Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Luận văn tiến sĩ khoa học giáo dục giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 216 trang )

8BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-------

GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-------

GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

Chuyên nghành: Lý luận và lịch sử giáo dục học
Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TS. Đào Thị Bình

Hà Nội, 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Đào Thị My


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
qua làm quen với văn học thiếu nhi” được hoàn thành tại Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Thực nghiệm Hoa
Hồng, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng
Yến, TS. Đào Thị Bình, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, động
viên, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ quản
lý, giáo viên mầm non, các cháu mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại các trường
mầm non: Thực nghiệm Hoa Hồng, Thực hành Hoa Sen, Hoa Thủy Tiên,
Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn động
viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Đào Thị My


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ...........................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI
VĂN HỌC THIẾU NHI.......................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo
đức ..................................................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo
qua làm quen với văn học thiếu nhi .............................................. 14
1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................... 18
1.2.1. Hành vi ................................................................................. 18
1.2.2. Hành vi đạo đức ................................................................... 21
1.2.3. Giáo dục hành vi đạo đức .................................................... 24
1.2.4. Làm quen với văn học thiếu nhi .......................................... 25
1.3. Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi............................ 27
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..... 27
1.3.2. Biểu hiện của hành vi đạo đức ............................................ 31
1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm

quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi ........................................ 32
1.4.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình
giáo dục mầm non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................ 32
1.4.2. Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi ............ 36


iv
1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm
quen với văn học thiếu nhi. ........................................................... 39
1.4.4. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu
nhi ................................................................................................... 42
1.4.5. Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ................................... 46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi................ 50
Kết luận chương 1 ................................................................................. 53
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN
HỌC THIẾU NHI ................................................................................. 54
2.1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương
trình Giáo dục mầm non................................................................... 54
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo
dục mầm non .................................................................................. 54
2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình
giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................. 55
2.1.3. Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình
giáo dục mầm non .......................................................................... 56
2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương
trình giáo dục mầm non ................................................................. 57

2.2. Khảo sát thực trạng ................................................................... 58
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................ 58
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát ............................................ 59
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................... 59
2.2.4. Phương pháp khảo sát ......................................................... 59
2.2.5. Cách đánh giá....................................................................... 66


v
2.3. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ......................................... 70
2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 70
2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại văn học thiếu nhi để giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................... 73
2.3.3. Thực trạng thời điểm tổ chức làm quen với văn học thiếu
nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...... 74
2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục
hành vi đạo đức ................................................................................. 85
Kết luận chương 2 ................................................................................. 90
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI
VĂN HỌC THIẾU NHI........................................................................ 91
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
............................................................................................................. 91
3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm ........................................ 91
3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn
học thiếu nhi ................................................................................... 91
3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................... 91
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................... 92

3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 –
6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ...................................... 92
3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong
các tác phẩm văn họ thiếu nhi....................................................... 92
3.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua
đóng kịch các tác phẩm văn học thiếu nhi. .................................. 95


vi
3.2.3. Biện pháp 3: Trải nghiệm các tình huống đạo đức có trong
tác phẩm văn học thiếu nhi. .......................................................... 98
3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan để các tác phẩm
văn học thiếu nhi gần gũi với cuộc sống của trẻ em. ................ 101
3.2.5. Biện pháp 5: Tích hợp nội dung các hành vi đạo đức trong
các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. ............................ 103
3.3. Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi. ................................................................................................... 106
Kết luận chương 3 ............................................................................... 109
CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................... 111
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................ 111
4.1.1. Mục đích thực nghiệm. ...................................................... 111
4.1.2. Địa bàn, phạm vi, thời gian thực nghiệm, đối tượng,
phương pháp chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng .................. 111
4.1.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................... 111
4.1.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................... 112
4.1.5.Tiêu chí và đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ 115
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................... 115
4.2.1. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ trước thực
nghiệm ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ..................... 115
4.2.2. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng

sau thực nghiệm ........................................................................... 120
4.2.3. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng
và nhóm trẻ tham gia thực nghiệm sau thực nghiệm ................ 124
4.2.4. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của nhóm trẻ tham gia
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ...................................... 135
4.2.5. Bình luận về kết quả thực nghiệm ................................... 140
Kết luận chương 4 ............................................................................... 143


vii

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 145
1. Kết luận ........................................................................................ 145
2. Khuyến nghị. ................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 150
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN ................................... 160
PHIẾU QUAN SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC THỰC
NGHIỆM CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN THỰC NGHIỆM
BIỆN PHÁP ......................................................................................... 177


viii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng


GDHVĐĐ

: Giáo dục hành vi đạo đức

GDMN

: Giáo dục mầm non

GVMN

: Giáo viên mầm non

GV

: Giáo viên

LQVVHTN

: Làm quen với văn học thiếu nhi

TN

: Thực nghiệm


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kiểm định hệ thống bài tập đo hành vi đạo đức của trẻ

mầm non từ 5-6 tuổi ................................................................................ 64
Bảng 2.2: Tương quan giữa các tiêu chí đo/thang đo của hệ thống bài tập
tình huống ................................................................................................ 66
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của làm
quen với văn học với GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo từ 5 – 6 tuổi ............ 70
Bảng 2.4: Nội dung GDHVĐĐ qua làm quen với văn học thiếu nhi cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................................................................. 71
Bảng 2.5: Ý kiến của GV về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi. ................. 72
Bảng 2.6: Thể loại văn học thiếu nhi được GV sử dụng GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................................................................. 73
Bảng 2.7: Thời điểm GV tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để
GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 74
Bảng 2.8: Phương thức GDHVĐĐ qua LQVHTN ................................. 76
Bảng 2.9: Hành vi lễ độ của trẻ ............................................................... 80
Bảng 2.10. Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn ................................ 82
Bảng 2.11: Gọn gàng, ngăn nắp .............................................................. 83
Bảng 2.12: Giữ vệ sinh sạch sẽ: .............................................................. 84
Bảng 2.13: Yêu thiên nhiên và các con vật ............................................. 85
Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng giáo dục hành vi đạo đức ........................ 86
Bảng 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng ................. 116
và nhóm thực nghiệm ............................................................................ 116
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm................................................................................. 119
Bảng 4.3: Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm ...... 121


x
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm. ............................................................................... 123

Bảng 4.5: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng ..................................................................................................... 124
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm ............................................................................ 132
Bảng 4.7: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi ................. 135
thực nghiệm ........................................................................................... 135
Bảng 4.8: Tổng hợp biểu hiện hành vi đạo đức trước và sau thực nghiệm
nhóm thực nghiệm. ................................................................................ 138
Bảng 4.9: So sánh biểu hiện hành vi đạo đức sau thực nghiệm của nhóm
thực nghiệm theo giới tính. ................................................................... 139
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm (theo điểm trung bình)...................................................... 118
Biểu đồ 4.2: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm
đối chứng (theo điểm trung bình)......................................................... 122
Biểu đồ 4.3: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm (theo điểm trung bình).............................................................. 125
Biểu đồ 4.4: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực
nghiệm ................................................................................................... 136


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Giá trị đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trước những thách thức không nhỏ do tác động từ mặt trái của cơ chế thị
trường, nền tảng đạo đức, lối sống trong xã hội ít nhiều bị xói mòn, có
không ít những giá trị bị suy giảm. Vì vậy, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng
nhân cách cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ đang được quan tâm hơn

bao giờ hết.
2. Giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, giữ vai trò
quan trọng, là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ. Chương trình giáo
dục mầm non 2009 được ban hành theo thông tư 17/2009/ TT – BGDĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định rằng: “Mục tiêu của
giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp Một…”[7, tr.3]. Trong đó, giáo dục hành vi đạo đức giúp
trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm,
giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở
thành người có trách nhiệm trong cuộc sống.
3. Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn có những bước phát triển mạnh mẽ về tư
duy, nhận thức, ngôn ngữ… cũng như các mặt xúc cảm, tình cảm. Đây là
giai đoạn đặc biệt quan trọng chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần
thiết để bước vào lớp Một. Ở giai đoạn này, các mối quan hệ của trẻ được
mở rộng, trẻ rất thích được quan tâm, được tiếp xúc với mọi người, nhất
là các bạn cùng tuổi, thích biểu hiện những hành động tốt, quan tâm giúp
đỡ các bạn xung quanh mình, nhường nhịn các em nhỏ hơn. Đó chính là
cơ sở để GDHVĐĐ cho trẻ, là tiền đề cho sự phát triển hài hòa nhân cách
sau này.


2
4. Ở trường mầm non, cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi là một
phương tiện hữu hiệu để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, giúp bồi đắp
trong tâm hồn trẻ những tình cảm, tình yêu thương, biết đoàn kết gắn bó,
giúp đỡ nhau trong mọi lúc, mọi nơi. Đến với văn học, trẻ được sống
trong thế giới của riêng mình, một thế giới hấp dẫn mới lạ với những xúc
cảm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở

rộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh, làm cho những
hình ảnh của cuộc sống được phản ánh rõ nét, từ đó tư duy của trẻ sẽ
được chính xác hoá và gợi lên ở trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức tốt
đẹp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng như mọi người xung quanh. Những
câu chuyện, bài thơ giúp trẻ bắt chước những hành vi tốt, hiểu được nội
dung, trẻ tưởng tượng, nhận thức được những việc nên làm, không nên
làm, từ đó nuôi dưỡng tình cảm, biết phân biệt những hành động đúng
đắn, những hành động dũng cảm, biết bày tỏ thái độ, tình cảm của mình.
5. Trong thực tế hiện nay, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ngày càng
được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. Ở trường mầm
non, giáo viên đã chú ý sử dụng các tác phẩm văn học làm phương tiện
hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ. Các tác phẩm văn học viết cho
thiếu nhi rất phong phú về nội dung và hình thức. Mỗi tác phẩm khác
nhau có những nội dung khác nhau nhưng đều hướng trẻ đến những bài
học đạo đức. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng trong quá trình giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học thiếu nhi từ việc lựa
chọn các tác phẩm văn học, đến việc định xác định các hành vi đạo đức
để giáo dục trẻ. Vì thế, hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ còn
thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu
nhi” làm đề tài nghiên cứu của luận án.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm hình thành các hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục và hình thành hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lý các biện pháp nêu gương, đóng kịch trải
nghiệm các tình huống trong tác phẩm văn học với sự hỗ trợ của các
phương tiện dạy học và tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường
mầm non thì sẽ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.2. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.4. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được lựa chọn trong
nghiên cứu này được lấy từ tuyển tập thơ văn viết cho thiếu nhi.
Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức từ chương trình giáo dục
mầm non .


4
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
6.2.1. Địa bàn và khách thể khảo sát
- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non.
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầm

non Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầm
non Hoa Hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Thực nghiệm Nha
Trang, Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một số
trường mầm non vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên).
6.2.2. Địa bàn và khách thể thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: 80 trẻ (40 trẻ thực nghiệm + 40 trẻ đối chứng) ở
hai lớp mẫu giáo lớn 2A + 2B, Trường Thực nghiệm Hoa Hồng (Trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương - quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội).
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận tích hợp và giáo dục qua trải nghiệm
Việc hình thành hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học
thiếu nhi được giáo viên sử dụng không chỉ thông qua việc kể, đọc cho trẻ
nghe những câu chuyện đó mà giáo viên còn sử dụng: tranh, ảnh, video
(clip, phim), đặc biệt giáo viên còn tổ chức cho trẻ trực tiếp đóng vai các
nhân vật trong chính các câu chuyện mà trẻ được làm quen.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống: Coi quá trình giáo dục hành vi đạo đức là một
hệ thống gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,
đánh giá. Các thành tố này tác động lẫn nhau và tác động đến các thành tố
khác.
7.1.3. Tiếp cận hoạt động: Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi như một quá trình hoạt động thực tiễn. Trẻ làm quen với tác phẩm
văn học thiếu nhi ở trường mầm non là hình thức hoạt động của trẻ. Trong


5
đó trẻ được trải nghiệm, được thể hiện những cử chỉ, lời nói, hành động
tốt đẹp, lòng nhân ái, tình yêu thương .
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu và phân tích lịch sử

nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp phân tích lịch sử - logic để so sánh, tổng hợp, hệ
thống hoá những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh để tìm hiểu và đánh giá kinh
nghiệm quốc tế về giáo dục hành vi đạo đức qua văn học.
- Phương pháp khái quát hóa lí luận để thiết lập khung lí thuyết
hoặc quan niệm khoa học chủ đạo của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát để thu thập dữ liệu về biểu hiện hành vi
đạo đức, về quá trình hoạt động của trẻ, về đặc điểm của trẻ thể hiện trong
hành vi.
- Phương pháp điều tra bằng các kĩ thuật bảng hỏi, trao đổi, phỏng
vấn, trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng giáo dục hành vi đạo đức nói
chung và qua làm quen với văn học thiếu nhi ở trường mầm non nói
riêng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục nhằm tìm hiểu và
chọn lọc những bài học có giá trị về giáo dục hành vi đạo đức qua văn
học thông qua phân tích hồ sơ giảng dạy, tổng hợp các số liệu thống kê,
giao lưu nghề nghiệp, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi ở trường mầm non nhằm kiểm
chứng tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.


6
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học
trong điều tra thực trạng và tổng kết thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp chuyên gia để tổng hợp các đánh giá từ nhiều nguồn

về khung lí thuyết, kết quả đánh giá thực trạng, các biện pháp giáo dục và
kết quả thực nghiệm khoa học.
8. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ
8.1. Hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi được hình thành từ xúc cảm
– hành vi (bắt chước) – hành vi có ý thức. Do vậy, giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ phải bắt đầu từ việc kích thích hứng thú của trẻ có những
hành vi đẹp đến tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc và tự giác luyện
tập hàng ngày, thường xuyên để hình thành hành vi đạo đức có ý thức
8.2. Tác phẩm văn học là phương tiện có ưu thế trong việc giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mầm non.
8.3. Hiện nay các giáo viên mầm non còn hạn chế trong việc vận
dụng tối đa các khả năng của văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mầm non.
8.4. Các biện pháp giáo dục nêu gương, luyện tập, trải nghiệm dạy
học với sự hỗ trợ các phương tiện qua các tác phẩm văn học và được tích
hợp trong các hoạt động ở trường mầm non sẽ đảm bảo cho việc giáo dục
và hình thành các hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cách
tích cực và bền vững.
9. Những đóng góp mới của luận án.
9.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã đề xuất và lý giải trên cơ sở khoa học quá trình hình
thành hành vi đạo đức cho trẻ mầm non qua các tác phẩm văn học theo
quy trình đi từ cảm xúc – hành vi bắt chước - hành vi có ý thức.


7
Đề xuất các biện pháp mang tính kĩ thuật để giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mầm non thông qua làm quen với tác phẩm văn học và kết
hợp với các hoạt động khác cho trẻ ở trường mầm non.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Phát hiện những hạn chế của giáo viên mầm non trong việc vận
dụng các khả năng của các tác phẩm văn học vào việc giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi để giáo viên mầm non vận
dụng có hiệu quả khi tổ chức hoạt động giáo dục.
9.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:
Hình thành các thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mầm non cần
phải được tiến hành và thực hiện thường xuyên đồng nhất lồng ghép trong
tất cả các hoạt động ở trường mầm non
Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL và giáo viên các
trường mầm non, sinh viên và cán bộ nghiên cứu ngành GDMN, cha mẹ
có con ở độ tuổi mầm non và những người quan tâm đến giáo dục trẻ lứa
tuổi mầm non
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình
công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN

VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức
Cũng giống như bất kỳ hành vi tâm lý nào, hành vi đạo đức giúp
cho con người thể hiện quan niệm về cái thiện, cái ác, về cái cấm kỵ, cái
nghĩa vụ hay trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống. Hành vi đạo
đức được chấp nhận khi nó phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. [60]
Trường học là nơi trẻ em được xã hội hóa để chúng đóng vai xã hội
trong tương lai. Việc giáo dục hành vi đạo đức có vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách học sinh. Do đó, những nghiên cứu về hành vi
đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đã được các nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các tác giả như Cômenxki,
Usinxki, A.X. Macarenco, N.K.Crúpxkia, Đ.B. Ecônhin, A.N. Leônchep
đều cho rằng giáo dục đạo đức con người nói chung, hành vi đạo đức nói
riêng là cần thiết ngay từ lúc nhỏ và đấy là thời điểm quan trọng nhất để
hình thành và phát triển nhân cách trẻ sau này. Các tác giả cũng nhấn
mạnh rằng hệ thống trường mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ cùng với gia đình và xã hội.[5], [11]
Tác giả A.X. Macarencô đã chỉ ra rằng: “Quá trình giáo dục không
phải xuất phát từ việc lựa chọn các phương tiện giáo dục mà phụ thuộc
vào tính mục đích của quá trình giáo dục, chúng ta không những chỉ giáo
dục nên những con người giàu óc sáng tạo, những công dân có khả năng
tham gia hiệu quả nhất vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo


9
dục những con người hạnh phúc”…[5, tr.254]. Muốn vậy, chúng ta phải
giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tinh thần trung thực, ý chí
dũng cảm. GDHVĐĐ của con người phải bắt đầu ngay từ những năm đầu

đời của trẻ nhỏ. Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung GDHVĐĐ cho trẻ
mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bao gồm xây dựng những thói
quen hành vi tốt, rèn luyện thói quen hành vi. Những thói quen hành vi tốt
theo ông là những thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thói quen tôn trọng
mọi người, thói quen quan tâm đến mọi người [5].
Tác giả J. Piaget khi nghiên cứu sự phát triển suy luận đạo đức của
trẻ dựa trên hai khía cạnh: Sự tôn trọng các quy chuẩn và sự nhận định về
lẽ phải. Ông cho rằng: “Trẻ mầm non hiểu biết rất ít về các quy chuẩn.
Chúng tự tạo ra các quy chuẩn của bản thân...”. Theo đó, ông chia sự phát
triển đạo đức của con người thành thời kỳ tiền đạo đức và hai giai đoạn
đạo đức: dị trị và tự trị. Giai đoạn đạo đức hiện thực (đạo đức dị trị) giai
đoạn này dành cho lứa tuổi mầm non có nghĩa là tất cả các hành vi đạo
đức ở trẻ mầm non đều cần có sự kiểm soát của người lớn và khi vi phạm
sẽ bị trừng phạt. Đạo đức tự trị dành cho lứa tuổi thiếu niên là hành động
được hướng dẫn một cách tự giác bằng nguyên tắc đạo đức [107].
Từ các kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Kohlberg (1981) đã
phát hiện ra mối liên hệ giữa tư duy của trẻ và những yếu tố tác động đến
những ý tưởng về vấn đề đạo đức và sự thay đổi của những ý tưởng đó
theo độ tuổi [99]. Ở tuổi nhỏ, trẻ em phản ứng với sự kiểm soát, chúng
làm việc theo yêu cầu để tránh bị trừng phạt và đạt được sự thỏa mãn cá
nhân. Trẻ chưa có sự chín muồi nhận thức để đánh giá giá trị đạo đức.
Đi sâu hơn về các nghiên cứu giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, có
thể thấy:
Tác giả N.K.Crúpxkia đã chỉ ra rằng GDHVĐĐ cho trẻ cần phải
có cả tác động của quá trình sư phạm và cần phải trải qua thực tiễn để có


10
trải nghiệm. Bà cũng cho rằng sử dụng phương pháp đàm thoại nhà sư
phạm sẽ giúp trẻ hiểu những thói quen, hành vi văn hoá chuẩn mực theo

quy tắc đạo đức từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp [11].
Các tác giả Piaget, Uxôva lấy phương pháp sử dụng trò chơi để
GDHVĐĐ cho trẻ em, thông qua chơi trẻ học làm người và nhấn mạnh
tầm quan trọng của GDHVĐĐ thông qua các hoạt động vui chơi [2].
Các tác giả Daniel Goleman, Rubinstein cho rằng GDHVĐĐ dựa
trên xúc cảm, tình cảm của trẻ, bằng tình yêu thương nhà giáo dục sẽ giúp
trẻ cảm nhận, hiểu những thói quen hành vi đạo đức [13].
Tác giả Locke rất quan tâm đến GDHVĐĐ của trẻ trong gia đình.
Ông cho rằng, bố mẹ luôn là tấm gương tốt, thể hiện sự uy nghiêm, kiên
quyết mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ và sẽ nới lỏng dần khi trẻ lớn lên,
luôn có thái độ, hành vi nghiêm khắc khi trẻ làm sai và gia đình là cái nôi
để GDHVĐĐ cho trẻ nhỏ [10].
Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới, các nghiên cứu về hành vi
đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức đã xuất hiện từ lâu. Nhìn chung, các
nghiên cứu đều nhấn mạnh đến nội dung GDHVĐĐ bao gồm giáo dục
tình yêu thương con người của trẻ em được với cha mẹ, anh chị em đến
bạn bè và mọi người trong xã hội, thái độ hành vi cử chỉ phù hợp, văn
minh tốt đẹp phù hợp với chuẩn mực của xã hội; đề cao vai trò dạy học
trong GDHVĐĐ, phải đặt trẻ trong mối quan hệ với cộng đồng và tiếp
nhận điều chỉnh hành vi đó dưới tác động của nhà sư phạm; đưa ra các
phương pháp GDHVĐĐ như: phương pháp nêu gương, phương pháp trải
nghiệm, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng trò chơi… Những
phương pháp này đều mang lại hiệu quả trong quá trình GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó, giáo dục phải được thực hiện dưới nhiều hình
thức giáo dục khác nhau ở trường mầm non để hướng tới việc giáo dục
những hành vi đạo đức tốt đẹp.


11
Ở Việt Nam, vấn đề hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức

cho trẻ đã được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc
cạnh khác nhau.
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Lưu Thu Thủy,
Nguyễn Thu Thuỷ cho rằng GDHVĐĐ cho trẻ rất quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người. Luôn phải có sự thống nhất
giữa thái độ, mục đích, động cơ, ý muốn bên trong với sự thể hiện hành
vi, hành động bên ngoài. Vì vậy GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo cần phải
giáo dục những nhận thức, hành vi, thái độ của trẻ [30].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Trọng cho thấy, giáo dục đạo đức
cho trẻ ở lứa tuổi mầm non cần được đưa lên hàng đầu, bởi vì “Đối với
lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục đạo đức cần được coi là nhiệm vụ trung tâm
trong toàn bộ công tác giáo dục trẻ”. Tác giả cũng cho rằng, trẻ em sinh
ra, tính cách không phải do bẩm sinh mà có mà được hình thành do ảnh
hưởng trực tiếp từ môi trường sống xung quanh trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng
bởi sự giáo dục của người lớn mà có. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có những
kiến thức về xã hội, cuộc sống. Trẻ đã có những nhận thức nhất định, vốn
hiểu biết của trẻ được mở rộng hơn. Đây chính là thời điểm quan trọng để
GDHVĐĐ. Hết tuổi mẫu giáo, trẻ đã đặt xong những nền móng đầu tiên
của tính cách. Những hành vi, thói quen tốt đẹp ngay từ nhỏ là cơ sở
vững chắc cho hoàn thiện nhân cách trẻ sau này [70,tr.7].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng, giáo dục cho trẻ những hành
vi đạo đức tốt đẹp nhằm khơi gợi ở trẻ lòng nhân ái, những cử chỉ, thái
độ, hành vi cư xử tốt đẹp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu giáo dục
toàn diện cho trẻ:“Đây là thời điểm hoàng kim để giáo dục lòng nhân ái
và những phẩm chất đạo đức khác cho trẻ em, đây cũng là thời điểm
thuận lợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người” [69,tr.345].


12
Tác giả Ngô Công Hoàn trong cuốn “Giá trị đạo đức và giáo dục

giá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non” đã đề cao việc giáo dục những
hành vi đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non và đặc biệt là lứa tuổi mẫu
giáo[26].
Các tác giả: Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái, Đào Thanh Âm,
Nguyễn Thị ÁnhTuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn
Khắc Viện đều đề cao vai trò của GDHVĐĐ cho trẻ mầm non và coi đây
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho
trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặt nền tảng đạo đức cho hoàn thiện nhân cách
người [46], [75], [74], [77].
Khi nghiên cứu về hành vi đạo đức của con người, tác giả Đặng
Thành Hưng cho rằng, hành vi và hành động đạo đức phải hài hoà thì hiệu
quả giáo dục đạo đức cho con người mới cao. Quan điểm này có vai trò
quan trọng trong việc GDHVĐĐ cho trẻ mầm non [19,tr.12].
Tác giả Lê Thị Bừng, Vũ Minh Tuấn nghiên cứu đề xuất
GDHVĐĐ cho trẻ bằng tình yêu thương, bằng cách cho trẻ luyện tập
thường xuyên thể hiện ở một số phương pháp sau [9], [73]:
- Phương pháp luyện tập: Những hành vi đạo đức cần được luyện
tập thường xuyên mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và đặt ra nhiều tình
huống, các tình huống có trong tác phẩm văn học hoặc các nhân vật trẻ
yêu thích trẻ có thể luyện tập tạo tình huống có vấn đề để giải quyết.
- Phương pháp rèn luyện: Tạo mọi điều kiện để trẻ được hoạt động,
có cơ hội trải nghiệm những hành vi tốt và cần lặp đi lặp lại nhiều lần để
tạo thành thói quen đạo đức. Những tình huống này trải nghiệm trong
cuộc sống của trẻ hàng ngày. Những tình huống đơn giản trẻ dễ chơi và
cần đa dạng phong phú và được nâng dần lên để phát huy tính tích cực
sáng tạo của trẻ.


13
- Phương pháp đàm thoại: Trong hoạt động làm quen với văn học

thiếu nhi tổ chức ở lớp, giáo viên thường xuyên tổ chức đàm thoại để trẻ
hiểu nội dung giáo dục trong tác phẩm trẻ hiểu hành vi của các nhân vật,
hình tượng các nhân vật. Hệ thống các câu hỏi trong tác phẩm được giáo
viên chuẩn bị trước nhằm giúp trẻ nắm được chuẩn mực hành vi đạo đức
hiểu được các hành động, biểu hiện thái độ, cách ứng xử trong tác phẩm,
từ đó nhìn nhận trong cuộc sống hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ.
- Phương pháp nêu gương: Nêu gương là dùng những tấm gương
tốt điển hình về những hành vi đạo đức trong tác phẩm văn học để giúp
trẻ học hỏi, noi theo. Phương pháp này rất phổ biến và thường xuyên sử
dụng trong hoạt động giáo dục làm quen với tác phẩm văn học. Trẻ rất
thích yêu quý các nhân vật có hành vi tốt điển hình trong tác phẩm văn
học và rất muốn bắt chước những hành động này. Những tấm gương tốt
của các nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo trong giai đoạn này.
Phương pháp động viên: Thường xuyên động viên khuyến khích,
khen ngợi trẻ những hành vi tốt, hãy phân tích nhẹ nhàng để giúp trẻ hiểu
vấn đề mà trẻ chưa nhận thức hết. Động viên là một trong những phương
pháp có hiệu quả cao, mang lại kết quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo. Giáo viên luôn khen ngợi trẻ, kích thích hưng phấn để trẻ được
thường xuyên thể hiện những hành động tốt và trẻ thấy vui vẻ phấn khởi
khi đã làm xong những việc tốt.
Phương pháp điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh kịp thời những hành
vi chưa đúng của trẻ giúp trẻ tránh những hành vi chưa tôt, chưa đúng.
phân tích, giải thích để trẻ hiểu và không sử dụng những hành vi không
phù hợp giúp trẻ nhận thức từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân mình.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mầm non nói riêng đều cho rằng cần thiết phải tiến hành ngay từ



×