************
Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết
GV nối ý: Ngay từ đầu bài thơ, chúng ta sẽ được lắng nghe tiếng hát say mê lí tưởng:

- GV đọc kết hợp trình chiếu.
- GV: Từng từ, từng hình ảnh trong câu thơ thể hiện niềm vui sướng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng
của Đảng. Niềm vui này được tác giả kể bằng một mốc thời gian cụ thể "Từ ấy".
"Từ ấy" là thời điểm có ý nghĩa như thế nào với nhà thơ?g
- HS phát hiện.
Từ ấy:
+ Tháng 7/1938: thời điểm nhà thơ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản,
đấu tranh cho lí tưởng cách mạng.
+ Dấu mốc quan trọng có tính chất bước ngoặt trong con đường đời, đường thơ của Tố Hữu.
- GV: Trước khi chưa đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản, khi còn đang "băn khoăn đi kiếm lẽ
yêu đời", đang "bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - chọn một dòng hay để nước trôi", chưa tìm
được mục đích sống cho tương lai. Chính Tố Hữu kể lại:
Những năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
Nước đã mất và cha làm nô lệ...
Đến kh được lí tưởng Đi đảng soi sáng -> tìm ra lối đi, sống và chiến đầu cho nhân dân. Từ
đây TH đã tìm được lẽ sống cho mình. Chính vì vậy, đây là dấu mốc quan trọng, có tính chất bước
ngoặt trong con đường đời, đường thơ của Tố Hữu.
****************************
- GV chuyển ý: Và dấu mốc thiêng liêng ấy được cụ thể hoá trong hai câu thơ đầu tiên, qua bút pháp
tự sự:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
- GV hỏi: Tác giả đã sử dụng hinh ảnh nào để chỉ lí tưởng Đảng?
- HS trả lời:
~ Ẩn dụ:
+ Nắng hạ: là nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ


( Không phải là cái nắng yếu ớt của mùa đông, không phải là cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân,

cũng không phải cái nắng nhạt nhoà của mùa thu mà đó là "nắng hạ" ánh nắng đem lại hơi ấm nồng
nhiệt nhất, chói chang nhất, rực rỡ nhất.
Khi ví lí tưởng Đảng với nắng hạ, ta có thấy: đó là nguồn sáng lí tưởng, xua đi tăm tối trong tâm
hồn, nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng
sản.
+ Mặt trời chân lý:
Nếu như mặt trời của thiên nhiên mang đến sự sống cho muôn loài, mang đến hơi ấm, ánh sáng cho
chốn nhân dân thì bằng cách nói biểu tượng, ví lí tưởng Đảng là mặt trời chân lí
-> Ánh sáng soi đường
-> Hơi ấm của tình người
-> sự sóng cho đất nước
-> tư tưởng định hướng đúng đắn.
Như vậy, Lí tưởng Đảng là nguồn sáng mới.
Đây chính là sự ca ngợi tuyệt vời nhất, thiêng liêng nhất, tuyệt đối nhất đối với Đảng, qua đó thể
hiện sự trân trọng biết ơn.
=> Thể hiện sự giác ngộ sâu sắc với lí tưởng Đảng.
*******************************
Sự giác ngộ ấy còn được cụ thể hoá qua 2 động từ "Bừng", "chói" diễn tả áng sáng phát ra đột ngột,
chiếu thẳng, mạnh -> Sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc của nguồn sáng chân lí đối với nhà thơ.
Ánh sáng của lí tưởng Đảng đã tác động đến nhà thơ như thế nào?
Ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
Đúng là: Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng.
****************************
GV chuyển: Bất kì sự giác ngộ nào cũng em đến sự thay đổi, và sự phục sinh trong tâm hồn. Sự phục
sinh trong tâm hồn Tố Hữu được thể hiện qua 2 câu thơ:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Nghệ thuật:
+ So sánh: "vườn hoa lá":

Tâm hồn nhà thơ được cụ thể: khẳng định tâm hồn tràn đầy sức sống, tràn đầy hương sắc, âm thanh.
Tâm hồn như được hồi sinh.
-> Vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn.
+ Tính từ: "đậm", "rộn" khắc sâu thêm niềm vui sướng tràn ngập, đồng thời nhấn mạnh sự chuyển
hoá của nhà thơ khi gặp lí tưởng Cộng sản.
=> Lí tưởng cộng sản đem đến niềm vui sống cho cuộc đời và sức sống mới cho nhà thơ.
-> Đảng đã cho ta một mùa xuân
* Chú ý: Tố Hữu còn là một hồn thơ...
*****************************
- GV liên hệ lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
Qua khổ thơ 1, chúng ta đã thấy sự chuyển hoá của TH trước và sau khi gặp lí tưởng. Có thể nói, nhà
thơ đã được giác ngộ về nhận thức, tâm hồn rộng mở, hồi sinh và sống có ý nghĩa hơn.


Có thể nói, lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Khi con người tìm kiếm được
mục đích cao nhất của cuộc đời để phấn đấu (tức là "lí tưởng", con người sẽ biết cách sống có nghĩa
hơn. Vì nói như Lép - Tônxtoi :"Lí tưởng là ngọn đuốc soi đường". Vì vậy, mỗi người cần xác định
cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.
****************************************
- GV: Và sự chuyển hoá được cụ thể hoá hơn trong khổ thơ thứ 2:
Lẽ sống mới mà nhà thơ nhận thức được là gì?
- HS:
Cá nhân gắn kết với quần chúng => Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa cá nhân nhà thơ với quần
chúng nhân dân, đặc biệt là những con người nghèo khổ.
***************************************
- GV: Những từ ngữ nào trong khổ thơ thể hiện lẽ sống mới trong tâm hồn người thanh niên?
- HS:
+ Buộc: buộc chặt, gắn bó với mọi người.
-> Khát khao được gắn kết, giao hoà
-> Mức độ gắn kết sâu sắc

+ Trang trải: sự trải rộng tâm hồn .
=>Ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ, khao khát gắn kết, giao hoà.
* Khối đời: hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng. Đó là sức mạnh tập
thể của nhân dân.
-> Khi "cái tôi" chan hoà trong "cái ta" sẽ tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
* Tiểu kết
Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để hoà vào cái ta chung cùng
thực hiện lí tưởng cộng sản, tạo ra sức mạng trong cuộc đấu tranh cách mạng.
GV liên hệ: Tố Hữu bước vào phong trào thơ mới, chịu ảnh hưởng của thơ mới. Nhưng nếu thơ mới
luôn đề cao cái tôi cá nhân:
Tôi là một, là riêng, là thứ nhất
Không ai bè bạn nổi cùng tôi
Thì Tố Hữu đã khao khát mãnh liệt, gắn bó với cái ta chung của nhân dân. Như vậy, lí tưởng Đảng
đã mở ra trong nhà thơ một nhận thức sâu sắc hơn về lẽ sống. -> Sống có ý nghĩa hơn, tạo nên sức
mạnh trong đấu tranh cách mạng.
- Trong cuộc sống hiện đại, cũng cần rất nhiều sự gắn kết ấy. Trong tập thể lớp, sự gắn kết sẽ làm
cho lớp tiến bộ hơn...
******************************
- GV chuyển ý: Không chỉ có sự thay đổi về nhận thức, TH đã có sự chuyển biến mới về tình cảm,
vượt qua cacis ích kỉ hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để đến với tình hữu ái giai cấp.
Tôi đã là con...cù bất cù bơ.
- GV: Nhận xét về cách xưng hô của nhà thơ? Cách xưng hô ấy thể hiện tình cảm gì?
- HS phát hiện.
Chuyển biến về tình cảm:
Tôi: là con, là anh, là em...
-> Nhà thơ coi quần chúng nhân dân là gia đình lớn thân yêu của mình.
****************************************
GV: Nhà thơ gắn kết với những đối tượng nào trong quần chúng nhân dân



- Hình ảnh , vạn nhà, vạn đầu em nhỏ, ..."kiếp phôi pha", "cù bất cù bơ":
+ Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao
động vất vả.
+ Lòng căm giận đối với xã hội bất công, tàn bạo, đoạ đầy bao kiếp người lương thiện.
=> Tình cảm cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng.
GV liên hệ: Đúng là:
Đảng cho ta trái tim giàu
Để từ đó nhà thơ luôn tâm niệm:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Và cuộc sống này cần lắm những tấm lòng như thế. Nói như Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống,
cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi..."
=> GV khái quát:
=> Tác phẩm chính là quyết định, là tuyên ngôn của tác giả cho cả tập thơ, đó là quyết định của giai
cấp vô sản với nhận thức sâu sắc về mối quan hệ trong cá nhân với quần chúng lao khổ.
Hoạt động 3
- GV: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III. Tổng kết
1. Nội dung
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
2. Nghệ thuật.
Hình ảnh tươi sáng, các biên pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
* Ghi nhớ (SGK)
. Củng cố
- GV tổ chức thảo luận: Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người? Liên hệ bản thân?
- HS tự do bày tỏ ý kiến.
- GV: Trong chiến tranh, lí tưởng Đảng đã soi chiếu và TH đã sống một cuộc đời ý nghĩa: sống cho
đất nước, cho nhân dân.
Trong thời bình, chúng ta cũng cần xác định lí tưởng sống cho riêng mình. Nhưng sống chiến đấu và
dựng xây cho đất nước chính là lí tưởng sống đúng đắn nhất. Cô vẫn không quên lời tâm nguyện của

một chàng trai mang trong mình lí tưởng ấy:
Đúng là thế hệ chúng con đôi khi chẳng lo đến chuyện tương lai
Mải miết khóc cười với cuộc đời cơm áo
Đôi khi, chẳng giữ nổi bình yên cho một mái nhà đừng chao đảo
Một chuyện rất thường cũng cảm thấy mình đau
Nhưng không có nghĩa là chúng con sẽ chỉ biết đứng nhìn nhau
Nhìn máu xương của mình bị quân tàu cướp mất
Tin con đi, tự trái tim muốn nói điều rất thật
Khi Tổ Quốc cần chúng con sẽ đứng lên
....
Và cô tin, mỗi chúng ta sẽ tìm được một "Từ ấy" cho mình.
- GV củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Hình ảnh "mặt trời chân lí" trong câu thơ "Mặt trời chân lí chói qua tim" trong bài thơ Từ ấy
của Tố Hữu được hiểu là gì?


A. Hình ảnh chỉ ánh sáng rực rỡ của lí tưởng Đảng cộng sản.
B. Hình ảnh chỉ tổ chức Đảng Cộng sản.
C. Hình ảnh chỉ những người lãnh đạo các chiến sĩ cộng sản.
D. Hình ảnh chỉ những tài liệu tuyên truyền cách mạng.
Câu 1: Khi được giác ngộ lí tưởng, nhà thơ Tố Hữu đã có một nhận thức mới về lẽ sống, lẽ sống đó
được thể hiện trong bài Từ ấy như thế nào?
A. "Cái tôi" hay "cái ta" đều vô nghĩa, tất cả đều hư vô.
B. Triệt tiêu "cái tôi", chỉ còn có "cái ta" là có ý nghĩa.
C. Gắn bó giữa "cái tôi" với "cái ta"
D. Đề cao "cái tôi".
Câu 2: Tác dụng của ba lần lăp lại chữ "là" ("là con, là em, là anh")?
A. Tô đậm sự khẳng định.
B. Tô đậm một quyết tâm.
C. Tô đậm sự tình nguyện

D. Tô đậm một niềm tin.
Câu 3: Câu nào trong bài thơ Từ ấy cho thấy tình yêu thương con người của nhà thơ Tố Hữu không
phải là thứ tình thương chung chung mà là tình hữu ái giai cấp?
A. Tôi buộc lòng tôi với mọi người
B. Để tình trang trải với trăm nơi
C. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
D. Để hồn tôi với bao hồn khổ.



×