TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa: HTTT Kinh Tế & TMĐT
..................
BÀI THẢO
LUẬN
Học phần:
Phương pháp
nghiên cứu khoa học
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên
Trường đại học Thương mại.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Tiến Đạt
Nhóm trình bày: Nhóm 5
Lớp học phần: 1967SCRE0111
Hà Nội, 11/2019
Danh sách thành viên nhóm 5
Lớp học phần: 1967SCRE0111
Họ Tên
Thân Lê Thắng
Đặng Minh Thành
Dương Diệu Thương (TK)
Lê Xuân Tiền
Đỗ Văn Tiệp (NT)
Nguyễn Thị Huyền Trang
Bùi Minh Tú
Nguyễn Trí Tuệ
Nguyễn Trịnh Thảo Uyên
Nguyễn Thị Thu
Mã sinh viên
18D190102
18D190220
18D190046
17D190033
18D190226
18D190228
18D190171
18D190111
18D190172
18D190223
Bảng phân công nhiệm vụ nhóm 5
Lớp học phần: 1967SCRE0111
Họ tên
Thân Lê Thắng
Chức vụ
Thành viên
Mã sinh viên
18D190102
Đặng Minh Thành
Thành viên
18D190226
Thư ký
18D190046
Lê Xuân Tiền
Thành viên
17D190033
Đỗ Văn Tiệp
Nhóm trưởng
18D190226
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
18D190228
18D190171
18D190172
18D190223
Dương Diệu Thương
Nguyễn Thị Huyền Trang
Bùi Minh Tú
Nguyễn Trịnh Thảo Uyên
Nguyễn Thị Thu
Nhiệm vụ
Khảo sát, phân tích dữ liệu
bảng hỏi định lượng.
Khảo sát, nêu phương pháp
nghiên cứu, phương pháp xử
lý dữ liệu.
Khảo sát, thuyết trình, ghi
biên bản họp nhóm.
Khảo sát, phân tích dữ liệu
câu hỏi định tính.
Phân công, tổng hợp word,
khảo sát, phân tích dữ liệu
câu hỏi định tính.
Khảo sát, power point.
Khảo sát, power point.
Khảo sát, thuyết trình.
Khảo sát, nêu mục tiêu
nghiên cứu; đối tượng, phạm
vi nghiên cứu.
Bảng đánh giá kết quả thảo luận nhóm 5
Lớp học phần: 1967SCRE0111
Họ Tên
Mã sinh
viên
Điểm cá
nhân tự
đánh giá
Điểm
nhóm
đánh giá
Ghi chú
Chữ
ký
Thân Lê Thắng
18D190102
Đặng Minh
Thành
Dương Diệu
Thương (TK)
Lê Xuân Tiền
18D190220
Đỗ Văn Tiệp
(NT)
Nguyễn Thị
Huyền Trang
Bùi Minh Tú
18D190226
Nguyễn Trí Tuệ
18D190111
Nguyễn Trịnh
Thảo Uyên
Nguyễn Thị Thu
18D190172
18D190046
17D190033
18D190228
18D190171
18D190223
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm: 5
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1
Địa điểm làm việc: nhà V trường Đại học Thương Mại
Từ:13h00 đến 15h30, ngày 12 tháng 11 năm 2019
Nội dung công việc chính:
Nhóm trưởng phổ biến lại đề tài thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể:
•
Nguyễn Thị Thu: viết mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.
•
Đặng Minh Thành: phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu nhập và xử
lý dữ liệu.
•
Đỗ Văn Tiệp, Lê Xuân Tiền: phân tích dữ liệu câu hỏi định tính.
•
Thân Lê Thắng: so sánh 4 câu đầu bảng định lượng.
•
Nguyễn Trí Tuệ: so sánh 4 câu cuối bảng định lượng.
•
Dương Diệu Thương và Nguyễn Trịnh Thảo Uyên: thuyết trình
Nhận xét chung về buổi họp:
Các thành viên trong nhóm có mặt đầy đủ, tham gia tích cực thảo luận và hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thư ký
Nhóm trưởng
Dương Diệu Thương
Đỗ Văn Tiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm: 5
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1
Địa điểm làm việc: nhà V trường Đại học Thương Mại
Từ:13h00 đến 15h30, ngày 12 tháng 11 năm 2019
Nội dung công việc chính:
Nhóm trưởng phổ biến lại đề tài thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể:
•
Nguyễn Thị Thu: viết mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.
•
Đặng Minh Thành: phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu nhập và xử
lý dữ liệu.
•
Đỗ Văn Tiệp, Lê Xuân Tiền: phân tích dữ liệu câu hỏi định tính.’
•
Thân Lê Thắng: so sánh 4 câu đầu bảng định lượng.
•
Nguyễn Trí Tuệ : so sánh 4 câu cuối bảng định lượng.
•
Dương Diệu Thương, Nguyễn Trịnh Thảo Uyên: thuyết trình
Nhận xét chung về buổi họp:
Các thành viên trong nhóm có mặt đầy đủ, tham gia tích cực thảo luận và hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thư ký
Nhóm trưởng
Dương Diệu Thương
Đỗ Văn Tiệp
Mục lục
I.
1.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc học và biết ngoại ngữ dần trở
thành tất yếu trong công việc và cuộc sống, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh
giúp cho chúng ta tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắp thế giới, thúc
đẩy khả năng giao tiếp, hội nhập, phát triển sự nghiệp,… Song, không phải ai
cũng có thể tự học, hay đơn giản là lựa chọn cách học, môi trường học ngoại
ngữ sao cho hiệu quả. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm 5 đã quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương mại” để làm rõ vấn đề trên.
2.
-
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của
-
sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự lựa chọn trung tâm
-
ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
Phân tích sự khác biệt trong quyết định chọn cơ sở học ngoại ngữ của sinh
viên, từ đó đưa ra các hàm ý phục vụ công tác đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo, hoàn thiện môi trường học tập và rèn luyện của sinh viên
3.
Trường tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của
sinh viên Đại học Thương mại.
4.
5.
Phạm vi nghiên cứu.
Sinh viên trường Đại học Thương mại.
Địa điểm: Trường đại học Thương Mại.
Thời gian: Thứ tư, ngày 13/11/2019 từ 8h đến 18h.
Phương pháp nghiên cứu.
8
-
Nghiên cứu lý thuyết: Dựa vào giáo trình “Phương pháp nghiên cứu khoa
học” – Trường đại học Thương mại để xây dựng các phạm trù và phương
-
pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 10
bạn sinh viên đại học thương mại. Nghiên cứu này để đánh giá cách sử dụng
thuật ngữ trong bảng câu hỏi để điều chỉnh lại cho thích hợp trước khi tiến
-
hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Sử dụng bảng khảo sát online để thu thập dữ liệu của
đề tài. Bảng hỏi có câu hỏi để phân loại đối tượng là sinh viên chưa học tiếng
anh và sinh viên đã học tiếng anh ở trung tâm nhằm so sánh sự ảnh hưởng
của các yếu tố đối với hai đối tượng này.
Đối với nhóm người chưa học tiếng anh ở trung tâm: Sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng.
Đối với nhóm người đã học tiếng anh ở trung tâm: Sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Bảng hỏi tương tự như của nhóm người
chưa học nhưng có bổ sung một số câu hỏi riêng.
Kích thước mẫu của nghiên cứu là 307 sinh viên; đối với nhóm người chưa
học tiếng anh là 184 người; còn nhóm người đã học tiếng anh là 123 người. Mục
đích của nghiên cứu này là để kiểm định cụ thể các mô hình giả thuyết đưa ra.
6.
Kế hoạch thu thập dữ liệu.
Bước 1: Dàn bài thảo luận.
Bước 2: Thảo luận đưa ra câu hỏi.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 bạn sinh viên.
Bước 4: Điều chỉnh và sửa chữa bảng hỏi và phát bảng hỏi online tới 307 sinh
viên đại học thương mại để tiến hành khảo sát.
Bước 5: Lọc và phân loại dữ liệu của những người chưa học và những người đã
học tiếng anh.
9
Bước 6: Phân tích xử lý dữ liệu.
Bước 7: Soạn thảo báo cáo.
7.
-
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không theo xác suất.
Kích thước mẫu là 307
Mô tả mẫu: đối với nhóm đối tượng chưa học tiếng anh thì có số sinh viên là
184 bạn, còn đối với nhóm đối tượng đã học tiếng anh thì số sinh viên là 123
8.
-
bạn.
Đặc điểm của mẫu trước khi phân loại
• Họ tên.
• Sinh viên năm mấy.
• Giới tính.
• Đã học tiếng anh ở trung tâm chưa.
Phương pháp xử lý dữ liệu.
Phân tích: Sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng
-
hợp để xử lý số liệu đã thu thập được từ bảng hỏi.
Xử lý; Khi thu thập số liệu thì tiến hành mã hóa, sau đó tổng hợp lại số liệu.
-
Tiếp đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả và công cụ trong phần mềm
Microsoft Excel để xử lý dữ liệu.
II.
1.
Kết quả nghiên cứu.
Tổng quan nghiên cứu.
Sau khi thực hiện khảo sát thì nhóm đã thu về được 307 phiếu khảo sát có
các ý kiến giống và khác nhau về nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn
trung tâm tiếng anh của sinh viên đại học Thương mại hiện nay. Những đánh giá
từ bài khảo sát này chỉ mang tính tương đối do phạm vi khảo sát hẹp.
Đầu tiên theo khảo sát thì có khoảng 123 sinh viên hiện đã học tiếng anh ở
trung tâm (ứng với 40,1%) và có 184 sinh viên chưa học tiếng anh ở trung tâm
(ứng với 59.9%).
10
Như vậy có thể thấy số lượng sinh viên đã học tiếng anh ở trung tâm chiếm
khoảng 2/5 số sinh viên của trường đại học Thương mại. Và để tìm hiểu rõ hơn
vấn đề này, nhóm có khảo sát thêm hai câu hỏi dành riêng cho những bạn đã học
tiếng anh.
Đầu tiên là câu hỏi “Bạn học ở trung tâm vào năm mấy?” với các đáp án:
Năm nhất; năm hai; năm ba; năm tư; khác. Sau đây là kết quả được thể hiện
bằng biểu đồ.
Năm học
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư
Khác
Số bạn
40
47
29
1
6
Tỷ lệ
32.5%
38.2%
23.6%
0.8%
4.9%
Như vậy, ta có thể thấy được số sinh viên học tiếng anh vào năm tư là
thấp nhất, chỉ khoảng 0,8%; tỷ lệ sinh viên học vào năm hai là nhiều nhất với
khoảng 38,2 %. Nhìn chung thì các bạn học tiếng anh hầu hết sẽ học vào năm 1,
2, 3 và số lượng học vào năm tư; năm khác là rất nhỏ.
Tiếp theo là biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đối với
sự hiểu biết về trung tâm tiếng anh của sinh viên đại học Thương mại.
11
Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các phương tiện thông tin.
Phương tiện thông tin
Bạn bè, người quen giới thiệu
Facebook
Zalo
Tờ rơi, billboard
Instagram
Khác
Số lượng sinh viên
72
39
0
3
1
8
Tỷ lệ
58,5%
31,7%
0%
2,4%
0,8%
6,5%
Các sinh viên vẫn ưa thích lựa chọn trung tâm khi được bạn bè, người thân
giới thiệu khi nó mang lại cho họ cảm giác yên tâm hơn so với việc chọn lựa
một trung tâm khác. Đây cũng là con số lớn nhất, chiếm tỷ lệ tới 58.5%. Xếp sau
là số người biết đến trung tâm tiếng anh từ Facebook chiếm tỷ lệ 31,7%. Các
nhân tố còn lại chỉ chiếm khoảng 9,8%.
2.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm học tiếng
anh của sinh viên trường Đại học Thương mại.
2.1.
Chi phí khóa học.
2.1.1. Phân tích dữ liệu thu thập dược cho câu hỏi “Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu
tiền cho một khóa học tiếng anh?”
Với việc các bạn đang là sinh viên nên chi phí học tập, sinh hoạt đa phần vẫn
còn dựa vào gia đình nên việc chọn chi phí để học tiếng anh ở trung tâm cũng là
12
một vấn đề cần phải suy nghĩ. Sau đây là bảng so sánh về mức tiền mà các bạn
sẵn sàng chi ra để học tiếng anh giữa những người đã học và chưa học theo tỷ lệ
%.
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Qua hai biểu đồ ta có thể thấy được tỷ lệ chi tiền cho khóa học của những
người chưa học thường tập trung ở mức từ 2 triệu đến 2 triệu rưỡi và tỷ lệ những
người sẵn sàng chi từ 5 triệu trở nên là khá ít; còn tỷ lệ chi tiền học của những
người đã đi học tiếng anh là tỷ lệ thuận với giá tiền của một khóa, tức là giá tiền
càng cao thì càng được nhiều người chọn.
2.1.2.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Chi phí cho một khóa học
càng cao thì chất lượng giảng dạy của trung tâm đó càng tốt.”
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Việc chi phí cao dẫn đến chất lượng dạy học tốt không ảnh hưởng nhiều
đến quyết định chọn trung tâm tiếng anh của sinh viên đại học thương mại vì số
sinh viên để trung lập chiếm gần 1 nửa của 2 bảng. Vì giờ hầu hết sinh viên
đang dùng tiền trợ cấp của bố mẹ nên việc sinh viên chọn trung tâm tốt bằng
việc xem chi phí học cao để xem chất lượng dạy tốt là rất ít, vì chưa chắc đã
đúng mà sẽ thiêng về xem xét các nhân tố khác. Nên việc trung tâm có chi phí
cao không được nhiều sinh viên để ý đến.
13
2.1.3.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Trung tâm có nhiều ưu
đãi về chi phí sẽ thu hút nhiều sinh viên đến học hơn”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi
học ở trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như
sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Việc ưu đãi trong chi phí cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết
định chọn trung tâm của sinh viên đại học thương mại. Ưu đãi thường là các
dạng học bổng, khen thưởng, … có thể nói khi chọn học trong trung tâm có
nhiều ưu đãi môi trường học sẽ rất cạnh tranh giúp động lực học, tinh thần thi
đua, kiến thức đạt được sẽ lớn hơn bình thường, cũng như đỡ được phần nào
gánh nặng của chi phí học. Nên các trung tâm có ưu đãi trong chi phí là lựa chọn
tốt của sinh viên để vừa học tốt hơn vừa đỡ đc phần chi phí.
2.2.
Mục tiêu của bản thân.
Đồ thị mục tiêu của những người chưa học tiếng anh ở trung tâm
14
Đồ thị mục tiêu của những người đã học tiếng anh
2.3.
2.3.1.
Chất lượng giảng dạy
Phân tích dữ liệu thu thập được cho câu hỏi “Môi trường học tập mà bạn
mong muốn là gì?”.
Môi trường học tập là một trong những nhân tố quyết định tới hiệu quả
học tập của sinh viên ở trung tâm, vì vậy mà việc chọn được một môi trường tốt,
phù hợp với bản thân thì sẽ giúp chúng ta có động lực hơn trong quá trình học
tiếng anh.
Dưới đây là đồ thị biểu diễn tỷ lệ giữa các môi trường học tập mà các bạn sinh
viên ưa thích;
Đồ thị biểu diễn môi trường mong muốn của sinh viên chưa học tiếng anh
15
Đồ thị biểu diễn môi trường mong muốn của sinh viên đã học tiếng anh
Từ đồ thị ta có thể thấy được phần lớn các bạn sinh viên lựa chọn môi
trường Năng động sáng tạo, thiên về giao tiếp; Cũng cố nâng cao và hoàn thiện
cả 4 kỹ năng. Chỉ có một số ít là mong muốn “học từ cơ bản, nghiêng về ngữ
pháp nhiều hơn.” Giữa các bạn chưa học và đã học tiếng anh thì sự lựa chọn môi
trường học tập không khác nhau quá nhiều.
2.3.2.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho câu hỏi “Bạn muốn học ở trung tâm
mà các giáo viên”.
Để chất lượng học tập tốt không thể không kể đến vai trò của giáo viên,
giáo viên sẽ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng của các học viên
trong việc chọn lựa trung tâm để gắn bó trong suốt quá trình học. Với dữ liệu đã
thu thập được qua khảo sát, sau đây sẽ là biểu đồ thể hiện sự lựa chọn giáo viên
của các bạn sinh viên Đại học Thương mại.
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được “giáo viên có các chứng chỉ tiếng anh
celta/tesol” là câu trả lời được nhiều bạn lựa chọn nhất, các bạn sinh viên muốn
người giảng dạy mình có những tiêu chuẩn nhất định để đem lại cho họ một sự
16
an tâm khi lựa chọn học. Các lựa chọn được sinh viên lựa chọn xếp sau lần lượt
là: “giáo viên người bản xứ” và “giáo viên là người Việt Nam”.
2.3.3.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Trung tâm tổ chức nhiều
hoạt động ngoại khóa thì học viên sẽ có hứng thú học tập hơn”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Qua 2 biểu đồ trên việc trung tâm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa thì
học viên có hứng thú hơn được đồng tình rất nhiều của cả 2 nhóm chưa đi học
trung tâm lẫn đi học trung tâm rồi. Có thể nói yếu tố này có ảnh hưởng nhiều
đến việc chọn trung tâm tiếng anh của các bạn sinh viên đại học thương mại vì
các hoạt động có thể tăng các kỹ năng tiếng anh cũng như kiến thức. Nên các
trung tâm có nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ được sinh viên chọn nhiều hơn
2.3.4.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Cơ sở vật chất của trung
tâm càng hiện đại thì học viên càng dễ dàng tiếp thu kiến thức”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Từ trên ta thấy được nhân tố cơ sở vật chất của các trung tâm tiếng anh
ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trung tâm của sinh viên đại học thương mại.
Khi mà tỉ lệ không đồng tính chỉ có khoảng 10% ta thấy được các bạn sinh viên
chú ý rất nhiều đến cơ sở vật chất có chất lượng hay không vì nó có thể đem lại
một môi trường học tốt, như: bàn học, hệ thống làm mát, đèn điện, … giúp tiếp
17
thu bài giảng cũng kiến thức giáo viên muốn đưa một cách dễ hiểu hơn qua các
công cụ như máy chiếu, ….. Nên các trung tâm có cơ sở vật chất tốt sẽ được chú
ý hơn
2.3.5.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Môi trường học tập năng
động và giáo viên dạy tâm huyết, nhiệt tình sẽ giúp cho hiệu quả học tập
tăng cao”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Từ biểu học tập năng động và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình hơn học với
thầy cô dạy cho xong hay dạy cho đủ mà không quan tâm học viên như nào. Nên
việc xem xét môi trường học tập cũng như giáo viên dạy cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến việc chọn trung tâm tiếng anh của sinh viên.đồ xem ta có thể thấy được
hầu hết các bạn sinh viên đồng tình muốn học môi trường.
2.4.
2.4.1.
Uy tín của trung tâm.
Phân tích dữ liệu câu trả lời cho nhận định “Trung tâm càng uy tín và có
tuổi đời lâu thì càng được sinh viên ưa thích lựa chọn”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Từ biểu đồ trên ta thấy được tỷ lệ không đồng tình là rất thấp chiếm
khoảng 10% nên rút ra được: Uy tín và tuổi đời của trung tâm là một nhân tố có
sức ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trung tâm tiếng anh của sinh viên
18
đại học thương mại vì trong thời đại bây giờ có rất nhiều trung tâm tiếng anh
xung quanh ta nhưng không phải trung tâm nào cũng là trung tâm tốt nên tâm lý
các bạn sinh viên luôn thiên về chọn những trung tâm đã có tiếng để học vì được
đảm bảo cũng như yên tâm hơn. Nên trung tâm có uy tín và tuổi đời cao là nơi
sinh viên chọn nhiều.
2.4.2.
Phân tích dữ liệu khảo sát được cho nhận định “Trung tâm có nhiều đánh
giá tốt của người từng học sẽ thu hút nhiều sinh viên đến học”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Giờ trung tâm học tiếng anh quanh ta có vô vàn, những trung tâm dạy hay
cũng không ít nhưng ta chỉ nhìn không thể biết được trung tâm nào dạy hay mà
hợp với mình nên việc đi hỏi, xin ý kiến của những người đã học về trung tâm
đã học là giải pháp rất tốt để biết thêm về trung tâm có phù hợp không. Từ biểu
đồ trên có thể thấy số sinh viên đồng ý chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng tỷ lệ trung lập
của nhóm sinh viên chưa đi học trung tâm lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung
lập nhóm sinh viên đã đi học, từ đó thấy được việc tham khảo ý kiến những
người từng học sẽ tìm được trung tâm hợp vs mình có tỷ lệ là rất lớn. Nên nhân
tố nghe đánh giá của người từng học ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trung
tâm tiếng anh của sinh viên đại học thương mại.
2.5.
2.5.1.
Không gian thời gian.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho câu hỏi “Bạn học ở trung tâm vào
thời gian nào trong ngày?”.
19
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy
thời gian học ở trung tâm của các sinh viên
đã đi học và chưa bắt đầu học đều là buổi
tối là chủ yếu vì do nhu cầu học tập và làm
việc thì buổi tối đa số các sinh viên đều sẽ
bạnbạn
Thời gian họcSố Số
sáng
9
Chiều
26
Tối
88
Thời gian
học
sáng
26
Chiều
44
Tối
114
Tỷ lệ
lệ
Tỷ
73%
21
72%
14.1%
24%
62%
rảnh và có thể đi học tiếng anh .Từ bảng này thì các trung tâm tiếng anh nên mở
nhiều lớp buổi tối hơn để đạt được hiệu quả hơn trong việc thu hút sinh viên.
2.5.2.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Bạn muốn khóa học của
mình kéo dài trong bao lâu?”.
Sau đây là biểu đồ cột thể hiện tỷ lệ lựa chọn của sinh viên chưa học ở trung tâm
và sinh viên đã học ở trung tâm.
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
20
Ở trên là 2 biểu đồ thể hiện thời gian để giành ra học tiếng anh của sinh
viên đã đi học và sinh viên chưa đi học thì ta có thể thấy đa số các sinh viên đều
mong muốn lộ trình học của mình từ 3-6 tháng là chủ yếu.
2.5.3.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho nhận định “Sinh viên có xu hướng
chọn những trung tâm gần chỗ mình ở để học”.
Sau khi đi khảo sát nhóm nhận được ý kiến của 2 nhóm sinh viên chưa đi học ở
trung tâm và đã đi học ở trung tâm, thể hiện bằng 2 biểu đồ (tỷ lệ %) như sau:
Chưa học ở trung tâm
Đã học ở trung tâm
Có thể nói nhân tố địa điểm trung tâm gần như là nhân tố ảnh hưởng lớn
nhất đến quyết định chọn trung tâm tiếng anh của sinh viên đại học thương mại.
Vì khi học ở nơi xa có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra: tắc đường, tai nạn, thời gian
không nắm chắc trong tay, …. và cũng vì hầu hết sinh viên cũng thích đi học gần
hơn xa. Nên nhân tố trung tâm gần nơi ở hầu như luôn được xét trước nhất rồi
mới đến các nhân tố quan trọng khác.
Bảng hỏi khảo sát
21
1.
Họ và tên bạn là gì?
……………………………………..
2.
Bạn là sinh viên năm mấy?
a, Năm nhất
b, Năm hai
c, Năm ba
d, Năm tư
e, Khác
3.
Giới tính của bạn?
a, Nam
b, Nữ
4.
Bạn đã học tiếng anh ở trung tâm chưa?
a, Rồi
b, Chưa
Phần 1: Bảng hỏi cho những bạn chưa học tiếng anh ở trung tâm.
5.
Mục tiêu của bạn khi học tiếng anh ở trung tâm là gì?
a, Học để lấy lại gốc.
b, Học để lấy chứng chỉ ra trường
c, Tăng khả năng giao tiếp
d, Phục vụ công việc sau này
e, Khác…
6.
Môi trường mà bạn muốn học tập là gì?
a, Năng động sáng tạo, thiên về giao tiếp
b, Học từ cơ bản, nghiêng về ngữ pháp nhiều hơn
c, Củng cố nâng cao và hoàn thiện cả 4 kĩ năng
d, Khác
7.
Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho một khóa học tiếng anh?
a, Dưới 2 triệu.
22
b, Từ 2 triệu đến 2 triệu rưỡi
c, Từ 2 triệu rưỡi đến 3 triệu rưỡi
d, Từ 3 triệu rưỡi đến 5 triệu
e, Lớn hơn 5 triệu.
8.
Bạn muốn học ở trung tâm vào thời gian nào trong ngày?
a, Sáng
b, Chiều
c, Tối
9.
Bạn mong muốn khóa học của mình kéo dài trong bao lâu?
a, Dưới 3 tháng
b, Từ 3 đến 6 tháng
c, Từ 6 đến 12 tháng
d, Trên 1 năm
10.
Bạn muốn học ở trung tâm mà giáo viên:
a, Có các chứng chỉ tiếng anh CELTA/TESOL
b, Là người bản xứ
c, Là người Việt Nam
d, Khác
11.
Khoảng cách từ nhà bạn đến trung tâm tiếng anh là bao xa?
a, Dưới 1km
b, Từ 1km đến 2km
c, Từ 2km đến 5km
d, Trên 5km
12.
Bạn hãy giúp chúng tôi bày tỏ quan điểm của bạn về các nhận định sau:
Nhận định
Rất không
đồng ý
Chi phí cho một khóa học càng
cao thì chất lượng giảng dạy
của trung tâm đó càng tốt.
23
Không Trung Đồng
đồng ý
lập
ý
Rất
đồng
ý
Trung tâm tổ chức nhiều hoạt
động ngoại khóa thì học viên sẽ
có hứng thú học hơn.
Cơ sở vật chất của trung tâm
càng hiện đại thì học viên càng
dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Trung tâm có nhiều ưu đãi về
chi phí sẽ thu hút nhiều sinh
viên đến học hơn
Trung tâm càng uy tín và có
tuổi đời lâu thì càng được sinh
viên ưa thích lựa chọn
Trung tâm có nhiều đánh giá tốt
của người từng học sẽ thu hút
nhiều sinh viên đến học hơn
Sinh viên có xu hướng chọn
những trung tâm gần chỗ mình
ở để học.
Môi trường học tập năng động
và giáo viên giảng dạy tâm
huyết, nhiệt tình sẽ giúp cho
hiệu quả học tập tăng cao.
Phần 2: Bảng hỏi cho những bạn đã học tiếng anh ở trung tâm
4.
Bạn học tiếng anh ở trung tâm vào năm mấy
a, Năm nhất
b, Năm hai
c, Năm ba
d, Năm tư
e, Khác
5.
Bạn biết đến tiếng anh thông qua phương tiện thông tin nào?
a, Bạn bè, người quen giới thiệu
b, Facebook
c, Zalo
d, Tờ rơi, billboard
e, Instagram
24
f, Khác
6.
Mục tiêu của bạn khi học tiếng anh ở trung tâm là gì?
a, Học để lấy lại gốc.
b, Học để lấy chứng chỉ ra trường
c, Tăng khả năng giao tiếp
d, Phục vụ công việc sau này
e, Khác…
7.
Môi trường mà bạn muốn học tập là gì?
a, Năng động sáng tạo, thiên về giao tiếp
b, Học từ cơ bản, nghiêng về ngữ pháp nhiều hơn
c, Củng cố nâng cao và hoàn thiện cả 4 kĩ năng
d, Khác
8.
Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho một khóa học tiếng anh?
a, Dưới 2 triệu.
b, Từ 2 triệu đến 2 triệu rưỡi
c, Từ 2 triệu rưỡi đến 3 triệu rưỡi
d, Từ 3 triệu rưỡi đến 5 triệu
e, Lớn hơn 5 triệu.
9.
Bạn muốn học ở trung tâm vào thời gian nào trong ngày?
a, Sáng
b, Chiều
c, Tối
10.
Bạn mong muốn khóa học của mình kéo dài trong bao lâu?
a, Dưới 3 tháng
b, Từ 3 đến 6 tháng
c, Từ 6 đến 12 tháng
d, Trên 1 năm
11.
Bạn muốn học ở trung tâm mà giáo viên:
25