Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận Những thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.73 KB, 15 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa đế quốc cho rằng sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là nguy cơ, là
hiểm hoạ đối với chúng. Do vậy khi chủ nghĩa xã hội mới được hình thành trên cơ
sở lí luận thì chúng đã kiên quyết chống phá chủ nghĩa xã hội (CNXH), và khi
CNXH được thiết lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì chúng càng điên cuồng
chống phá chủ nghĩa xã hội.
Nhưng sau nhiều năm chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng
thế giới chúng đã rút ra bài học là không thể dùng sức mạnh quân sự đơn thuần để
chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà cần sử dụng các biện pháp tổng lực: Chống phá về
kinh tế, chính trị, văn hoá, văn nghệ, quân sự, ngoại giao “diễn biến hoà bình” thì
mới có thể chiến thắng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy từ giữa thế kỷ XX, chiến
lược “diễn biến hoà bình” bắt đầu hình thành.
Trong những năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đang phát triển
mạnh mẽ cùng với những khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới
trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến
lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. Những phần tử cơ hội
chính trị ở trong nước hùa theo những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch, ra
sức công kích Đảng và chế độ XHCN.
“Diễn biến hòa bình” là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản
cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ các nước
XHCN và phong trào độc lập dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng sử
dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đối ngoại, an ninh… để phá
hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước XHCN; kích động các mâu thuẫn trong xã
hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân


2



quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc; khuyến khích tư nhân hóa về kinh tế và đa nguyên
chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích
lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng XHCN ở một số bộ phận sinh
viên; triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước
trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hóa và thay đổi
đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
Vì vậy, phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm làm thất
bại âm mưu của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã xin chọn vấn đề “Những thủ đoạn của chiến
lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm bài
thu hoạch môn Quốc phòng - an ninh.


3

PHẦN NỘI DUNG
1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”
1.1. Khái niệm
Theo Tự điển Bách khoa Quân sự Việt Nam: “Diễn biến hòa bình” (DBHB)
là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ,
trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các biên pháp phi quân sự
do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đứng đầu là Mỹ tiến hành” .
Như vậy, DBHB là chiến lược phản cách mạng do các thế lực thù địch sử
dụng tổng hợp các phương thức phi vũ trang để thẩm thấu, công phá vào tất cả các
lĩnh vực dời sống xã hội, làm suy yếu, chuyển hóa từ bên trong, tiến tới làm sụp đổ
chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc các quốc gia mà không cần chiến tranh.
Về bản chất của chiến lược DBHB là chiến lược phản cách mạng do các
nước đế quốc phát động nhằm chống phá, chuyển hóa, thủ tiêu các nước XHCN và

các thế lực thù địch.
Về mục tiêu của chiến lược DBHB: Một là, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để
thay thế bằng hệ tư tưởng tư sàn trong các nước XHCN. Hai là, xóa bỏ sự lảnh dạo
của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong các nước
XHCN. Ba là, gây mất ổn định về chính trị trong lòng các nước XHCN. Bốn là,
làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế của những nước này. Năm là,
chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống XHCN theo quỹ đạo và các giá trị phương
Tây, từ đó làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và tha hóa con người, dẫn tới
biến chất cả một xã hội. Sáu là, “phi chính trị hóa” để vô hiệu hóa lực lượng vũ
trang (quân đội và công an).
Về phương thức chủ yếu trong chiến lược DBHB là thực hiện cuộc tiến công
“mềm”, “ngầm”, “sâu”, phi vũ trang là chủ yếu.


4

Về thủ đoạn thực hiện chiến lược DBHB của các thế lực thù địch là thúc đẩy
những nhân tố phản động chống đối ngay trong lòng các nước XHCN, làm cho các
nước XHCN lâm vào khủng hoảng toàn diện, bị o ép và lôi kéo, từng bước ngả
theo quỹ đạo của CNTB hoặc kết hợp vói can thiệp từ bên ngoài để thực hiện bạo
loạn lật đổ chính quyền. Đặc biệt là thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo nhũng người có
chức vụ cao trong Đảng và Nhà nước, những văn nghệ sĩ, trí thức có uy tín, những
người có tư tưởng dao động, nhận thức lệch lạc hoặc bất mãn với chế độ nhằm tạo
sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển chiến lược DBHB
Thời cổ đại: Cụm từ DBHB mới xuất hiện từ giữa thế kỷ XX, nhưng nghiên
cứu nhũng việc mà người xưa đã làm, bây giờ có thể gọi là DBHB. Ví dụ, như ở
Trung Quốc vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên, ở nước Tề có vị Tể tướng đã
hiến kế cho nhà vua: Muốn thu phục các nước chư hầu, không những dung sức
mạnh quân sự, mà có thể dung biện pháp khác làm cho đối phương tự suy yếu và

dẩn đến sụp đổ. Hoặc là trong binh pháp Tôn Tử đã trình bày tư tưởng chiến lược
cơ bản “không đánh mà buộc đối phương khuất phục là tốt nhất”...
Thời hiện đại: Ngày 07-11-1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công,
mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người – thời đại quá
độ đi lên CNXH. Cuộc cách mạng này đã tạo tiền đề quan trọng, thời cơ cho nhà
nước XHCN hiện thực đầu tiên trên thế giới ra đời.
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, mục tiêu của Mỹ và các nước phương
Tây nhằm tiêu diệt Liên Xô không những không đạt được, mà trái lại với ảnh
hưởng của Liên Xô, hang loại nước XHCN ở châu Âu, châu Á đã ra dời. Phong
trào cộng sản ngày một lớn mạnh, CNXH trở thành một trào lưu thế giới lôi cuốn
các dân tộc bị áp bức khắp năm châu đứng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của
chế độ thực dân phong kiến. Kể từ đây, thế giới xuất hiện hai hệ thống xã hội đối
lập: hệ thống XHCN và hệ thống TBCN.


5

Như vậy, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, sự ra đời của hệ thống XHCN
cho thấy, phương Tây không thể tiêu diệt được CNXH bằng sức mạnh quân sự. Vì
vậy, các chiến lược gia phương Tây tính toán chọn một giải pháp mới để tiêu diệt
CNXH. Chúng nghiên cứu, phân tích sâu sắc nội tại, đặc biệt là mặt hạn chế, hoàn
thiện của xã hội Xô viết đang trong bước quá độ lên CNXH và thấy ở đó những yếu
tố có thể khai thác, lợi dụng sau đó dần hoàn chỉnh thành chiến lược “diễn biến hòa
bình”. Sự ra đời của chiến lược DBHB có thể khái quát:
Thứ nhất, giai đoạn manh nha hình thành chiến lược DBHB (từ sau Chiền
tranh Thế giới lần thứ II đền thập niên 80 của thế kỷ XX). Sau Chiến thanh thế giới
lần thứ II, một loạt nước XHCN ra đời, chiếm 35% dân số thế giới. Uy tín, địa vị,
ảnh hưởng của Liên Xô và các nước XHCN được nâng cao, là thành trì, chỗ dựa
vững chắc của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
của nhân dân thế giới. Trong bối cảnh đó các thế lực thù địch nhận thấy rằng, nếu

cứ dung biện pháp quân sự sẽ không thể làm tan rã Liên Xô. Vì vậy, chúng đã tiến
hành nhiều chiến lượng ngăn chặn, bao vây, cấm vận nhằm làm suy yếu Liên Xô và
các nước XHCN để kết hợp với các biện pháp quân sự, tạo ra cuộc chạy đua vũ
trang với ý đồ làm suy yếu tiến tới xóa bỏ toàn bộ CNXH. Giai đoạn này, chúng đã
thực hiện và đem lại một số kết quả như ở Ba Lan, Hunggari (1956) và Tiệp Khắc
(1968), với các mức độ khác nhau.
Thứ hai, giai đoạn thực hiện đẩy mạnh chiến lược DBHB để xòa bỏ hệ thống
XHCN (từ thập niên 80 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX). Các thế lực thù địch
điều chỉnh thủ đoạn, chuyển hướng trọng điểm từ kiềm chế, răn đe bằng quân sự
sang thực hiện chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”, đẩy mạnh hơn DBHB, xóa bỏ hệ
thống XHCN bằng các phương thức phi vũ trang là chủ yếu. Chiến lược DBHB trở
thành bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Giai đoạn này, chúng
đã lợi dụng những điểm yếu của CNXH làm sụp đổ một loạt nước XHCN ở Đông
Âu và Liên Xô.


6

Thứ ba, giai đoạn đẩy mạnh chiến lược DBHB với hy vọng xóa bỏ hoàn toàn
CNXH (từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay). Các thế lực cường quyền điều
chỉnh chiến lược toàn cầu với tham vọng thiết lập “trật tự thế giới mới”. Thực hiện
tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của các nước bằng các biện pháp cứng
rắn, sẵn sang tấn công trước đánh đòn phủ đầu, đồng thời đẩy mạnh DBHB nhằm
thủ tiêu hoàn toàn CNXH và chống phá các nước độc lập dân tộc trên thế giới.
2. Âm mưu, nội dung, thủ đoạn hoạt động thực hiện
DBHB của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam
2.1. Âm mưu mục tiêu
Hiện nay, các thế lực thù địch buộc phải điều chỉnh chính sách, như bỏ cấm
vận kinh tế và bình thường hóa quan hệ về ngoại giao. Nếu nhìn về hình thức, thì
có vẻ “thân thiện hơn”, nhưng thực chất đang đẩy mạnh sử dụng chiến lược DBHB

để chống phá cách mạng nước ta với mức độ quyết liệt hơn, nhằm: Phủ nhận để
tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoa bỏ CNXH, đưa
nước ta theo con đường TBCN.
2.2. Nội dung chống phá
Để thực hiện âm mưu trên, các thế lực thù địch đã và đang chống phá Việt
Nam toàn diện với những nội dung cơ bản:
Một là, tuyên truyền xuyên tạc nhằm loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội
Hai là, lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, gây sức ép nhằm từng bước
chuyển hóa Việt Nam theo chế độ TBCN.
Ba là, tăng cường truyền bá văn hóa, lối sống thực dụng phương Tây, xuyên
tạc, phủ nhận các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống XHCN.
Bốn là, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá


7

Năm là, chuyển hóa lực lượng vũ trang mà trọng tâm là “phi chính trị hóa”
quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Sáu là, phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa trong quan hệ quốc tế của ta.
2.3. Thủ đoạn chống phá
Để thực hiện các nội dung chống phá nêu trên chúng áp dụng nhiều thủ đoạn
thâm độc trên nhiều lĩnh vực: Lấy công tác tư tưởng làm hàng đầu; lấy kinh tế làm
mũi nhọn; lợi dụng tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để cô lập; dùng
quân sự để răn đe sẵn sàng can thiệp.
Trên lĩnh vực chính trị. DBHB trên lĩnh vực chính trị được các thế lực thù
địch coi là trận tuyến hàng đầu trong chống phá ta.
Trên lĩnh vực tư tưởng. Đây là hoạt động mũi nhọn, đột phá để thực hiện ý
đồ chiến lược làm chuyển hóa từ bên trong.

Trên lĩnh vực chính trị nội bộ. Thế lực thù địch ra sức tuyên truyền bịa đặt về
sự mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, Chính phủ nhằm gây hoang mang, nghi ngờ,
giảm sút niềm tin của nhân dân.
Trên lĩnh vực kinh tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham
gia các tổ chức kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
Thông qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết, tài trợ... để từng bước làm
chệch định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, làm biến đổi dần cơ sở kinh tế
- xã hội của CNXH ở nước ta.
Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh. “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là
mục tiêu lâu dài, xuyên suốt mà các thế lực thù địch tập trung phá hoại bằng nhiều
thủ đoạn hết sức đa dạng, bí mật và thâm độc nhằm làm cho lực lượng vũ trang xa
rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, mất phương hướng, không làm tròn vai trò lực
lượng nòng cốt trong đấu tranh, đặc biệt trong những “thời điểm nóng”.


8

Trên lĩnh vực văn hóa. Để thực hiện chiến lược DBHB, các thế lực thù địch
tìm mọi cách du nhập lối sống, đạo đức, văn hóa tư sản vào nước ta, làm cho văn
hóa của chúng ta đi chệch mục tiêu, lý tưởng yêu nước và CNXH.
Trên lĩnh vực đối ngoại. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi
phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, gây áp lực nhằm buộc Việt Nam phải thay đổi
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Tác động gây mâu thuẫn, phá hoại mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng và các nước trong cộng
đồng ASEAN nhằm hạ thấp, hạn chế vị trí, vai trò của Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới
Trên lĩnh vực pháp luật. Chúng kích động đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp,
tuyên truyền, quảng bá, đề cao luật pháp tư sản của các nước tư bản phương Tây.
3. Giải pháp phòng, chống chiến lược DBHB của các thế lực thù địch đối
với Việt Nam

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm và giải pháp phòng,
chống DBHB ở Việt Nam
3.3.1. Mục tiêu
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ lợi ích quốc gia
dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính
trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” (theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội
lần thứ XII của Đảng).
3.1.2. Nhiệm vụ
Phòng chống chiến lược DBHB được xác định là cơ bản, thường xuyên, cấp
bách hàng đầu trong nhiệm vụ quốc phòng - an ninh hiện nay. Đồng thời là nhiệm
vụ thường xuyên, lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.


9

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chủ động đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn
chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ
nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh
phi truyền thống”.
3.1.3. Quan điểm chỉ đạo
- Kiên định, giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
- Chống DBHB phải nhằm kết hợp ngăn ngừa và đối phó thắng lợi các tình
huống chiến lược về quốc phòng, an ninh có thể xảy ra.
- Nắm vững pháp luật, chủ động, kiên quyết trấn áp các phần tử phản động

để bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ.
3.1.4. Phương châm
Phải giữ vững sự ổn định bên trong, chủ động phòng ngừa, kết hợp giữa xây
và chống. Phương châm thể hiện tính chủ động, tích cực của chúng ta trong phòng,
chống chiến lược DBHB; lấy ngăn ngừa, đẩy lùi là yêu cầu hàng đầu nhằm đánh
bại âm mưu, thủ đoạn của địch.
Khi bạo loạn lật đổ xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp các biện
pháp, các mặt đấu trang; xử lý kiên quyết, nhanh chóng không để lan rộng, kéo dài.
Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết, nhanh chóng huy động mọi lực lượng, sử dụng
nhiều biện pháp đấu tranh để dập tắt bạo loạn.
3.2. Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong một số lĩnh vực
Thứ nhất, Trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng - văn hóa


10

- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ Đảng cả về chính trị - tư tưởng và tổ
chức, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, nhất là thực hiện nghiêm túc
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng “về tăng cường xây dựng chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông,
nhứng biểu hiện “tự diễn biên”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, để góp phần xây
dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
- Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền các cấp vững chắc, thực sự là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
- Xây dựng “thế trận lòng dân” thực sự vững chắc, khắc phục các tư tưởng
lệch lạc, chủ nghĩa giáo điều, cơ hội dưới mọi hình thức.
Lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là mặt trận nóng bỏng, do đó, phải tăng cường
công tác lý luận, tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của
Đảng.
Thứ hai, Trong lĩnh vực kinh tế

Chiến lược DBHB của các thế lực thù địch luôn lợi dụng lĩnh vực kinh tế để
gây sức ép về chính trị. Ngoài ra, kẻ địch còn dùng vật chất để mua chuộc, lôi kéo,
tha hóa đội ngũ cán bộ của ta.
Thực hiện phương châm chủ động hợp tác, đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo
trong quan hệ kinh tế, đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực do nền kinh tế thị trường
tạo ra trên một số mặt của đời sống xã hội.
Phấn đấu thực hiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí.
Thứ ba, Trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc
Để phòng, chống DBHB trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, cần tập trung làm tốt
những vấn đề sau:


11

- Tôn trọng quyền lợi và sự bình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân theo đúng pháp luật và truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với một hệ thống
phát luật, chính sách đồng bộ, đầy đủ, hợp lý để khai thác, phát huy mọi bản sắc,
tập quán tốt đẹp của nhân dân.
- Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các già làng,
trưởng bản, nhân sĩ, chức sắc tôn giáo trong công tác vận động quần chúng.
- Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền làm chủ của
nhân dân.
Thứ tư, Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Chiến lược DBHB, các thế lực thù địch rất coi trọng các hoạt động tình báo,
gián điệp, răn đe quân sự, xâm nhập nội bộ, phá hoại ta từ bên trong.
Phòng, chống DBHB trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh cần quán triệt: “Củng cố
quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị

và toàn dân, trong đó quan đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp quốc phòng, an ninh; xây
dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng
chiến đấu, đập tan mọi âm mưu và hành động bạo loạn lật đổ của địch; không để
địch cài cắm, móc nối, mua chuộc nội bộ; bảo vệ bí mật quân đội, quốc gia.
Thứ năm, Trong lĩnh vực ngoại giao
Trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyềnh, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình
đẳng cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa
bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền
của chủ nghĩa đế quốc.


12

Đổi mới tư duy đối ngoại để phù hợp với sự phát triển mau lẹ của tình hình
thế giới. Có dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực, chiều hướng vận động của các
mối quan hệ quốc tế và âm mưu, thủ đoạn chiến lược DBHB của kẻ thù đối với
Việt Nam. Cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực ngoại giao để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu trong phòng, chống
DBHB của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam hiện nay
Một là, Thường xuyên chú trọng tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường
lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước và phát huy sức mạnh toàn dân
tộc nhằm phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”
Trong tình hình hiện nay, phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước ta về phòng,
chống chiến lược DBHB, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách
mạng Việt Nam hiện nay.

Hai là, Xây dựng hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức đảng và bộ máy
chính quyền từ trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó mật
thiết với nhân dân, lãnh đạo và quản lý xã hội có uy tín và hiệu quả
Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
đảng, nhất là tổ chức đảng ở các cơ quan cấp chiến dịch - chiến lược.
Cần tích cực củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, phát huy vai trò là cơ sở chính trị của
Đảng và chính quyền nhân dân.
Ba là, Nêu cao vai trò gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kiên quyết “quét sạch chủ nghĩa
cá nhân” trong cuộc sống


13

Bác Hồ đã dạy “Cán bộ là cái gốc của công việc”, “Muôn việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”, do đó, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết và
trên hết phải thực sự là tấm gương sáng để mỗi người dân học tập và làm theo. Mỗi
cán bộ, đảng viên phai nêu cao tinh thần tự phê bình với chính bản thân mình, kiên
quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc và những giá trị đạo đức mới để góp phần làm thất bại chiến lược
DBHB trong đơn vị mình công tác.
Bốn là, Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Để đất nước luôn ổn định và phát triển bền vững, phải thường xuyên chăm lo
giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao, quy tụ và phát huy được sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo.

Năm là, Xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với
lực lượng và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh làm nòng cốt trong đấu tranh
phòng, chống DBHB của các thế lực thù địch
Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân (nhất là quân
đội nhân dân và công an nhân dân) vững mạnh toàn diện, có bản lĩnh chính trị vững
vàng và sức chiến đấu cao, luôn thực sự trung thành và tin cậy về chính trị làm
nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, trong đấu
tranh phòng, chống DBHB và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đấu tranh
chống lại quan điểm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Đây là một ngón đòn
chủ yếu của kẻ địch tấn công trực tiếp vào lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng
toàn dân.


14

Sáu là, Tăng cường hợp tác quốc tế, phòng chống DBHB thông qua các tổ
chức đa phương, song phương và không gian mạng
Thực hiện nhất quán đường lối đốỉ ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và
phát triển, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại, đưa quan hệ hợp tác vào chiều sâu. Thông qua các tổ chức đa phương như
Liên Hợp quốc để quảng bá văn hóa truyền thống, tình cảm tốt đẹp của người Việt
Nam trên trường quốc tế.
Nhà nước cần đầu tư nguồn lực, tổ chức lực lượng đủ mạnh, chặt chẽ để đấu
tranh với các thế lực thù địch trên không gian mạng.


15

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã và đang

thực hiện âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đỗ để chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chúng luôn coi Việt Nam là một trọng điểm. Do đó,
phòng chống chiến lược DBHB, bạo loạn lật đổ là vấn đề cơ bản, thường xuyên,
cấp bách hàng đầu trong nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hiện nay. Để chống lại thủ
đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, cần giữ vững và tăng cường khả năng đề kháng trong nội bộ. Xây dựng các tổ
chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững chắc là
cơ sở để ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ tác động từ bên ngoài. Đảng ta chỉ rõ, cần tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển
hoá” trong nội bộ.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực
dụng, bè phái,“lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”. Đảng ta yêu cầu xây dựng
và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị bằng
nhiều hình thức, quy mô trong các đợt học tập, quán triệt và triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hôi XII của Đảng. Đồng thời, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân và hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sức mạnh đoàn kết của
cả dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.



×