Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện Thông tin khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

LẠI THẾ TRUNG

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ
TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

LẠI THẾ TRUNG

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ
TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Thông tin - Thư viện
60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN VIẾT


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Lê Văn Viết

PGS.TS. Trần Thị Quý

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn TS. Lê Văn Viết. Các nội dung liên quan, kết
quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
các công trình trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau, có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một
số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của cơ quan, tổ chức cụ thể là của Viện
Thông tin khoa học xã hội được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, tháng

năm 2015

Tác giả

Lại Thế Trung

1


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc,chân thành tới
TS. Lê Văn Viết. Trong quá trình thực hiện đề tài Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, động viên để tôi hoàn thành kết quả nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đã dạy dỗ, đào tạo, truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của mình.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã giúp tôi rất nhiều trong công tác khảo
sát, thu thập, xử lý các số liệu để tôi có được những con số cụ thể phục vụ đắc lực
cho mục đích nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn sát cánh, động viên
tôi vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống để tôi có thể hoàn thành
chương trình học tập cũng như kết quả nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cám ơn.
Hà Nội, tháng

năm 2015

Học viên khóa QH-2010-X

Lại Thế Trung

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 10
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 10
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 14
4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 14
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 15
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn ................................................. 16
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu............................................................................. 16
9. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ
VỚI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI .................................................. 17
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển tài liệu số ........................................... 17
1.1.1 Các khái niệm............................................................................................. 17
1.1.2 Vai trò của tài liệu số ................................................................................. 18
1.1.3 Đặc trưng của tài liệu số ............................................................................ 18
1.1.4 Các yếu tố tác động đến việc phát triển tài liệu số .................................... 20
1.2 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ............................ 21
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển ........................................................................ 21
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ...... 25
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam............................................................................................................. 27
1.3 Khái quát về Viện Thông tin Khoa học xã hội ............................................ 28
1.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển ........................................................................ 28
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện ..................................... 31
1.3.3 Đội ngũ cán bộ của Viện ............................................................................ 33
1.3.4 Cơ sở vật chất của Viện ............................................................................. 33
1.4 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Viện TTKHXH ..................... 38

1.4.1 Đặc điểm người dùng tin tại Viện .............................................................. 38
1.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin tại Viện.................................................................... 39
3


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC
TÀI LIỆU SỐ TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI ......................... 45
2.1 Xây dựng tài liệu số ........................................................................................ 45
2.1.1 Bổ sung tài liệu số ...................................................................................... 45
2.1.2 Bổ sung tài liệu nội sinh............................................................................. 45
2.1.3 Số hóa tài liệu ............................................................................................. 48
2.1.4 Trao đổi, chia sẻ ......................................................................................... 57
2.1.5 Tặng biếu.................................................................................................... 59
2.2 Tổ chức tài liệu số ........................................................................................... 60
2.2.1 Tổ chức lưu trữ........................................................................................... 60
2.2.2 Tổ chức bảo quản ....................................................................................... 60
2.3 Khai thác tài liệu số ........................................................................................ 61
2.3.1 Chính sách khai thác .................................................................................. 61
2.3.2 Hình thức khai thác .................................................................................... 61
2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng phát triển tài liệu số tại Viện TTKHXH ................ 63
2.4.1 Chính sách .................................................................................................. 63
2.4.2 Kinh phí...................................................................................................... 64
2.4.3 Phần mềm ................................................................................................... 65
2.4.4 Trang thiết bị và công nghệ ....................................................................... 65
2.4.5 Nhân lực ..................................................................................................... 66
2.4.6 Vấn đề bản quyền....................................................................................... 66
2.5. Hiệu quả công tác tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện TTKHXH .... 67
2.5.1. Mức độ đáp ứng về nội dung .................................................................... 67
2.5.2. Mức độ đáp ứng về hình thức ................................................................... 69
2.5.3. Mức độ đáp ứng về truy cập ..................................................................... 71

2.6 Nhận xét........................................................................................................... 75
2.6.1 Nhận xét về xây dựng TLS ........................................................................ 75
2.6.2 Nhận xét về tổ chức TLS ........................................................................... 75
2.6.3 Nhận xét về khai thác TLS ......................................................................... 75
2.6.4 Nhận xét chung .......................................................................................... 76
4


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC
VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ TẠI VIỆN TTKHXH ...................................... 79
3.1 Giải pháp về chính sách ................................................................................. 79
3.2 Giải pháp về kinh phí ..................................................................................... 80
3.3 Giải pháp về phần mềm quản lý thƣ viện số................................................ 81
3.4 Giải pháp về trang thiết bị và công nghệ ..................................................... 83
3.5 Giải pháp nhân lực ......................................................................................... 84
3.6 Giải pháp về vấn đề bản quyền ..................................................................... 87
3.7 Một số giải pháp khác .................................................................................... 87
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 92
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt tiếng Việt
BST

Bộ sưu tập


BSTS

Bộ sưu tập số

CSDL

Cơ sở dữ liệu

TTKHXH

Thông tin Khoa học Xã hội

TLS

Tài liệu số

TT-TV

Thông tin - Thư viện

TVĐT

Thư viện điện tử

TVS

Thư viện số

2. Các từ viết tắt tiếng Anh
CD-ROM


Compact Disc Read Only Memory

CD-RW

Compact Disc ReWriteable

DVD

Digital Video Disc

ISBD

International Standard Biliographic Decription

IP

Internet Protocal

LCC

Library of Congress Classification

MARC

Machine Readable Cataloguing

6



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê tài liệu nội sinh về CSDL thư mục

46

Bảng 1.2: Bảng thống kê tài liệu nội sinh về CSDL toàn văn

47

Bảng 1.3: Bảng kinh phí do nguồn trao đổi, chia sẻ

58

Bảng 1.4: Bảng kinh phí do tặng biếu

59

Bảng 1.5: Bảng Đánh giá mức độ đáp ứng nội dung TLS tại Viện TTKHXH

68

Bảng 1.6: Bảng Đánh giá mức độ đáp ứng về hình thức TLS tại Viện TTKHXH

70

Bảng 1.7: Bảng Đánh giá mức độ đáp ứng của máy tính đối với truy cập TLS

72

Bảng 1.8: Bảng Đánh giá mức độ đáp ứng của đường truyền đối với truy cập


73

TLS
Bảng 1.9: Bảng Nguyên nhân cản trở người dùng tin truy cập và khai thác TLS
trên Website TVS

7

74


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và các dịch vụ thông tin số

21

Hình 1.2: Hệ thống máy số hóa tự động Scanrobot

50

Hình 1.3: Hình ảnh đầu lăng trụ quét của hệ thống máy số hóa

51

Hình 1.4: Giao diện phần mềm xử lý hình ảnh Scangate

52

Hình 1.5: Mô hình hoạt động của phần mềm quản lý quy trình số hóa Scanflow


53

Hình 1.6: Mô hình hoạt động phần mềm nhận diện ký tự quang học

54

Hình 1.7: Sơ đồ hoạt động Máy số hóa chuyên dụng với hệ thống số hóa tại

56

Viện TTKHXH
Hình 1.8: Giao diện trang chủ của phần mềm Greenstone tại Viện TTKHXH

62

Hình 1.9: Dữ liệu được lưu trữ và trình bày dưới dạng fulltext

63

Hình 1.10: Biểu đồ Mục đích sử dụng TLS của người dùng tin tại Viện TTKHXH 68
Hình 1.11: Biểu đồ Đánh giá mức độ đáp ứng nội dung TLS tại Viện TTKHXH

69

Hình 1.12: Biểu đồ Đánh giá mức độ đáp ứng về hình thức TLS tại Viện

70

TTKHXH

Hình 1.13: Biểu đồ Mức độ thường xuyên truy cập TLS

71

của người dùng tin tại Viện TTKHXH hiện nay
Hình 1.14: Biểu đồ Đánh giá mức độ đáp ứng của máy tính đối với truy cập TLS 72
Hình 1.15: Biểu đồ Đánh giá mức độ đáp ứng của đường truyền đối với truy cập 73
TLS
Hình 1.16: Khởi tạo và đặt tên cho bộ sưu tập mới trong Greenstone

97

Hình 1.17: Công đoạn thu thập các tập tin đưa vào bộ sưu tập trong Greenstone 97
Hình 1.18: Nhập siêu dữ liệu cho bộ sưu tập (biên tập) trong Greenstone

98

Hình 1.1

98

Thiết kế các chỉ mục tìm tin và thiết kế các bộ phân lớp

ình 1.20 Định dạng dữ liệu trên màn hình khi tìm tin hoặc duyệt xem bộ sưu tập

99

ình 1.21 Công đoạn tạo lập xây dựng bộ sưu tập) trong Greenstone

99


Hình 1.22 Sơ đồ Quy trình tiền xử lý tài liệu

103

Hình 1.23: Không chọn user admin

107

Hình 1.24: Tạo mới một job cho scan

107

Hình 1.25: Chạy test 1 trang

108

8


Hình 1.26 Sơ đồ Quy trình xử lý tài liệu bằng phần mềm Scangate

109

Hình 1.27: Chuyển sang các định dạng văn bản

110

Hình 1.28: Tính toán cắt viền trang


111

Hình 1.29: Cắt viền trang

112

Hình 1.30: Chỉnh nghiêng trang

112

Hình 1.31: Tinh chỉnh độ nét của trang

113

Hình 1.32: Mở rộng lề trang

113

Hình 1.33: Tạo PDF

114

Hình 1.34: Bảng General

115

Hình 1.35: Bảng User lựa chọn mặc định trong phần QC của người dùng

116


Hình 1.36: Bảng System lựa chọn lệnh thực hiện cho hệ thống tự động xử lý

116

Hình 1.37: Lựa chọn lệnh thực hiện tính toán borders

117

Hình 1.38: Tuỳ chọn trong Display fiter

117

Hình 1.39: Tuỳ chọn trong Calculate borders

118

Hình 1.40: Giao diện khởi động chương trình

119

Hình 1.41 Cài đặt tác vụ riêng

119

Hình 1.42: Tab tài liệu

120

Hình 1.43: Tab Quét/mở


121

Hình 1.44 Tab Đọc

121

Hình 1.45: Chọn tài liệu hiện có

122

Hình 1.46: Sử dụng tài liệu đang mở

122

Hình 1.47: Mở hình ảnh/ PDF

122

Hình 1.48: Phân tích

123

Hình 1.49 Đọc

123

Hình 1.50: Giao diện nhận dạng tài liệu

124


Hình1.51: Chỉnh sửa ảnh

124

Hình 1.52 Khoanh vùng định dạng ảnh

125

Hình 1.53: So sánh, sửa lại chính tả sau khi nhận dạng

125

Hình 1.54 Lưu tài liệu theo định dạng cần

126

Hình 1.55: Chọn lớp ảnh trên lớp text trên ảnh

126

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, thế kỷ được dự báo có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc cả trong
lĩnh vực khoa học lẫn trong lĩnh vực công nghệ, mà công nghệ điện tử và viễn thông
là ngành khoa học mũi nhọn có ảnh hưởng đến sự tiến bộ xã hội nói chung và hoạt
động thông tin thư viện nói riêng. Trong thế kỷ này, khoa học đã trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học thúc đẩy nền

kinh tế tri thức phát triển làm cho nền sản xuất được hiện đại hóa. Như vậy, thông
tin đã trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự tiến bộ
xã hội.
Tại Việt Nam, hoạt động thông tin thư viện đã từng bước đạt được những
thành tựu về số hóa và phát triển tài liệu số. Số hóa tài liệu là hình thức chuyển đổi
các tài liệu truyền thống thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Việc
số hóa tài liệu sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách
nhanh chóng và dễ dàng nhất. Phát triển công tác số hóa là một phần phát triển tài
liệu số một cách hoàn thiện.
Viện Thông tin KHXH thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, căn cứ theo nghị định số 10 /2012/NĐ-CP của
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2012) là Viện nghiên cứu,
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học xã hội và nhân văn cho các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học, giáo dục, kinh doanh, các
cơ sở và cá nhân. Hoạt động thông tin - thư viện của Viện Thông tin KHXH đã được
đẩy mạnh hơn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin có thể đáp ứng hiệu quả cao
các yêu cầu nghiên cứu khoa học của Viện Thông tin KHXH đồng thời cung cấp,
phổ biến thông tin khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam cho cộng đồng các
nhà khoa học trong và ngoài nước.
Việc nghiên cứu phát triển tài liệu số tại thư viện của Viện TTKHXH có ý
nghĩa thiết thực cho định hướng phát triển của Viện, tìm kiếm giải pháp phát triển tài
liệu số để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và học tập cho các cán
10


bộ nghiên cứu và các học viên đồng thời giúp cho người dùng tin tại Viện Thông tin
KHXH có thể tìm kiếm được nguồn thông tin luôn được cập nhật, bổ sung thường
xuyên, những thông tin chính xác được chọn lọc trong một khối lượng thông tin lớn,
tôi chọn đề tài: “Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện Thông tin
Khoa học Xã hội” làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Theo hướng điều tra của đề tài, tại Việt Nam đã có một số công trình mang
tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn ở một số cơ quan chuyên ngành liên
quan tới Thư viện như:
* Một số bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành TT-TV nhƣ:
“Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam” của
Nguyễn Tiến Đức, đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu số 2 năm 2005.
“Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” của
Nguyễn Hữu Hùng, đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu số 1 năm 2006.
“Vài thách thức đối với thư viện số và những chiến lược đối phó”của Vũ Thị
Nha, đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam số 2 năm 2008.
“Quy trình số hóa tài liệu thư viện”của Lê Đức Thắng, đăng trên tạp chí Thư
viện Việt Nam số 3 năm 2009.
“Thư viện số

ai thập kỷ phát triển trên thế giới bài học kinh nghiệm và

định hướng phát triển cho Việt Nam” của Nguyễn Hoàng Sơn, Thông tin và Tư liệu,
số 2 năm 2011.
“Vấn đề cốt lõi của sự phát triển thư viện số ở Việt Nam” của Ban biên tập
tạp chí Thông tin và Tư liệu phỏng vấn TS. Nguyễn Huy Chương,Thông tin và Tư
liệu, số 2 năm 2011.
* Một số luận văn thạc sĩ cũng cập đến tài liệu số nhƣ:
+ “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyênsố nội sinh tại trung
tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia” của Phạm Văn Hùng bảo vệ năm
2009.
11


+ “Phát triển nguồn tài liệu số hoá toàn văn tại thư viện trường Đại học


à

Nội” của Lê Thị Vân Nga bảo vệ năm 2009.
+ “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyênsố nội sinh tại trung
tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia” của Phạm Văn Hùng năm 2009.
+ “Phát triển nguồn tài liệu số hoá toàn văn tại thư viện trường Đại học

à

Nội” của Lê Thị Vân Nga năm 2009.
+ “Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu số tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam” của Vũ Nguyệt Mai năm 2009.
+ “Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại thư viện Quốc gia Việt Nam”
của Lê Đức Thắng bảo vệ năm 2010.
+ “Tổ chức, khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại
học Bách khoa à Nội” của Trần Thị Thanh Thủy bảo vệ năm 2012.
+ “Phát triển nguồn lực thông tin số tại các thư viện thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam” của Vũ Thị Lê bảo vệ năm 2012.
+ “Xây dựng, quản lý và khai thác nguồn tài liệu số nội sinh tại Thư viện
Trường Đại học Thương mại à Nội” của Vũ Ngọc Minh bảo vệ năm 2014.
* Một số hội nghị, hội thảo về TLS đã đƣợc tổ chức nhƣ:
+ Hội thảo “Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện Đại
học và nghiên cứu” do Hội Thư viện Việt Nam - Liên hiệp Thư viện Đại học khu
vực phía Bắc tổ chức ngày 18 tháng 12 năm 2009 tại Viện TTKHXH.
+ Hội thảo“Một tầm nhìn về thư viện đại học và nghiên cứu trong môi trường
số” tổ chứcngày 26 tháng 8 năm 2010 tại Viện TTKHXH
+ Hội thảo VILASAL “Một tầm nhìn về thư viện đại học và nghiên cứu trong
môi trường số” ngày 27 tháng 8 năm 2010 tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên
thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hội thảo “Nâng cao năng lực xây dựng tài nguyên số cho cán bộ thư viện
trường đại học, cao đẳng” từ 12-14 tháng 01 năm 2011 tại Trung tâm Học liệu - Đại
học Huế.
12


+ Hội thảo “Ứng dụng các nguồn học liệu tiên tiến và tài liệu điện tử, Thư
viện số - Tầm nhìn tương lai” ngày 14 tháng 5 năm 2011, Công ty Nam Hoàng phối
hợp với Trung tâm TT-TV Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh tại Trường Đại
học Vinh.
+ Chương trình tập huấn: “Xây dựng thư viện tích hợp điện tử, thư viện số và
cổng thông tin điện tử”ngày 29 tháng 5 năm 2013 do Thư viện Trường Đại học Nha
Trang tổ chức tại Trường Đại học Nha Trang.
+ Hội thảo “Đổi mới hoạt động thông tin thư viện Viện Hàn Lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam” do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 25
tháng 7 năm 2014 tại Cửa Lò, Nghệ An.
+ Hội thảo “Giải pháp xây dựng, quản lý, khai thác và xuất bản nguồn tài
nguyên thông tin số - thực tiễn triển khai tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do
Công ty Nam Hoàng, Liên chi hội thư viện đại học phía nam, Thư viện Trường Đại
học Nha Trang tổ chức ngày 24-25 tháng 4 năm 2015 tại Thư viện Trường Đại học
Nha Trang.
Tuy nhiên, trên đây là những công trình đề cập đến TLS, TVS, hoạt động số
hoá tài liệu, tài nguyên số nội sinh tại các cơ quan TT-TV khác tại Việt Nam, không
đề cập đến hiện trạng xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện TTKHXH
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các khía cạnh tiếp cận nghiên cứu liên quan đến các thư viện của các Viện
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đề cập đến các khía cạnh như:
nguồn lực thông tin số, nguồn nhân lực thông tin thư viện, tổ chức và quản lý, bộ
máy tra cứu, công tác phục vụ, tài liệu số, sản phẩm và dịch vụ TT-TV…Đặc biệt
hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các thư viện thuộc Viện Hàn lâm

KHXH VN, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về TLS tại Viện
TTKHXH.
Như vậy, từ trước tới nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu, đánh giá tổng
thể thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện TTKHXH cũng như
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác xây dựng, tổ chức, khai thác TLS.
13


Do đó, có thể khẳng định đề tài: “Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại
Viện Thông tin Khoa học Xã hội”là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài
nghiên cứu nào trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng của quá trình xây
dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện Thông tin KHXH, đề xuất giải pháp
phát triển có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn ứng dụng tài liệu số Viện
TTKHXH nói riêng và các thư viện, trung tâm thông tin thư viện tại các thư viện
ngành nói chung.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu các vấn đề lí luận liên quan đến TLS về khái niệm, đặc trưng, tiêu
chí đánh giá và vai trò của TLS đối với Viện TTKHXH.
+ Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài liệu số tại Viện TTKHXH - cơ sở để phát
triển tài liệu số.
+ Nghiên cứu đặc điểm NDT và NCT tại Viện TTKHXH.
+ Nghiên cứu quy trình xây dựng, phát triển tài liệu số. Nghiên cứu thực trạng
các hoạt động liên quan tới TLS: xây dựng, tổ chức và khai thác TLS tại Viện
TTKHXH.
+ Phân tích các yếu tố để phát triển TLS, đánh giá chất lượng và hiệu quả TLS
tại Viện TTKHXH.
+ Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm

phát triển TLS tại Viện TTKHXH.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác số hóa và phát triển tài liệu số tại Viện TTKHXH như thế nào và có
nên số hóa toàn bộ nguồn tài liệu hiện có của Viện?
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thư viện điện tử và thư viện số đã mở
ra một bước tiến mới trong sử dụng và khai thác nguồn tài liệu số. Loại hình thư
14


viện này không hạn chế người sử dụng và cho phép tìm kiếm mọi thông tin dễ dàng
và hiệu quả. Việc phát triển mạnh mẽ kỹ thuật scan các dạng tài liệu thành dạng tài
liệu số càng cần thiết hơn khi các công cụ tìm kiếm xuất hiện và ngày càng phát
triển. Hầu hết các dạng tài liệu được scan và lưu trữ vào thư viện số.
Tài liệu số nổi lên với rất nhiều tiện ích: đọc và lưu trữ trên máy tính đồng thời
cho phép liên kết các tài liệu với nhau, cung cấp mọi kiến thức đã được viết trong
sách vở với nhiều thứ tiếng khác nhau mà với thư viện truyền thống không làm được
điều này. Giúp việc giải quyết các vấn đề một cách triệt để với hiệu quả cao.
Tuy vậy, sách in được in ngày một nhiều, độ tin cậy thường cao hơn, nội dung
và hình thức ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài ra đối tượng bạn đọc tại Viện
Thông tin KHXH là các nhà nghiên cứu, học viên và sinh viên các trường đại học.
Chính vì vậy, việc kết hợp phục vụ bạn đọc bằng cả tài liệu truyền thống và tài liệu
điện tử, tài liệu số tại Viện Thông tin KHXH vẫn được coi trọng.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu việc phát triển TLS tại Viện TTKHXH.

-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Viện TTKHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN.
+ Phạm vi thời gian: từ khi Viện TTKHXH được thành lập năm 1990 đến nay.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Về phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó luôn căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển văn
hóa và công tác hoạt động TT - TV.
* Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
-

Phương pháp quan sát thực tế

-

Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu, số liệu

-

Phương pháp chuyên gia, điều tra bằng phiếu hỏi

-

Phương pháp thống kê, so sánh, suy luận
15


7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn
* Về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng rõ vai trò, hiện trạng tài liệu

số tại Viện TTKHXH trong việc phục vụ thông tin và tư liệu, hỗ trợ học tập, nghiên
cứu của Viện TTKHXH. Hoàn thiện lí luận chung về TLS và các vấn đề về xây
dựng, tổ chức, khai thác tài liệu số.
* Về mặt ứng dụng: Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể có khả năng thực
thi nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng TLS đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
thuộc Viện TTKHXH.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được hiện trạng công tác phát triển tài liệu số tại
Viện TTKHXH. Đề tài nhằm nghiên cứu, tổng hợp các thông tin về việc phát triển
tài liệu số, để từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp phát triển tài liệu số tại Viện
TTKHXH nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu của người dùng
tin trong Viện
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, danh mục các sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số với Viện Thông tin
Khoa học Xã hội
Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện
Thông tin Khoa học Xã hội
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, tổ chức và khai thác
tài liệu số tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội

16


CHƢƠNG 1: XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ
VỚI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI
Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc phát triển thư viện Viện TTKHXH nói chung và phát triển thư viện số nói

riêng. Việc xây dựng, tổ chức và khai thác TLS với Viện TTKHXH được nhìn nhận
ở các góc độ: khái niệm xây dựng, tổ chức và khai thác TLS, quá trình hình thành và
phát triển của Viện TTKHXH, người dùng tin và nhu cầu tin của Viện TTKHXH,
vai trò của xây dựng, tổ chức và khai thác TLS với Viện TTKHXH.
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển tài liệu số
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Tài liệu số
Tài liệu số là những tài liệu/vật mang tin mà thông tin được chứa đựng trong
đó (một phần hay toàn bộ nội dung) đã được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân (0 và
1)/chuyển thành các bit/byte thông tin dữ liệu và được lưu trữ, khai thác trên các
công cụ tra cứu điện tử với sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng, phần mềm và hệ
thống mạng máy tính như sách điện tử, báo điện tử, các cơ sở dữ liệu, các chương
trình chạy trên máy tính, tài nguyên trong các trang web, các blog…
Trong phạm vi luận văn này tài liệu số được hiểu là tất cả các tài liệu được
mã hoá dưới dạng tín hiệu số, có thể được lưu trữ, truy cập qua máy tính, mạng máy
tính và được trao đổi, chia sẻ dễ dàng trong môi trường số. Thông thường được chia
thành 2 loại: TLS được lưu trên Storage, CD-ROM, DVD, NAT…(Dạng offline) và
TLS được truy cập trên mạng cụ thể là các CSDL online.
1.1.1.2 Xây dựng, tổ chức tài liệu số
Xây dựng tài liệu số là việc tạo lập TLS, xây dựng các bộ sưu tập số. Tổ chức
tài liệu số là việc xử lý TLS, tổ chức các bộ sưu tập số (BSTS), lưu trữ và bảo quản
TLS.
1.1.1.3 Khai thác tài liệu số
Khai thác TLS là các chính sách khai thác, các hình thức khai thác, cách quản
lý việc truy cập của người dùng trong môi trường số.
17


1.1.2 Vai trò của tài liệu số
-


Khả năng kiểm soát tài nguyên thông tin ở TLS rất mạnh, thông tin được kiểm
soát ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống thông tin.

-

Tiết kiệm diện tích không gian kho lưu trữ. Chúng ta không phải mất nhiều thời
gian, công sức, tiền bạc và chờ đợi để xây dựng kho lưu trữ, hệ thống giá. Việc
lưu trữ, quản lý và khai thác thông tin trên máy tính, hệ thống mạng máy tính
một mặt thu hẹp tối đa diện tích không gian kho vật lý mặt khác giúp phân
quyền và theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng quyền truy cập TLS của người
dùng tin.

-

TLS giúp bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu gốc đặc biệt là các tài
liệu quý hiếm, đơn bản, tài liệu in ấn có giá trị, giá thành cao. Nếu không tiến
hành số hoá các tài liệu có giá trị, quý hiếm sẽ bị hạn chế đối tượng người sử
dụng hoặc không được đưa ra sử dụng do lo sợ nguy cơ bị cắt xén, huỷ hoại, mất
mát

1.1.3 Đặc trƣng của tài liệu số
Có nhiều cách phân chia TLS, căn cứ vào hình thức thông tin được cung cấp,
ta có thể chia TLS thành các dạng sau: CSDL thư mục, TLS hóa toàn văn, TLS đặc
biệt (tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ…), TLS ngoại sinh (CSDL online), Thông tin đa
phương tiện.
TLS có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng về cơ bản,
TLS có những đặc trưng nổi bật sau đây:
* Mật độ thông tin cao
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là công nghệ nén và lưu trữ thông

tin trên các vật mang tin số, đã khiến cho tài liệu số hoá có khả năng lưu trữ một
dung lượng thông tin cực lớn. Một số thiết bị lưu trữ thông tin dưới dạng số phổ biện
hiện nay như: đĩa CD-ROM/DVD, ổ cứng...Đó là các thiết bị lưu trữ thông tin dưới
dạng số, được coi là một loại tài liệu số hoá và được sử dụng để lưu trữ các dạng tài
liệu dưới nhiều định dạng khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh…Mỗi CD-ROM
được sản xuất theo quy trình công nghệ chuẩn có khả năng lưu trữ lượng thông tin
18


650MB (Megabyte), đĩa DVD có khả năng lưu trữ lên tới hơn 4 GB (Gigabyte),
riêng ổ cứng có thể lưu trữ lên 5 TB (Terabyte).
* TTS có khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau
TLS tạo khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau, cho phép nhiều
người dùng truy cập tại cùng một thời điểm mà không bị giới hạn bởi không gian,
thời gian, vị trí địa lý. Do đó, TLS có tính đa truy (multi - access) hay được gọi là hệ
thống đa truy. TLS và TVS không giới hạn số lượng người dùng tin tại cùng một
thời điểm, không bị hạn chế về thời gian phục vụ, không gian và không giới hạn về
địa lý. TLS luôn được phục vụ theo nguyên tắc 24/7.
* Tra cứu nhanh chóng, thuận tiện và chính xác
Người dùng tin có thể tra tìm tài liệu theo nhiều dấu hiệu khác nhau khi truy
cập mạng để tìm kiếm tài liệu. Một số yếu tố cơ bản giúp người dùng tin tìm kiếm
tài liệu dễ dàng như: tên tài liệu, tên tác giả, từ khoá, năm xuất bản,... Với các quy
tắc biên mục tài liệu được sử dụng trong nhiều thư viện hiện nay như: AACR2,
ISBD,.. cùng với các trường của MARC21 đã giúp cho người dùng tin có thể tìm
kiếm tài liệu theo một hoặc nhiều dấu hiệu liên quan tới tài liệu. Ngoài ra, để biên
mục tài liệu điện tử, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dùng tin có thể tra cứu tài
liệu nhanh chóng và chính xác 15 yếu tố của Dublin core được sử dụng trong mô tả
TLS.
* Thông tin số có tính cập nhật cao:
Thông tin chứa trong TLS luôn cập nhật nhanh chóng sẽ đảm bảo thông tin

luôn mới, kịp thời mà không mất nhiều thời gian hay công sức của người dùng tin.
Ngày nay, thông tin luôn luôn biến đổi không ngừng do đó việc cập nhật, đổi mới
nội dung thông tin hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây là hết sức quan trọng.
Các CSDL online hiện nay cũng không ngừng cập nhật các bài viết, các tài liệu mới
về các ngành khoa học đang phát triển mạnh.
* Tính sinh động, phong phú và hấp dẫn của thông tin:
TLS có thể lưu trữ thông tin theo nhiều định dạng khác nhau như: dạng văn
bản, hình ảnh, âm thanh, video... Do đó, thông tin trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi
19


cuốn người sử dụng hơn. Nó giúp cho người dùng tin yêu thích sử dụng loại hình
tài liệu này và và trong nhiều trường hợp thông tin trở nên chính xác hơn. Cụ thể
với những người làm khoa học, một trong những phương pháp quan trọng là phỏng
vấn sâu. Trong những cuộc phỏng vấn sâu không phải ai cũng ghi chép hết nội
dung trả lời đối tượng được phỏng vấn. Nhưng lại có thể ghi âm lại và với một
thiết bị đọc là có thể nghe lại cuộc phỏng vấn đó bất cứ lúc nào. Thậm chí có thể
nhìn thấy toàn bộ cuộc phỏng vấn để đánh giá được chính xác những vấn đề mà
nhà khoa học quan tâm.
* Thông tin phản hồi đa chiều:
TLS tạo kênh thông tin phản hồi đa chiều, người dùng tin có thể liên hệ trực
tiếp, nhanh chóng với tác giả hay người tạo lập, quản lý nguồn tin thông qua các liên
kết trức tiếp (có thể coi là quản trị viên hay Admin của hệ thống). Điều này để thực
hiện được đối với tài liệu truyền thống là tương đối khó. Ngoài ra, người dùng tin
còn được hỗ trợ thông qua trợ giúp để có thể trao đổi học thuật, tham gia vào các
diễn đàn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cảm nhận với những người dùng tin khác.
Thông qua các kết nối linh hoạt được tạo lập, có sẵn từ TLS người dùng có thể tìm
thấy thông tin email, điện thoại liên hệ với tác giả hoặc người sáng tạo nguồn tin để
trao đổi thông tin. Với khả năng đó, mỗi TTS không phải là một thông tin đơn thuần
mà nó còn ẩn chứa những dạng thông tin tiềm năng khác. Việc tạo ra các đường link

của TLS đã mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin, mở rộng kho tàng kiến thức của
nhân loại. Từ đặc trưng cơ bản của thông tin là không bị mất đi mà càng có giá trị và
phát triển hơn trong quá trình sử dụng, ta sẽ tạo thêm nhiều liên kết hữu ích để có
thể tiếp cận được nhiều hơn với nguồn thông tin, không chỉ nguồn thông tin trong
một thư viện mà trong phạm vi rộng hơn nữa.
1.1.4 Các yếu tố tác động đến việc phát triển tài liệu số
Để có thể xây dựng được mô hình hệ thống thông tin thư viện điện tử của
Viện TTKHXH đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của một thư viên điện tử hiện
đại cũng như phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu của Viện, chúng ta cần xác định
chính xác các yêu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển tài liệu số:
20


Nhu cầu

Hạ tầng

Tài liệu số

cơ sở

Cơ chế quản lý,
Nhân lực

Tài liệu số

Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thông
tin


Tài nguyên

Quản lý, chất lƣợng dịch vụ thông tin số

Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và các dịch vụ thông tin số
Các yếu tố tác động đến việc phát triển tài liệu số gồm 6 yếu tố đó chính là:
nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu số, cơ chế quản lý và nguồn nhân lực, tài
nguyên thông tin hiện có, hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và các
hệ thống thông tin. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Để
có thể thực hiện việc xây dựng hệ thống tài liệu số của Viện thật sự có ý nghĩa và
hiệu quả cần quan tâm chặt chẽ đến tương quan giữa các yếu tố này.
1.2 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Academy of Social Sciences - có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý và Văn
học (gọi tắt là Ban nghiên cứu Sử - Địa - Văn) được thành lập ngày 2 tháng 12 năm
1953, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan khoa học thuộc Chính
phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về Khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ
21


khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại
học về Khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực Khoa học xã hội của cả nước.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân được
thành lập năm 1953 đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển liên tục 60 năm.
Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ ấy, Viện đã có bước trưởng thành và phát

triển về mọi mặt, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp phát triển khoa học và
công nghệ nước nhà nói chung, sự nghiệp phát triển Khoa học xã hội và Nhân văn
nói riêng. Quá trình hình thành, phát triển Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam có thể chia thành 4 thời kỳ, tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách
mạng Việt Nam.
1.2.1.1 Thời kỳ hình thành, bước đầu xây dựng và phát triển (1953-1959)
Ngày 2/12/1953, Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học được thành lập
theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam, từ giữa năm 1954 được đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học - Lịch sử - Địa
lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa.
1.2.1.2 Thời kỳ trưởng thành, phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền
Bắc, giải phóng miền Nam (1959-1975)
Sau ngày miền Bắc được giải phóng và chuyển sang nhiệm vụ khôi phục kinh
tế sau chiến tranh, thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, thống nhất nước nhà. Đây là
thời kỳ đòi hỏi đất nước ta phải phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ nói
chung, Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng.
Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký
Sắc lệnh số 01/SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính
phủ. Ban Khoa học xã hội (KHXH) nằm trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban khoa học
Nhà nước.
22


Ngày 11/10/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tách Ủy ban
khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan độc lập: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà
nước và Viện Khoa học xã hội (Quyết định số 165/TVQH ngày 11/10/1965 của
Quốc hội ).
Ngày 19/6/1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH

về việc chuyển Viện Khoa học xã hội thành Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (Ủy
ban KHXH Việt Nam)
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban KHXH Việt Nam "là Trung tâm nghiên cứu
và quản lý việc nghiên cứu Khoa học xã hội nước ta, nhiệm vụ chung của nó là, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề Khoa học xã hội nhằm góp
phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”, “là Trung tâm tập hợp cán bộ
nghiên cứu Khoa học xã hội của cả nước, là một chỗ dựa của Trung ương Đảng và
Chính phủ về mặt nghiên cứu lý luận, là một chỗ dựa của các cơ quan giảng dạy và
truyền bá Khoa học xã hội ”. (Nghị quyết số 117/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
31/7/1967).
1.2.1.3 Thời kỳ thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
(1975-1985)
Rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ được giao, Ủy ban KHXH Việt Nam đã
cụ thể hóa thành 5 nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn phát triển mới như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận của ngành KHXH,
giảng dạy, truyền bá, góp phần làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin chiếm vị trí chủ đạo
trong đời sống xã hội nước ta.
- Phát huy những truyền thống và giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc góp
phần tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác-Lênin.
- Góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra.
- Đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trên đại học.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trước hết là với Liên Xô và các nước
XHCN khác.
23


×