Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại vườn quốc gia pù mát, huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.11 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ
MÁT, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ
MÁT, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung




Hà nội – 2014
[


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lương Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………… 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………3
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………....1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC………………....................... 7
1. 1 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học …………………………............7

1.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học ………………………………………………………….7
1.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học ……………………………………………………...........8
1.1.3 Ý nghĩa của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ……………………..9
1.1.4 Vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên trong việc bảo tồn đa dạng sinh học……. .11
1 .2 Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học ……………………………………...........12
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học …………...........12
1.2.2 Tổng quan thỏa thuận quốc tế và sự tham gia của Việt Nam trong bảo tồn đa
dạng sinh học ………………………………………………………………………………….13
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và sự gợi mở đối với
Việt Nam ……………………………………………………………………………………….16
Kết luận Chương 1……………………………………………………………............ 21
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, HUYỆN CON
CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN …………………………………………………..22
2.1 Tổng quan về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam ….....22
2.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học
tại Việt Nam ………………………………………………………………....................26
2.2.1 Tổng quan pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam trước khi ban
hành Luật đa dạng sinh học năm 2008
………………………………………....................26
2.2.2 Tổng quan pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam sau khi ban
hành Luật đa dạng sinh học năm 2008 ………………………………………...................28
2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học ……………....31
2.3.1 Những quy định chung về nguyên tắc và trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học31
2.3.2 Các quy định pháp luật về quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ..33
2.3.3 Các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái ………………………….36


2.3.4 Các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài ……………………………………

40
2.3.5 Các quy định pháp luật về kiểm soát và bảo tồn đa dạng nguồn gen
…………....47
2.3.6 Quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học ………………………………………….
…..60
2.3.7 Hợp tác quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học…………………………… …………..61
2.3.8 Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học …………...62
2.4 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Pù Mát,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ……………………………………………………..64
2.4.1 Tổng quan đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát ……………………….....65
2.4.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc
gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ……………………………………………..73
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế việc áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn
quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An …………………………………..…..83
Kết luận Chương 2
…………………………………………………………………….86
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ………………………………………………....87
3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh
học ……………………………………………………………………………………..87
3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học …………………....87
3.1.2 Học hỏi, tiếp thu pháp luật các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện
pháp luật về đa dạng sinh học ……………………………………………………………….90
3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.....90
3.2.1 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học …………….90
3.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế xã hội cho dân cư vùng đệm…91
3.3. Giải pháp bổ trợ …………………………………………………………………..93
3.3.1 Giải pháp giáo dục truyền thông …………………………………………….............94
3.3.2 Một số giải pháp cụ thể ……………………………………………………………..…96
Kết luận Chương 3

…………………………………………………………………….97
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………..97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………....98


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN:
BV&PT:
BVMT:
ĐDSH:
HST:
SNFC:
VQG:

Bảo tồn thiên nhiên
Bảo vệ và phát triển
Bảo vệ môi trường
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An
Vườn quốc gia

DANH MỤC CÁC BẢNG
tran
g
Bảng 2.1: Danh mục thực vật có mạch ở Vườn quốc gia Pù Mát……... 69
Bảng 2.2: Danh mục động vật tại Vườn quốc gia Pù
70
Mát………………
Bảng 2.3: Nhóm động vật quý hiếm Vườn quốc gia Pù


72

Mát…………..
Bảng 2.4: Nhóm động vật quý hiếm tại Pù Mát (theo danh lục IUCN
2007)
………………………………………………………………………

73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm
cho ĐDSH bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng
lo ngại, nhiều loài động thực vật bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ
yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và
bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và cấp bách.
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993 Việt Nam
đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt
và ban hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Vi ệt Nam”. Năm 2007, “Kế hoạch hành
động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng
và phê duyệt triển khai [36, tr.1].
Trong số 30 Vườn quốc gia (VQG) hiện đã được công nhận [48], Pù Mát- trung
tâm của khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn,
được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu rừng đặc
dụng có giá trị ĐDSH của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam. Không chỉ vậy,
Pù Mát còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa

nên thơ mà thiên nhiên ban tặng cho Nghệ An.
VQG Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm. Nơi đây
hội tụ đủ tính chất và hệ sinh thái (HST) của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với đồi,
rừng, sông, suối, các trảng cỏ rộng lớn và những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy dài dọc
theo sông Giăng. Pù Mát có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực vật. Hệ động
vật cũng rất đa dạng với 1.121 loài [45]. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý
hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tháng 11 năm 2007, VQG Pù Mát đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới.

1


Với tiềm năng phong phú như vậy, cũng như các VQG khác, “kho báu xanh” Pù
Mát trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả những người
dân sống trong vùng. VQG Pù Mát cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức
về nhiều mặt để bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH hiện có.
Hiện nay, những nghiên cứu về Pù Mát còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng
rãi. So với những VQG khác như Cát Bà, Bạch Mã, U Minh Thượng, U Minh Hạ… thì
Pù Mát còn lạ lẫm với rất nhiều người. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An” với mong muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo
tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát, góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên quý báu của quê
hương mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo tồn ĐDSH nói chung và pháp luật về bảo tồn ĐDSH hiện nay là một trong
những vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp luật về bảo tồn ĐDSH vẫn
còn tương đối mới mẻ đối với nhiều người, các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH
còn khá hạn chế.

Có thể kể ra một số đề tài liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã được nghiên
cứu như:
- Sách “Bảo tồn đa dạng sinh học” của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn xuất bản năm
1999;
- Sách “Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” xuất bản năm 2002 của tác giả
Lê Trọng Cúc;
- Đề tài cấp Bộ “Đa dạng sinh học và bảo tồn” của Bộ Tài nguyên và Môi
trường năm 2004;
- Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng
đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” do tác giả Trần Thế Liên thực hiện năm 2006;

2


- Đề tài “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với phát triển bền
vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC)” của tác giả Nguyễn Huy Dũng, Võ Văn Dũng,
Viện Điều tra quy hoạch rừng tại Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi
khí hậu: Mối liên quan tới đói nghèo và phát triển bền vững tháng 5, 2007;
Các đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn tương đối ít, có thể kể
đến một số nghiên cứu như:
- Luận văn Thạc sỹ “Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” của Đặng Thị
Thu Hải, năm 2006;
- Báo cáo Chuyên đề “ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật đa dạng sinh học
ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên Môi trường và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, năm
2008;
- Chuyên đề “Giới thiệu Luật Đa dạng sinh học” do Viện Chiến lược chính sách,
Bộ Tài nguyên Môi trường và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp thực hiện
năm 2008;
- “Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn
đa dạng sinh học” của Trương Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm

2009.
- Chuyên đề “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh
học” của GS.TS Đặng Huy Huỳnh, năm 2013;
Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí như:
- Bài viết “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi
có Luật Đa dạng sinh học”, của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 133, năm 2008;
- Bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt
Nam”, của Thạc sĩ Huỳnh Thị Mai, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133,
2008;
Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là những
nghiên cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trường hơn là lĩnh vực pháp lý. Các nghiên

3


cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH, trước thời điểm có Luật ĐDSH năm 2008 có một số
đề tài, tuy nhiên sau khi ban hành Luật ĐDSH năm 2008 chưa có một đề tài nghiên cứu
tổng thể đánh giá về pháp luật bảo tồn ĐDSH, nhất là chưa có bất kỳ một đề tài nào
nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN).
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tổng quát về pháp luật bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam, phân tích, đánh
giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát, tìm ra những
nguyên nhân hạn chế hiệu quả thực thi pháp luật từ đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục đích của luận văn, cần phải hoàn thành các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa, phân tích đánh giá được các quy định pháp luật về bảo tồn

ĐDSH tại Việt Nam;
- Phân tích pháp luật về bảo tồn ĐDSH của một số quốc gia trên thế giới từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Khái quát về tình hình ĐDSH của VQG Pù Mát, phân tích và đánh giá được
thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát;
- Làm rõ những nguyên nhân hạn chế hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn
ĐDSH tại VQG Pù Mát từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và áp dụng có hiệu
quả pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đứng trước những thách thức về sự suy thoái của môi trường đối với đời sống
của con người, bảo tồn ĐDSH cùng với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là một
trong những vấn đề lớn, được quan tâm ở quy mô toàn thế giới. Vấn đề bảo tồn ĐDSH
không phải là mới, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ mới thực sự được quan tâm trong những
năm gần đây. Pháp luật về bảo tồn ĐDSH bắt đầu có những bước đột phá từ sau khi

4


Luật ĐDSH năm 2008 ra đời. Từ đó cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu
về Luật ĐDSH năm 2008 nhưng chưa có một công trình nghiên cứu tổng quát về toàn
bộ pháp luật bảo tồn ĐDSH và cũng chưa có một nghiên cứu nào về thực tiễn áp dụng
pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu BTTN, trong khi các khu BTTN là nguồn
ĐDSH rất quan trọng đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, VQG Pù Mát
tuy đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2007, nhưng hiện có
rất ít nghiên cứu về VQG Pù Mát mặc dù VQG Pù Mát có rất nhiều tiềm năng về tài
nguyên thiên nhiên và du lịch. Xuất phát từ lý do đó, luận văn sẽ tập trung vào việc
nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quát về pháp luật bảo tồn ĐDSH hiện hành và thực
tiễn áp dụng tại VQG Pù Mát, tìm ra những khó khăn bất cập, từ đó nêu ra các kiến
nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật, góp phần bảo vệ nguồn
ĐDSH phong phú tại VQG của quê hương mình. Vì vậy việc nghiên cứu mang tính cấp

thiết và không bị trùng lắp.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH và thực
tiễn áp dụng tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn
quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu,
đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn ĐDSH, đánh giá thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật tại VQG Pù Mát chỉ ra những khó khăn, bất cập trong quá
trình thực thi áp dụng pháp luật, đồng thời đề ra các kiến nghị, giải pháp.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn ĐDSH và pháp luật về bảo tồn ĐDSH;
- Thực trạng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam;

5


- Thực trạng ĐDSH tại VQG Pù Mát và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn
ĐDSH tại VQG Pù Mát;
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo tồn ĐDSH tại VQG
Pù Mát.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích
hệ thống nhằm đưa ra những đánh giá từ cụ thể cho đến tổng quát đối với các quy định
pháp luật về bảo tổn ĐDSH cũng như việc áp dụng thực tiễn tại VQG Pù Mát; phương
pháp so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo tồn ĐDSH, giữa
pháp luật bảo tồn ĐDSH trước khi có Luật ĐDSH năm 2008 và pháp luật bảo tồn

ĐDSH sau khi có Luật ĐDSH năm 2008, để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của
các quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam; phương pháp tổng
hợp, thống kê các số liệu thực tế về thực trạng ĐDSH của Việt Nam, thực trạng ĐDSH
của VQG Pù Mát, cũng như thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về bảo tồn
ĐDSH tại VQG Pù Mát làm dẫn chứng minh họa cho Luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đa dạng sinh học và pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp
dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học

6


Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐA DẠNG SINH

HỌC VÀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1. 1 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường’’. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa
dạng HST. [24, tr1].

Theo Công ước đa dạng sinh học năm 1992 thì ĐDSH là sự phong phú các sinh
vật sống gồm các HST trên cạn, HST biển, các HST nước ngọt, và tập hợp các HST mà
sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong một loài (đa dạng gen)
hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng
hệ sinh thái. Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ
hợp [36, tr.4].
Có thể coi ĐDSH là khái niệm bao hàm đa dạng HST (số lượng các loài trong
quần xã), đa dạng loài và đa dạng di truyền (tức là sự phong phú về gen).
Đa dạng HST là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh
thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu
vực nhất định tại một vùng nào đó.
Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực
vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các
loài khác nhau .
Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng
một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong
một quần thể hoặc giữa các quần thể.

7


Trong Luật ĐDSH của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008, định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy
định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi
sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với
nhau. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên,
vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình
thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và

các vùng đất khác” [30, Điều 3].
Ngoài ra ĐDSH còn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường (BVMT)
năm 2005 như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và
hệ sinh thái” [29, Điều 3].
1.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các
gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy
trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương
pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền
hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,…[36, tr.5]. Có thể phân chia các
phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
Một là bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In situ): Bảo tồn tại chỗ bao gồm các
phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh
cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên [36, tr.5]. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà
các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng
cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

8


Hai là bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation): Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm
các biện pháp di dời các loài cây, con và các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên
của chúng [36, tr.5]. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô
tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu
giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và
phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao
gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống…
Ba là phục hồi (Rehabilitation): Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại

chỗ hay bảo tồn chuyển chỗ [36, tr.6]. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại
các loài, các quần xã, sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao
gồm một số công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái
bằng cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại
vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công
việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động thực vật như trước đã
từng có. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ
các đại diện của HST và các thành phần của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các khu bảo
tồn cũng cần thiết phải giữ gìn các thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót
lại trong khu vực mà con người đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các
khu vực được xây dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho
công tác bảo tồn ĐDSH.
1.1.3 Ý nghĩa của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
ĐDSH là yếu tố đặc biệt quan trọng, sống còn với phát triển bền vững, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. ĐDSH
có những giá trị kinh tế, giá trị môi trường, giá trị cuộc sống to lớn mà cho đến một vài
thế kỷ gần đây chúng ta mới nhận thức được một cách đầy đủ [42].
Thứ nhất, về mặt môi trường, ĐDSH có khả năng điều hoà khí hậu, điều tiết mọi
biến động của môi trường do thiên nhiên tạo ra và bảo vệ môi trường trước những biến

9


động đó. Chu kỳ quang hợp hay đồng hoá chất diệp lục và việc chuyển hoá các chất vô
cơ thành hữu cơ của thực vật trong thiên nhiên đã tạo nên sự sống cho tất cả sinh vật
trên Trái đất, trong đó có con người. Những khu rừng được mệnh danh “lá phổi thế
giới” là bộ máy tự nhiên khổng lồ lọc khí cacbonic và tạo ôxy để có môi trường trong
lành cho con người hô hấp. Các hệ thực vật có chức năng bảo vệ vùng đầu nguồn, vùng
ven biển, bảo vệ đất trong việc chắn sóng, bão, lũ, điều chỉnh và ổn định đất trên các
vùng đất dốc làm giảm tác hại của lũ lụt và xói mòn đất.

Thứ hai, về kinh tế, ĐDSH là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, nguyên liệu chế biến thuốc, nước và nguyên liệu trong sản xuất cho con
người. Giá trị trực tiếp và quan trọng nhất của các loài đối với con người là dùng làm
thức ăn, rất nhiều loài động, thực vật có thể ăn được và một số loài đã được đưa vào
nuôi trồng để cung cấp thức ăn cho con người. Các loại dược phẩm có nguồn gốc tự
nhiên có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu, đặc
biệt ở các nước kém phát triển việc chăm sóc sức khoẻ, thuốc chữa bệnh chủ yếu bằng
dược phẩm truyền thống (nước ta gọi là đông y, thuốc nam).
Ngoài ra, ĐDSH còn mang lại những giá trị vật chất khác từ các hệ sinh thái tự
nhiên hoặc bán tự nhiên, như là nơi giải trí, du lịch, giáo dục, nghiên cứu,… ĐDSH
cũng phản ánh sự phong phú cùng những nét đẹp của thiên nhiên dành cho một quốc
gia [42].
Tuy nhiên, sự ĐDSH tỷ lệ nghịch với sự phát triển và tiến hoá của loài người.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và để đáp ứng nhu cầu của mình, con
người đã áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại vào khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích của con người, để cải tiến cuộc sống, thậm chí con
người còn điều khiển tự nhiên, làm thay đổi tự nhiên. Do vậy, các HST đều chịu tác
động của loài người, bị thay đổi, và tiến tới bị huỷ diệt. Khi ĐDSH bị xâm phạm thì sự
tồn tại của con người trên Trái đất sẽ bị đe doạ. Con người sẽ bị cạn dần nguồn thức ăn,
thuốc chữa bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh [42]… ĐDSH đang bị suy

10


giảm với tốc độ nhanh, thể hiện sự suy giảm và tuyệt chủng của một số loài. Do vậy,
năm 1948 tại Fontainebleau (Pháp), Liên hợp quốc đã thành lập Tổ chức bảo vệ thiên
nhiên quốc tế, viết tắt là IUPN (International Union for the Protection of Nature) nhằm
bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đến năm 1956 tổ chức
này đổi tên thành Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, viết tắt là IUCN (International
Union for Conservation of Nature). Đến nay, rất nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn đa

dạng sinh học đã được thành lập, như Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế - WWF (World
Wide Fund for Nature), Hội bảo tồn sinh học (Society for Conservation Biology),
Trung tâm Giám sát bảo tồn toàn cầu - WCMC (World Conservation Monitoring
Centre), Cơ quan Bảo tồn quốc tế - CI (Conservation International) …
1.1.4 Vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên trong việc bảo tồn đa dạng sinh
học
Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ
và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo
vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu
hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và
khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm
bảo diễn thế tự nhiên. Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên chính là phương pháp
phổ biến nhất để có thể bảo tồn tại chỗ cũng như áp dụng các biện pháp để phục hồi,
chính vì vậy các khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn
đa dạng sinh học.
Thứ nhất, các khu bảo tồn hoạt động như một kho chứa đa dạng sinh học của đất
nước – đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Yêu cầu đối với việc
thành lập một khu BTTN phải là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và
có giá trị đa dạng sinh học cao; có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch; có các loài
động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang
dã quý hiếm và đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên

11


70%. Trên cơ sở đó, để áp dụng các biện pháp để bảo vệ các loài, các chủng và các sinh
cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên.
Thứ hai, với việc quy hoạch, phân vùng và áp dụng tổng hợp các biện pháp bảo
vệ, phát triển, tạo các điều kiện thuận lợi để các loài, các hệ sinh thái tồn tại và phát
triển, các khu bảo tồn còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học hiếm có của Việt Nam để các

thế hệ tương lai có thể thấy được vẻ đẹp hệ động thực vật của đất nước. Các khu bảo
tồn như là một thiên đường an toàn cho nhiều loài động vật hoang dã đang nguy cấp
nghiêm trọng như tê giác một sừng, voọc mũi hếch (Pygathrix avunculus) và voọc đầu
trắng (Trachypithecus poliocephalus).
Cuối cùng, các khu bảo tồn tạo điều kiện cho các quá trình tự nhiên được tiến
triển để cho các loài có thể tiếp tục tham gia và thích nghi với các thay đổi về môi
trường. Những thay đổi này là rất quan trọng đối với sự phát triển của nhiều loài về lâu
dài.
1 .2 Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1.1 Khái niệm
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn ĐDSH, trên thế giới
đã có khá nhiều nước xây dựng pháp luật về bảo tồn ĐDSH dựa trên 3 cấu thành đó là:
pháp luật về bảo tồn đa dạng loài, pháp luật về bảo tồn đa dạng HST và pháp luật về
bảo tồn đa dạng nguồn gen. Theo đó, nội dung chính của pháp luật bảo tồn ĐDSH đó
là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định các quy tắc xử sự chung mang tính bắt
buộc, quy định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải thực hiện
hoặc không được thực hiện cũng như các chế tài xử phạt trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH
[17].
1.2.1.2 Ý nghĩa
Trước hiện trạng suy thoái ĐDSH nghiêm trọng như hiện nay, các quốc gia trên
thế giới đang tìm kiếm và áp dụng tổng hợp các biện pháp như chính trị, tuyên truyền,

12


giáo dục, kinh tế, công nghệ...các biện pháp này sẽ hỗ trợ, tương tác cho nhau nhằm
bảo tồn ĐDSH, đồng thời ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người,
thiên nhiên gây ra... Trong các biện pháp bảo tồn ĐDSH, mỗi biện pháp có điểm mạnh
và điểm hạn chế riêng thì pháp luật được xem là công cụ đảm bảo thực hiện.

Sự suy thoái ĐDSH chủ yếu là do sự tàn phá của con người và đối tượng để
thực hiện việc bảo tồn ĐDSH cũng chính là con người. Vì vậy, muốn bảo tồn ĐDSH
trước hết là tác động đến hành vi con người. Pháp luật thông qua các hệ thống quy
phạm để điều chỉnh hành vi xử sự của con người và được đảm bảo thực hiện bằng
quyền lực nhà nước sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn ĐDSH.
Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương,
quốc gia, hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của ĐDSH. Với một hệ thống các
quy phạm pháp luật quy định liên quan đến các vấn đề bảo tồn ĐDSH, pháp luật về bảo
tồn ĐDSH tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo tồn ĐDSH của các chủ thể, đồng thời
cung cấp một cơ chế pháp lý để xử phạt các hành vi gây nguy hại đến việc bảo tồn
ĐDSH.
1.2.2 Tổng quan thỏa thuận quốc tế và sự tham gia của Việt Nam trong
bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH cần có sự tham gia của các quốc gia trên thế giới. Các cơ chế
kiểm soát hiện đang tồn tại trên thế giới được dựa trên cơ sở của mỗi quốc gia và sự
thỏa hiệp quốc tế là khả năng bảo tồn loài và sinh cảnh. Hợp tác quốc tế trong bảo tồn
ĐDSH là thực sự cần thiết [42].
Thỏa hiệp quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở quy mô quốc tế là Công
ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Convention on International
Trade in Endangered Species of Wide Fauna and Floral – CITES). Công ước ra đời
năm 1973 với sự tham gia của 120 nước, đồng thời có sự phối hợp với chương trình
môi trường Liên Hợp Quốc. Theo Công ước này, các quốc gia thành viên đồng ý hạn
chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt những loài nằm trong danh sách nhất trí của

13


Công ước. Công ước có 25 Điều và 3 phụ lục. Việt Nam là thành viên thứ 122 của
CITES, được chấp nhận ngày 20/4/1994 [42].
Một số công ước bảo tồn khác có thể kể đến như: Công ước về bảo tồn các loài

động vật di cư (1979); Công ước về bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực;
Công ước về điều tiết săn bắt cá voi; Công ước về bảo vệ các loài chim; Công ước về
đánh bắt và bảo vệ sinh vật biển ở Vịnh Ban tích.
Các Công ước về bảo tồn sinh cảnh có thể kể đến 3 Công ước quan trọng: Công
ước về bảo vệ các vùng đất ướt Ramsar (Ramsar Convention on Wetlands) ra đời năm
1971 nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của các vùng đất ướt và thừa nhận các giá trị sinh
thái, khoa học, kinh tế, văn hóa và giải trí của chúng; Công ước về bảo tồn văn hóa thế
giới và Di sản thiên nhiên (Convention Concerning the Protection of the World
Cultural and Natural Heritage) của UNESCO, IUCN với 109 nước tham gia, mục đích
nhằm bảo vệ các vùng đất tự nhiên đáng chú ý trên thế giới; Mạng lưới khu dự trữ sinh
quyển (International Network of Biosphere Resevers) được thiết lập bởi chương trình
“Con người và Sinh quyển” của UNESCO…Ngoài ra còn một số công ước khác liên
quan đến ngăn chặn ô nhiễm môi trường cũng đã được ký kết.
Về Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu liên quan đến bảo tồn ĐDSH có thể kể đến
Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển (United Nations Conference on
Enviroment and Development –UNCED) diễn ra tại Rio de Janeiro, Braxin, trong thời
gian 12 ngày vào tháng 6/1992. Tham gia Hội nghị có 178 nước với hơn 100 nguyên
thủ quốc gia, cùng với những người đứng đầu Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính
phủ và các tổ chức bảo tồn khác trên thế giới. Các thành viên Hội nghị đã bàn bạc và đi
đến thỏa thuận ký kết 5 văn bản chính thức và khởi xướng thực hiện nhiều dự án mới
liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
Một là Tuyên bố Rio (The Rio Declaration): Tuyên bố nêu rõ những nguyên tắc
có tính định hướng cho các quốc gia về môi trường và phát triển.

14


Hai là Công ước về sự thay đổi khí hậu toàn cầu (Convention on Global
Climate): Công ước này đòi hỏi các nước công nghiệp phải giảm thiểu các chất gây ô
nhiễm và các khí nhà kính khác do họ gây ra và phải thường xuyên báo cáo về tiến

trình này.
Ba là Công ước về ĐDSH (Convention on Biological Diversity): Công ước này
có 3 mục tiêu: Bảo vệ ĐDSH, sử dụng bền vững ĐDSH, phân phối công bằng lợi
nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dã và các loài thuần dưỡng.
Đã có 170 nước phê chuẩn Công ước ĐDSH. Việt Nam là thành viên thứ 99 (ký
Công ước vào tháng 10/1994) và Công ước này chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ
ngày 28/11/1994 [10].
Bốn là Tuyên bố các nguyên tắc đối với rừng (Statement on Forest Principles):
Tuyên bố đưa ra lời kêu gọi về quản lý rừng theo hướng bền vững.
Năm là Lịch trình 21 (Agenda 21): Tài liệu này ra đời là một cố gắng để trình
bày một cách có hệ thống và toàn diện những chính sách liên quan đến phát triển bền
vững.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động về môi trường,
thiên nhiên, nhận thức vai trò to lớn của đa dạng sinh học đối với sự phát triển hiện tại
và tương lai của cả loài người, Việt Nam đã tham gia rất nhiều các công ước quốc tế
liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học của Việt Nam và toàn trái đất. Có thể kể đến một số thoả thuận và công ước
quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam đã tham gia như [42]: Công ước về đa dạng
sinh học, năm 1992; Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, năm 2000; Công
ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú
của các loài chim nước (còn gọi là Công ước Ramsar), năm 1971; Nghị định thư bổ
sung công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú
của loài chim nước, Pari năm 1982; Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt
côn trùng (còn gọi là Công ước FAO), năm 1985; Công ước về buôn bán quốc tế những

15


loài động vật, thực vật có nguy cơ bị đe dọa (còn gọi là Công ước CITES), năm 1973;
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, năm 1992; Công ước Viên

1985 về bảo vệ tầng ô zôn, năm 1985; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy
giảm tầng ô zôn, năm 1987. [42]
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và sự
gợi mở đối với Việt Nam
Việc bảo vệ các giá trị của ĐDSH là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia
trên thế giới. Trên thực tế, các nước có Luật Đa dạng sinh học đã quản lý và bảo vệ tốt
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đồng thời hạn chế các họat động làm suy giảm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Vì vậy, việc tham khảo pháp luật nước ngoài
về bảo tồn ĐDSH là hết sức cần thiết cho việc xây dựng pháp luật về đa dạng sinh học
ở Việt Nam [22].
1.2.3.1 Pháp luật một số quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học
Có thể đưa ra đây một số kinh nghiệm của các nước về các nội dung của vấn đề
bảo tồn và phát triển ĐDSH của các nước như sau:
Một là quy hoạch BTTN (kinh nghiệm của Hungary): Để xác định nhiệm vụ và
chính sách của nhà nước liên quan đến BTTN và ĐDSH; bảo đảm điều tra, đánh giá,
bảo tồn và phục hồi các giá trị thiên nhiên và cảnh quan, nơi cư trú tự nhiên, các loài
động, thực vật hoang dã và các di sản thiên nhiên; điều phối các nhiệm vụ liên quan,
Hungary xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn thiên nhiên quốc gia trong khuôn khổ
của Chương trình bảo vệ môi trường quốc gia. Quy hoạch tổng thể bao gồm: xác định
ranh giới các khu vực tự nhiên, xác định các quá trình và hoạt động quan trọng đối với
bảo tồn đa dạng sinh học; các yêu cầu chung, nhiệm vụ của ngành và liên ngành để bảo
tồn khu vực tự nhiên và giá trị thiên nhiên; các định hướng trung hạn và dài hạn để bảo
tồn các khu vực và giá trị thiên nhiên cần được bảo vệ, thành lập các khu bảo tồn mới;
các định hướng trung hạn và dài hạn để thành lập và duy trì mạng sinh thái và hành
lang sinh thái; các định hướng trung hạn và dài hạn để thành lập và duy trì các hệ thống

16


và khu vực nhạy cảm về môi trường; chương trình trung hạn và dài hạn cho nghiên

cứu, phát triển, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và phổ biến hoạt động bảo tồn thiên
nhiên; các nguyên tắc thành lập và hoạt động của hệ thống quan sát, thu thập dữ liệu,
đăng ký và đánh giá các giá trị tự nhiên [22].
Hai là Thành lập và quản lý các khu bảo tồn (kinh nghiệm của Nam Phi):
Hệ thống khu bảo tồn của Nam Phi được phân hạng theo Khu BTTN đặc biệt;
Khu di sản thế giới; Khu rừng phòng hộ đặc biệt; Lưu vực chân núi.
Các khu bảo tồn ở Nam Phi được phân thành khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn
tỉnh và khu bảo tồn địa phương. Khi các khu bảo tồn được công bố, kế hoạch quản lý
được xây dựng nhằm bảo vệ, bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn.
Bộ Môi trường và Du lịch của Nam Phi chịu trách nhiệm thành lập và quản lý
hệ thống khu bảo tồn [22].
Ba là quản lý HST, vùng sinh thái (kinh nghiệm của Slovenia):
Về bảo tồn kiểu nơi cư trú, Luật bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định việc duy
trì kiểu nơi cư trú ở trạng thái thuận lợi góp phần bảo tồn HST. Kiểu nơi cư trú ở trạng
thái thuận lợi trong các điều kiện sau: phạm vi tự nhiên và khu vực của nó bao hàm
trong phạm vi chung và ổn định; cấu trúc kiểu nơi cư trú và các quá trình tự nhiên hoặc
sử dụng hợp lý bảo đảm khả năng tự bảo tồn của nó; không có các quá trình có thể huỷ
hoại cấu trúc và chức năng của nó và do vậy đe doạ khả năng tự bảo tồn trong tương lai
dự báo được; bảo đảm trạng thái thuận lợi của kiểu nơi cư trú đặc trưng. [22]
Khu vực quan trọng sinh thái: Là khu vực của kiểu nơi cư trú, một bộ phận của
nó hoặc đơn vị HST lớn góp phần quan trọng vào bảo tồn ĐDSH. Chính phủ xác định
khu vực quan trọng về sinh thái và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo
vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị; Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo tồn hoặc định
hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch không gian
và sử dụng tài sản thiên nhiên [22]

17


Khu vực bảo vệ đặc biệt: Là khu vực quan trọng sinh thái, quan trọng để duy trì

hoặc đạt tình trạng thuận lợi của các loài, nơi cư trú và kiểu nơi cư trú. Chính phủ quy
định và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo vệ đặc trưng tự nhiên có
giá trị. Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo vệ hoặc định hướng phát triển cụ thể hoá
trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch không gian và sử dụng tài sản thiên
nhiên. [22]
Bốn là bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật (kinh nghiệm của
Trung Quốc):
Luật Bảo vệ đời sống hoang dã của Trung Quốc quy định Nhà nước bảo vệ đời
sống hoang dã và môi trường sống của chúng và nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân săn
bắn, đánh bắt và phá hoại đời sống hoang dã. Các sở, ban, ngành quản lý đời sống
hoang dã các cấp giám sát và quan trắc tác động của môi trường đối với đời sống
hoang dã, thường xuyên tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên hoang dã và lưu trữ
thông tin. Đồng thời, Luật cũng có những quy định nghiêm cấm săn bắn, đánh bắt hoặc
giết hại các loài hoang dã thuộc danh mục được bảo vệ đặc biệt của Nhà nước; khuyến
khích thuần hoá và gây giống các loài hoang dã; nghiêm cấm săn bắn hoặc đánh bắt
các loài hoang dã và các hoạt động khác làm hại đến đời sống và sinh sản của các loài
hoang dã trong các khu bảo tồn và các khu vực gần khu săn bắt và trong các mùa gần
mùa săn bắn... Bất cứ ai đánh bắt hoặc giết hại bất hợp pháp các loài hoang dã thuộc
danh mục bảo vệ của Nhà nước sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự [22].
Năm là tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (kinh nghiệm của Costa Rica):
Luật ĐDSH Costa Rica năm 1998, quy định Nhà nước xây dựng các chính sách
tiếp cận các nguồn gen và hoá chất sinh học của ĐDSH được bảo tồn nội vi hay ngoại
vi. Các chính sách này sẽ đưa ra các quy định chung về việc tiếp cận các nguồn gen và
hoá chất sinh học nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ĐDSH. Các yêu cầu
cơ bản trong việc tiếp cận là: Sự đồng ý trước của đại diện nơi tiếp cận; Sự đồng ý nói
trên phải được thông qua bởi Văn phòng Kỹ thuật của Uỷ ban; Các điều khoản

18



×