Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục dạy học vật lí theo quy trình nghiên cứu khoa học chương điện từ học cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.33 MB, 203 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam. Các
kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Nghiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng, Khoa Vật lí, Bộ môn Phƣơng
pháp dạy học Vật lí Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Vụ Giáo dục Trung học Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu, giáo viên và các em học sinh các trƣờng
THCS trên địa bàn Hà Nội - nơi tác giả công tác, tiến hành các nghiên cứu và triển
khai thực nghiệm đề tài khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn
thành đƣợc luận án này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Nhà giáo Nhân dân - PGS.TS Phạm
Xuân Quế và Nhà giáo Nhân dân - PGS.TS Nguyễn Văn Khải đã tận tình hƣớng
dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu để tác giả hoàn
thành công trình nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Vật lí Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã dành nhiều thời gian tƣ vấn, đóng góp, bổ sung ý kiến
để tác giả chỉnh sửa và hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp những ngƣời
đã giúp đỡ và động viên tác giả trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành đề tài


khoa học. Đặc biệt, tác giả xin gửi đến bố, mẹ kính yêu lời biết ơn sâu nặng bởi đã
đồng hành cùng tác giả vƣợt qua những gian truân, thử thách để tác giả bƣớc tiếp
những bƣớc đi trong cuộc đời.
Trân trọng cảm ơn.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Nghiệp


iii

MỤC LỤC
Trang bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................xiv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6
8. Các đóng góp mới của đề tài ...................................................................................7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 9

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................9
1.1.1. Tổng quan về dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .......................... 9
1.1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 9
1.1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 13
1.1.2. Tổng quan về phát triển năng lực khoa học của học sinh trong dạy học ....17
1.1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 17
1.1.2.2. Ở Việt nam ............................................................................................ 21
1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................................23
1.2.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 23
1.2.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học của học sinh ở trƣờng phổ thông ..23


iv

1.2.1.2. Khái niệm về quy trình nghiên cứu khoa học .......................................24
1.2.1.3. Khái niệm về năng lực khoa học của học sinh phổ thông..................... 26
1.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .................26
1.2.2.1. Khái niệm về dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .................. 26
1.2.2.2. Chuyển quy trình nghiên cứu khoa học thành tiến trình dạy học .........27
1.2.2.3. Sự khác nhau giữa nhà khoa học và học sinh phổ thông trong nghiên
cứu khoa học ......................................................................................................28
1.2.3. Giải pháp đƣa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình dạy học ...31
1.2.3.1. Định nghĩa về tổng quan .......................................................................31
1.2.3.2. Mục đích đƣa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình dạy học
............................................................................................................................ 31
1.2.3.3. Khó khăn khi đƣa “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình dạy học .......33
1.2.3.4. Giải pháp đƣa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình dạy học
............................................................................................................................ 33
1.2.4. Thiết kế hoạt động dạy và học theo quy trình nghiên cứu khoa học ...........35
1.2.4.1. Một số đặc điểm lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở ........................ 35

1.2.4.2. Mục tiêu của dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .................. 36
1.2.4.3. Định hƣớng tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học theo quy trình
nghiên cứu khoa học .......................................................................................... 38
1.2.4.4. Cấu trúc câu giả thuyết và câu dự đoán ................................................40
1.2.4.5. Một số lƣu ý trong dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .........42
1.2.5. Vai trò, nguyên tắc, mức độ dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .43
1.2.5.1. Vai trò của dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học ..................... 44
1.2.5.2. Nguyên tắc của dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học ..............45
1.2.5.3. Các mức độ dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .................... 46
1.2.6. Đánh giá năng lực khoa học của học sinh khi học theo quy trình nghiên cứu
khoa học .................................................................................................................48
1.2.6.1. Biểu hiện năng lực thành phần của học sinh khi học theo quy trình
nghiên cứu khoa học .......................................................................................... 48


v

1.2.6.2. Tiêu chí và mức độ hành vi trong đánh giá năng lực khoa học của học sinh
............................................................................................................................ 50
1.2.6.3. Bảng kiểm theo chỉ báo hành vi và mức độ hành vi của năng lực khoa học
............................................................................................................................ 51
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................54
1.3.1. Nhận thức của giáo viên về bản chất của dạy học theo quy trình nghiên cứu
khoa học .................................................................................................................54
1.3.2. Thực trạng về việc dạy học phát triển năng lực khoa học ........................... 55
1.3.3. Nhận thức của giáo viên về vai trò của nghiên cứu khoa học trong dạy học
Vật lí ở trƣờng trung học cơ sở ..............................................................................56
1.3.4. Mức độ hiểu biết của giáo viên về quy trình nghiên cứu khoa học.............57
1.3.5. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc dạy học phát triển năng lực khoa
học .......................................................................................................................... 58

1.3.6. Thực trạng năng lực khoa học của học sinh ở một số trƣờng trung học cơ sở
trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................ 59
Kết luận Chƣơng 1 ....................................................................................................61
Chƣơng 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
THEO QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHƢƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC” ....62
2.1. Phân tích Chƣơng 2 “Điện từ học” cấp THCS trong Chƣơng trình Giáo dục phổ
thông hiện hành .........................................................................................................62
2.1.1. Vị trí của Chƣơng “Điện từ học” .................................................................62
2.1.2. Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức ở Chƣơng 2 “Điện từ học” ............62
2.2. Lựa chọn và sắp xếp logic kiến thức về “Điện từ học” .....................................66
2.2.1. Sắp xếp logic các bài học về “Điện từ học” ................................................66
2.2.2. Logic hình thành kiến thức về từ trƣờng của nam châm vĩnh cửu ..............67
2.2.3. Logic hình thành kiến thức về từ trƣờng của dòng điện.............................. 68
2.2.4. Logic hình thành kiến thức về cảm ứng điện từ .........................................69
2.3. Thiết kế thiết bị thí nghiệm ................................................................................71
2.3.1. Lí do thiết kế thí nghiệm..............................................................................71


vi

2.3.1.1. Đối với bài “Từ trƣờng của nam châm vĩnh cửu” ................................ 72
2.3.1.2. Đối với bài “Từ trƣờng của dòng điện” ................................................72
2.3.1.3. Đối với bài “Cảm ứng điện từ” ............................................................. 74
2.3.3. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm ở bài “Từ trƣờng của dòng điện” ..........75
2.3.4. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm ở bài “Cảm ứng điện từ” ....................... 76
2.3.4.1. Cơ sở lí thuyết ....................................................................................... 76
2.3.4.2. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm nghiên cứu về cảm ứng điện từ dùng
nam châm vĩnh cửu ............................................................................................ 77
2.3.4.3. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm nghiên cứu về cảm ứng điện từ dùng
nam châm điện ...................................................................................................81

2.4. Tiến trình dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học ....................................83
3.4.1. Bài 1. Từ trƣờng của nam châm vĩnh cửu ................................................... 83
3.4.1.1. Mục tiêu về nội dung tri thức học sinh cần đạt .....................................83
3.4.1.3. Tổ chức hoạt động dạy và học theo quy trình nghiên cứu khoa học ....84
3.4.1.4. Mục tiêu về đánh giá năng lực khoa học của học sinh ......................... 90
2.4.2. Bài 2. Từ trƣờng của dòng điện ...................................................................93
2.4.2.1. Mục tiêu về nội dung tri thức học sinh cần đạt .....................................93
2.4.2.2. Mục tiêu về phát triển năng lực khoa học của học sinh ........................ 93
2.4.2.3. Tổ chức hoạt động dạy và học theo quy trình nghiên cứu khoa học ....93
2.4.2.4. Mục tiêu về đánh giá năng lực khoa học của học sinh .......................100
2.4.3. Bài 3. Cảm ứng điện từ ..............................................................................102
2.4.3.1. Mục tiêu về nội dung tri thức học sinh cần đạt ...................................102
2.4.3.2. Mục tiêu phát triển năng lực khoa học của học sinh ...........................102
2.4.3.3. Tổ chức hoạt động dạy và học theo quy trình nghiên cứu khoa học ..103
2.4.3.4. Mục tiêu về đánh giá năng lực khoa học của học sinh .......................111
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................114
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................115
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................115
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................115


vii

3.2.1. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm vòng một ...................................................115
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm vòng hai..................................................116
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm vòng hai ..................................................116
3.3.1. Đối tƣợng triển khai thực nghiệm sƣ phạm ...............................................116
3.3.2. Quy trình thực nghiệm ...............................................................................117
3.3.3. Nội dung, công cụ và phƣơng pháp thực nghiệm ......................................118
3.4. Kết quả thực nghiệm vòng hai .........................................................................118

3.4.1. Đánh giá định tính .....................................................................................118
3.4.1.1. Phƣơng pháp đánh giá .........................................................................118
3.4.1.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................119
3.4.1.3. Phân tích kết quả .................................................................................132
3.4.1.4. Kết luận ...............................................................................................134
3.4.2. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh ...............................................................134
3.4.2.1. Phƣơng pháp đánh giá .........................................................................134
3.4.2.2. Kết quả sự tiến bộ trong phát triển năng lực khoa học của HS ...........135
3.4.2.3. Kết luận ...............................................................................................141
3.4.3. Đánh giá định lƣợng ..................................................................................141
3.4.3.1. Phƣơng pháp đánh giá .........................................................................141
3.4.3.2. Đánh giá sự phát triển năng lực khoa học các trƣờng thực nghiệm....141
3.4.3.3. Đánh giá sự phát triển năng lực khoa học của học sinh lớp 8 và lớp 9
..........................................................................................................................145
3.4.3.4. Đánh giá sự phát triển NLKH của HS tham gia thực nghiệm ............147
3.4.3.5. Kết luận ...............................................................................................151
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................154
1. Kết luận ...............................................................................................................154
2. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................................156
3. Khuyến nghị ........................................................................................................156
3.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................................156
3.2. Với giáo viên trung học ....................................................................................157


viii

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................159
PHỤ LỤC ................................................................................................................165
Phụ lục 1. Một số hình ảnh triển khai thực nghiệm sƣ phạm..................................165

Phụ lục 2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng Chƣơng 2. Điện từ học trong Chƣơng trình
Giáo dục phổ thông cấp THCS ...............................................................................166
Phụ lục 3. Phiếu học tập Bài 1 của học sinh lớp 8 trƣờng THCS Hoàng Hoa Thám
.................................................................................................................................168
Phụ lục 4. Phiếu học tập bài 1 của học sinh lớp 9 trƣờng THCS Nguyễn Siêu ......172
Phụ lục 5. Phiếu học tập bài 2 của học sinh lớp 8 trƣờng THCS Đoàn Kết ...........178
Phụ lục 6. Phiếu học tập Bài 3 của học sinh lớp 9 trƣờng THCS Hoàng Hoa Thám
.................................................................................................................................183


ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Dạy học

DH

Giáo viên

GV

Giáo dục và đào tạo

GDĐT

Giáo dục phổ thông

GDPT


Học sinh

HS

Khoa học

KH

Năng lực khoa học

NLKH

Năng lực thành phần

NLTP

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Phƣơng pháp dạy học

PPDH

Sách giáo khoa

SGK

Trung học cơ sở


THCS

Trung học phổ thông

THPT

Thí nghiệm

TN

Thực nghiệm sƣ phạm

TNSP


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa nhà khoa học và học sinh phổ thông trong nghiên cứu
khoa học .................................................................................................................... 29
Bảng 1.2. Mục tiêu của dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học ...................... 36
Bảng 1.3. Năng lực thành phần cấu thành năng lực khoa học .................................49
Bảng 1.4. Bảng kiểm mức độ chỉ báo hành vi năng lực thành phần của năng lực
khoa học .................................................................................................................... 51
Bảng 1.5. Số liệu về nhận thức của giáo viên về bản chất của dạy học theo quy trình
nghiên cứu khoa học .................................................................................................54
Bảng 1.6. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng dạy học phát triển năng lực khoa
học của giáo viên ......................................................................................................55
Bảng 1.7. Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của nghiên cứu khoa học

trong dạy học ở trường trung học cơ sở ...................................................................57
Bảng 1.8. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết của giáo viên về quy trình nghiên cứu
khoa học .................................................................................................................... 58
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học phát triển năng
lực khoa học cho học sinh của giáo viên ..................................................................58
Bảng 1.10. Kết quả khảo sát đầu vào về năng lực khoa học của học sinh trung học
cơ sở .......................................................................................................................... 59
Bảng 2.1. Sắp xếp logic các bài học về Điện từ học cấp trung học cơ sở ................66
Bảng 2.2. Bảng kiểm chỉ báo hành vi năng lực khoa học của học sinh bài “Từ
trường của nam châm vĩnh cửu” ..............................................................................90
Bảng 2.3. Bảng kiểm chỉ báo hành vi năng lực khoa học của học sinh bài “Từ
trường của dòng điện” ............................................................................................100
Bảng 2.4. Bảng kiểm chỉ báo hành vi năng lực khoa học của học sinh bài “Cảm ứng
điện từ” ...................................................................................................................111
Bảng 3.1. Thời gian và địa điểm triển khai thực nghiệm ........................................116


xi

Bảng 3.2. Một số thông tin về quá trình triển khai thực nghiệm sư phạm..............117
Bảng 3.3. Số học sinh có mặt tham gia triển khai thực nghiệm sư phạm ...............117
Bảng 3.4. Nội dung, công cụ và phương pháp thực nghiệm ...................................118
Bảng 3.5. Số liệu khảo sát năng lực thành phần của học sinh ...............................135
Bảng 3.6. Thống kê (%) mức độ năng lực thành phần của học sinh ở các trường
thực nghiệm sư phạm ..............................................................................................142
Bảng 3.7. Thống kê (%) mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 và lớp 9
.................................................................................................................................145
Bảng 3.8. Thống kê (%) mức độ năng lực thành phần của học sinh thực nghiệm sư
phạm ........................................................................................................................148



xii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học .................28
Hình 2. 1. Sơ đồ logic hình thành kiến thức về từ trường của nam châm vĩnh cửu .68
Hình 2. 2. Sơ đồ logic hình thành kiến thức về từ trường dòng điện ........................ 69
Hình 2. 3. Sơ đồ logic hình thành kiến thức về cảm ứng điện từ .............................. 71
Hình 2. 4. Thí nghiệm về tương tác của nam châm vĩnh cửu ...................................74
Hình 2. 5. Chi tiết thiết bị (khung cuốn vòng dây, chân đế, ắc quy)......................... 75
Hình 2. 6. Bố trí và lắp đặt bộ thí nghiệm khảo sát từ trường dòng điện .................76
Hình 2. 7. Từ phổ của dòng điện qua dây dẫn thẳng ................................................76
Hình 2. 8. Từ phổ của dòng điện qua vòng dây ........................................................ 76
Hình 2. 9. Từ phổ của dòng điện qua ống dây .......................................................... 76
Hình 2. 10. Bộ thí nghiệm nghiên cứu về cảm ứng điện từ dùng nam châm vĩnh cửu
và nam châm điện......................................................................................................77
Hình 2. 11. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ dùng nam châm vĩnh cửu ..78
Hình 2. 12. Thí nghiệm kiểm tra độ lớn dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào diện tích
vòng dây .................................................................................................................... 78
Hình 2. 13. Thí nghiệm kiểm tra độ lớn dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào góc hợp
bởi phương đường sức từ với mặt phẳng cuộn dây .................................................. 79
Hình 2. 14. Thí nghiệm kiểm tra độ lớn dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào độ lớn từ
trường của nam châm ............................................................................................... 80
Hình 2. 15. Thí nghiệm thay đổi diện tích cuộn dây .................................................80
Hình 2. 16. Thí nghiệm thay đổi tốc độ góc quay ..................................................... 81
Hình 2. 17. Thí nghiệm thay đổi về độ lớn của từ trường ........................................81
Hình 2. 18. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ dùng nam châm điện .........82
Hình ảnh và hình vẽ ở ba bài học
Hình B1. 1. ................................................................................................................88

Hình B1. 2 .................................................................................................................89
Hình B2.1. .................................................................................................................94


xiii

Hình B2. 2 .................................................................................................................97
Hình B2. 3 .................................................................................................................97
Hình B2. 4 .................................................................................................................97
Hình B2. 5 .................................................................................................................97
Hình B2. 6 .................................................................................................................97
Hình B2. 7 .................................................................................................................97
Hình B2. 8 .................................................................................................................97
Hình B2. 9 .................................................................................................................98
Hình B2. 10 ...............................................................................................................98
Hình B2. 11 ...............................................................................................................98
Hình B2. 12 ...............................................................................................................98
Hình B2. 13 ...............................................................................................................99
Hình B2. 14 ...............................................................................................................99
Hình B3. 1 ...............................................................................................................103
Hình B3. 2 ...............................................................................................................104
Hình B3. 3 ...............................................................................................................108
Hình B3. 4 ...............................................................................................................108
Hình B3. 5 ...............................................................................................................108
Hình B3. 6 ...............................................................................................................108
Hình B3. 7 ...............................................................................................................109
Hình B3. 8 ...............................................................................................................109
Hình B3. 9 ...............................................................................................................109
Hình B3. 10 .............................................................................................................110
Hình B3. 12 .............................................................................................................111

Hình B3. 12 .............................................................................................................111


xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 trường Đoàn Kết ...143
Biểu đồ 3.2. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 trường Hoàng Hoa
Thám ........................................................................................................................144
Biểu đồ 3.3. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 9 trường Nguyễn Siêu
.................................................................................................................................144
Biểu đồ 3.4. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 9 trường Hoàng Hoa
Thám ........................................................................................................................144
Biểu đồ 3.5. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 và lớp 9 ở Bài 1.....146
Biểu đồ 3.6. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 và lớp 9 ở Bài 2.....146
Biểu đồ 3.7. Mức độ năng lực thành phần của học sinh lớp 8 và lớp 9 ở Bài 3.....147
Biểu đồ 3.8. Mức độ năng lực thành phần 1 ...........................................................148
Biểu đồ 3.9. Mức độ năng lực thành phần 2 ...........................................................148
Biểu đồ 3.10. Mức độ năng lực thành phần 3 .........................................................149
Biểu đồ 3.11 Mức độ năng lực thành phần 4 ..........................................................149
Biểu đồ 3.12. Mức độ năng lực thành phần 5 .........................................................149
Biểu đồ 3.13. Mức độ năng lực thành phần 6 .........................................................149
Biểu đồ 3.14. Mức độ năng lực thành phần 7 .........................................................150
Biểu đồ 3.15. Mức độ năng lực thành phần 8 .........................................................150
Biểu đồ 3.16. Mức độ năng lực thành phần 9 .........................................................150
Biểu đồ 3.17. Mức độ năng lực thành phần 10 .......................................................150


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tốc độ phát triển nhanh về KH và công nghệ đã tạo nên kho tàng tri thức đồ
sộ trong thế kỉ 21 và tác động mạnh mẽ đến giáo dục ở mỗi quốc gia trong việc đổi
mới cách dạy để ngƣời học có thể tiếp nhận đƣợc tri thức KH của nhân loại. Giáo
dục phổ thông ở các quốc gia trên thế giới đều hƣớng đến mục tiêu phát triển phẩm
chất và năng lực của ngƣời học, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao và có đủ khả
năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia. Để đạt đƣợc mục tiêu giáo
dục, nhiều quốc gia trên giới đã đầu tƣ nguồn lực để nghiên cứu phƣơng pháp, hình
thức, kĩ thuật DH tích cực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của HS ở trƣờng
phổ thông và Việt Nam không nằm ngoài các quốc gia đó. Trong xã hội hiện đại
ngƣời lao động cần có tri thức, có phẩm chất và năng lực để giải quyết hiệu quả
công việc đƣợc giao. Muốn vậy, thì khả năng tự học, tự nghiên cứu của mỗi cá nhân
cần đƣợc chú trọng trong giáo dục ở trƣờng phổ thông.
Giáo dục phổ thông ở nƣớc ta đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm thƣờng
xuyên và liên tục qua nhiều thời kì biến đổi của đất nƣớc. Vấn đề này có thể nhận
thấy trong các văn kiện của Đảng, các chính sách ƣu tiên của Nhà nƣớc cho giáo
dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ƣơng về đổi mới căn bản, toàn
diện về giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo [3]: “Giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Đầu tƣ
cho giáo dục là đầu tƣ phát triển, đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học
đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội”. Đồng thời, Nghị quyết đã chỉ ra nhiệm vụ và giải
pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi



2

mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học”; Điều 5, khoản 2 trong Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ yêu cầu về phƣơng
pháp giáo dục [24]: “Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”. Nhƣ vậy, có thể thấy
những định hƣớng trên chỉ ra rằng, phƣơng pháp giáo dục ở trƣờng phổ thông nhằm
phát triển phẩm chất và năng lực của HS, trong đó NCKH là một hình thức dạy và
học không thể thiếu trong giáo dục ở trƣờng phổ thông.
Thực hiện sự chỉ đạo trên, trong những năm gần đây, Bộ GDĐT đã triển khai
nhiều đợt tập huấn cho GV nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng phổ thông.
Điều này đã tác động mạnh đến nhận thức của GV trong việc DH, kiểm tra đánh giá
theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học. Tuy nhiên, GV ở
trƣờng phổ thông còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc xác định đƣợc thành
phần, tiêu chí, mức độ về phẩm chất và năng lực của HS, đặc biệt là các môn học
KH tự nhiên trong đó có môn Vật lí. NLKH bao gồm các NLTP nhƣ: Đặt câu hỏi
nghiên cứu; nghiên cứu tổng quan; hình thành giả thuyết; rút ra hệ quả từ giả thuyết;
thiết kế phƣơng án thực nghiệm; triển khai thực nghiệm; rút ra kết luận. Dễ nhận
thấy, những NLTP trên của NLKH chƣa xuất hiện trong Chƣơng trình GDPT hiện
hành [7],[8] và chỉ đƣợc đề cập trong dự thảo Chƣơng trình GDPT mới ở môn KH
tự nhiên cấp THCS.
Các cuộc thi do Bộ GDĐT tổ chức có tác động tích cực đến đổi mới PPDH,
hình thức DH ở trƣờng phổ thông. Đặc biệt, cuộc thi KH kĩ thuật dành cho HS trung
học đƣợc tổ từ năm 2012 cho đến nay đã lôi cuốn sự tham gia của nhà KH, GV, phụ
huynh và các tổ chức trong xã hội [74]. Số lƣợng đăng kí dự thi và số giải thƣởng
dành đƣợc ở hội thi quốc tế tăng mạnh thể hiện sự thành công lớn trong giáo dục về

đổi mới hình thức DH. Tuy nhiên, đề tài NCKH cần tuân thủ thực hiện theo các giai
đoạn trong quy trình NCKH, nhƣng quy trình NCKH chƣa thấy xuất hiện trong DH
ở trƣờng phổ thông, vấn đề này cần sớm đƣợc khắc phục để giúp HS hiểu đƣợc quy


3

trình NCKH, các giai đoạn NCKH trong đó có giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” để
họ có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Vật lí học là ngành KH nghiên cứu về sự vận động của vật chất để tìm ra
những quy luật vận động của tự nhiên, tri thức KH về vật lí đƣợc tìm thấy nhờ các
công trình NCKH. Vì vậy, DH Vật lí ở trƣờng phổ thông là dạy cho HS con đƣờng
tìm ra tri thức KH, qua đó sẽ phát triển phẩm chất và NLKH. Tuy nhiên, trong DH
Vật lí ở trƣờng phổ thông cho đến thời điểm này thì đa số GV chƣa quan tâm đến
DH theo quy trình NCKH.
Kiến thức vật lí ở Chƣơng “Điện từ học” cấp THCS có nội dung cơ bản và
quan trọng trong kho tàng tri thức của nhân loại và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát
triển của KH cũng nhƣ sự phát triển của xã hội loài ngƣời, vì chỉ khi phát hiện ra
“cảm ứng điện từ” thì ngành Vật lí đƣợc phát triển mạnh mẽ, những ứng dụng của
tri thức KH về Điện tự học đã thúc đẩy xã hội loài ngƣời tiến đến thời kì hiện đại.
Nội dung kiến thức về Điện từ học ở cấp THCS đƣợc bố trí ở Chƣơng 2 với thời
lƣợng 20 tiết trong môn Vật lí lớp 9. SGK hiện hành cấu trúc thành 19 bài học [25]
nhƣng chƣa thể hiện mạch logic phát hiện và giải quyết vấn đề về tri thức KH, do
đó sẽ có những khó khăn nhất định trong DH phát triển NLKH của HS. Vì vậy, cần
sắp xếp lại nội dung kiến thức Điện từ học thành những nhóm kiến thức cơ bản và
tìm ra mạch logic phát triển nội dung kiến thức để sao cho, từ một câu hỏi nghiên
cứu mà có thể giải quyết đƣợc đầy đủ nội dung kiến thức có liên quan trong phạm
vi Chƣơng trình GDPT cấp THCS.
Điện từ học là một trong những kiến thức vật lí trừu tƣợng, vì từ trƣờng là
dạng vật chất không quan sát đƣợc trực tiếp mà chỉ nhận biết từ trƣờng thông qua từ

phổ và nhận biết đƣợc sự xuất hiện dòng điện cảm ứng thông qua điện kế. Tuy
nhiên, dụng cụ TN phục vụ cho việc học tập theo nhóm đang còn thiếu trong danh
mục Thiết bị dạy học tối thiểu [4]. Để phát triển đƣợc NLKH cho HS trong quá
trình học tập và nghiên cứu để phát hiện ra tri thức về Điện từ học thì cần thiết kế,
chế tạo bổ sung một số thiết bị TN phục vụ cho hoạt động học của HS.
Việc đánh giá và xếp loại kết quả học tập của HS THCS đƣợc thực hiện theo


4

Thông tƣ 58/BGĐT [75], tuy nhiên quy chế này chỉ đánh giá kết quả học tập mà HS
đạt đƣợc về nội dung kiến thức mà chƣa có đánh giá về sự phát triển năng lực của
HS trong quá trình học tập. Thế nên, cần thiết phải xây dựng bộ công cụ đánh giá
NLKH của HS để góp phần hoàn thiện quy chế đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của HS ở trƣờng phổ thông, đồng thời tháo gỡ những khó khăn hiện tại mà
GV ở trƣờng phổ thông đang gặp phải trong việc thực hiện Nghị quyết 29.
Từ những lí do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: Dạy học Vật lí theo
quy trình nghiên cứu khoa học Chƣơng “Điện từ học” cấp trung học cơ sở.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp dạy học
và quy trình NCKH để thiết kế tiến trình dạy học dựa trên quy trình NCKH, trong
đó có chú ý đƣa giai đoạn nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học. Đồng thời,
vận dụng tiến trình DH theo quy trình NCKH để tổ chức DH một số kiến thức ở
chƣơng “Điện từ học” cấp THCS nhằm giúp HS phát triển NLKH.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ giới hạn vận dụng tiến trình DH theo quy trình NCKH ở nội
dung kiến thức về Điện từ học cấp THCS (đã đƣợc cấu trúc lại thành ba bài học) và
thử nghiệm trên đối tƣợng HS THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Quy trình NCKH, tiến trình DH theo quy trình NCKH.
- Các NLTP của NLKH khi DH theo quy trình NCKH.
- Công cụ đánh giá NLKH của HS khi học theo quy trình NCKH.
- Nội dung kiến thức về Điện từ cấp THCS.
- Các TN và thiết bị TN trong DH kiến thức về điện từ học.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- HS lớp 8 và lớp 9 ở một số trƣờng THCS trên địa bàn TP Hà Nội.
- GV ở một số trƣờng THCS trên địa bàn TP Hà Nội.


5

5. Giả thuyết khoa học
Muốn phát triển đƣợc NLKH của HS ở trƣờng phổ thông thì cần tổ chức DH
kiến thức KH theo con đƣờng nghiên cứu của nhà KH. Nếu xây dựng đƣợc tiến
trình DH dựa theo quy trình NCKH và vận dụng vào DH kiến thức vật lí về Điện từ
học ở trƣờng THCS thì sẽ phát triển đƣợc NLKH của HS.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của DH theo quy trình NCKH,
DH phát triển NLKH trên thế giới và ở Việt Nam.
6.2. Điều tra thực trạng của việc tổ chức DH theo quy trình NCKH nhằm phát
triển NLKH của HS ở trƣờng THCS.
6.3. Xác định mức độ năng lực của nhà KH và mức độ năng lực của HS ở các
giai đoạn trong quy trình NCKH để đề xuất các NLTP, biểu hiện của hành vi của
NLKH và mức độ biểu hiện của hành vi NLKH của HS.
6.4. Thiết kế tiến trình DH theo quy trình NCKH, trong đó có đƣa giai đoạn
nghiên cứu tổng quan vào tiến trình DH nhằm phát triển NLKH của HS.
6.5. Xây dựng bộ công cụ đánh giá NLKH của HS khi học theo quy trình
NCKH.
6.6. Nghiên cứu nội dung kiến thức về Điện từ học trong Chƣơng trình GDPT

hiện hành để sắp xếp nội dung kiến thức về Điện từ học thành nhóm kiến thức có
liên quan và cấu trúc lại thành các bài học mới. Trên cơ sở đó, thiết kế logic hình
thành kiến thức theo các giai đoạn của quy trình NCKH.
6.7. Thiết kế tiến trình DH, các hoạt động dạy và học ở các bài học mới theo
quy trình NCKH nhằm phát triển NLKH của HS. Thiết kế các TN và chế tạo các
thiết bị TN tƣơng ứng với các bài học.
6.8. Trên cơ sở cấu trúc của NLKH, xây dựng bộ công cụ để đánh giá mức độ
đạt đƣợc về NLKH của HS khi học các bài học về Điện từ cấp THCS.
6.9. TNSP nhằm đánh giá tính khả thi của giả thuyết KH: Nếu áp dụng dạy và
học nội dung kiến thức về Điện từ học cấp THCS theo quy trình NCKH trên các đối
tƣợng GV và HS ở một số trƣờng THCS mà thấy rằng, các GV đều có thể DH theo


6

quy trình NCKH và qua đó phát triển đƣợc NLKH của tất cả HS ở các trƣờng TNSP
thì giả thuyết của đề tài có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn DH Vật lí ở trƣờng
THCS Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập và xử lí thông tin trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nƣớc và
Bộ GDĐT về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT để xác định hƣớng nghiên cứu
phù hợp thực tiễn khách quan.
- Thu thập và xử lí thông tin trong các công trình KH, các ấn phẩm liên quan
đến DH theo quy trình NCKH, NLKH của HS, đánh giá sự phát triển NLKH của
HS để làm cơ sở lí luận nhằm thiết kế tiến trình DH, các hoạt động DH và công cụ
đánh giá NLKH.
- Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức về Chƣơng “Điện từ học” trong
Chƣơng trình GDPT hiện hành cấp THCS và cấp THPT để sắp xếp lại nội dung
kiến thức cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS THCS, đồng thời xây dựng

logic hình thành kiến thức hợp lí với tiến trình DH theo quy trình NCKH.
7.2. Phƣơng pháp điều tra thực trạng
Xây dựng câu hỏi GV nhằm thu thập thông tin về DH theo quy trình NCKH
thông qua các nội dung điều tra:
- Hiểu biết về quy trình NCKH;
- Thực trạng về việc DH phát triển NLKH cho HS ở trƣờng THCS;
- Những khó khăn trong DH phát triển năng lực.
7.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia lí luận và PPDH, chuyên gia tâm lí
giáo dục học về một số nội dung:
- Tâm lí lứa tuổi của HS THCS.
- Tiến trình DH kiến thức vật lí theo quy trình NCKH.
- Tiêu chí, biểu hiện, chỉ báo hành vi về NLKH của HS. Cấu trúc NLKH, công
cụ đánh giá NLKH.


7

- Nội dung kiến thức về Điện từ học cấp THCS và THPT, mạch logic phát
triển kiến thức theo quy trình NCKH.
7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- TNSP lần thứ nhất để thu thập dữ liệu nhằm điều chỉnh và hoàn thiện: tiến
trình DH, nội dung tri thức HS cần đạt, NLKH, hình thức tổ chức dạy và học, bộ
công cụ đánh giá NLKH của HS.
- TNSP lần thứ hai để thu thập dữ liệu về phiếu phản hồi của HS. Xử lí số liệu
theo mức độ chỉ báo hành vi của HS đạt đƣợc về NLKH khi nghiên cứu khám phá
tri thức về Điện từ học cấp THCS theo quy trình NCKH.
- Đánh giá sự phát triển NLKH trên cùng một đối tƣợng HS thông qua phiếu
phản hồi ở ba bài học (đã đƣợc cấu trúc lại nội dung kiến thức so với SGK hiện
hành). Lấy kết quả học tập trên phiếu phản hồi ở Bài 1 “Từ trƣờng của nam châm

vĩnh cửu” làm số liệu đánh giá khảo sát đầu vào về NLKH của HS, sau đó dùng số
liệu kết quả học tập ở Bài 2 “Từ trƣờng của dòng điện” và Bài 3 “Cảm ứng điện từ”
để so sánh với Bài 1, từ đó rút ra kết luận về sự phát triển NLKH của HS khi học
theo quy trình NCKH.
- Tổng hợp kết quả đánh giá sự phát triển năng lực của HS ở các lớp khác
nhau; các trƣờng khác nhau; lứa tuổi khác nhau; GV dạy khác nhau để đƣa ra kết
luận về tính đúng/sai của giả thuyết đã đƣa ra.
7.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel để xác định tỉ lệ % mức độ chỉ báo hành vi ở từng
NLTP của HS sau khi học xong ba bài học. Sử dụng biểu đồ để so sánh và đánh giá
sự phát triển NLKH của HS khi học theo quy trình NCKH.
8. Các đóng góp mới của đề tài
8.1. Đề xuất tiến trình DH dựa theo quy trình NCKH gồm 5 giai đoạn trong đó
có giai đoạn nghiên cứu tổng quan.
8.2. Đề xuất đƣợc cấu thành NLKH gồm 10 thành tố và 4 mức độ chỉ báo
hành vi tƣơng ứng.
8.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLKH của HS khi học theo quy trình NCKH.


8

8.4. Thiết kế logic hình thành kiến thức ở Chƣơng “Điện từ học” cấp THCS
gồm ba bài học: “Từ trƣờng của nam châm vĩnh cửu”, “Từ trƣờng của dòng điện”
và “Cảm ứng điện từ” theo tiến trình 5 giai đoạn NCKH.
8.5. Thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học theo 5 giai đoạn quy trình
NCKH ở mỗi bài học.
8.6. Xây dựng ba bộ công cụ đánh giá NLKH của HS đạt đƣợc khi học ba bài
về Điện từ học cấp THCS.
8.7. Thiết kế, chế tạo dụng cụ, thiết bị TN để TNSP về DH theo quy trình
NCKH ở ba bài học về Điện từ học gồm:

Tên thí nghiệm

Tên bài

1. Từ trƣờng của 1. TN về sự tƣơng tác của nam châm vĩnh cửu với: nam
nam châm vĩnh cửu

Số lƣợng

5 bộ

châm; kim nam châm; sắt, mạt sắt và các kim loại, vật
liệu khác nhau

2. Từ trƣờng của 2. TN kiểm tra các dự đoán dòng điện có tính chất nhƣ
dòng điện

5 bộ

của nam châm (hút sắt; hút hoặc đẩy nhau; tƣơng tác với
nam châm và từ phổ của của dòng điện trong các dây
dẫn có hình dạng khác nhau)

3. Cảm ứng điện từ

3. TN xuất hiện hiện tƣợng cảm ứng điện từ: sử dụng

5 bộ

nam châm vĩnh cửu và sử dụng nam châm điện

4. Bộ TN sử dụng nam châm vĩnh cửu và sử dụng nam
châm điện để kiểm tra dự đoán về độ lớn của dòng điện
cảm ứng phụ thuộc vào: góc hợp bởi phƣơng đƣờng sức
từ với diện tích cuộn dây; độ lớn từ trƣờng; diện tích
cuộn dây; tốc độ thay đổi số đƣờng sức từ xuyên qua
diện tích cuộn dây (thay đổi tốc độ góc hợp bởi phƣơng
đƣờng sức từ với diện tích cuộn dây; thay đổi tốc độ từ
trƣờng; thay đổi tốc độ biến dạng diện tích cuộn dây)

5 bộ


9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học
1.1.1.1. Trên thế giới
- Quy trình nghiên cứu khoa học
Quy trình NCKH (phƣơng pháp KH, phƣơng pháp NCKH hay tiến trình
NCKH) đã đƣợc xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển KH. Theo từ điển tiếng
Anh thì quy trình NCKH là “thủ tục đặc trƣng của KH tự nhiên kể từ thế kỉ 17, bao
gồm sự quan sát có hệ thống, xây dựng các giả thuyết, thí nghiệm kiểm tra, đo
lƣờng và thí nghiệm, sửa đổi các giả thuyết” [79] .
Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa Kì [61] cho rằng, quy trình NCKH đề cập
tới các cách thức khác nhau mà các nhà KH nghiên cứu về thế giới tự nhiên và đề
xuất các giải thích dựa trên những bằng chứng thu đƣợc từ các nghiên cứu của họ.
Theo Suchman [67], NCKH là sự chủ động theo đuổi ý nghĩ liên quan đến quá
trình thay đổi kinh nghiệm thành những mảnh nhỏ của sự hiểu biết. Tất cả các hoạt

động quan sát, đƣa ra giả thuyết, làm thí nghiệm, kiểm tra giả thuyết là những giai
đoạn của NCKH.
Quan niệm về quy trình NCKH khá phong phú và phức tạp, tuy nhiên cũng có
thể tách ra những hoạt động có tính chất chung. Theo Garland [50] thì, tiến trình KH
là một chu trình bao gồm 6 giai đoạn: Thực hiện các quan sát; Suy nghĩ về các câu
hỏi cần quan tâm; Hình thành các giả thuyết; Phát triển các dự đoán có thể kiểm tra
đƣợc; Thu thập các dữ liệu để kiểm tra các dự đoán; Phát triển các lí thuyết chung.
Theo I. Ia. Lec-ner, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học (Исследовательский
метод) gồm 8 giai đoạn [73]: 1) Quan sát và nghiên cứu các sự kiện và hiện tƣợng;
2) Giải thích các hiện tƣợng chƣa hiểu đƣa vào nghiên cứu (đặt vấn đề); 3) Đƣa ra
các giả thuyết; 4) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu; 5) Thực hiện kế hoạch nghiên
cứu trong đó bao gồm việc làm rõ mối liên hệ giữa hiện tƣợng nghiên cứu và các
hiện tƣợng khác; 6) Hình thành các kết luận, các giải thích; 7) Kiểm tra các kết


10

luận; 8) Những kết luận thực tế về ứng dụng có thể và cần thiết của các kiến thức
thu nhận đƣợc.
Chu trình sáng tạo KH tự nhiên do Razumopxki đề xuất nhƣ có tính chu trình
không khép kín bao gồm 4 giai đoạn [23]: 1. Những sự kiện khởi đầu; 2. Mô hình
giả định trừu tƣợng; 3. Các hệ quả logic; 4. Thí nghiệm kiểm tra.
Tóm lại, có thể thấy, quy trình NCKH là một quá trình các nhà KH phải tuân
theo khi tiến hành hoạt động NCKH, nó góp phần quyết định thành công của mọi
hoạt động NCKH. Có nhiều cách khác nhau để mô tả quy trình NCKH, nhƣng đều
có thể đƣa về các giai đoạn: Quan sát; Đặt câu hỏi nghiên cứu; Nghiên cứu tổng
quan; Hình thành giả thuyết; Rút ra hệ quả từ giả thuyết; Thực nghiệm kiểm hệ quả;
Xử lí dữ liệu; Phân tích kết quả thực nghiệm; Rút ra kết luận; Báo cáo kết quả nếu
giả thuyết đúng, trƣờng hợp kết quả thực nghiệm không đúng thì cần xây dựng lại
giả thuyết mới và thực hiện lại các giai đoạn tiếp theo.

DH dựa trên quy trình NCKH đƣợc xem là PPDH [73], một chiến lƣợc DH
(teaching strategy) hay là một quan điểm DH [29],[9]? Đây là vấn đề cần nghiên
cứu của các nhà khoa học về lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí.
- Dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học
Giáo dục KH phát triển sớm và đƣợc coi trọng ở Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên cho
đến thế kỉ XIX thì giáo dục vẫn chủ yếu là cung cấp các sự kiện và yêu cầu ngƣời
học phải ghi nhớ. Đầu thế kỉ XX, John Dewey [49] một cựu GV dạy môn KH ở
Hoa Kì đã phê phán cách DH này, ông cho rằng, KH nên đƣợc dạy nhƣ là một quá
trình và cách thức tƣ duy, không phải là một môn học với các sự kiện để ghi
nhớ. Dewey đã khuyến khích các GV dạy KH thực hiện việc DH nhƣ một chiến
lƣợc gồm các bƣớc: trình bày vấn đề, hình thành một giả thuyết, thu thập dữ liệu
trong quá trình thử nghiệm, và xây dựng một kết luận. Trong tiến trình DH của
Dewey, HS tích cực tham gia học tập và GV có vai trò là ngƣời hỗ trợ và hƣớng
dẫn. Ông cho rằng, vấn đề cần nghiên cứu phải liên quan đến kinh nghiệm của HS
và khả năng trí tuệ của HS: HS là những ngƣời học tích cực trong việc tìm kiếm câu
trả lời, HS có thể thêm vào kiến thức vào tri thức KH. Để đạt đƣợc điều đó, HS phải


11

giải quyết các vấn đề mà họ quan sát đƣợc. Tiến trình DH của Dewey là cơ sở định
hƣớng phát triển cho Chƣơng trình trung học của Hoa Kì có tiêu đề Khoa học trong
Giáo dục Trung học.
DH tìm tòi (Inquiry-based learning, IBL) đƣợc phát triển trong phong trào học
tập khám phá (the discovery learning movement) những năm 1960, nhƣ là một phản
ứng đối với các hình thức giảng dạy truyền thống - phải ghi nhớ thông tin từ các tài
liệu giảng dạy. Phong trào này chỉ ra rằng, nên học “bằng cách làm”. Joseph
Schwab đƣa ra ba cấp độ DH theo IBL: (1) HS đƣợc cung cấp câu hỏi, phƣơng
pháp, tài liệu và thách thức để khám phá mối quan hệ giữa các biến; (2) HS đƣợc
cung cấp một câu hỏi, tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu là do HS phát triển; (3)

Các hiện tƣợng đƣợc đề xuất nhƣng HS phải tự phát triển các câu hỏi và phƣơng
pháp nghiên cứu để khám phá mối quan hệ giữa các biến.
Ở Nga, vào những năm 20 của thế kỉ thứ XX, trong các trƣờng học đã sử dụng
rộng rãi phƣơng pháp nghiên cứu (Исследовательский метод) với mục đích gắn
liền nhà trƣờng với cuộc sống, và chỉ rõ, phƣơng pháp nghiên cứu là công cụ hoàn
chỉnh nhất không những cho phép ngƣời GV truyền thụ kiến thức, mà còn để HS
học cách thu nhận kiến thức, nghiên cứu sự vật và hiện tƣợng, rút ra các kết luận, từ
đó vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống [73], [23].
Cơ sở KH của DH dựa trên NCKH có thể tìm thấy trong hàng loạt các công
trình của các tác giả nhƣ Piaget, Dewey, Vygotsky về DH theo lí thuyết kiến tạo
(constructivist learning theories) [65], [49], [69].
Lí thuyết về phát triển nhận thức của Piaget là nền tảng cho PPDH [65], [64].
Theo ông, việc học bắt đầu khi ngƣời học trải nghiệm sự mất cân bằng: Một sự khác
biệt giữa tƣởng tƣợng của ngƣời học và những điều mà họ gặp trong cuộc sống; Để
sự hiểu biết của ngƣời học trở lại trạng thái cân bằng, họ phải thích ứng hoặc thay
đổi nhận thức của mình thông qua sự tƣơng tác với môi trƣờng. Lí thuyết này giúp
định hƣớng các hoạt động trong DH, đặc biệt là tạo ra tình huống mở đầu.
Những đề xuất của Piaget là cơ sở cho quá trình học tập đƣợc đề xuất bởi
Atkin và Karplus [36] và đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình dạy học KH ở các


×