BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÁI BÌNH HẠNH PHÚC
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MƠI TRƯỜNG
ĐẤT, NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN CÂY MẤM ĐEN
(AVICENNIA OFFICINALIS L.)
VÙNG BIỂN TÂY
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
Cần Thơ năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÁI BÌNH HẠNH PHÚC
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MƠI TRƯỜNG
ĐẤT, NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN CÂY MẤM ĐEN
(AVICENNIA OFFICINALIS L.)
VÙNG BIỂN TÂY
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Chun ngành: Mơi trường Đất và Nước
Mã ngành: 9440303
LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. THÁI THÀNH LƯỢM
GS.TS. LÊ QUANG TRÍ
Cần Thơ năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân cịn là sự đóng
góp giúp đỡ của nhiều người. Vì vậy, khi hồn thành luận án tốt nghiệp này tôi
xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,
Khoa sau Đại học Trường Đại học Cần Thơ, cùng quý GS, PGS. TS và thầy
cô trong nhà trường đã tận tình giảng dạy tơi trong suốt thời gian qua.
Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tạo điều
kiện để tơi hồn thành khóa học và luận án tốt nghiệp.
Ban Giám đốc và cán bộ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên - Môi trường
và Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình làm luận án.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất - Kiên Hà và Ban Quản
lý Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt q
trình điều tra rừng và làm thí nghiệm ngồi thực địa.
Tơi xin chân thành biết ơn sâu sắc:
GS.TS Lê Quang Trí, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn tơi
hồn thành khóa tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lịng nhiệt
tình.
PGS.TS. Thái Thành Lượm, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang đã
tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tập thể đồng nghiệp, bạn bè gần xa đã giúp đỡ
động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận lại những giúp đỡ quý
báu trên nguyện phục vụ cho ngành và làm việc được tốt.
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2017
Học viên thực hiện
Thái Bình Hạnh Phúc
i
TĨM TẮT
Rừng ngập mặn ven biển có vai trị to lớn đến sự phát triển đồng bằng
qua quá trình bồi tụ phù sa, kèm với nó là sự phát triển rừng ngập mặn để cố
định đất, bảo vệ đê điều, chắn gió cho nơng nghiệp. Mấm đen Avicennia
officinalis L. lồi cây xuất hiện chiếm ưu thế vùng đất mới bồi ở biển Tây
Kiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu mối liên hệ giữa
môi trường đất, nước đến sự sinh trưởng và phát triển loài cây này cần thiết
cho khoa học và thực tiễn. Do tính cấp thiết của đề tài là nhằm khôi phục và
phát triển rừng để đối phó với những hiểm họa thiên tai, chắn sóng, bảo vệ đê
điều, phịng ngừa biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, cây Mấm đen
(Avicennia officinalis L.) đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu dưới tác
động của các đặc tính mơi trường đất và nước vùng biển Tây thuộc tỉnh Kiên
Giang ở đồng bằng sông Cửu Long. Các phương pháp nghiên cứu được thực
hiện là áp dụng phương pháp phân vùng sinh thái lâm nghiệp quốc gia xác
định các tiêu chí để phân vùng sinh thái rừng. Tổng số ô điều tra là 68 ô trên
68 tuyến. Số lượng mẫu đất điển hình là 24 mẫu đất tính cho 4 tiểu vùng,, các
chỉ tiêu phân tích gồm các tính chất vật lý và các chỉ tiêu hóa học đất. Phân
tích tương quan và hồi quy để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên
đặc điểm sinh trưởng của Mấm đen. Bố trí thí nghiệm trong phịng và ngồi
đồng để nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây Mấm đen. Ứng dụng phương pháp
đánh giá thích nghi đất đai của tổ chức Lương Nơng thế giới (FAO, 1978 và
1983) về đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen trong vùng nghiên cứu.
(I) Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu được chia ra làm 2
vùng sinh thái ven biển chính và 4 tiểu vùng sinh thái ven biển khác nhau. Kết
quả điều tra có 17 lồi thuộc 11 họ thực vật bao gồm 14 loài cây thân gỗ, 3
loài dạng cây bụi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đặc điểm sinh trưởng của
các loài cây rừng ngập mặn và cây Mấm đen ở các tiểu vùng có sự khác biệt
sinh trưởng về chiều cao tiểu vùng 1 và 2 là 5,76±2,14 m và 5,98±2,36 m thấp
hơn so với tiểu vùng 3 và 4 là 7,51±3,20 m và 8,22±2,66 m; chỉ tiêu về đường
kính tiết diện tán và cấp sinh trưởng cũng tương tự. Về mối quan hệ giữa các
loài trong khu vực nghiên cứu ở mức tương đồng 40% thực vật chia thành 5
nhóm chính có 47 kiểu quần xã, với 6 loài ưu thế là: Mấm trắng (Avicennia
alba), Mấm đen (Avicennia officinalis L.), Đước (Rhizophora apiculata), Giá
(Excoecaria agallocha), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Mấm biển
(Avicennia marina).
(II) Về yếu tố môi trường nước, độ mặn từ 5,03±1,31‰ đến
16,47±4,61‰; pH từ 6,55±0,77 đến 7,52±0,43; TSS từ 160,12±39,32mg/l đến
266,36±118,41 mg/l; DO > 5 mg/l; COD từ 14,22±5,42 mg/l đến 17,61±5,88
ii
mg/l; NH4 từ 0,09±0,09 đến 0,3±0,16 mg/l; các chỉ số về mơi trường nước
thích hợp cho cây rừng ngập mặn và cây Mấm đen đã điều tra. Về tính chất
đất cho thấy: CHC từ 4,24±0,08% - 7,58±0,33%; sét từ 17,78±2,84% 58,96±1,05%; thịt từ 21,46±1,05% - 46,44±2,69%; cát từ 2,12±0,44% 60,76±10,22%; tổng muối hoà tan từ 5,66±0,49‰ – 11,07±1,03‰; pH từ
6,85±0,37 – 8,2±0,12; EC từ 8,84±0,77 mS/cm - 17,3±1,61 mS/cm; NH+4 từ
1,92±0,27 mg/kg – 4,68±0,91 mg/kg; NO-3 từ 0,06±0,02 mg/kg – 0,68±0,16
mg/kg; P dễ tiêu từ 3,02±0,89 mg/kg – 11,42±0,79 mg/kg; K từ 0,14±0,02
cmol/kg – 0,27±0,03 cmol/kg; P tổng số từ 0,03% – 0,08%; Sắt từ 0,67±0,04%
- 1,41±0,06%; kết quả phân tích tương quan hồi quy cũng cho thấy sự tương
quan khơng rõ ràng, hầu hết khơng có mối tương quan lớn giữa các yếu tố môi
trường đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Mấm đen, điều này cho thấy
cây Mấm đen có khả năng sinh trưởng và phát triển rộng trên các đặc tính mơi
trường đất và nước khác nhau.
(III) Kết quả thí nghiệm về mức độ ngập đến tái sinh và sinh trưởng cây
Mấm đen cho thấy các mức độ ngập 0 cm, 10 cm, 20 cm, 30 cm thời gian
ngập 12 giờ/ngày so với tỷ lệ sống khơng có ý nghĩa nên cho thấy cây Mấm
đen có khả năng sinh tồn ở các mức độ ngập khác nhau. Đồng thời, kết quả
thí nghiệm cũng cho thấy hai nghiệm thức sạ hạt và tái sinh tự nhiên có các chỉ
số sinh trưởng thấp hơn 2 nghiệm thức trồng cây con nhưng vẫn có khả năng
phát triển thành rừng, tuy nhiên thời gian phát triển thành rừng sẽ kéo dài hơn.
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy trong điều kiện ngoài thực địa sau 3,5 năm
trồng rừng đã khép tán và phân 3 tầng rõ rệt, phân bố số cây theo cấp chiều
cao và đường kính tập trung ở tầng giữa, trong khi rừng tự nhiên số cây tập
trung ở tầng thấp. Từ các kết quả trên cho thấy cây Mấm đen có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt và rộng trên các điều kiện môi trường đất nước khác
nhau cũng như sinh trưởng tốt trong quần thể rừng ngập mặn.
(IV) Đồng thời qua nghiên cứu cũng cho kết quả cây Mấm đen có khả
năng thích nghi tương đối tốt với 2 vùng sinh thái và từ kết quả này cho thấy
có thể phát triển rộng về điều kiện môi trường tự nhiên của cây Mấm đen trên
vùng ven biển Tây Kiên Giang và các vùng có điều kiện tương tự. Từ đó đề
nghị phát triển mạnh cây Mấm đen trên các vùng này để bảo vệ vùng ven biển.
Từ khóa: Cây Mấm đen, mơi trường đất, môi trường nước, rừng ngập
mặn, vùng sinh thái ven biển, biển Tây Kiên Giang.
iii
ABSTRACT
Coastal mangrove forests have been played a major role in the
development of delta through the sedimentation and the development of the
coastal mangrove forests that have significantly stabilized the soil, dykes
protection and prevention of wind for agriculture. Avicennia officinalis L. also
becomes dominant plants on newly established mudflats on the Western
coastline of Kien Giang province in the Mekong Delta. This study is try to
find out the relationship between soil and water environment to the growth and
development of Avicennia officinalis L. that are very essential for both science
and practice. The urgency of this research is to restore and develop mangrove
forests in order to respond with natural disasters, waves, dykes protection,
climate change adaptation and sea level rise. Therefore, Avicennia officinalis
L. was selected to study in correlation with soil and water environment
characteristics in the Western coastline of the Mekong Delta. The methods of
study were done by application of zoning of coastal ecology of national forest
method for indicating the criteria of forestry ecological zoning. There were
total of 68 investigation plots for 68 cross-section. Total of 24 soil samples
were taken in 4 ecological sub-zones, including the elements of soil physic
and chemical elements. Correlation and regressive analysis were used for
assessment of environmental characteristics to the growth and development of
Avicennia officinalis L. Net house and field experiments were carried out for
study on the cultural practice of Avicennia officinalis L. The land evaluation
(FAO, 1978 & 1983) were used for land suitability classification of Avicennia
officinalis L. in the study area.
(I) The results of study showed that the study area have been divided into
the two major coastal ecological zones. In two major coastal ecological zones
were also divided into the four coastal ecological sub-zones. Based on the
study result in the mangrove forest there are 17 speciesof 11 familias including
14 woody plants and 3 species of shrubs. The results also showed that the
mangrove forest species and Avicennia officinalis L. in the sub-zones gave the
difference of height of that sub-zone 1 and 2 as 5,76 ±2,14 m and 5,89±2,36 m
were lower than sub-zone 3 and 4 as 7,51±3,20 m and 8,22±2,66 m; the
factors of diameter of tree, basal area of crown and growth class also gave the
same results. The relationship between the species in the study area in degree
of similar 40% the plant species divided into 5 main groups and 47 types of
communities, with 6 dominance species such as Avicennia alba, Avicennia
officinalis L., Rhizophora apiculata, Excoecaria agallocha, Sonneratia
caseolaris and Avicennia marina.
iv
(II) Water environmental factors, salinity is from 5.03±1,31‰ to
16.47±4.61‰; pH is from 6.55±0.77 to 7.52±0.43; TSS is from
160.12±39.32 mg/l to 266.36±118.41 mg/l; DO > 5 mg/l; COD is from
14,22±5,42 mg/l to 17,61±5,88 mg/l; NH4 is from 0,09±0,09 to 0,3±0,16 mg/l
specific water parameters suitable for mangrove trees and Avicennia
officinalis. Soil characteristics showed that: CHC ranged from 4.24±0.08% to
7.58±0.33%; clay is from 17.78±2.84% to 58.96±1.05%; silt i s from
21.46±1.05% to 46.44±2.69%; sand
i s f r o m 2.12±0.44% to
60.76±10.22%; total salt is from 5.66±0.49‰ to 11.07±1.03‰; pH i s
f r o m 6.85±0.37 to 8.2±0.12; EC is between 8.84±0.77 mS/cm and
17,3±1.61 mS/cm; NH+4 is from 1.92±0.27 mg/kg to 4.68±0.91 mg/kg; NO-3
is from 0.06±0.02 mg/kg to 0.68±0.16 mg/kg; P is from 3.02±0.89 mg/kg to
11.42±0.79 mg/kg; K is from 0.14±0.02 cmol/kg to 0.27±0.03 cmol/kg; total
P is from 0.03% to 0.08%; Fe is from 0.67±0.04% to 1.41±0.06%. Results
correlation and regressive analysis showed that the correlation not gave too
clearly in that most of factors were not correlation between the growth of
Avicennia officinalis L. and the environmental characteristics of water and
soils from this indicated that Avicennia officinalis L. can grow and develop
with the large and different environment of soils and water.
(III) Results of study on the water level for regeneration and growth of
the Avicennia officinalis L. showed that the level of water 0 cm, 10 cm, 20
cm, 30 cm and the time in water 12h/day gave the not significant difference
this showed that Avicennia officinalis L. can survive at the different flooding
level. In beside that, the field study showed the two treatment of the direct
sowing seeds and natural regeneration gave the growing indicates lower than
trees with planted by seedling, but they can be able to develop forming the
forest, however, the time for development of forest forming was longer. The
study under the field condition, however, after 3,5 years the forest have had
thick canopy and dividing into three class clearly, distribute of the number
tree following the height class and the diameter rates gave living at middle
class, meanwhile the natural mangrove forest lived the lower class. From
those results showed that Avicennia officinalis L. be able well and largely
growth and development under the different environments of soils and water
as well as can grow well in the mangrove forest communities.
(IV) Results also showed that Avicennia officinalis L. gave highly
suitable classification of two ecological zones of study area and from this
result indicate that Avicennia officinalis L. can be developed largely at the
v
Western coastline of Kien Giang and the similar area. From that Avicennia
officinalis L. can be proposed to develop for coastal protection.
Keywords: Avicennia officinalis L., soil environment, water
environment, mangrove forest, coastal ecological zone, Western coastline of
Kien Giang.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà chính tơi đã thực hiện.
Tất cả các số liệu trong Luận án là trung thực và chưa được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả Luận án
Thái Bình Hạnh Phúc
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... i
TÓM TẮT ..............................................................................................ii
ABSTRACT .......................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................vii
MỤC LỤC ...........................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................xii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................... xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ xv
Chương 1: GIỚI THIỆU ......................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 4
1.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 4
1.3.1 Nội dung 1: Phân vùng sinh thái rừng ngập mặn và loài cây Mấm
đen ven biển khu vực nghiên cứu.............................................................. 4
1.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự
hiện diện và sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái khu
vực nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) dưới tác động của vùng bãi
bồi ngập triều biển Tây tỉnh Kiên Giang ................................................... 5
1.3.4 Nội dung 4: Đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen và đề xuất
giải pháp để phát triển cây Mấm đen khu vực nghiên cứu ......................... 5
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ...................................................... 5
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 5
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................... 5
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 5
viii
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 6
1.6 Tính mới của đề tài ....................................................................... 6
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 7
2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................. 7
2.1.1 Các vấn đề chung về rừng ngập mặn ................................................ 7
2.1.2 Các nghiên cứu trên Thế giới ......................................................... 10
2.1.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 18
2.1.4 Tình hình nghiên cứu về rừng ngập mặn ở vùng biển Tây thuộc tỉnh
Kiên Giang ............................................................................................. 28
2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ..................................................... 30
2.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................... 30
2.2.2 Địa hình ......................................................................................... 30
2.2.3 Khí hậu, thời tiết ............................................................................ 31
2.2.4 Thuỷ văn........................................................................................ 32
2.2.5 Thổ nhưỡng ................................................................................... 33
2.2.6 Tình hình phát triển Lâm nghiệp vùng ven biển tỉnh Kiên Giang ... 34
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 37
3.1 Nội dung 1: Phân vùng sinh thái rừng ngập mặn và loài cây Mấm
đen ven biển khu vực nghiên cứu ...................................................... 37
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu phân vùng sinh thái ................................ 37
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu tổng quan rừng ngập mặn ....................... 37
3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 42
3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự
hiện diện và sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái khu
vực nghiên cứu .................................................................................. 42
3.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu, lấy mẫu đất, nước và phân tích ... 42
3.2.2 Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy giữa chỉ tiêu sinh
trưởng của Mấm đen và các yếu tố môi trường ....................................... 44
3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) dưới tác động của vùng
bãi bồi ngập triều biển Tây tỉnh Kiên Giang ...................................... 45
ix
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tác động của mực nước ngập (thí nghiệm
trong vườn ươm) .................................................................................... 45
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây Mấm đen (Avicennia
officinalis L.) khu vực bãi bồi tự nhiên ................................................... 46
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 48
3.4. Nội dung 4: Đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen và đề
xuất giải pháp để phát triển cây Mấm đen khu vực nghiên cứu ......... 49
3.4.1 Phương pháp đánh giá thích nghi cho cây Mấm đen ...................... 49
3.4.2 Phương pháp đề xuất giải pháp phát triển cây Mấm đen và rừng
ngập mặn khu vực nghiên cứu ................................................................ 49
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 51
4.1 Phân vùng sinh thái rừng ngập mặn và loài cây mấm đen ven biển
khu vực nghiên cứu ........................................................................... 51
4.1.1 Phân vùng sinh thái rừng ngập mặn ............................................... 51
4.1.2 Tổng quan rừng ngập mặn trên các tiểu vùng sinh thái ven biển Tây
tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 57
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hiện
diện và sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái khu vực
nghiên cứu ........................................................................................ 70
4.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu – thủy văn và mơi trường ......... 71
4.2.2 Phân tích tương quan và hồi quy giữa các yếu tố môi trường đất,
nước với đặc điểm sinh học của Mấm đen .............................................. 91
4.3 Nghiên cứu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng cây Mấm
đen dưới tác động của vùng bãi bồi ngập triều biển Tây tỉnh Kiên
Giang ................................................................................................ 95
4.3.1 Nghiên cứu khả năng tái sinh và sinh trưởng cây Mấm đen dưới tác
động mực nước ngập (Thí nghiệm trong vườn ươm)............................... 96
4.3.2 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây Mấm đen (Avicennia
officinalis L.) khu vực bãi bồi tự nhiên ................................................... 99
4.3.3 Đánh giá chung từ kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng trên vùng
đất bãi bồi ............................................................................................. 111
4.4 Đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen và đề xuất giải pháp
để phát triển cây Mấm đen khu vực nghiên cứu .............................. 113
x
4.4.1 Đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen theo các tiểu vùng
sinh thái khu vực nghiên cứu ................................................................ 113
4.4.2 Đề xuất giải pháp phát triển rừng ngập mặn và cây Mấm đen khu
vực nghiên cứu ..................................................................................... 118
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 127
5.1 Kết luận..................................................................................... 127
5.2 Kiến nghị .................................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 129
PHỤ LỤC ........................................................................................... 137
xi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố các loài trong chi Mấm ở Việt Nam theo các vùng sinh thái
ven biển khác nhau........................................................................................ 21
Bảng 2.2. Các nhóm đất chính tỉnh Kiên Giang ............................................. 34
Bảng 2.3 Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Kiên Giang đến năm 201635
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất .................................... 43
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mơi trường nước ................ 44
Bảng 4.1. Các đặc trưng để phân chia tiểu vùng sinh thái rừng ngập mặn vùng
biển Tây Kiên Giang ..................................................................................... 53
Bảng 4.2 Thành phần thực vật rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu tỉnh Kiên Giang57
Bảng 4.3 Đặc điểm sinh học các loài cây rừng ngập mặn ở tiểu vùng 1 ......... 58
Bảng 4.4 Đặc điểm sinh học các loài cây rừng ngập mặn ở tiểu vùng 2 ......... 59
Bảng 4.5 Đặc điểm sinh học các loài cây rừng ngập mặn ở tiểu vùng 3 ......... 60
Bảng 4.6 Đặc điểm sinh học các loài cây rừng ngập mặn ở tiểu vùng 4 ......... 61
Bảng 4.7 Tổng hợp các kiểu quần xã rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ..... 68
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát đặc điểm sinh trưởng thực vật tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................ 69
Bảng 4.9 Khí hậu - thủy văn tại khu vực nghiên cứu ..................................... 71
Bảng 4.10 Yếu tố môi trường nước tại 4 vùng sinh thái khu vực nghiên cứu . 73
Bảng 4.11 So sánh trung bình yếu tố mơi trường nước tại 4 vùng sinh thái ở
khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 73
Bảng 4.12 Yếu tố môi trường nước tại 4 vùng sinh thái khu vực nghiên cứu . 76
Bảng 4.13 So sánh trung bình yếu tố mơi trường nước tại 4 vùng sinh thái ở
khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 76
Bảng 4.14 Cao độ địa hình tại các tiểu vùng sinh thái ở khu vực nghiên cứu . 79
Bảng 4.15 Thành phần cơ giới đất của các tiểu vùng sinh thái có rừng tại khu
vực nghiên cứu .............................................................................................. 79
Bảng 4.16 Thành phần cơ giới đất bãi bồi tại khu vực nghiên cứu ................. 81
Bảng 4.17 Tính chất hóa học mơi trường đất có rừng tại khu vực nghiên cứu 82
Bảng 4.18 Tính chất hóa học mơi trường đất có rừng tại khu vực nghiên cứu 85
Bảng 4.19 Tính chất hóa học mơi trường đất có rừng tại khu vực nghiên cứu 88
xii
Bảng 4.20 Tính chất hóa học mơi trường đất bãi bồi tại khu vực nghiên cứu . 90
Bảng 4.21 Tương quan giữa môi trường nước và đặc điểm sinh học của Mấm
đen khu vực nghiên cứu ................................................................................ 91
Bảng 4.22. Tương quan giữa tính chất vật lý đất và đặc điểm sinh học của
Mấm đen ....................................................................................................... 92
Bảng 4.23 Tương quan giữa đặc điểm sinh học của Mấm đen và tính chất hóa
học đất .......................................................................................................... 94
Bảng 4.24 Tỷ lệ sống của lồi cây Mấm đen ở các chế độ ngập khác nhau
trong điều kiện thí nghiệm............................................................................. 96
Bảng 4.25 Sinh trưởng chiều cao của lồi cây Mấm đen trong các nghiệm thức
thí nghiệm ..................................................................................................... 97
Bảng 4.26 Diện tích lá trên cây con của lồi Mấm đen trong các nghiệm thức
thí nghiệm ..................................................................................................... 98
Bảng 4.27 Tổng hợp kết quả các nghiệm thức thí nghiệm ............................. 99
Bảng 4.28 Mật độ (N) trung bình trong các nghiệm thức của thí nghiệm theo
thời gian ...................................................................................................... 102
Bảng 4.29 Kết quả về tỷ lệ sống trong các ơ thí nghiệm từ tháng 3 - 2014 đến
tháng 12 - 2015 ........................................................................................... 103
Bảng 4.30 Sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm giai đoạn rừng khép tán tháng 32014 đến tháng 6-2017 ................................................................................ 105
Bảng 4.31 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của nghiệm thức rừng trồng bằng
cây con Mấm đen có xuất xứ Kiên Lương (nghiệm thức cây con Kiên Lương)106
Bảng 4.32 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của nghiệm thức rừng trồng
bằng cây Mấm đen có xuất xứ An Biên (NT2) ............................................ 107
Bảng 4.33 Phân bố số cây theo cấp đường kính thân cây của nghiệm thức rừng
trồng bằng cây Mấm đen có xuất xứ Kiên Lương (NT1) ............................. 108
Bảng 4.34 Phân bố số cây theo cấp đường kính thân cây của nghiệm thức rừng
trồng bằng cây Mấm đen có xuất xứ An Biên (NT2) ................................... 108
Bảng 4.35 Tổng hợp các chỉ tiêu môi trường sinh thái trong các tiểu vùng sinh
thái khu vực nghiên cứu tại Kiên Giang ...................................................... 114
Bảng 4.36 Phân cấp yếu tố khả năng thích nghi đất đai cho cây Mấm đen trong
các tiểu vùng sinh thái khu vực nghiên cứu ................................................. 115
Bảng 4.37 Diện tích đất lâm nghiệp vùng bãi biển tỉnh Kiên Giang .... 117
xiii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới................................... 13
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng phân bố rừng ngập mặn ven biển Việt Nam....... 20
Hình 2.3. Bản đồ vị trí tỉnh Kiên Giang ......................................................... 31
Hình 3.1 Công tác điều tra rừng phục vụ nghiên cứu ..................................... 38
Hình 3.2 Bản đồ bố trí ơ đo đếm rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ........... 41
Hình 3.3 Sơ đồ thí nghiệm tác động mực nước ngập ..................................... 46
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm với 4 khối từ biển vào ............................... 47
Hình 3.5 Sơ đồ các bước và nội dung nghiên cứu .......................................... 50
Hình 4.1 Bản đồ phân bố rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang ......................... 55
Hình 4.2 Bản đồ các tiểu vùng nghiên cứu .................................................... 56
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa các lồi tại tiểu vùng 1 ........................................ 63
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa các lồi tại tiểu vùng 2 ........................................ 64
Hình 4.5. Mối quan hệ giữa các loài tại tiểu vùng 3 ....................................... 65
Hình 4.6 Mối quan hệ giữa các lồi tại tiểu vùng 4 ........................................ 66
Hình 4.7 Mối quan hệ giữa các quần xã ở khu vực nghiên cứu ...................... 67
Hình 4.8 Sinh trưởng chiều cao cây con trong các nghiệm thức thí nghiệm . 100
Hình 4.9 Thí nghiệm trồng rừng lúc mới trồng (A) và sau 2 năm (B) .......... 104
Hình 4.10 Tỷ lệ cấp chiều cao của rừng trồng thí nghiệm và rừng tự nhiên . 109
Hình 4.11 Tỷ lệ cấp D1,3 của rừng trồng thí nghiệm và rừng tự nhiên .......... 111
xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AA, Aa
: Cây Mấm trắng
AM, Am
: Cây Mấm biển
AO, Ao
: Cây Mấm đen
D1,3
: Đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực
G tán
: Tiết diện tán cây
Dt
: Đường kính tán cây
ĐTQHR
: Điều tra quy hoạch rừng
EA, Ea
: Cây Giá
EC
: Độ điện giải
FAO
: Tổ chức Lương nông Quốc tế
GIS
: Hệ thống thông tin địa lý
GIZ
: Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức
GS.TS.
: Giáo sư tiến sĩ
He
: Tình hình sinh trưởng của cây theo cấp điểm từ 1 - 5
Hvn
: Chiều cao thân cây vút ngọn
IDRISI
: Phần mềm số hóa
IPCC
: Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
pH
: Chỉ số độ chua
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
RNM
: Rừng ngập mặn
SAR
: Mối quan hệ cấu trúc hóa học
SC, Sc
: Bần chua
t0kk
: Nhiệt độ khơng khí
TGLX
: Tứ giác Long Xuyên
TN1, TN2
: Thế nền 1 và 2
TNMT
: Tài nguyên môi trường
TP. HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
TV
: Tiểu vùng
Ukk
: Ẩm độ khơng khí
UN–REDD
: Chương trình của Liên hiệp quốc về giảm phát thải do mất
rừng và suy thoái rừng
USDA
: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
xv
ĐBSCL
: Đồng bằng Sông Cửu Long
Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
RCFEE: Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng
VN-REDD programme Việt Nam: Chương trình của Việt Nam về giảm phát
thải do mất rừng và suy thoái rừng
xvi
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển chạy dài qua 29 tỉnh thành, đoạn
từ Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến Đất Mũi tỉnh Cà Mau giáp biển Thái Bình
Dương cịn gọi là biển Đông, đoạn từ Đất Mũi tỉnh Cà Mau đến Hà Tiên tỉnh
Kiên Giang giáp Vịnh Thái Lan còn gọi là biển Tây. Với đường bờ biển dài
nên nhiều miền, vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên có sự phân bố của
các loài cây rừng ngập mặn cũng khác nhau.
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng cửa sông ven biển nhiệt
đới và cận nhiệt đới, có tài nguyên sinh học phong phú và đa dạng, là ranh giới
giữa đất liền và biển cả nên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đê
biển, cố định phù sa lấn biển, hạn chế các tác hại của sóng gió bão, bảo vệ đất
bồi, chống xói lở bờ biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ mơi trường sinh thái,
là cái nơi cho các lồi thủy sản sinh sôi và phát triển.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) năm 2007 thì nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng khoảng
0,74oC trong thời kỳ 1906 - 2005 và mực nước biển trung bình tồn cầu tăng
khoảng 1,8±0,5 mm/ năm trong thời kỳ 1961- 2003. Kiên Giang và Cà Mau là
hai tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu tác động trực tiếp
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, vai trị của rừng ngập mặn
càng chiếm vị trí quan trọng đối với hai tỉnh này.
Kiên Giang và một phần Cà Mau có vùng ven biển nằm trong Vịnh Thái
Lan cịn gọi là biển Tây với chiều dài bờ biển hơn 400 km. Vùng biển Tây
thuộc tỉnh Kiên Giang bao gồm các huyện thị thành phố: An Minh, An Biên,
TP Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, có trên 208 km đường
bờ biển, trong đó có khoảng 170 km có phân bố rừng ngập mặn với tổng diện
tích quy hoạch rừng và đất rừng ven biển là 8.365 ha, trong đó diện tích có
rừng là 5.578 ha (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2012).
Tuy nhiên, trong thời gian qua, vì nhiều lý do khác nhau mà diện tích
rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống người dân vùng ven biển, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thì diện tích rừng ngập mặn trên phạm vi cả nước năm 1943 là
408.500 ha, đến năm 1982 chỉ còn 252.000 ha (Tổng cục Lâm nghiệp, 2010).
Từ năm 1992 cho đến nay, Chính Phủ Việt Nam và các tổ chức Quốc tế
đã rất quan tâm xây dựng và thực hiện nhiều chương trình lớn, nhằm khơi
phục và phát triển rừng trên phạm vi cả nước, trong đó rừng ngập mặn là đối
1
tượng đặc biệt quan trọng. Các dự án trồng rừng trong thời gian qua đã mang
lại những kết quả tích cực, diện tích rừng ngập mặn năm 2012 là 323.712 ha,
tăng 71.712 ha so với năm 1982. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì
khơng ít địa phương có tỷ lệ trồng rừng ngập mặn thành rừng chưa cao (Ngơ
Đình Quế và cộng sự, 2012).
Tuy nhiên, khơng phải trên tồn tuyến biển nước ta đều có điều kiện
thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển và phát huy vai trò phòng hộ, trên các
miền, vùng, tiểu vùng ven biển có những nơi do điều kiện tự nhiên khác nhau
mà hình thành nên các kiểu rừng ngập mặn với thành phần lồi cây khác nhau,
cũng có những nơi khơng có rừng ngập mặn phát triển.
Vùng ven biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang chịu ảnh hưởng lớn của hai
chế độ nước, trước hết là nước mặn của Vịnh Thái Lan và nước ngọt nội địa
theo các sông đổ ra biển hồ cùng nước mặn tạo thành mơi trường nước mặn,
lợ không đồng đều ở các khu vực khác nhau trên tồn chiều dài tuyến biển.
Mặt khác, mơi trường nước mặt của vùng ven biển chịu sự tác động của nhiều
yếu tố như: diện tích ni tơm quảng canh và cơng nghiệp tập trung, các khu
dân cư sinh sống, các cơ sở chế biến thủy sản dọc theo vùng cửa sông ven biển
và ở một số vùng lượng nước lũ đổ về hàng năm mang theo phù sa và các chất
hòa tan từ thượng nguồn đưa ra cửa sông và vào rừng ngập mặn ven biển làm
tích luỹ bùn đáy, tích luỹ sinh học các chất ô nhiễm trong thực vật.
Bên cạnh đó, dãy đất ven biển từ thị xã Hà Tiên kéo dài qua huyện Kiên
Lương và một phần của huyện Hịn Đất tương đối hẹp và có nhiều cát, còn lại
một phần của huyện Hòn Đất và hai huyện An Biên và An Minh chủ yếu là
đất bùn đã ổn định và đất bùn mềm nhão chưa ổn định.
Quy luật bồi đắp phù sa hình thành đồng bằng là do sự tích lũy phù sa
nâng dần bãi bồi nhơ lên mặt nước khi thủy triều xuống thấp, các loài cây tiên
phong của rừng ngập mặn chinh phục bãi bồi lắng đọng phù sa, trong đó lồi
cây Mấm đen (Avicennia officinalis.L) có hệ rễ rất phát triển, có rễ đất và rễ
thở, rễ thở hình tia cịn gọi là cật Mấm mọc ngược từ dưới đất lên cao từ 10
cm - 40 cm, mật độ rễ rất dày và phân bố rộng xung quanh gốc cây, đây là đặc
điểm đặc sắc của lồi cây Mấm đen, hệ rễ thở hình tia chính là điểm tựa để giữ
phù sa lắng tụ, bảo vệ đất bồi, chịu đựng được trước sóng gió và ngập sâu
hàng ngày theo chế độ thuỷ triều. Mặt khác, cây Mấm đen (Avicennia
officinalis. L) là lồi cây có phân bố rộng trong vùng này, hầu hết chúng có
mặt ở những địa hình khác nhau, ở những nơi bãi bồi mới xuất hiện thì có cây
Mấm đen theo nước phát tán hạt đến để tái sinh, nên được ngành lâm nghiêp
(Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang) chọn làm cây trồng chính trên diện
2
tích đất mới bồi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh
hưởng như thế nào đến sự phân bố và sinh trưởng của loài cây Mấm đen, cũng
như kỹ thuật gây trồng nhằm góp phần đẩy mạnh công tác khôi phục rừng
ngập mặn ven biển để gia tăng giá trị phòng hộ của rừng, đồng thời góp phần
giải quyết những vấn đề lý luận khoa học và vấn đề kỹ thuật đã được đặt ra,
nên đề tài được tiến hành trong điều kiện hết sức cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ thực tiễn như trên, các vấn đề đặt ra là:
- Cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) tuy có phân bố khá rộng nhưng
chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển trên tất cả các vùng ven biển khác
nhau không? Tại các tiểu vùng ven biển khác nhau mà cây Mấm đen có khả
năng tồn tại thì đặc điểm sinh trưởng như thế nào?
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về yếu tố môi trường đất, nước nơi phân bố
cây Mấm đen trong rừng ngập mặn ở vùng ven biển Tây thuộc tỉnh Kiên
Giang để xem xét có mối liên hệ giữa mơi trường đất, nước và khả năng phát
triển của loài cây Mấm đen vùng ven biển hay không?
- Tại các tiểu vùng ven biển khác nhau, khả năng tái sinh tự nhiên và
nhân tạo (trồng rừng) của loài cây Mấm đen như thế nào? Điều này cho thấy
khả năng tồn tại và phát triển của loài cây này trong tương lai.
- Trong phạm vi một tỉnh thì điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, lượng
mưa) là tương đối như nhau thì sự phân bố các loài cây rừng ngập mặn sẽ như
thế nào? Có hay khơng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
Mấm đen (Avicennia officinalis L.)?
Để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc tính mơi
trường đất, nước ảnh hưởng đến khả năng phát triển cây Mấm đen
(Avicennia officinalis L.) vùng biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố môi trường đất và nước làm cơ sở phân vùng sinh
thái rừng ngập mặn với loài cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) trong quần
xã. Sự hiện diện, sinh trưởng, tái sinh, trồng rừng và đánh giá thích nghi cây
Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái biển Tây dưới tác động của các điều kiện
tự nhiên của vùng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tái
sinh phục hồi, trồng rừng mới, quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững
rừng ngập mặn trước mắt và lâu dài tại vùng nghiên cứu và các vùng khác có
điều kiện tương tự.
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân vùng sinh thái và các tiểu vùng sinh thái trên cơ sở xác định các
yếu tố điều kiện khí hậu thủy văn, địa hình, đặc tính đất, hệ sinh thái rừng
ngập mặn nhằm phân chia vùng và các tiểu vùng sinh thái rừng ngập mặn biển
Tây khu vực nghiên cứu.
- Xác định một số chỉ tiêu về yếu tố môi trường đất và môi trường nước
đến sự hiện diện và sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái khu
vực nghiên cứu.
- Đánh giá kỹ thuật canh tác và tái sinh cây Mấm đen (Avicennia
officinalis L.) dưới tác động của vùng bãi bồi ngập triều ven biển Tây khu vực
nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc chọn giống, chọn phương pháp trồng
rừng đạt kết quả cao nhất.
- Đánh giá khả năng thích nghi của cây Mấm đen (Avicennia officinalis
L.) trong các tiểu vùng sinh thái khác nhau ven biển Tây khu vực nghiên cứu
nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng ven biển có cùng điều kiện
ở các vùng khác.
1.3 Nội dung nghiên cứu
1.3.1 Nội dung 1: Phân vùng sinh thái rừng ngập mặn và loài cây Mấm
đen ven biển khu vực nghiên cứu
Trong nội dung này tiến hành nghiên cứu để phân vùng sinh thái rừng
ngập mặn và loài cây Mấm đen khu vực nghiên cứu, tổng quan về rừng ngập
mặn trên các tiểu vùng sinh thái ven biển tỉnh Kiên Giang cùng với các đặc
điểm sinh trưởng các lồi cây rừng ngập mặn và phân tích mối quan hệ giữa
các loài với cây Mấm đen trong các tiểu vùng sinh thái.
1.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự
hiện diện và sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái khu
vực nghiên cứu
Trong nội dung này tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố
khí hậu - thủy văn và môi trường đất, nước đến sự hiện diện và sinh trưởng
của cây Mấm đen. Đồng thời cũng phân tích tương quan hồi quy giữa đặc
điểm sinh học của Mấm đen với một số yếu tố môi trường nước, đất trong các
tiểu vùng sinh thái của khu vực nghiên cứu.
4
1.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) dưới tác động của vùng bãi
bồi ngập triều biển Tây tỉnh Kiên Giang
Trong nội dung này nghiên cứu về các kỹ thuật canh tác cây Mấm đen
trong điều kiện thí nghiệm trong vườn ươm như tác động của mực nước ngập
đến sinh trưởng cây Mấm đen và thí nghiệm ngồi đồng trên các vùng đất bãi
bồi để tìm ra kỹ thuật canh tác thích hợp cho vùng này trong điều kiện tự
nhiên đang có.
1.3.4 Nội dung 4: Đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen và đề xuất
giải pháp để phát triển cây Mấm đen khu vực nghiên cứu
Trong nội dung này được thực hiện trên cơ sở kết quả của 3 nội dung
trên để đánh giá thích nghi đất đai cho cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh
thái và đề xuất ra các giải pháp để xác định loài cây trồng trên bãi bồi, chọn
phương pháp trồng rừng có hiệu quả, xây dựng mơ hình trồng rừng hỗn giao
giữa cây Mấm đen và các nhóm cây thích nghi để góp phần bảo vệ và phát
triển rừng ngập mặn cùng với cây Mấm đen trên toàn vùng.
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là vùng biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long thuộc
tỉnh Kiên Giang, có chiều dài đường bờ biển trên 208 km kéo dài từ Mũi Nai
thị xã Hà Tiên giáp Campuchia đến Tiểu Dừa huyện An Minh giáp ranh giới
tỉnh Cà mau, với nhiều tiểu vùng có đặc điểm khí hậu, thủy văn chênh lệch
khơng nhiều, nhưng có địa hình và đặc tính đất khác nhau. Vì vậy, tác giả
chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài là cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.)
trong rừng ngập mặn vùng biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tỉnh
Kiên Giang.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Cây Mấm đen (Avicennia officinalis L.) trong rừng ngập mặn.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hoá học đất, nước rừng ngập mặn và bãi
bồi tại vùng biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài đóng góp những cơ sở khoa học cho việc phân vùng
sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng cơ sở lý luận cho sự hiện diện cây Mấm
đen dưới các điều kiện tự nhiên khác nhau. Góp phần lý giải khoa học cho sự
5
hiện diện nhóm cấu trúc quần xã rừng ngập mặn, làm sáng tỏ điều kiện tự
nhiên dẫn đến sự sinh trưởng và phát triển cây Mấm đen trên mỗi tiểu vùng
sinh thái khác nhau sẽ khác nhau trong rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu.
Đóng góp cơ sở khoa học về sự tái sinh và sinh trưởng cây Mấm đen bằng
những giải pháp canh tác thích hợp dưới sự tác động của vùng bãi bồi ngập
triều ven biển, đánh giá thích nghi cây Mấm đen là cơ sở khoa học cho sự phát
triển của loài cây này trong khu vực nghiên cứu.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa thực tiễn thứ nhất là việc quy hoạch lâm nghiệp và phát triển
rừng trong thực tế rất cần đến kết quả phân vùng sinh thái rừng ngập mặn, quy
hoạch và phát triển cây Mấm đen phục vụ cho việc trồng rừng ổn định bãi bồi
góp phần tăng nguồn tài nguyên đất đai. Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào
thực tiễn để góp phần xây dựng quy hoạch phát triển rừng ngập mặn và cây
Mấm đen ven biển trước mắt và lâu dài.
- Ý nghĩa thực tiễn thứ hai là xác định được cây Mấm đen là lồi cây có
sự hiện diện với tỷ lệ cao nhất, đây là loài cây ưu thế trên đất mới bồi, đây
cũng là lý do vì sao Sở Nơng nghiệp và PTNT Kiên Giang chọn là một trong
những lồi cây chính trong trồng rừng trên đất mới bồi, nên ý nghĩa thực tiễn
là góp phần củng cố thêm tính nhất thiết phải chọn lồi cây này trong danh
mục trồng rừng phòng hộ ven biển. Ngoài ra, việc nghiên cứu tỷ lệ và thành
phần loài cây trong quần xã rừng ngập mặn cịn góp phần vào thực tiễn chọn
cơ cấu loài cây hỗn giao từ hai đến nhiều loài tùy thuộc vào cấu trúc hỗn giao
tự nhiên đã được điều tra để đảm bảo rừng trồng phát triển và hiệu quả thành
rừng cao nhất.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng để bổ sung, ban hành quy trình quy
phạm trong trồng rừng ngập mặn và cây Mấm đen, chọn cơ cấu các loài cây
phù hợp với từng vùng ven biển khác nhau.
1.6 Tính mới của đề tài
Đề tài này là cơng trình đầu tiên ở khu vực nghiên cứu, có 4 tính mới (1)
Lần đầu tiên nghiên cứu về phân vùng sinh thái rừng ngập mặn và loài cây
Mấm đen trong khu vực nghiên cứu; (2) Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng
điều kiện tự nhiên đến sự hiện diện và sinh trưởng của cây Mấm đen trên các
tiểu vùng sinh thái khu vực nghiên cứu; (3) Lần đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật
canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng cây Mấm đen trên các tiểu vùng sinh thái
khu vực nghiên cứu; (4) Lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá thích nghi cho cây
Mấm đen và đề xuất các giải pháp phát triển cây Mấm đen ở khu vực nghiên
cứu là vùng ven biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Kiên Giang.
6
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Các vấn đề chung về rừng ngập mặn
2.1.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn
Theo Viên Ngọc Nam (2002) thì rừng ngập mặn (Mangrove) là những
cây mọc trên vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, nơi đó cây tồn tại trong các điều kiện có độ mặn cao, ngập triều, gió
mạnh, nhiệt độ cao, đất bùn và yếm khí. Rừng ngập mặn bao gồm những cây
thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo thuộc nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc
điểm chung là cây thường xanh, đặc điểm sinh lý giống nhau và thích nghi
trong điều kiện sống ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều và yếm khí.
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1995) thì Rừng ngập mặn (RNM)
là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số lồi cây sống được, đó là
các cây ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các bãi bùn
lầy ngập nước biển, nước lợ có thuỷ triều lên xuống hàng ngày, khác với cây
rừng trong đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống ở nơi có nước ngọt.
2.1.1.2 Đặc tính sinh học của cây ngập mặn
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1995) thì các lồi cây ngập mặn do
sống trong mơi trường ngập nước triều định kỳ nên có một số đặc tính thích
nghi như sau:
- Hệ rễ: Một số cây ngập mặn điển hình như Đước, Vẹt, Trang, Bần,
Mấm… đều có hệ rễ phát triển. Ngồi những rễ ở dưới đất, các lồi cây này
cịn có thêm những rễ trên mặt đất đảm nhiệm chức năng hô hấp và giúp cây
đứng vững trong điều kiện đất bùn lầy nhão, khơng ổn định. Ví dụ như ở cây
Đước có rễ chống từ thân mọc dài ra cắm xuống đất, như hình cái nơm nên
được gọi là rễ nơm, cịn ở các lồi cây Mấm, Bần thì có rễ đất và rễ thở hình
tia, rễ thở cịn gọi là cật Mấm, cật Bần mọc ngược từ dưới đất lên cao từ 10 cm
- 40 cm, mật độ rễ rất dày và phân bố rộng xung quanh gốc cây, còn cây Vẹt
có rễ hơ hấp khuỳnh lên từ các rễ nằm ngang ở gần mặt đất như hình đầu
gối… Hệ rễ của các lồi cây ngập mặn nói chung là đặc điểm đặc sắc của các
lồi cây này vì chúng chính là điểm tựa để giữ phù sa lắng tụ, bảo vệ đất bồi,
chịu đựng được trước sóng gió và ngập sâu hàng ngày theo chế độ nhật triều
hay bán nhật triều ở vùng ven biển.
- Quả và hạt: Quả và hạt của các loài cây ngập mặn cũng rất đặc biệt, ở
cây Đước, Vẹt, Trang, Dà… thì hạt nẩy mầm ngay khi quả còn ở trên cây mẹ
7