Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ HUÊ

TÍCH HỢP THÀNH PHẦN NGỮ NGHĨA VÀO
VĂN PHẠM TAG CHO TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ HUÊ

TÍCH HỢP THÀNH PHẦN NGỮ NGHĨA VÀO
VĂN PHẠM TAG CHO TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 66 22 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Huyền

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn
phạm TAG cho tiếng Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là xác thực, chưa từng
được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Thị Huê


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ
của thầy cô cũng như bạn bè, người thân.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Minh Huyền đã nhiệt
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ
học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt
thời gian tôi học ở trường. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các
thầy cô trong Khoa Toán - Cơ - Tin học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Sau cùng, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên
khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Học viên


Phan Thị Huê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 4
0.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 4
0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
0.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7
0.5. Ý nghĩa của luận văn ...................................................................................................... 7
0.6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................ 8
1.1. Một số vấn đề về vị từ và vai nghĩa ............................................................................... 8
1.1.1. Một số vấn đề về vị từ................................................................................................ 8
1.1.2. Một số vấn đề về vai nghĩa........................................................................................ 9
1.1.2.1. Khái niệm vai nghĩa ............................................................................................... 9
1.1.2.2. Phân loại vai nghĩa .............................................................................................. 11
a) Phân loại vai nghĩa của các nhà nghiên cứu trên thế giới .......................................... 11
b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học ............................. 15
1.1.2.3. Danh sách vai nghĩa ............................................................................................ 18
1.1.2.4. Danh sách vai nghĩa trong tiếng Việt ................................................................. 20
1.2. Khái quát chung về TAG và LTAG ............................................................................ 21
1.2.1. Văn phạm kết nối cây từ vựng hoá (Lexcalized Tree Adjoining Grammar) ........ 21
1.2.2. Định nghĩa hình thức của văn phạm TAG ............................................................ 21
1.3. Logic toán học và biểu diễn ngữ nghĩa câu ................................................................ 27
1.3.1. Khái niệm logic tân từ cấp một .............................................................................. 27
1.3.2. Từ phân tích cú pháp đến biểu diễn ngữ nghĩa .................................................... 29
1.3.3. Ngữ nghĩa lỗ hổng .................................................................................................. 30
1.3.4. Xây dựng ngữ nghĩa trong FTAG .......................................................................... 32

1.4. Hệ thống phân tích cú pháp TuLiPA .......................................................................... 33
Chương 2: MÔ TẢ VỊ TỪ HÀNH ĐỘNG TIẾNG VIỆT VỚI VĂN PHẠM HÌNH THỨC
TAG .......................................................................................................................................... 35
2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác ..................................... 35
2.1.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác vô hướng ................ 36
2.1.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác có hướng ................ 37

1


2.1.3. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác cử động................... 38
2.1.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác ứng xử .................... 39
2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác ............................. 41
2.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển thái .... 42
2.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị ........ 44
2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị song
trị .................................................................................................................................... 45
2.2.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị tam trị
........................................................................................................................................ 46
a) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị có ý nghĩa trao - tặng: ............................... 46
b) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị gây nên di chuyển có đích: ....................... 48
c) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị biểu thị ý nghĩa cầu khiến: ....................... 49
2.2.3. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác tạo tác ............. 50
2.2.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác huỷ diệt .......... 51
Chương 3: MÔ TẢ VỊ TỪ QUÁ TRÌNH TIẾNG VIỆT VỚI VĂN PHẠM HÌNH THỨC
TAG .......................................................................................................................................... 57
3.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác ....................................... 58
3.1.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác chuyển vị .................. 59
3.1.1.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác chuyển vị đơn trị..... 60
3.1.1.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác chuyển vị song trị ... 61

3.1.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác chuyển thái ............... 63
3.1.3. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác nảy sinh .................... 65
3.1.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác diệt vong ................... 68
3.1.4.1. Vị từ quá trình vô tác diệt vong đơn trị ............................................................. 69
3.1.4.2. Vị từ quá trình vô tác diệt vong song trị ........................................................... 70
3.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác ............................... 71
3.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị .......... 73
3.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác chuyển thái ....... 74
3.2.3. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác tạo tác ............... 77
3.2.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt ............. 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 89
PHỤ LỤC

2


BẢNG CHÚ THÍCH CÁC THUỘC TÍNH VÀ VIẾT TẮT

[+/-Động]: [+/-Dynanism]

[+/-Động vật]: [+/-Animal]

[+/-Chủ ý]: [+/Control]

[+/-Bất động vật]: [+/-Inanimate]

[+/-Chuyển tác]: [+/-Affect]

[+/-Nơi chốn]: [+Location]


[+/-Di chuyển]: [+/-Move]

[+/-Chuyển vị]: [+/-Transpose]

[+Huỷ diệt]: [+Destroy]

[+/-Chuyển thái]: [+Changeofstate]

[+Tạo tác]: [+Factitive]

[+Con người]: [+People]

[+Nảy sinh]: [+Generate]

[+Đồ dùng]: [+Furniture]

[+/-Hướng]: [+/-Direction]

[+Người]: [+Person]

[+Cử động]: [+Activity]

[Ngữ nghĩa]: [Sem]

[Phụ thuộc]: [Dependency]

[Vai nghĩa]: [Role]

[+Vật dụng]: [+Artifact]


C - V: Chủ - vị
C - V - B: Chủ - vị - bổ

3


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Khoa học ngày càng phát triển cùng với nhu cầu ngày càng cao của con
người. Ngôn ngữ học với tư cách là một ngành khoa học cơ bản cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Ngôn ngữ học cùng với sự phát triển của mình đã mở rộng
phạm vi nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Một trong số những
lĩnh vực nghiên cứu liên ngành đặc biệt phát triển trên thế giới từ nhiều năm nay là
ngôn ngữ học máy tính (Computational Linguistics). Ở đó, các nhà ngôn ngữ học
xây dựng những mô tả về các đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa của một ngôn
ngữ dưới dạng hình thức, cho phép biểu diễn và tính toán được nhờ các mô hình
toán học, còn những người làm tin học xây dựng và phát triển các mô hình, công cụ
cho phép xử lý ngôn ngữ tự nhiên tự động bằng máy tính. Đây là lĩnh vực có rất
nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống, đặc biệt trong thời đại thông tin hiện
nay: dịch tự động, tìm kiếm thông tin, tóm tắt văn bản, hội thoại người - máy, v.v.
Việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên bằng máy tính đặt ra hàng loạt những bài toán
phân tích ngôn ngữ, đó là phân tích hình thái; gán nhãn từ loại; phân tích cú pháp;
phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ dụng. Những bài toán này thực chất thuộc về
các chuyên ngành của ngôn ngữ học như hình thái học (morphohgy); cú pháp học
(syntax); ngữ nghĩa học (semantic) và ngữ dụng học (pragmatics).
Trong phân tích từ vựng, với một câu đưa vào thì máy có nhiệm vụ phân
tích, bóc tách câu đó thành các đơn vị từ vựng tương ứng với vốn từ vựng của ngôn
ngữ. Còn phân tích cú pháp là phân tích đúng cấu trúc cú pháp của câu dựa vào
đúng quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên. Phân tích ngữ nghĩa là việc phân tích

ràng buộc về nội dung của các từ khi xếp chúng đứng cạnh nhau. Phân tích ngữ
dụng là việc phân tích những hàm ý, những mục đích khác nhau của người sử dụng
khi phát ngôn ra câu đó. Phân tích ngữ dụng là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên
quan đến sự tri nhận trong văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi tộc người.
Các vấn đề này đã được nghiên cứu từ rất lâu ở các nước phát triển. Đối với
tiếng Việt đã có các nghiên cứu và các công cụ phần mềm được xây dựng cho biểu

4


diễn phân tích từ vựng (tách từ [50], gán nhãn từ loại [47]); phân tách cụm từ [49];
phân tích cấu trúc cú pháp thành phần (constituent structure grammar): [43], [48],
[51]; phân tích cú pháp phụ thuộc (dependency grammar) [44]. Các công cụ này sử
dụng các tri thức ngôn ngữ được rút ra từ các văn bản tiếng Việt đã được chú giải
ngôn ngữ bằng tay.
Vấn đề phân tích cú pháp đối với tiếng Việt đã sử dụng một số văn phạm như
văn phạm phi ngữ cảnh, văn phạm TAG (Tree Adjoining Grammar), văn phạm
HPSG (Head-driven Phrase Structure Grammar). Tuy nhiên, trong luận văn này,
chúng tôi lựa chọn văn phạm TAG bởi lí do sau: Phân tích cú pháp sử dụng văn
phạm phi ngữ cảnh thì không cho biết các phụ thuộc ngữ nghĩa bên trong của câu
được phân tích; một số kết cấu cú pháp khó biểu diễn như phụ thuộc không có giới
hạn, phụ thuộc chéo, các thành phần không liên tục; sự đa dạng của các kết cấu cú
pháp đòi hỏi một số lượng lớn các quy tắc cú pháp mà không có khả năng liên kết
lại với nhau và khả năng phân tách ra. Phân tích cú pháp sử dụng văn phạm HPSG
có ưu điểm hơn phân tích cú pháp sử dụng văn phạm phi ngữ cảnh là nó biểu diễn
được lý thuyết ngôn ngữ và những ràng buộc về ngữ nghĩa của từ. Tuy nhiên, cách
mô tả của văn phạm không trực quan như cách mô tả sử dụng cây của văn phạm
TAG. Bên cạnh đó, văn phạm TAG có thể chuyển đổi sang hệ hình thức hợp nhất
khác tương đối dễ dàng.
Ngữ nghĩa học là một chuyên ngành nhỏ của ngôn ngữ học nghiên cứu

nghĩa. Nghĩa đó có thể là nghĩa của từ, của câu, của phát ngôn… Ngữ nghĩa học nói
chung, vị từ và vai nghĩa nói riêng là một trong những vấn đề được các nhà Việt
ngữ học rất quan tâm và có nhiều vấn đề thú vị xoay quanh chủ đề này. Trong ngữ
nghĩa cú pháp thì nghĩa miêu tả mà nó thể hiện qua các vai nghĩa là vấn đề trọng
tâm được đề cập theo cách tiếp cận chức năng.
Vấn đề nghiên cứu ngữ nghĩa nói chung và vị từ cũng như vai nghĩa nói
riêng trên thế giới nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu chủ yếu đối với
một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung… Nhiều
nghiên cứu về biểu diễn thành phần ngữ nghĩa trong hệ hình thức TAG cũng đã

5


được công bố cho các thứ tiếng như Anh, Pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề
phân tích ngữ nghĩa sau bước phân tích cú pháp đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Đó là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp thành phần ngữ
nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng Việt”.
0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là bổ sung các thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm
TAG - công cụ phân tích cú pháp đồng thời đưa ra được các thông tin ngữ nghĩa và
biểu diễn ngữ nghĩa của một câu. Điều này cho phép máy tính có thể tính toán, suy
luận được các tri thức mới.
Luận văn bước đầu nghiên cứu các cấu trúc và mô hình hoá cấu trúc bằng
văn phạm TAG kết hợp với logic vị từ cho phép xây dựng các hệ thống phân tích cú
pháp và ngữ nghĩa tự động cho tiếng Việt. Chính điều này sẽ đóng góp quan trọng
trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho máy tính.
Căn cứ vào mục đích này, chúng tôi xác định luận văn cần phải làm những
nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa của các loại vị từ,
tức là mô tả các tri thức ngôn ngữ học.

- Thứ hai: Nghiên cứu TAG cho phép tích hợp ngữ nghĩa.
- Thứ ba: Bổ sung và biểu diễn ngữ nghĩa cho mô hình cú pháp TAG.
- Thứ tư: Nghiên cứu logic toán học và biểu diễn ngữ nghĩa của câu.
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn muốn đề cập đến chính là việc tích hợp những thành
tố ngữ nghĩa, cụ thể là vai nghĩa - thể hiện đặc trưng của các loại vị từ vào văn
phạm TAG cho tiếng Việt. Để làm được điều này, trước hết phải dựa trên mô hình
cú pháp đối với thành phần vị từ trong câu. Trong đó, vị từ mà luận văn sẽ khảo sát
là vị từ hành động và vị từ quá trình. Sau đó, trên cơ sở mô hình cú pháp thì gắn vào
đó những yếu tố ngữ nghĩa mà cụ thể là vai nghĩa để mô tả cấu trúc ngữ nghĩa và
logic của câu bằng những cây cơ sở trong văn phạm hình thức TAG.

6


Đối tượng mà luận văn sử dụng làm tư liệu để mô hình hoá là các câu đơn
trong các tác phẩm văn học, báo chí, từ điển…
0.4. Phương pháp nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như
diễn dịch, quy nạp, so sánh…, đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa
vào ngữ liệu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp mô tả: chủ yếu đi mô tả cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của
các sự tình do vị từ làm trung tâm.
- Phương pháp phân tích: phân tích cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của các sự
tình do vị từ làm trung tâm và gán nhãn vai nghĩa cho các diễn tố mà vị từ đó đòi hỏi.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp cải biến như lược, bị động
để nhận thấy được sự khác nhau giữa các vị từ.
0.5. Ý nghĩa của luận văn
Với những mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi mong muốn luận văn đem
lại những ý nghĩa sau:

- Góp phần xây dựng mô hình ngữ nghĩa đối với văn phạm TAG cho tiếng Việt.
- Góp phần nhìn nhận những vấn đề đã làm được và những vấn đề khó khăn đối
với vấn đề ngữ nghĩa của câu tiếng Việt trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
0.6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm ba chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung bao gồm các vấn đề về vị từ, vai
nghĩa, văn phạm hình thức TAG cũng như hệ thống phân tích TuLiPA.
Chương 2: Mô tả cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động tiếng
Việt. Từ đó, mô hình hoá những mô tả về cú pháp và ngữ nghĩa của nhóm vị từ này
với văn phạm hình thức TAG.
Chương 3: Mô tả cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình tiếng
Việt. Từ đó, mô hình hoá những mô tả về cú pháp và ngữ nghĩa của nhóm vị từ này
với văn phạm hình thức TAG.

7


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số vấn đề về vị từ và vai nghĩa
1.1.1. Một số vấn đề về vị từ
Trong văn liệu Việt ngữ học, chúng ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về
vị từ. Chúng ta có thể điểm qua một số quan điểm đã được tác giả Nguyễn Văn
Hiệp trình bày trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp như sau:
Từ những năm 60, trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã xuất hiện khái
niệm vị từ (hay thuật từ), để đối lập với thể từ, với tư cách là hai phạm trù từ vựng ngữ pháp quan trọng nằm trong phạm vi thực từ. Tuy nhiên, tiếng Việt không biến
đổi hình thái, vì vậy sự phân biệt giữa thể từ và vị từ được điều chỉnh theo tiêu chí
kết hợp (khả năng kết hợp được coi là một kiểu hình thức: hình thức phân tích tính,
để phân biệt với các biến tố, vốn được coi là hình thức tổng hợp tính). Sự phân biệt
này là như sau: thể từ là những từ khi làm vị ngữ trong câu phải có là đứng trước,
còn vị từ là những từ có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu, không cần có sự trợ giúp

của là. Theo đó, thể từ tiếng Việt gồm có danh từ, số từ, đại từ. Còn vị từ sẽ gồm
động từ và tính từ.
Tuy nhiên, trong lý thuyết kết trị của Tesnière, cũng như trong ngôn ngữ học
Âu - Mĩ hiện nay, thuật ngữ vị từ (predicate) được xác định theo một cách thức
hoàn toàn khác: vị từ được xác định thông qua khái niệm vị tố (predicator), và đến
lượt mình, khái niệm vị tố được xác định thông qua khái niệm biểu thức quy chiếu
(reference expression). Trong đó, biểu thức quy chiếu là những biểu thức mà người
nói dùng để quy chiếu những thực thể nào đó trong thế giới diễn ngôn; vị tố là phần
còn lại sau khi loại bỏ đi các biểu thức quy chiếu và vị từ là những từ có thể làm vị
tố. Theo định nghĩa và cách xác định trên thì vị từ có thể là động từ, tính từ, danh
từ, số từ và cả giới từ. Chúng tôi thấy quan điểm vị từ này là phù hợp và có giá trị
đối với người nghiên cứu khi đi vào mô tả đặc trưng cú pháp cũng như ngữ nghĩa
của câu tiếng Việt.

8


Cao Xuân Hạo - người theo trường phái ngữ pháp chức năng, trên cơ sở phân
loại vị từ của Dik và dựa vào đặc trưng riêng của tiếng Việt để phân chia vị từ trong
tiếng Việt. Căn cứ vào tiêu chí [+/-Động], [+/-Chủ ý] và [+/-Tồn tại] đã chia thành
ba loại nghĩa biểu hiện: câu tồn tại; câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố và câu
chỉ sự tình tĩnh hay tình hình. Tuy nhiên, từ các kiểu nghĩa biểu hiện này có thể suy
ra cách phân chia vị từ trong tiếng Việt của tác giả. Theo đó, vị từ trong tiếng Việt
sẽ được chia thành 5 loại: vị từ tồn tại, vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ trạng
thái và vị từ quan hệ căn cứ vào tiêu chí [+/-Động], [+/-Chủ ý], [+/-Nội tại].
Trong đó, vị từ hành động sẽ bao gồm các thuộc tính [+Động], [+Chủ ý]; vị
từ quá trình: [+Động], [-Chủ ý]; vị từ trạng thái: [-Động], [+Nội tại] và vị từ quan
hệ: [-Động], [-Nội tại]. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn cách phân chia vị từ
của Cao Xuân Hạo. Tuy nhiên, do giới hạn luận văn cũng như khả năng của bản
thân, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu, mô tả và phân tích cấu trúc cú pháp và ngữ

nghĩa của vị từ hành động và vị từ quá trình. Từ đó bổ sung các thuộc tính ngữ
nghĩa vào văn phạm TAG. Đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa của 2 nhóm vị từ này sẽ
được chúng tôi làm rõ trong Chương 2 và Chương 3 của luận văn.
Vị từ là trung tâm ngữ nghĩa của khung vị từ nên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ
với vai nghĩa. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết về vai nghĩa để thấy được mối
quan hệ giữa chúng.
1.1.2. Một số vấn đề về vai nghĩa
1.1.2.1. Khái niệm vai nghĩa
Khái niệm vai nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ dùng với nhiều thuật ngữ
khác nhau: cách (cases), quan hệ ngữ nghĩa (semantic relations), vai nghĩa (roles,
case-roles); hoặc vai tham tố (thematic roles, theta-roles), như trường phái ngữ
pháp cải biến (transformational grammar) thường gọi.
Theo C.J. Fillmore, một sự tình gồm một vị từ trung tâm và quây quần quanh
nó là các ngữ đoạn biểu thị những cách ngữ nghĩa hay vai nghĩa (semantic role) nào
đó. Fillmore đã đưa ra một số vai nghĩa mà ông cho là có tính phổ quát, có thể tìm
thấy trong mọi ngôn ngữ, phản ánh một phương diện chung trong cách thức chúng

9


ta tri nhận về thế giới: “Ý niệm về cách bao gồm một tập hợp khái niệm phổ quát,
được giả định là bẩm sinh, xác định những kiểu tri nhận nào đó của con người về
những sự tình đang diễn ra quanh họ, tri nhận những vấn đề như ai thực hiện nó, nó
xảy ra đối với ai, và cái gì thay đổi” [23; tr. 41].
Định nghĩa của Fillmore cho thấy tác giả nhấn mạnh tính phổ quát của vai
nghĩa: nếu kết cấu bẩm sinh của miền nhận thức là giống nhau ở mọi người và nếu
vai nghĩa là những khái niệm nhận thức cơ bản (cognitive primitives) thì chẳng phải
đó là các phổ niệm (universals). Theo định nghĩa trên của Fillmore về vai nghĩa thì
chúng ta có thể hiểu là vai nghĩa tồn tại trong nhận thức nhưng độc lập với ngôn
ngữ và có lẽ là có trước ngôn ngữ và rằng hệ thống ngôn ngữ có sử dụng các vai

nghĩa thì tồn tại độc lập với các vai này.
Theo tác giả Cao Xuân Hạo, câu biểu hiện một sự tình (hay sự thể). Nội
dung (nghĩa biểu hiện) của nó có thể hình dung như một “cảnh” (một màn kịch
ngắn) diễn trên sân khấu. Cái cảnh ấy có một nội dung nhất định: trên sân khấu hiện
ra quang cảnh nào đấy (một sự tình tĩnh), rồi lại diễn ra một sự việc nào đấy (một sự
tình động). Các nhân/vật (đọc là “nhân và vật” hoặc là “nhân hay vật”) có mặt trên
sân khấu được gọi là tham tố của sự tình hay vai (“vai nghĩa”). [19; tr. 51] Như vậy,
các tham tố là các vai nghĩa trong một màn kịch nhỏ của một sự thể.
Vấn đề vai nghĩa là một vấn đề phức tạp và đã được khảo sát, nghiên cứu
theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ chưa có sự thống
nhất trong việc xác định, miêu tả cũng như chưa đưa ra được danh sách và tên gọi
của các vai nghĩa. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong công trình Cơ sở ngữ nghĩa
phân tích cú pháp đã đề cập đến tình hình này và đưa ra những lí do lý giải cho tình
hình này như sau:
- Thứ nhất, hiện nay nhiều tác giả khác nhau khi nghiên cứu vai nghĩa đã
nêu ra một danh sách khác nhau. Thường thấy, là một danh sách khoảng vài chục
vai, nhưng cũng có thể lên đến hàng trăm vai (Dixon 1992).

10


- Thứ hai, tên gọi của các vai có thể khác nhau. Có tình trạng một số tác giả
dùng chung tên gọi vai nghĩa, nhưng quan niệm khác nhau. Lại có tình trạng dùng
tên gọi vai nghĩa khác nhau, nhưng quan niệm lại giống nhau…
Bên cạnh đó cũng phải tính đến khả năng là một ngữ đoạn nào đó trong câu
có thể đảm nhận hơn một vai nghĩa, tức nhìn từ góc độ này thì có thể cho rằng nó
biểu thị vai nghĩa x, nhưng nhìn từ góc độ khác lại có thể cho rằng nó biểu thị vai
nghĩa y.
Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra một nguyên tắc mang tính phương pháp luận
khi phân định và trừu xuất vai nghĩa. Đó là: “Vai nghĩa mà một thực thể đảm nhiệm

trong sự tình luôn luôn phụ thuộc vào bản chất của sự tình đó, và thực là vô nghĩa
nếu ta tách biệt các vai nghĩa khỏi sự tình mà trong đó chúng xuất hiện” [23; tr. 47]
Điều này có nghĩa là khi ta xác định một ngữ đoạn hay một cú đảm nhiệm một vai
nghĩa nào đó thì ta không được tách nó ra khỏi sự tình mà nó xuất hiện.
1.1.2.2. Phân loại vai nghĩa
a) Phân loại vai nghĩa của các nhà nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu vai nghĩa có thể nói là xuất hiện khá sớm. Đầu tiên, chúng
ta phải kể đến lý thuyết kết trị của nhà ngôn ngữ học người Pháp L.Tesnière. Ông là
một trong những nhà ngôn ngữ học người đầu tiên chống chủ nghĩa lô-gích triệt để
nhất. Ông cho rằng việc chia câu ra thành chủ ngữ và vị ngữ là hoàn toàn sai lạc vì
đó là kết quả của sự lẫn lộn cấu trúc của câu với cấu trúc mệnh đề. Theo ông: “Cấu
trúc cú pháp của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố (actants) làm bổ ngữ cho nó.
Chủ ngữ chẳng qua là một trong các bổ ngữ đó. Mỗi vị từ biểu hiện “một màn kịch
nhỏ”, nó có một diễn trị (valence) riêng được thể hiện trong số lượng các diễn tố
của nó.” [19; tr. 82]. Như vậy, có thể nói là các vị từ khác nhau cơ bản về số lượng
các diễn tố trong vị ngữ. Điều này có nghĩa là dựa trên tiềm lực cú pháp - ngữ nghĩa
của vị từ để phân loại chúng thành:
- Vị từ vô trị (avalents) không có diễn tố nào trong câu, ví dụ như vị từ pleut,
il pleut “mưa” không có diễn tố nào.
- Vị từ đơn trị (monovalents) là vị từ có một diễn tố, ví dụ như tomber “ngã”.

11


- Vị từ song trị (bivalents) là vị từ có hai diễn tố, ví dụ như frapper “đánh”.
- Vị từ tam trị (trivalents) là vị từ có ba diễn tố, ví dụ như donner “cho”
Lý thuyết của Tesnière phân biệt diễn tố và chu tố. Trong đó, diễn tố (actant)
là những vai nghĩa bắt buộc sẽ được hiện thực hoá thông qua những ngữ đoạn, còn
những vai nghĩa tuỳ nghi thì được hiện thực hoá thông qua những ngữ đoạn được
gọi là chu tố (circonstant). Trong lý thuyết của ông, vị từ là đỉnh, là tâm điểm tổ

chức của câu, quyết định trực tiếp đến các diễn tố có thể xuất hiện trong câu. Việc
đánh giá một vai nghĩa là bắt buộc hay tuỳ nghi phải đặt trong quan hệ với vị từ
trung tâm: một vai nghĩa có thể là tuỳ nghi với vị từ này, nhưng lại là bắt buộc với
vị từ khác. Chính vì dựa trên nguyên tắc như vậy mà Tesnière đã đơn giản hoá vấn
đề: ông khẳng định mã hoá diễn tố - cái yếu tố bắt buộc phải đi kèm theo vị từ trong
vị ngữ của câu - là danh ngữ, còn trạng ngữ mã hoá chu tố - cái yếu tố không bắt
buộc phải xuất hiện ở trong câu. Đây chính là hạn chế của Tesnière. Nhưng đóng
góp của Tesnière và những người kế tục ông là đã đưa lý thuyết diễn trị mà ông tìm
ra những tiềm năng cú pháp - ngữ nghĩa khác nhau của cùng một vị từ. Ngữ pháp
truyền thống trước đó cũng đã nhận ra tiềm năng cú pháp của vị từ nhưng lại chỉ
phân chia chúng chủ yếu thành ra vị từ ngoại động và vị từ nội động. Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý là lý thuyết của Tesnière là lí thuyết ngữ pháp chứ không phải ngữ
nghĩa, mặc dù qua những gì thể hiện trong lí thuyết của ông có dựa trên cơ sở ngữ
nghĩa. Và thay vì sử dụng khái niệm chủ - vị và các thành phần câu khác để miêu tả
cấu trúc cú pháp của câu thì ông sử dụng khái niệm vị từ và các tham tố.
Vấn đề vai nghĩa còn được làm rõ bởi C.J. Fillmore, khoảng trước sau 1970,
C.J. Fillmore viết một loạt bài trong đó nổi tiếng nhất là bài viết mang tên The case
for case (Tác dụng của cách) được công bố năm 1968. Trong bài viết của mình,
Fillmore chủ trương rằng có thể xác định một tập hợp các mối quan hệ giữa một vị
từ và các tham tố (arguments) của nó. Trong tác phẩm này ông chủ trương rằng có
thể xác định một bộ sậu hữu hạn và phổ quát của những mối quan hệ giữa một vị
ngữ và các tham tố (arguments - về sau các tác giả khác thường gọi là participants)
của nó, có những vai trò nhất định mà lý thuyết ngữ pháp có thể xác định được.

12


Những mối quan hệ đó ông gọi là quan hệ cách (case relationships). Trong nghĩa từ
vựng của mỗi động từ đều có những đặc trưng khung (frame features) nêu rõ các
khung “cách” mà các vị từ đó có thể được điền vào. Các mối quan hệ mà Fillmore

gọi là quan hệ cách này theo ông có tính chất phổ quát và có số lượng hữu hạn.
Fillmore đã giới thiệu 6 cách sau: Agentive (A): Tác thể; Instrument (I): Cách công
cụ; Dative (D): Tặng cách; Factitive (F): Tạo cách; Location (L): Cách địa điểm;
Objective (O): Đối thể.
Trong các công trình tiếp theo, Fillmore (1969, 1971 và 1977) bổ sung thêm
một số vai nghĩa khác:
- Benefactive, chỉ người hưởng lợi trong hành động do vị từ biểu thị
(beneficiary)
- Comitative, chỉ người hay vật có liên đới với chủ thể trong trạng thái hay
hành động do vị từ biểu thị.
- Time, chỉ thời điểm của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị.
- Source, chỉ chỗ xuất phát của sự chuyển động do vị từ biểu thị.
- Goal, chỉ mục tiêu của sự chuyển động do vị từ biểu thị.
- Direction, chỉ phương hướng của sự chuyển động do vị từ biểu thị.
- Exent, chỉ tầm xa của sự chuyển động hay thời gian kéo dài của một trạng
thái hay hành động do vị từ biểu thị.
[Dẫn theo 19; tr. 84]
Trong suốt thập kỷ 70 và thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhiều công trình
nghiên cứu ngữ pháp cách (case grammar) khác được biết đến ở một chừng mực
nào đó, chúng độc lập với nhau và độc lập với công trình được coi là đi tiên phong
của Fillmore. Trong số những công trình này phải kể đến W. Chafe [1970], J.M.
Anderson [1971], J.T. Platt [1971], R. E. Longacre [1976], M. Clark [1978], W. A.
Cook [1978], S.C. Dik [1978], T. Givón [1984] và S. Starosta [1988].
Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đại diện cho trường phái chức năng
luận cũng đứng trên quan điểm của chức năng luận nhìn nhận vấn đề vai nghĩa.
Chúng ta có thể điểm qua một số nhà nghiên cứu sau:

13



Thừa nhận nghĩa câu biểu thị một sự tình, S. M. Dik (1981) cho rằng kết cấu
chủ vị hạt nhân được tạo thành bởi thuộc tính hay quan hệ của vị ngữ liên kết với
các thực thể do danh từ biểu thị thì nó biểu thị sự tình. Các sự tình có nhiều loại
nhưng có hai nhân tố cơ bản quy định, đó là tính năng động và tính kiểm soát được.
Phối hợp hai nhân tố này, S. M. Dik phân ra bốn loại sau:
(1) Một biến cố (sự tình động) chủ động là một hành động.
(2) Một biến cố (sự tình động) không chủ động là một quá trình.
(3) Một tình thế (sự tình tĩnh) chủ động là một vị thể.
(4) Một tình thế (sự tình tĩnh) không chủ động là một trạng thái.
Một đại diện khác là M. A. K. Halliday (1985) cho rằng bình diện nghĩa câu
ở bậc nghĩa là nghĩa biểu hiện tức là cái nội dung nghĩa phản ánh sự tình trong thế
giới được miêu tả. Trong cuốn Cơ sơ ngữ nghĩa phân tích cú pháp, tác giả Nguyễn
Văn Hiệp đã trình bày quan điểm của Halliday về vai nghĩa thông qua hệ thống các
sự tình. Trong hệ thống này, với ba kiểu quá trình chính là quá trình vật chất, quá
trình tinh thần và quá trình quan hệ, các vai nghĩa chủ chốt như sau:
- Đối với quá trình vật chất (quá trình của hành động): Hai vai nghĩa chính là
hành thể (Actor) và đích thể (Go).
- Đối với quá trình tinh thần (quá trình “cảm nhận”): Hai vai nghĩa chính là
cảm thể (Sensor) và hiện tượng (Phenomenon).
- Đối với quá trình quan hệ (quá trình tồn tại hay hiện hữu): Kiểu quá trình
này có ba kiểu nhỏ:
+ Quan hệ sâu (intensive) (kiểu “x là a”).
+ Quan hệ chu cảnh (circumstantial) (kiểu “x ở a”).
+ Quan hệ sở hữu (possessive) (kiểu “x có a”)
Mỗi kiểu nhỏ này lại tiếp tục được phân loại, theo hai phương thức (mode)
tách biệt: phương thức định tính (attribute) và phương thức đồng nhất (identifying).
Đối với phương thức định tính, hai vai chính là đương thể (Carrier) và thuộc tính
thể (Atttribute). Đối với phương thức đồng nhất, hai vai chính là bị đồng nhất thể
(Identified) và đồng nhất thể (Identifier).


14


Còn đối với ba kiểu quá trình trung gian là quá trình hành động, quá trình
ngôn từ và quá trình tồn tại, các vai nghĩa cụ thể như sau:
- Quá trình hành động (behavioural): vai chính là ứng thể (Behaver)
- Quá trình ngôn từ (verbal): các vai nghĩa quan trọng nhất là phát ngôn thể
(Sayer), tiếp ngôn thể (Receiver), ngôn thể (Verbiage) và đích ngôn thể (Target)
- Quá trình tồn tại (existential): Các vai chính là hiện hữu thể (Existent entity
/Existent event) và vai chu cảnh thể (Circumstance).
Trong hệ thống miêu tả của mình, Halliday còn nêu ra một loạt vai nghĩa
khác nữa như khách thể (Client), cương vực (Range),...
b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học
Ở mục trên, chúng ta có thể thấy tình hình nghiên cứu vai nghĩa của các nhà
nghiên cứu trên thế giới rất phong phú với nhiều luận điểm thuộc nhiều trường phái
khác nhau. Còn tình hình nghiên cứu trong Việt ngữ học thì như thế nào? Trong
mục này, chúng tôi sẽ trình bày một cách nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu vai
nghĩa của các nhà Việt ngữ học.
Đầu tiên, phải kể đến tác giả Trần Trọng Hải [1972] và Nguyễn Đăng Liêm
[1973]. Hai ông đều theo quan điểm của Fillmore và cùng trình bày “một bộ quan
hệ cách” gồm: Agentive (Tác thể), Objective (Đối thể), Dative (Tiếp thể), Instrument
(Công cụ), Benefactive (Lợi thể), Commitative (Liên đới thể), Locative (Định vị),
Directional (Hướng), Source (Nguồn), Goal (Đích), Extent (Phạm vi), và Time
(Thời gian). [33; tr. 12]
Ngoài công trình nêu trên, có thể kể đến công trình Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ
pháp chức năng của Cao Xuân Hạo (1991, 2006). Trong cuốn sách này, từ trang 81
đến trang 96, Cao Xuân Hạo đã vẽ lại bức tranh lịch sử nghiên cứu vai nghĩa từ
người khởi xướng là L. Tesnière, điểm qua những mốc quan trọng với những đóng
góp đáng chú ý riêng của một số nhà ngôn ngữ gồm C. J Fillmore (1968, 1971 và
1977), Trần Trọng Hải (1972), Nguyễn Đăng Liêm (1973), M. Clark (1974 và

1978), S.C. Dik (1978) và M.A.K. Halliday (1985). Có thể nói, tác phẩm này đã
phác thảo những nét định hướng đầy đủ cho nhiều nghiên cứu về sau có liên quan

15


đến ngữ pháp chức năng trong tiếng Việt nói chung và các vai nghĩa trong tiếng
Việt nói riêng. Cao Xuân Hạo có đưa ra danh sách gồm các vai nghĩa cần yếu/bắt
buộc: hành thể, hay kẻ hành động (actor), tác thể (agens), đối thể hay bị thể (goal
hay patiens), nhận thể, đích, tạo thể (factitive), động thể hay quá thể, lực, nghiệm
thể. Ngoài những vai nghĩa - diễn tố trên, Cao Xuân Hạo còn đưa ra một số vai
nghĩa - chu tố như: vai nguồn, vai đích, vai công cụ, vai vị trí,...
Nói chung, danh sách các vai nghĩa (chủ yếu là diễn tố) được Cao Xuân Hạo
đưa ra là phù hợp với tiếng Việt.
Tiếp theo, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như Ngữ pháp chức năng
tiếng Việt - Quyển I - Câu trong tiếng Việt của tập thể các tác giả Hoàng Xuân Tâm
- Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (chủ biên),… Trong các công
trình này, các tác giả trên cơ sở học tập, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nhà
ngữ pháp chức năng trên thế giới như L. Tesnière, C.J. Fillmore, W. Chafe, S.C.
Dik… đã bước đầu đưa ra một danh sách các vai nghĩa trong tiếng Việt.
Gần đây, một số công trình ngữ pháp tiếng Việt như Câu chủ - vị tiếng Việt
của Lê Xuân Thại, Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó (So sánh với
tiếng Nga và tiếng Anh) của Nguyễn Thị Quy, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Giáo
trình ngữ pháp tiếng Việt (theo định hướng ngữ pháp chức năng) của Diệp Quang
Ban,… đã thể hiện rõ sự vận dụng ngữ pháp chức năng vào việc nghiên cứu, lý giải
các hiện tượng ngữ pháp với cấu trúc nghĩa (cụ thể là mối quan hệ giữa các chức
năng cú pháp và các vai nghĩa).
Trong công trình Câu chủ - vị tiếng Việt, Lê Xuân Thại đã xác định được các
vai nghĩa có thể đứng vị trí chủ ngữ trong câu tiếng Việt: 1. Kẻ hoạt động, 2. Đối
tượng của hoạt động, 3. Kẻ tiếp nhận, 4. Công cụ của hoạt động, 5. Vị trí. Tác giả

Lê Xuân Thại cũng cho rằng việc các vai nghĩa trên (trừ vai kẻ hoạt động) đứng ở vị
trí chủ ngữ thì “kéo theo sự thay đổi ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ so với vị ngữ khi
kẻ hoạt động đứng làm chủ ngữ và cũng từ đó mà ý nghĩa của câu cũng có chỗ thay
đổi”. [34; tr. 152]

16


Nguyễn Thị Quy trong công trình Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố
của nó (So sánh với tiếng Nga và tiếng Anh) chỉ xem xét một số tham thể như: đối tượng
bị tác động, đích, nơi chốn, thời gian, người hưởng lợi, công cụ, người tiếp nhận.
Trong tác phẩm Ngữ pháp kinh nghiệm cú tiếng Việt (2005), tác giả Hoàng
Văn Vân đã mô tả vai nghĩa theo quan điểm chức năng hệ thống của Halliday. Theo
Hoàng Văn Vân, trong tiếng Việt có thể có các vai nghĩa sau: hành thể, đích thể, lợi
thể, tiếp thể, khách thể, khiến thể, cảm thể, hiện tượng, đương thể, thuộc tính, tạo
thuộc tính thể, giá trị, biểu hiện, bị đồng nhất thể, đồng nhất thể, hiện hữu thể, phát
ngôn thể, tiếp ngôn thể, ngôn thể, dung môi, cương vực, ứng thể, chu cảnh gồm phạm
vi, định vị, phong cách, nguyên nhân, đồng hành, vấn đề, vai diễn và quan điểm.
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp, trong công trình Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú
pháp (2008) cũng đã dành cả chương 2 để nghiên cứu, tìm hiểu về nghĩa miêu tả.
Đầu tiên là việc tìm hiểu cấu trúc vị từ - tham thể của câu dựa vào việc điểm lại ngữ
pháp của Tesnière, về khái niệm vị từ. Đặc biệt là việc định nghĩa vai nghĩa từ quan
điểm của Fillmore (1968), đưa ra danh sách các vai nghĩa của Fillmore và danh sách
các vai nghĩa cơ bản được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận. Hơn thế nữa, tác
giả cho thấy sự thể hiện hình thức của vai nghĩa và đánh dấu các vai nghĩa, phân
loại các kiểu sự tình, sự đối chiếu của cấu trúc vai nghĩa lên cấu trúc cú pháp.
Ngoài ra vấn đề vai nghĩa cũng được trình bày rải rác trong các bài viết trên
tạp chí Ngôn ngữ: Vai nghĩa phương tiện và các chức năng ngữ pháp của nó trong
câu tiếng Việt (Lê Thị Lan Anh - Ngôn ngữ số 4, 2002); Tìm hiểu chức năng ngữ
pháp và vai trò thông báo của vai nghĩa thời gian trong câu tiếng Việt (Bùi Thị

Thanh Lương - Ngôn ngữ số 4, 2002); Phương pháp nhận diện vai nghĩa của các
tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị như cho, tặng, gửi
(Lâm Quang Đông - Ngôn ngữ số 7, 2006) và cuốn Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
với nhóm vị từ trao/tặng (Trong tiếng Anh và tiếng Việt) - Lâm Quang Đông, 2008.
Điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà ngôn ngữ
học đã đưa ra danh sách các vai nghĩa nhưng đó vẫn là một danh sách hiện nay còn

17


để ngỏ. Tuy nhiên, ở mục 1.1.2.3. dưới đây chúng tôi sẽ dẫn ra danh sách vai nghĩa
được hầu hết các nhà nghiên cứu thống nhất.
1.1.2.3. Danh sách vai nghĩa
Như trên chúng ta đã nói, trong khung vị ngữ, vị từ là hạt nhân ngữ nghĩa của
vị ngữ (ngữ vị từ). Nói như vậy có nghĩa là vị từ với tư cách là từ biểu hiện nội
dung của sự thể đối với cấu trúc tham tố của vị ngữ.
Cách tiếp cận như trên đã được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp thu và đưa ra
danh sách những vai nghĩa trong khung vị ngữ. Chẳng hạn, Cao Xuân Hạo gọi các
diễn tố (vai nghĩa bắt buộc) bằng các tên gọi như: vai tác thể, vai hành thể, vai động
thể, vai lực thể, vai đương thể, vai đối thể, vai tiếp thể, vai đích,… còn Diệp Quang
Ban gọi là thể động, thể tĩnh, thể cảm nghĩ, thể nói năng, thể mục tiêu, thể tiếp nhận…
Còn các chu tố (vai nghĩa mở rộng), Cao Xuân Hạo gọi là: vai phương thức, vai phương
tiện, vai kết quả, vai lối đi…, còn Diệp Quang Ban gọi là cảnh huống: thời gian, không
gian, nguyên nhân, điều kiện, mục đích, kết quả, đường đi, nghịch đối…
Nguyễn Văn Hiệp trong công trình Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
(2008), đã liệt kê ra danh sách các vai nghĩa phổ biến và được hầu hết các nhà
nghiên cứu thống nhất như sau:
- Vai tác thể (Agent, viết tắt là Ag): biểu thị người gây ra hành động. Ví dụ:
“NamAg đến trường.”.
- Vai nghiệm thể (Expriencer, viết tắt là Exp): biểu thị chủ thể trải nghiệm

một trạng thái nào đó. Ví dụ: “NóExp mệt.”.
- Vai tiếp thể (Recipient, viết tắt là Rec): biểu thị kẻ tiếp nhận trong hành
động trao tặng. Ví dụ: “Nó biếu bàRec cân cam.”.
- Vai kẻ hưởng lợi (Benefactive, viết tắt là Ben): biểu thị kẻ được hưởng thành
quả từ một hành động do một ai đó thực hiện. Ví dụ: “Nó chữa cái xe cho chị ấyBen.”.
- Vai lực tự nhiên (Force, viết tắt là Fo): chỉ tác nhân tự nhiên gây ra một
biến cố, thay đổi nào đó. Ví dụ: “BãoFo làm đổ cây.”.

18


- Vai bị thể (Patient, viết tắt là Pa): chỉ vật, người chịu sự tác động, dẫn đến
một thay đổi nào đó. Sự thay đổi này có thể là sự thay đổi về vật lí, tâm lí… Ví dụ:
“Bộ đội phá cầuPa.”; “Nó doạ ma cô ấyPa.” ; “Nó đập vỡ cái cốcPa.”
- Vai công cụ (Instrument, viết tắt là Instr): chỉ công cụ được dùng để thực
hiện hành động. Ví dụ: “Nó đến trường bằng xe đạpInstr.”.
- Vai thực hiện hành động (Effector): chỉ vật trực tiếp tác động đến đối tượng
nào đó, vai này gần gũi với vai công cụ (trong tiếng Anh, cả hai đều có thể đánh dấu
bởi giới từ with). Ví dụ: “Larry broke the window a rockEffector.” (Larry đập vỡ kính
cửa sổ bằng một hòn đá.) (ví dụ dẫn theo Van Valin 1993, 44)
- Vai địa điểm, vị trí (Location hay Locative, viết tắt là Lo): chỉ nơi chốn của sự
tình, vị trí tồn tại của sự vật. Ví dụ: “Tôi gặp chị ấy ngoài gaLo.” ; “Nó sống ở Hà NộiLo.”.
- Vai điểm xuất phát, hay nguồn của trạng thái (Source, viết tắt là So): chỉ
điểm xuất phát của chuyển động, hay nguồn của trạng thái. Ví dụ: “Nó từ Hải
PhòngSo đến.”; “Nó chế mê chết mệt cô ấySo.”.
- Vai điểm đến (Goal, viết tắt là Go): chỉ đích đến của một chuyển động. Ví
dụ: “Hôm nay nó đến trườngGo.”.
- Vai kẻ tham chiếu (Reference, viết tắt là Ref): chỉ người hay vật được dùng
để tham chiếu trong một trạng thái, quan hệ,… Ví dụ: “Nhà xa trườngRef.” ; “Nó
giống ông hàng xómRef.”.

- Vai kẻ cùng hành động (Comcomitant, viết tắt là Com): chỉ người cùng
hành động trong một hành động. Ví dụ: “Nó chơi cờ với bốCom.”
- Vai hướng chuyển động (Direction, viết tắt là Dir) hay lối đi (Path): chỉ
hướng của chuyển động. Ví dụ: “Bộ đội tiến quân dọc theo bờ sôngDir/Path.”.
- Vai thời điểm (Temporal, viết tắt là Temp): chỉ thời điểm của sự tình. Ví
dụ: “Nó sẽ gặp ông hiệu trưởng vào lúc 3 giờTemp.”.
- Vai chủ sở hữu (Possessor, viết tắt là Poss): chỉ chủ sở hữu của sự vật. Ví
dụ: “Cái bàn này của tôiPoss.”.
- Vai thời lượng (Duration, viết tắt là Dur): chỉ thời gian kéo dài của hành
động, trạng thái,… Ví dụ: “Năm ngoái, nó đi làm bốn thángDur.”

19


- Vai nội dung (Content): chỉ nội dung của sự hiểu biết. Ví dụ: “Jesse knows
that Chris liedContent.” (ví dụ dẫn theo Van Valin 2001, 24).
- Vai thể chuyển động (Theme): chỉ một thực thể tồn tại ở một vị trí nào đó,
hoặc thực thể chuyển động, chịu một sự thay đổi về một vị trí do một tác nhân nào
đó. Vai này cũng dùng để chỉ thực thể được sở hữu hay chịu sự thay đổi về sở hữu.
Ví dụ: “Hòn đáTheme lăn xuống đồi”.
Một số vai khác có tính chất ngoại vi cũng được tác giả thừa nhận, như vai
nguyên nhân (Reason), vai mục đích (Purpose), vai cách thức (Manner).
[23; tr. 42-44]
1.1.2.4. Danh sách vai nghĩa trong tiếng Việt
Danh sách các vai nghĩa trong khung vị ngữ được tác giả Nguyễn Văn Hiệp
tổng hợp ở mục 1.2.3. ở trên là danh sách các vai nghĩa được hầu hết các nhà nghiên
cứu thừa nhận. Tuy nhiên, đối với tiếng Việt thì danh sách này cần được bổ sung
thêm một số vai nghĩa đã được Cao Xuân Hạo đưa ra hết sức hợp lý.
Ngoài các vai nghĩa - diễn tố như: vai nghiệm thể, vai tiếp thể, vai kẻ hưởng
lợi, vai lực tự nhiên, vai bị thể, vai công cụ, vai thực hiện hành động, vai địa điểm,

vị trí, vai điểm xuất phát, nguồn của trạng thái, vai điểm đến, vai kẻ tham chiếu, vai
kẻ cùng hành động, vai hướng chuyển động, vai thời điểm, vai chủ sở hữu, vai thời
lượng, vai nội dung, vai thể chuyển động và một số vai nghĩa chu tố như: nguyên
nhân, mục đích, cách thức,... đã trình bày ở trên, trong tiếng Việt còn có một số vai
nghĩa khác hoặc một số vai được định nghĩa khác như:
- Vai tác thể (Ag): Người hay động vật thực hiện hành động làm thay đổi trạng
thái hay vị trí, làm cho nó bị huỷ diệt, không còn tồn tại nữa. Ví dụ: NamAg đánh Bắc.
- Vai hành thể (Actor): Người hay động vật thực hiện hành động nhưng hành
động đó không làm thay đổi trạng thái, vị trí hay làm cho đối tượng bị huỷ diệt hay
không còn tồn tại nữa. Ví dụ: NamActor chạy.
- Vai quá thể (Processor): người hay vật hoạt động hoặc trải qua quá trình
không có chủ ý. Ví dụ: NamProcessor ngã.

20


- Vai tạo thể (Factitive, viết tắt là F): là sản phẩm của hành động tạo tác. Ví
dụ: Nam đóng bànF.
- Vai đối thể (Object, viết tắt là O): vật chịu sự tác động của hành động hay
quá trình. Ví dụ: Những cây bằng lăng nở đầy hoa tímO.
1.2. Khái quát chung về TAG và LTAG
1.2.1. Văn phạm kết nối cây từ vựng hoá (Lexcalized Tree Adjoining
Grammar)
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tạo ra nhiều hệ thống phân tích cú pháp
cho ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên có bốn hệ thống phân tích cú pháp phổ biến nhất
đang được sử dụng và đó đều thuộc vào hệ hình thức văn phạm hợp nhất. Bốn hệ
hình thức văn phạm đó là: LFG (Lexical Functional Grammar) - văn phạm chức
năng từ vựng; GPSP (Generalized Phrase Structure Grammar) - văn phạm cấu trúc
ngữ tổng quát; HPSG (Head-driven Phrase Structure Grammar) - văn phạm cấu trúc
ngữ đoạn hướng trung tâm và TAG (Tree Adjoining Grammar) - văn phạm kết nối cây.

TAG là một hệ hình thức viết lại dạng cây, được đưa ra vào nửa cuối thập kỉ
80. LTAG cũng là một hệ hình thức viết lại dạng cây tương đương với TAG nhưng
LTAG còn có thêm ràng buộc từ vựng hoá. Từ vựng hoá ở đây là mỗi quy tắc trong
văn phạm đều gắn với từ cụ thể. TAG và LTAG đều được nghiên cứu ở cả hai mặt
là tính chất hình thức và mối liên hệ ràng buộc về mặt ngôn ngữ học.
LTAG thao tác với các đối tượng cơ bản có cấu trúc (cây) chứ không phải là
các xâu. Chính việc sử dụng các đối tượng có cấu trúc đã cho phép xây dựng các hệ
hình thức có khả năng sinh mạnh, tức là cho phép sinh các mô tả cấu trúc chứ
không chỉ sinh ra tập các xâu. Các hệ hình thức như thế thích hợp với các mô tả
ngôn ngữ học hơn là các hệ hình thức có khả năng sinh yếu, tức là chỉ sinh ra tập
các xâu.
1.2.2. Định nghĩa hình thức của văn phạm TAG
Văn phạm TAG là một văn phạm có mô hình lí thuyết gồm một bộ năm (,
N, I, A, S), trong đó:

21


×