Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 148 trang )

đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học x hội và nhân văn

nguyễn trung hng

Những giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác đào tạo nghề cho
thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu
của ngời sử dụng lao động
ở tỉnh Vĩnh Phúc

luận văn thạc sĩ khoa học xã hội học

Hà Nội, 2006

1


đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học x hội và nhân văn
khoa x hội học

Những giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp
ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động
ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chuyên ngành:

Xã hội học


Mã số

60 31 30

:

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh
Ngời thực hiện:

Nguyễn Trung Hng

Hà Nội, 2006

2


Danh mục các chữ viết tắt.

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá

CCLĐ

Cơ cấu lao động


CĐ-ĐH

Cao đẳng-Đại học

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CN, XD

Công nghiệp-Xây dựng

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

GD-ĐT

Giáo dục-Đào tạo

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

LĐPT


Lao động phổ thông

LĐTBXH

Lao động thơng binh xã hội

LLLĐ

Lực lợng lao động

TTDN

Trung tâm dạy nghề

TTDVVL

Trung tâm dịch vụ việc làm

TM-DV

Thơng mại-Dịch vụ

3


Mục lục
Phần mở đầu

7


1. Tính cấp thiết của đề tài

7

2. ý nghĩa lý luận và thực tiễn

9

2.1. ý nghĩa lý luận

9

2.2. ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu:
4.3. Phạm vi khảo sát
5. Phơng pháp nghiên cứu
5.1. Phơng pháp luận
5.2. Phơng pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phơng pháp phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp
5.2.2. Phơng pháp điều tra xã hội học
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Kết cấu luận văn
8. Khung lý thuyết

10

10
10
10
11
11
11
11
12
12
14
14
14
15
16
16

Phần II. Nội dung nghiên cứu

18

Chơng I. Cở sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu 18
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình nghiên cứu ngoài nớc
2. Tình hình nghiên cứu trong nớc
II. Lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1. Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons
2. Lý thuyết chức năng của R.Merton
III. Các khái niệm công cụ đợc sử dụng
1. Khái niệm thanh niên


18
18
20
22
22
25
26
26

4


2. Khái niệm lao động thanh niên
3. Khái niệm đào tạo nghề
4. Khái niệm cơ sở đào tạo nghề
5. Khái niệm Ngời sử dụng lao động

27
27
28
28

Chơng II. Kết quả nghiên cứu

29

I. Đặc điểm vị trí địa lý - dân số và lao động - việc làm
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1999 2004
1. Đặc điểm vị trí địa lý - dân số - kinh tế
2. Đặc điểm lực lợng lao động và việc làm

3. Vài nét về hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc
II. Thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc
1. Hình thức và loại hình đào tạo
2. Cấp trình độ đào tạo
3. Cơ cấu ngành nghề đào tạo
4. Qui mô đào tạo
III. Thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động thanh niên qua

29
30
30
36
38
39
42
45
47

đào tạo nghề của các doanh nghiệp

49

1. Thực trạng sử dụng lực lợng lao động thanh niên đã qua
đào tạo nghề trong các doanh nghiệp
2. Nhu cầu lao động thanh niên qua đào tạo nghề của doanh nghiệp
3. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lợng lao động thanh niên
IV. Các yếu tố tác động tới đào tạo nghề
1. Các yếu tố liên quan tới cơ sở đào tạo nghề
1.1. Yếu tố chính sách.
1.2. Yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở dạy ngh

1.3. Kinh phí hoạt động và đầu t của cơ sở đào tạo nghề
1.4. Chơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo nghề
1.5. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề
1.6. Phơng pháp giảng dạy trong quá trình đào tạo
2. Yếu tố liên quan tới cơ quan quản lý nhà nớc về dạy nghề
3. Yếu tố liên quan tới hệ thống trung tâm DVVL
4. Các yếu tố liên quan tới doanh nghiệp

49
53
55
57
57
58
61
63
65
67
68
70
73
75

5


Chơng III. giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu
của ngời sử dụng lao động ở tỉnh vĩnh phúc


79

1. Những quan điểm cơ bản về phát triển đào tạo nghề
2. Những phơng hớng cơ bản trong hoạt động đào tạo nghề
3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên
3.1 Đổi mới nhận thức cơ bản về hệ thống dạy nghề
và đào tạo nghề
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đào tạo cho các
cơ sở dạy nghề và hệ thống đào tạo nghề
3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lợng đào tạo nghề thông
qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nớc về dạy nghề
3.4. Nhóm giải pháp liên quan tới doanh nghiệp nhằm
nâng cao chất lợng đào tạo và sử dụng lao động thanh niên
đã qua đào tạo
3.5. Tăng cờng mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo, và
trung tâm DVVL

79
80
82

Kết luận

112

Tài liệu tham khảo

115

Phiếu khảo sát


117

82
85
96

108
110

6


Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết phát triển lao động thanh niên là phạm trù và đối tợng chủ
yếu của phát triển nguồn nhân lực, là quá trình làm biến đổi về số lợng, chất lợng
và cơ cấu lao động thanh niên ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất và
thị trờng lao động nhằm phát huy cao nhất nguồn lực thanh niên cho phát triển đất
nớc. Phát triển lao động thanh niên về số lợng là nhằm đảm bảo lao động thanh
niên chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lợng lao động, chuẩn bị một lực
lợng lao động trẻ, khỏe, có nhiều tiềm năng thay thế cho các thế hệ lao động trớc
và đáp ứng yêu cầu của thị trờng lao động ngày càng mở rộng. Về chất lợng là
không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, khả năng làm việc của lao động thanh
niên thông qua đào tạo và tích lũy trong cả cuộc đời sống và làm việc của họ, để đạt
đợc cấp trình độ nào đó và có thể làm đợc các công việc phức tạp tơng ứng. Về
cơ cấu là đảm bảo sự phù hợp tối u giữa cơ cấu cung lao động thanh niên (về số
lợng và chất lợng) với cơ cấu cầu lao động thanh niên, bao gồm cơ cấu theo cấp
trình độ công việc đang làm (bậc cao, bậc trung và bậc thấp); theo ngành, nghề của
nền kinh tế quốc dân; theo thành phần kinh tế; theo vùng, miền, dạng việc làm và

theo phân lớp thị trờng lao động. Bên cạnh đó, sử dụng hiệu quả thanh niên là nội
dung rất quan trọng của phát triển lao động thanh niên, thanh niên lao động với
năng suất và hiệu quả cao cũng là hớng quan trọng để nâng cao khả năng cạnh
tranh của lao động thanh niên.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Trung du Bắc Bộ. Đặc trng cơ bản của Vĩnh
Phúc trong giai đoạn 1999-2004 là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ, điều này tất yếu dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động (từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực phi nông nghiệp). Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế-cơ cấu lao động nói trên cùng với những chủ trơng
chính sách, giải pháp khuyến khích, u đãi khác của chính quyền tỉnh (chính sách
đất đai, thuế, tài chính-tín dụng...) đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ về số lợng các
doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê hàng năm (Tổng cục Thống kê), số lợng
doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã
tăng từ 238 cơ sở năm 2000 lên 632 cơ sở năm 2004 (tốc độ tăng bình quân hàng

7


năm về số lợng các doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2004 đạt 41,39%), bên
cạnh đó còn có sự phát triển của hàng ngàn các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ
khác (không hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). Sự phát triển mạnh mẽ của các
doanh nghiệp dẫn tới kết quả là số lao động làm việc trong khu vực này đã tăng lên
mạnh mẽ từ 16113 ngời năm 2000 lên 40281 ngời năm 2004 (tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 37,50%). Phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp có
độ tuổi dới 35 (85%) và đại đa số (95%) số lao động dự định tuyển mới trong thời
gian tới của doanh nghiệp có độ tuổi dới 30. Điều này đợc khẳng định trong
chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 với các
mục tiêu trọng tâm là phát triển kinh tế theo hớng tiếp tục đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế-cơ cấu lao động, tập trung các nguồn lực cho đầu t phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực thanh niên. Gắn chặt hoạt động đào

tạo và sử dụng nguồn nhân lực thông qua các chơng trình phát triển kinh tế-xã hội,
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho lao động thanh
niên nói riêng và để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, khu vực doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng.
Thực tế cho thấy, chất lợng (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ
thuật) của lao động thanh niên Vĩnh Phúc làm việc trong doanh nghiệp mặc dù tốt
hơn so với lao động thanh niên nói chung cũng nh so với tổng lực lợng lao động
nói riêng của tỉnh, song phần lớn những lao động thanh niên (đã qua đào tạo nghề)
này khi vào làm việc trong doanh nghiệp vẫn cha thể đáp ứng ngay đợc yêu cầu
của doanh nghiệp và do đó doanh nghiệp đã phải tổ chức đào tạo lại, thậm chí đào
tạo mới cho họ. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động thanh niên phù hợp với yêu
cầu sản xuất của doanh nghiệp không hề dễ dàng, nhất là những lao động thanh
niên có tay nghề, có kỹ năng thực hành và có chuyên môn nghề nghiệp đợc đào
tạo phù hợp với sản xuất. Điều này có nghĩa nhiều ngành nghề doanh nghiệp đang
rất cần song không có trong danh mục đào tạo của các cơ sở dạy nghề; cấp trình độ
nghề đợc đào tạo trong các cơ sở dạy nghề còn thấp (chủ yếu là đào tạo nghề ngắn
hạn); các kỹ năng bổ trợ của lao động thanh niên còn cha đợc chú trọng (kỹ
năng về ngoại ngữ, vi tính, tác phong làm việc công nghiệp, kỹ năng làm việc theo
nhóm...).

8


Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu, đề
cập tới vấn đề việc làm và đào tạo nghề cho lao động. Tuy nhiên, phần lớn các công
trình này chỉ tập trung làm rõ những vấn đề mang tính vĩ mô nh: mối quan hệ giữa
đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực; tác động của việc làm tới phát triển kinh
tế xã hội; những giải pháp phát triển thị trờng lao động...vv mà cha có công trình
nào đề cập một cách cụ thể về vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng
đợc yêu cầu của ngời sử dụng lao động, đặc biệt là những nghiên cứu khoa học

phục vụ cho hoạch định chiến lợc phát triển hệ thống đào tạo nghề gắn với nhu cầu
thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn một địa phơng, một tỉnh đang có tốc độ
đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhanh nh Vĩnh Phúc.
Hay nói một cách khác, vấn đề mối quan hệ giữa hệ thống đào tạo nghề với nhu cầu
thực tế về chuyên môn của ngời lao động trong doanh nghiệp vẫn cha đợc đề
cập một cách cụ thể, rõ ràng, nhất là dới góc độ xã hội học. Những thực tế trên đây
là cơ sở gợi nên cho học viên hớng suy nghĩ và lựa chọn nghiên cứu đề tài Những
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng
yêu cầu của ngời sử dụng lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc làm luận văn thạc sỹ,
chuyên ngành xã hội học của mình.
2. ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2.1. ý nghĩa lý luận
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết trong
xã hội học nh lý thuyết hệ thống xã hội, lý thuyết chức năng....
+ Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên một quan niệm khoa học về
cách nhìn nhận, xem xét xây dựng chơng trình/khung đào tạo nghề cũng nh trong
việc hoạch định chiến lợc phát triển hệ thống dạy nghề.
+ Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về mối quan
hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động, đặc biệt là lao động thanh niên, theo định
hớng "cầu" của thị trờng.

9


2.2. ý nghĩa thực tiễn.
+ Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn
về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động thanh niên, qua đó giúp cho cơ
quan quản lý cấp tỉnh có những định hớng phù hợp trong việc hoạch định chiến
lợc phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc trong
thời gian tới.

+ Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn
cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong việc xây dựng chơng trình, kế
hoạch đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp cho lao động thanh niên nói riêng
và ngời lao động nói chung thay đổi nhận thức và hành vi của mình đối với vấn đề
đào tạo nghề, lựa chọn việc làm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống đào tạo nghề và việc
sử dụng lao động thanh niên qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp nhằm phát
hiện những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo nghề và những nguyên nhân/nhân
tố cơ bản ảnh hởng tới hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên, qua đó đề xuất các
giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đào tạo nghề
trong việc đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của ngời sử dụng lao động trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt đợc mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Xây dựng cơ sở lý luận về vai trò của đào tạo nghề trong phát triển nguồn
nhân lực và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động thanh niên.
+ Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề đối với thanh niên.

10


+ Đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên đã qua đào tạo tại các doanh
nghiệp.
+ Tìm hiểu những nhân tố cơ bản tác động tới công tác đào tạo nghề cho
thanh niên. Từ đó, phát hiện những tồn tại, hạn chế trong đào tạo nghề và sử dụng
lao động thanh niên qua đào tạo nghề tại các doanh nghiệp.
+ Đề xuất những khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của ngời sử dụng
lao động.
4. Đối tợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tợng nghiên cứu:
+ Những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp
ứng nhu cầu của ngời sử dụng lao động
4.2. Khách thể nghiên cứu:
+ Thanh niên đang học nghề tại các cơ sở đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Các cơ sở dạy nghề của tỉnh.
+ Lao động thanh niên đã qua đào tạo nghề hiện đang làm việc tại các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
+ Các Trung tâm DVVL và cơ quan quản lý nhà nớc về dạy nghề trong tỉnh.
4.3. Phạm vi khảo sát:
+ Về thời gian: giai đoạn 1999-2004
+ Về không gian: Việc tổ chức điều tra nghiên cứu thực địa đợc tiến hành ở
ba địa bàn: Thị xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tờng và huyện Lập Thạch.

11


5. Phơng pháp nghiên cứu.
5.1. Phơng pháp luận: quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đợc
vận dụng theo: phơng pháp tiếp cận hệ thống, hớng tiếp cận lịch sử cụ thể.
Phơng pháp tiếp cận hệ thống: Trong bộ T bản, Mác vận dụng nguyên lý
tính hệ thống trong mối quan hệ hữu cơ với nguyên lý phát triển để phân tích một
hệ thống kinh tế-xã hội cụ thể trong phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở này, hệ
thống đợc quan niệm là một phức hợp các yếu tố có liên quan với nhau tạo ra một
chỉnh thể thống nhất. Các yếu tố này có thể là những đối tợng vật chất hay những
cấu tạo tinh thần, còn tổng thể thì có thể thay đổi từ một tổng số cơ giới những đối
tợng vật chất có quan hệ với nhau, cho đến những sinh vật, não ngời, cơ cấu tổ

chức một xí nghiệp lớn, cấu trúc xã hội hoặc những cơ cấu còn lớn hơn nữa. Các
nghiên cứu hệ thống thờng hớng tới những vấn đề phức tạp, phức hợp, qui mô
lớn, nhằm không chỉ nhận thức ra bản chất các vấn đề và đối tợng nghiên cứu, mà
còn tạo ra những phơng tiện để điều khiển một cách hợp lý những đối tợng đó và
giảI quyết những vấn đề nêu ra.
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh
niên nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động tỉnh Vĩnh Phúc theo quan
điểm tiếp cận hệ thống để thấy một cách toàn diện các nhân tố tác động đến sự phát
triển, các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hoá, đặc điểm hộ gia đình ngời lao động,
các doanh nghiệp, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nớc nói
chung cũng nh của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. đang tác động đến nền tảng triết lý
và hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề đóng trên địa bàn tỉnh. Theo quan
điểm này, đề tài nhất thiết phải đặt các cơ sở đào tạo nghề nh hệ thống trong hệ
thống xã hội, cụ thể xã hội Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, nhìn hiện tợng
này trong mối quan hệ nhân quả với các hiện tợng khác. Từ đó tìm hiểu những khó
khăn, thuận lợi trong hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên. Theo đó, hoạt động
đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh niên trong các doanh nghiệp đợc coi là
một hệ thống tổng thể (hệ thống đào tạo và sử dụng) do các tiểu hệ thống hợp
thành. Mỗi tiểu hệ thống có cấu trúc và đảm nhận vai trò và chức năng riêng, các
tiểu hệ thống hoạt động theo nguyên tắc "bảo tồn, duy trì" sự cân bằng của hệ thống
tổng thể, tức là chất lợng và hiệu quả đào tạo nghề phải đáp ứng đợc yêu cầu của

12


ngời sử dụng lao động. Do vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phân tích cấu trúc và
thực hiện chức năng của từng tiểu hệ thống trong hệ thống tổng thể, qua đó phát
hiện những tồn tại, khó khăn cản trở tới sự vận hàng của cả hệ thống đào tạo và sử
dụng trên địa bàn Vĩnh Phúc đang gặp phải, từ đó đề xuất những khuyến nghị, giải
pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trên.

Hớng tiếp cận lịch sử: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động trong các điều
kiện lịch sử cụ thể về thời gian, không gian của từng vùng, miền gắn với nền văn
hoá, tôn giáo của từng dân tộc và quốc gia. Cách tiếp cận này làm sáng tỏ những
qui luật chung và những đặc điểm riêng trong lịch sử phát triển của từng cơ sở đào
tạo, khung chơng trình của từng cơ sở đào tạo tại mỗi địa phơng cụ thể. Khung
chơng trình đào tạo nghề luôn luôn đợc thay đổi cho phù hợp với đặc thù và nhu
cầu của địa phơng trong từng giai đoạn, vì thế có thể nói nó cũng đợc (và cần
đợc) thay đổi theo thời gian do những động lực khách quan tạo ra và chịu sự chi
phối, qui định của thực tại xã hội mà trong đó các cơ sở đào tạo là một bộ phận.
Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động đợc đặt trớc bối cảnh đổi mới
đất nớc trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và sự phát triển của nền
kinh tế theo cơ chế thị trờng trong nớc, trên thế giới và những yêu cầu của nó đối
với hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên, những đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ mới về nguồn lực con ngời, xu thế toàn cầu hoá, việc chuẩn bị
cho con ngời sống và làm việc với xu thế đó Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu
quả đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động
với quan điểm lịch sử cụ thể phai xuất phát từ đặc thù của các cơ sở đào tạo trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền cụ thể, không tách rời ảnh hởng văn
hoá và chính sách quốc gia về đào tạo và phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
và nghề nghiệp.

13


5.2. Phơng pháp nghiên cứu cụ thể.
5.2.1. Phơng pháp phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng phơng pháp phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp làm phơng
pháp nghiên cứu chủ yếu. Các nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp đợc sử dụng bao

gồm:
- Số liệu thông kê hàng năm về Lao động-Việc làm của tỉnh.
- Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của công tác đào tạo nghề và trung
tâm dịch vụ việc làm.
- Các kết quả nghiên cứu khác có liên quan (đề tài cấp nhà nớc "Nghiên cứu
thị trờng lao động và định hớng nghề nghiệp cho thanh niên", "Thực trạng
sử dụng lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp khu vực chính thức và phi
chính thức"...).
5.2.2. Phơng pháp điều tra x hội học
5.2.2.1. Phơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi (định lợng): Số lợng ngời đợc
phỏng vấn bao gồm:
- 100 học viên học nghề tại các cơ sở dạy nghề.
- 10 cơ sở dạy nghề (bao gồm cả chính qui và không chính qui) trên địa bàn
một số huyện/thị xã tỉnh Vĩnh Phúc (thị xã Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch,
huyện Vĩnh Tờng).
- 20 doanh nghiệp có sử dụng lao động thanh niên qua đào tạo nghề.
- 190 lao động thanh niên làm việc trong doanh nghiệp.
5.2.2.2. Phơng pháp phỏng vấn sâu, sử dụng bảng hỏi phỏng vấn bán cấu trúc
(định tính). Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tợng sau:
- 10 lãnh đạo cơ sở dạy nghề.

14


-20 ngời chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động thanh niên qua đào tạo
nghề.
- 1 cán bộ lãnh đạo phòng Quản lý Dạy nghề Sở LĐTBXH và 2 cán bộ phụ
trách quản lý dạy nghề tại các phòng Nội vụ-LĐTBXH thị xã Vĩnh Yên và
huyện Lập Thạch.
- 2 cán bộ trung tâm DVVL trên địa bàn thị xã Vĩnh Yên.

6. Giả thuyết nghiên cứu.
- Trong giai đoạn 1999-2004, mặc dù hệ thống đào tạo nghề đã có vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa
bàn tỉnh tăng nhanh qua từng năm, qui mô đào tạo nghề ngày càng lớn, tuy nhiên
chất lợng đào tạo nghề cho thanh niên của hệ thống đào tạo nghề vẫn cha hoàn
toàn đáp ứng đợc yêu cầu của ngời sử dụng lao động.
- Chất lợng đào tạo nghề cho thanh niên của hệ thống đào tạo nghề cha cao
là do các nguyên nhân nh nhận thức của xã hội đối với vấn đề dạy nghề dù đang
dần đợc cải thiện song vẫn cha thực sự đầy đủ; sự yếu kém về năng lực của cơ sở
đào tạo (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.), hệ thống chính sách liên quan tới đào
tạo cha thực sự kích thích hoạt động đào tạo của cơ sở, mối liên hệ của cơ sở đào
tạo với doanh nghiệp và các đối tác xã hội khác có liên quan cha phát triển gây
nên.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, cần có những giải pháp nhằm
làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với vấn đề dạy nghề, trong đó bao gồm cả
những giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý nhà
nớc về dạy nghề.
- Để hoạt động đào tạo của hệ thống dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng đợc
yêu cầu về lao động thanh niên qua đào tạo trong thời kỳ mới, rất cần có những giải
pháp toàn diện nhằm cải thiện, nâng cao một cách cơ bản năng lực đào tạo của cơ
sở dạy nghề.

15


- Để lao động thanh niên sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo nghề trong các
cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng đợc yêu cầu của công việc và
của ngời sử dụng lao động/doanh nghiệp, trong thời gian tới cần phải tăng cờng,
mở rộng và phát triển mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và các
đối tác xã hội khác trong quá trình đào tạo và sử dụng lao động thanh niên, trong đó

đặc biệt là tăng cờng hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp ngay từ khâu đào
tạo cho thanh niên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài.
Chơng 2: Kết quả nghiên cứu của đề tài.
Chơng 3: Khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử dụng lao động.
8. Khung lý thuyết

16


Yếu tố liên quan tới doanh nghiệp:
- Thực trạng sử dụng
- Nhu cầu về LĐ thanh niên qua đào
tạo.
- Mức độ tham gia của DN trong đào
tạo
Yếu tố liên quan tới cơ sở dạy nghề:
- Đội ngũ giáo viên
-Năng lực cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo
- Cơ cấu, cấp trình độ đào tạo
- Khung chơng trình, phơng pháp
đào tạo
Yếu tố liên quan tới học viên
- Trình độ
-Giới tính
- Độ tuổi

- Khu vực
- Nhu cầu

Hoạt động
dạy nghề của
các cơ sở đào
tạo

Chất lợng
và mức độ
đáp ứng của
lao động
thanh niên
với nhu cầu
của doanh
nghiệp

Yếu tố liên quan tới lĩnh vực quản lý
nhà nớc về dạy nghề và các đối tác
xã hội.
- Chính sách liên quan tới dạy nghề.
- Hoạt động quản lý nhà nớc về dạy
nghề.
- Tác động của các đối tác XH.

17


Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chơng I. Cở sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu

I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình nghiên cứu ngoài nớc
Đào tạo nghề cho ngời lao động và vai trò của đào tạo nghề với giải quyết
việc làm, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã và đang thu hút sự
quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Có thể liệt kê một số
công trình ở các nớc khác trên thế giới đề cập tới vấn đề này nh sau:
Trong công trình nghiên cứu về đào tạo nghề cho thanh niên ở Uruguay
Vocational training for youth in Uruguay, tác giả Naranjo Silva cho rằng việc
thực hiện chơng trình đào tạo nghề cho thanh niên tại các nớc thuộc khu vực
Châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean đã thu đợc nhiều thành tựu, cả về mặt chính
sách và phơng pháp luận. Bằng việc sử dụng một khung nghiên cứu với những
phơng pháp tiếp cận học thuật phù hợp với đối tợng thanh niên thất nghiệp, tác
giả của công trình nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá kết quả đạt đợc
và những kinh nghiệm thu đợc từ những chơng trình đào tạo nghề cho thanh niên
đợc coi là thành công tại Uruguay. Kết quả thu đợc tự bản thân nó đã mô tả một
cách đầy đủ về sự thành công của chơng trình đào tạo nghề cho thanh niên, qua đó
rút ra đợc những khuyến nghị cho việc thiết kế và thực thi những chơng trình tiếp
theo trong tơng lai.
Tác giả Labarca.G.Coord trong công trình nghiên cứu về cải cách kinh tế và
dạy nghề (Economic Reform and Training) đã chỉ ra rằng các chính sách và chơng
trình dạy nghề đợc ban hành thông thờng chỉ mới đề cập tới những kỹ năng nghề
nghiệp liên quan tới các ngành nghề có trình độ công nghệ phát triển, ví dụ nh
ngành điện tử và những ngành có liên quan tới những tổ chức kinh tế có cấu trúc
tơng đối linh hoạt mà không đề cập tới những yêu cầu đặc trng của những ngành
nghề, nơi có đông công nhân lao động với trình độ CMKT thấp. Trong công trình
này, tác giả đã tóm tắt tổng quan và phân tích sâu sắc về sự phát triển của những
18


nghành nghề mới và mối quan hệ của nó với đào tạo nghề, cũng nh phân tích sự

khập khiễng, thiếu sót trong việc đào tạo những nghề thuộc các nhóm ngành truyền
thống tại một số nớc thuộc khu vực Châu mỹ la tinh,ví dụ nh Mê hi cô, Bra xin,
Chi lê và Cộng hoà Đô mi ních. Qua việc phân tích quá trình chuyển đổi nền kinh tế
và lao động-việc làm ở các nớc trên, tác giả cho thấy bên cạnh việc tập trung u
tiên cho đào tạo các ngành nghề mới với trình độ cao, thì đào tạo nghề cho các
nhóm ngành thuộc khu vực truyền thống (nơi thu hút phần lớn số lao động và trình
độ lao động làm việc trong khu vực này vẫn còn thấp) cũng rất cần thiết và đang bị
bỏ ngỏ.
Giáo viên dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lợng
đào tạo nghề, đề cập tới vấn đề này, Tiến sỹ Arnold.R trong công trình nghiên cứu
có tên Vocational Training: New Trends and Prospects cho rằng việc ứng dụng
công nghệ và cấu trúc tổ chức của thị trờng lao động hiện đại đòi hỏi học viên học
nghề phải biết cách thích ứng không chỉ về mặt nội dung mà còn cả khung kiến
thức cơ bản, điều này giúp ích cho họ trong quá trình tự thích nghi, phân tích và ra
quyết định. Trong khi đó giáo viên dạy nghề chủ yếu chỉ đợc đào tạo chuyên sâu
về một lĩnh vực, ngành nghề nhất định, do đó, khi mà công nghệ thay đổi thờng
xuyên và nhanh chóng thì những kiến thức mà họ học đợc sẽ nhanh chóng trở nên
lỗi thời. Vì thế việc đội ngũ giáo viên không chỉ có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực
mà họ đảm nhận thì họ cũng rất cần phải nắm đợc kiến thức cơ bản về những nghề
khác có liên quan hoặc gần giống với chuyên môn mà họ đang làm, đồng thời giáo
viên dạy nghề cũng cần phải thờng xuyên cập nhật kiến thức và không ngừng nâng
cao trình độ để có thể thích ứng đợc một cách nhanh nhất với sự thay đổi của công
nghệ.
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, nhiều chơng trình/dự án về đào tạo
nghề cũng đã đợc thiết kế và đa vào thực hiện. Ví dụ nh trờng hợp ở Zăm bi a,
nơi mà đời sống của ngời nông dân a có thể coi là không ổn định, nguyên nhân là
do một số vấn đề nh: kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tỷ lệ lạm phát tăng
nhanh và thờng xuyên bị hạn hán. Việc đào tạo kỹ năng phát triển nông nghiệp
bền vững nhằm ổn định đời sống ngời dân khu vực nông thôn đã đợc thực hiện
bởi ICA kể từ năm 1991. Chơng trình đào tạo này cho phép ngời nông dân có

đợc nguồn thu nhập thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, và

19


ngày càng có nhiều ngời dân quan tâm tới hoạt động nông nghiệp. Năm 1996,
trung tâm dạy nghề thanh niên đã đợc thành lập tại làng Kapini, ở miền trung
Zămbia. Những khoá học về nghề hàn điện, mộc và chăn nuôi gia cầm đã giúp cho
học viên và ngời nông dân có thể tự thiết kế ra những công cụ sản xuất (hơn là
phải mua những thứ tơng tự nhng đắt tiền hơn) phục vụ cho công việc kiếm sống
hàng ngày của mình. Những chơng trình đào tạo này đã cải thiện điều kiện sống ở
vùng nông thôn và làm thay đổi thái độ của lớp thanh niên hớng về cuộc sống ở
vùng quê hơn thay vì di c tới các thành phố lớn để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Trong những nghiên cứu trên, thị trờng lao động và đào tạo nghề cho lao
động thanh niên chỉ là một trong những nội dung của nghiên cứu tổng thể về vấn
đề việc làm và hội nhập thị trờng lao động của thanh niên. Các kết luận từ các
công trình nghiên cứu đó là những căn cứ quan trọng để Tổ chức Lao động quốc
tế trình Tổng Th ký Liên Hiệp quốc thành lập một Hội đồng Cao cấp về mạng
lới việc làm cho thanh niên có trách nhiệm t vấn cho Liên Hợp quốc và Tổ
chức lao động quốc tế những vấn đề về chính sách, kỹ thuật và tài chính để giảm
thất nghiệp, tăng việc làm cho thanh niên. Nh thế đủ thấy vấn đề việc làm, đào
tạo nghề cho thanh niên đã đợc cộng đồng thế giới quan tâm ở mức cao nhất.
2. Tình hình nghiên cứu trong nớc
Vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên hiện nay cũng đang đợc rất
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nớc quan tâm. Trong bài viết của mình có
tên Để có nguồn nhân lực chất lợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất
nớc trong thế kỷ XXI, Giáo s tiến sỹ Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng mọi
ngời đều phải có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, phải cố gắng tối đa để tiếp thu
đợc những tri thức khoa học tiến bộ nhằm phục vụ cho công việc mà mình đảm

nhiệm. Hơn bao giờ hết, việc học tập suốt đời, vừa làm việc vừa liên tục học tập
không những là đòi hỏi mà còn là nhu cầu để ngời lao động phát triển và không
bị đào thải. Do vậy, mô hình đào tạo truyền thống mang tính khép kín trở nên
không còn thích hợp và cần đợc thay thế bởi mô hình đào tạo mới. Mô hình đào
tạo mới này tạo điều kiện cho mọi ngời có thể học tập, tích luỹ kiến thức liên

20


tục và suốt đời, có thể học tập mọi nơi, mọi lúc, tại trờng lớp chính qui, tại các
công sở, xí nghiệp cũng nh tại gia đình.
Đề cập tới vấn đề đào tạo nghề, PGS.TS Mạc Văn Trang (Viện Chiến lợc và
Chơng trình giáo dục) trong bài viết đợc in trong kỷ yếu hội thảo nghiên cứu
Văn hoá, con ngời, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI cho rằng bên cạnh việc
đào tạo những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, ngời lao động cần phải đợc
đào tạo cả về thái độ nghề nghiệp, bởi vì thực tế cho thấy rằng mặc dù có đợc
sức khoẻ tốt, kỹ năng tay nghề vững vàng nhng thái độ nghề nghiệp không đáp
ứng đợc thì ngời lao động khó có chỗ làm việc tốt. Ông chỉ ra rằng từ trớc tới
nay, nhà trờng và các cơ sở đào tạo cha chú ý tới giáo dục thái độ nghề nghiệp
gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, vị trí, yêu cầu công việc cụ thể mà ngời lao
động phải thể hiện trong nghề nghiệp, trong một xã hội không ngừng thay đổi.
Cuối cùng ông kết luận thái độ nghề nghiệp là một trong những yêu cầu quan
trọng của mục tiêu đào tạo, một thành tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách nghề
nghiệp, trong điều kiện hội nhập quốc tế, cạnh tranh của kinh tế thị trờng, thái
độ nghề nghiệp là một tiêu chí cơ bản thể hiện giá trị sức lao động đợc giáo dục,
đào tạo tốt ở mức nào.
Vấn đề định hớng nghề nghiệp cho thanh niên là một trong những nội dung
chủ yếu đợc nghiên cứu trong đề tài cấp Nhà nớc về Thị trờng lao động và
định hớng nghề nghiệp cho thanh niên do Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Viện
trởng Viện Khoa học Lao động Xã hội-Bộ LĐTBXH, làm chủ nhiệm. Kết quả

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động định hớng nghề nghiệp cho thanh niên
học sinh ngay từ khi còn theo học phổ thông là rất hạn chế. Đại đa số (90%) học
sinh lớp 12 đều có dự định học tiếp lên Cao đẳng-Đại học cho dù năng lực thực
sự của bản thân không phù hợp. Trên 80% số sinh viên/học viên các trờng Cao
đẳng-Đại học và dạy nghề đều muốn đợc làm việc theo dạng làm công ăn
lơng sau khi tốt nghiệp và yếu tố việc làm quan trọng nhất đối với họ là sự ổn
định chứ không phải là yếu tố thu nhập cao.
Ngoài ra có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu khác có liên quan tới
vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho ngời lao động trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế-cơ cấu lao động nh: đề tài Về chính sách giải quyết việc làm

21


của TS Nguyễn Hữu Dũng và TS. Trần Hữu Trung-NXB Chính trị Quốc gia,
1997; đề tài Thị trờng lao động: Thực trạng và giải pháp của TS Nguyễn
Quang Hiển-Bộ LĐTBXH, năm 1996; công trình nghiên cứu Tác động của Nhà
nớc nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng Công nghiệp hoá-Hiện đại
hoá ở nớc ta hiện nay do TS Nguyễn Cúc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia
năm 1997.... Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các
vấn đề đào tạo nghề, việc làm và thị trờng lao động một cách tổng quát từ các
góc độ khác nhau, có tính chất nền tảng cho những nghiên cứu về nhu cầu đào
tạo nghề của ngời lao động. Tuy nhiên, vấn đề hội nhập của lao động thanh niên
trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp cũng nh những giải pháp nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho ngời lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của ngời sử
dụng lao động vẫn cha đợc đề cập một cách chi tiết, đâỳ đủ, rõ ràng, đặc biệt
dới góc độ xã hội học.
II. Lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1. Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons
Theo Talcott Parsons (nhà xã hội học ngời Mỹ nổi tiếng), hệ thống xã hội là

sự trật tự trong những tơng tác. Sự trật tự này không chỉ bắt nguồn riêng từ hành
động mà nh ta đã thấy trong những định hớng giá trị, nó còn đợc đan kết trong
nhữung chuẩn mực và qui ớc cao hơn, nên Parsons giải thích vì sao lại có đợc
những trật tự bền vững. Để làm đợc điều này, ông xuất phát từ ba kết luận: (i) xã
hội là một hệ thống tơng đối khép kín, có phần đồng bộ của những hành động; (ii)
hệ thống tổng thể cũng giống nh một cá thể luôn tự bảo tồn; (iii) hệ thống luôn
hớng tới một trạng thái cân bằng.
Hệ thống xã hội là một phơng pháp toàn diện để tổ chức đời sống xã hội, nó
là kết quả của sự tơng tác (các mối quan hệ) của hành động xã hội trên cơ sở
những vai trò xã hội bắt buộc. Hệ thống xã hội đợc tổ chức vào một chỉnh thể có
tính trật tự và tự bảo tồn bằng những khuôn mẫu chuẩn mực và giá trị đảm bảo cả sự
phụ thuộc lẫn nhau của từng phần trong hệ thống và cả sự liên kết tiếp sau đó của cả
chỉnh thể. Trong hệ thống xã hội có các mối liên hệ xã hội vận hành, đó là sự tơng
tác nh là việc hiện thực hóa sự định hớng đến ngời khác. Mọi thứ trong thế giới

22


đều có chức năng và sự phụ thuộc chức năng. Nhiệm vụ của xã hội học là tìm ra cái
gì đợc ấn định sẵn cho cái gì trong hệ thống xã hội, có nghĩa là vạch ra vai trò của
yếu tố này hay yếu tố kia của cấu trúc trong sự sắp xếp, bảo tồn và hoạt động của hệ
thống. Mỗi một tiểu hệ thống, có các cấu trúc riêng tơng ứng với những chức năng
tơng ứng. Ví dụ, trong tiểu hệ thống kinh tế thì chức năng thích ứng là một vấn đề
đợc đặt ra đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể đợc xem nh một
tiểu hệ thống với bốn yêu cầu về mặt chức năng phù hợp với các thiết chế xã hội và
những ngời thực hiện các chuẩn mực giá trị. Khi nghiên cứu một hệ thống cụ thể
thì Parsons miêu tả những cấu trúc đặc trng và các chức năng của hệ thống trong
quá trình tơng tác giữa hai hoặc nhiều chủ thể hành động đợc hình thành cũng
nh đợc duy trì nh thế nào. Mục tiêu luôn nhằm để cho những nguyện vọng của
chủ thể hành động tơng ứng với nguyện vọng của ngời tham gia hoạt động tơng

tác sao cho phản ứng của đối tác đối với hành động của bản thể là một khuyến
khích tích cực. Những khái niệm cơ bản của lý thuyết hệ thống xã hội của ông gồm:
Hệ thống x hội: đợc hình thành nhờ những trạng thái và quá trình tơng
tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động, hay nói cách khác hệ thống xã
hội là sự trật tự trong những tơng tác.
Cấu trúc: là tổng thể những mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền vững của các cá
nhân, của các hành thể xã hội. Một đặc điểm nổi bật của cấu trúc xã hội là chủ thể
hành động thực hiện những vai trò nhất định nào đó đối với nhau.
Chức năng: là phức hợp các hành động nhằm đáp ứng một hay nhiều nhu
cầu của hệ thống. Khái niệm này biểu thị việc xem xét một đơn vị cấu trúc từ góc
độ mối quan hệ của nó với các đơn vị cấu trúc khác trong hệ thống, sự thể hiện
trong mối quan hệ nhất định. Mọi thứ trong thế giới đều có chức năng và sự phụ
thuộc chức năng, điều đó đem lại tính thống nhất cho tổng thể các thành tố
Sự phân hóa chức năng chia xã hội thành những tiểu hệ thống độc lập phân
hệ. Những tiểu hệ thống này có động thái riêng và đợc vận hành bằng sức mạnh
riêng của mình, điều này đặt ra cho xã hội vấn đề liên kết, nếu khác đi thì hệ thống
có thể đánh mất sự tự kiểm soát và bắt đầu tan rã. Từ đây thấy rằng vấn đề cơ bản
của xã hội học là liên kết các hệ thống xã hội thuộc các cấp độ khác nhau. Để làm
đợc việc đó cần phải nghiên cứu các cấu trúc và các quá trình đã có mối quan hệ
23


với sự liên kết các hệ thống, có nghĩa là chủ yếu về phơng diện chức năng.
T.Parsons cho rằng mỗi hệ thống đều ẩn chứa trong nó bốn hệ biến vị chức năng
(mà sự tồn tại của bất kỳ hệ thống xã hội nào đều phải tuân thủ). Những chức năng
này đợc ông sắp xếp thành sơ đồ AGIL nh sau:
Chức năng thích nghi (Adaptation): là nơi tiềm ẩn những khả năng ban đầu
của con ngời, tạo thành nền tảng cho những hệ thống khác. Để tồn tại một hệ
thống cần phải thích nghi với hoàn cảnh bên trong cũng nh với những thay đổi của
môi trờng bên ngoài. Trong hệ thống xã hội, tiểu hệ thống đảm nhận chức năng

này là tiểu hệ thống kinh tế, nó cung cấp và phân phối sản phẩm vật chất cần thiết
cho tất cả mọi thành viên trong xã hội để họ có thể tồn tại đợc.
Chức năng định hớng mục đích (Goal attainment): Xác định những mục
tiêu cơ bản và duy trì quá trình đạt đợc các mục tiêu đó. Tiểu hệ thống thực hiện
chức năng này trong hệ thống xã hội là tiểu hệ thống chính trị (soạn thảo ra các
phơng châm hớng đích và thực hiện các hình thức hoạt động chính trị).
Chức năng liên kết (Intergration): là chức năng duy trì sự bền vững một
khối thống nhất bên trong. Chức năng này đợc thực hiện bởi các hệ thống kiểm
soát xã hội (bộ máy nhà nớc và những phơng tiện đợc thiết chế hóa hợp pháp)
bằng việc tạo ra và giữ vững các chuẩn mực, giá trị chung.
Chức năng duy trì khuôn mẫu (Latency): để giữ vững một trật tự đang tồn
tại thì hệ thống xã hội cần soạn thảo ra quá trình và cơ chế xã hội hóa cho các cá
nhân, quá trình và cơ chế cho phép họ tiếp nhận cá tính của mình đồng thời nhập
tâm hóa các chuẩn mực-vai trò của xã hội. Tiểu hệ thống đảm nhận chức năng này
trong hệ thống xã hội là tiểu hệ thống văn hóa thông qua các thiết chế gia đình,
trờng học, tôn giáo....
Trong nghiên cứu này, các chức năng thích ứng (Adaptation), định hớng
mục đích (Goal attainment) và chức năng liên kết (Intergration) trong lý thuyết xã
hội học về hệ thống xã hội của Parsons sẽ đợc vận dụng để nghiên cứu về sự vận
hành của hệ thống đào tạo nghề trong mối quan hệ với yêu cầu của các cơ sở sản
xuất/doanh nghiệp. Nếu coi hệ thống đào tạo và sử dụng là một hệ thống tổng thể
bao gồm các tiểu hệ thống: doanh nghiệp/cơ sở sản xuất; các cơ sở đào tạo nghề;
24


các cơ quan quản lý nhà nớc về đào tạo nghề; các trung tâm giới thiệu việc làm thì
mọi hoạt động của tiểu hệ thống đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc phải hớng vào và
phải thích ứng với những chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống tổng thể.
Ngợc lại, muốn tiểu hệ thống đào tạo nghề hoạt động tốt, có hiệu quả thì hệ
thống tổng thể cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của tiểu hệ thống. Tức là

kết quả và hiệu quả của tiểu hệ thống đào tạo nghề (đợc thể hiện qua số lợng,
chất lợng và cơ cấu học viên trong các nghề và các cấp trình độ đợc đào tạo) phải
đợc xem xét trên góc độ đáp ứng nh thế nào với việc sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp. Mặt khác, để tiểu hệ thống đào tạo nghề hoạt động có hiệu quả, tiểu
hệ thống doanh nghiệp và các tiểu hệ thống khác (cơ quản quan lý đào tạo nghề nhà
nớc; trung tâm dịch vụ việc làm) cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống
đào tạo nghề hoạt động (về cơ chế hoạt động, đội ngũ cán bộ, đầu t trang thiết bị,
nguồn thông tin và các yếu tố nguồn lực khác).
2. Lý thuyết chức năng của R.Merton
Lý thuyết chức năng của R.Merton đợc coi là lý thuyết xã hội học cấp độ
trung bình và đợc áp dụng cho các vấn đề có tính bộ phận của cấu trúc xã hội. Một
số khái niệm cơ bản trong lý thuyết chức năng của R.Merton gồm:
Khái niệm chức năng: theo R.Merrton, chức năng là sự giải thích một hiện
tợng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà
nó là bộ phận cấu thành.
Khái niệm loạn chức năng (phản chức năng): loạn chức năng là những hệ
quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của
cấu trúc.
Một đóng góp khác của Merton trong xã hội học là việc phân loại chức năng
trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng. Ông chỉ ra cách phân
tích chức năng là phải vợt qua quan niệm thông thờng về mục đích, ý nghĩa mà
các chủ thể gán cho sự vật, hiện tợng để xác định chính xác, khách quan tác dụng
của chúng. Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội cần chỉ ra đâu là hệ quả không

25


×