Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phụ dạo HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.97 KB, 5 trang )

PGD – ĐT NGHĨA HÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SỐ 1 HÀNH PHƯỚC ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
Hành Phước, ngày 10/ 9/ 2009
THAM LUẬN
I- Chuyên đề: Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu.
II- Báo cáo: Tại hội nghị kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của trường Tiểu học Hành Trung.
III- Người báo cáo: Trương Văn Dương
Nhằm mục đích góp phần thực hiện quan điểm “ xã hội hoá giáo dục” một quan điểm rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay, đồng thời “ Nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi
dưỡng nhân tài” cho đất nước trong tương lai.
Chúng tôi là những người thầy ( cô) giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy đã nhận thức được điều đó. Vì
vậy trong quá trình dạy học, chúng tôi luôn chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Định
hướng để các em học tốt , học giỏi ngay từ ở cấp tiểu học này.
Nhân buổi hội nghị kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010,tôi xin phép được báo cáo
một số kinh nghiệm về chuyên đề: “ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu”.
Không những chỉ có người làm công tác giáo dục mong muốn cho học sinh học tốt mà bậc phụ
huynh học sinh nào cũng muốn cho con em mình học tốt.
Do đó mà chúng tôi luôn nghĩ đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu ngay từ
tháng đầu của năm học.
Chính vì thế mà qua đợt kiểm tra chất lượng đầu năm, tập thể chúng tôi tiến hành họp khối và lập kế
hoạch gởi lên Ban chuyên môn trường để xin phép thực hiện.
• PHẦN 1:
A- Kế hoach bồi học sinh giỏi:
1- Kế hoạch cụ thể:
Khối tiến hành thống kê để chọn ra số lượng học sinh đạt điểm giỏi của hai môn thi: Tiếng Việt và
Toán qua đợt kiểm tra chất lượng đầu năm, đồng thời có kết hợp với kết quả xếp loại học lực của năm
học trước liền kề.
- Tổng hợp số lượng học sinh giỏi ở các lớp để lập thành một lớp.
- Khối thống nhất chọn hai giáo viên trong khối để dạy lớp học này.
2. Thời gian:
Dạy bồi một tuần 2 buổi: Chiều thứ tư và chiều thứ sáu hàng tuần.


B. Chương trình bồi dưỡng:
a) GVCN cần nghiên cứu kĩ một số tài liệu.
+ Tài liệu phải đạt trình độ chuẩn kiến thức.
+ Tài liệu SGK ( cơ bản) , sách tham khảo.
+ Các loại sách nâng cao.
+ Các loại sách chọn lọc dành cho học sinh khá và giỏi.
C. Kế hoạch soạn,giảng:
- GVCN có kế hoạch soạn, giảng phù hợp với nội dung chương trình ( chuẩn kiến thức) mà Bộ GD –
ĐT quy định – Sau đó tiếp tục soạn, giảng theo chương trình vượt chuẩn( dạng mở rộng và nâng cao)
+ Bài soạn phải đảm bảo, có hệ thống câu hỏi khó để phát huy tính tích cực , kích thích hứng thú, sự
tập trung suy nghĩ, tìm tòi ở HS.
+ Lập kế hoạch theo từng phần ,từng chương trình ,tìm tòi ở học sinh .
D . phương pháp và biện pháp :
+trong quá trình sọan ,giảng, GV cần phải vận dụng , kết hợp một số phương pháp phù hợp với từng
môn học cụ thể .
+Hệ thống câu hỏi đảm bảo tính lô gích.
-Từ dễ đến khó.
1
- Từ phân tích đến tổng hợp.
- Từ tổng hợp đến cụ thể.
1)Đối với việc dạy bồi HS giỏi:
* Biện pháp:
- GV nghiên cứu soạn bài có chọn lọc chất lượng theo nội dung mà HS đã học nhưng ở mức độ cao
(khó) hơn .
- Soạn theo từng chương, đảm bảo tính hệ thống: Ôn - giảng - luyện.
- Hệ thống câu hỏi phải phát huy được tính tích cực của HS.
- Thông qua câu hỏi, HS tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức, phát hiện ra cách giải mới ( đối với môn
toán).
GVCN ở từng lớp có kế hoạch cho HS làm thêm bài tập nâng cao ( có thể một đề/ tuần) đối với hai
môn Toán và Tiếng Việt , GV có sổ theo dõi.

• Hướng dẫn, định hướng cách học cho HS:
- Khi làm bài, cần chú ý:
+ Đọc kĩ đề , Xác định yêu cầu của đề.
+ Nêu cách giải.
+ Giải bài toán ( có thể là nhiều cách giải. Phát hiện ra cách giải mới, từ đó chọn ra cách giải
hay nhất để làm).
2) Kết hợp với PHHS:
* Biện pháp:
Liên hệ chặt chẽ với gia đình phụ huynh có năng khiếu, định hướng cho phụ huynh về cách
theo dõi, quản lí việc học của các em ở nhà.
Chẳng hạn:
+ Mua các loại sách tham khảo phải phù hợp với nội dung chương trình chuẩn kiến thức mới (Sách
phát hành sau năm 2006 ).
+ Bố trí góc học tập ( rất quan trọng )tại góc học có lên lịch thời gian biểu cụ thể:
- Thời gian học bài và làm bài theo chương trình.
- Thời gian giải toán nâng cao.
- Thời gian đọc truyện, văn bản, văn tham khảo, làm bài tập Tiếng Việt.
- Thời gian giải lao ( vào lúc phù hợp)
• Lưu ý: PHHS không nên cho HS xem truyền hình nhiều và những nội dung không phù hợp với lứa
tuổi của các em.
3) Thăm gia đình phụ huynh HS:
- GVCN có kế hoạch đến thăm gia đình PHHS bằng nhiều hình thức:
+ Đến nhà.
+ Liên hệ qua điện thoại để theo dõi, kiểm tra việc tự học ở nhà của HS như thế nào?. Từ đó
GVCN sẽ có thêm những biện pháp để giúp các em học tập tốt hơn.
* PHẦN 2: Giới thiệu chương trình:
I- Phân môn Luyện từ và câu:
- Cung cấp cho HS một số từ ngữ cơ bản thuộc các chủ đề đã học để HS vận dụng vào cách viết văn,
viết đoạn văn ngắn có sử dụng một số từ theo yêu cầu.
- Cung cấp cho HS một số từ loại cơ bản, các kiểu câu để HS vận dụng khi viết văn bản đúng ngữ

pháp.
II- Phân môn Tập làm văn:
-Cung cấp cho HS các dạng bài:
+ Kể chuyện.
+ Viết thư.
+ Tả cảnh.
+ Tả người,...
-Mỗi loại bài phải ra nhiều đề cụ thể để HS thực hành nhiều hơn.
* Muốn cho HS viết văn đạt yêu cầu, GVCN chúng ta phải đầu tư rất công phu, cụ thể:
2
Hàng tuần khi dạy các em học môn Tiếng Việt ở trên lớp thầy ( cô ) giáo phải giúp các em tìm hiểu,
khai thác được nội dung của từng văn bản ( ở các bài tập đọc, học thuộc lòng ), giúp HS thấy được cách sử
dụng: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn của từng vă bản. Từ đó giúp các em cảm thụ tốt hơn và các em sẽ vận dụng
vào việc viết văn của mình.
Qua việc dạy môn Tiếng Việt người GV phải bồi dưỡng cho HS một vốn sống thực sự.
• Kết luận : Phân môn Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Do đó, đòi hỏi người GVCN phải dành
nhiều thời gian nghiên cứu soạn, giảng thì chất lượng dạy và học mới đạt hiệu quả cao.
Đồng thời GVCN phải nhắc nhở các em HS thường xuyên đọc sách, báo, tham khảo tài liệu, đọc
tập thơ,...để tích luỹ thêm và áp dụng vào quá trình viết văn của mình.
IV- Phân môn Toán:
1)Nội dung:
- Cung cấp cho HS các dạng toán điển hình cơ bản mà các em đã được học ở trường nhưng ở mức
độ nâng cao.
- Hình thành cho HS một số công thức tổng quát về một số dạng toán cơ bản như:
1. Loại toán về Tìm số trung bình cộng:
TBC = Tổng các số : n ( n > 2 ) ( n là số các số hạng )
2. Loại toán về trồng cây:
a- Trồng cây ở hai đầu đường:
VD:
Công thức:

Số cây = Số khoảng cách + 1.
b- Trồng cây ở một đầu đường:
VD:
Công thức:
Số cây = Số khoảng cách.
c- Không trồng ở hai đầu:
VD:

Công thức:
Số cây = Số khoảng cách – 1.
3. Loại toán khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó:
Công thức tính:
+ Cách 1:
Số lớn = ( Tổng + hiệu ) : 2
Số bé = Số lớn - hiệu
+ Cách 2:
Số bé = ( Tổng - hiệu ) : 2
Số lớn = Số bé + hiệu
4. Loại toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
Các bước giải:
- Xác định tổng, tỉ.
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau.
Bước 2: Tìm giá trị một phần.
Bước 3: Tìm hai số chưa biết.
5. Loại toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Các bước giải:
3
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị một phần.

+Tìm hai số chưa biết
6. Loại toán về tìm hai số khi biết hai chữ số
+Các dấu hiệu :
-Tìm tỷ số của hai số phải tìm, thay đổi 1 hoặc hai số hạng thì sẽ được số mới.
*Cách giải :
+Vẽ sơ đồ đoạn thẳng .
+Dùng phương pháp thử chọn .
+Dùng phương pháp thế .
+giải bài toán
7.Loại toán về tìm chu vi , diện tích các hình :
-Hình thành cho HS các công thức tính chu vi ,diện tích ,thể tích các hình hình học
8.Các dấu hiệu về chia hết :
-Dấu hiệu chia hết cho 2
-Dấu hiệu chia hết cho 3
-Dấu hiệu chia hết cho 6 :Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6.
-Dấu hiệu chia hết cho 5
-Dấu hiệu chia hết cho 4 :Những số có 2 chữ số cuối chia hết cho 4 thì chia hết cho 4
-Dấu hiệu chia hết cho 9
-Dấu hiệu chia hết cho 8 :Những số có 3 chữ số cuối chia hết cho 8 thì chia hết cho 8
+Kết luận :
Muốn dạy tốt môn Toán , đòi hỏi người thầy ( cô ) giáo phải dày công nghiên cứu trong quá trình soạn
giảng để bồi dưỡng cho HS mới đạt hiệu quả cao .
• PHẦN 3 : Kế hoạch phụ đạo HS yếu:
- Hiện nay, việc dạy phụ đạo HS yếu là một trong 4 nội dung của cuộc vận động “ Hai không”mà Bộ
GD – ĐT đã triển khai và đang thực thi trong nhà trường.
Đây là đối tượng mà mỗi GV chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm và giúp đỡ cho các em nhiều nhất .
- Khối đã tiến hành họp và thống nhất lập kế hoạch gởi về Ban chuyên môn trường .
1)Kế hoạch thực hiện:
- Tổng hợp số HS yếu của tổ ( qua đợt kiểm tra chất lượng đầu năm ) lập thành một lớp.
- Phân công GV trong tổ dạy, mỗi GV dạy liên tục từ 3 – 4 tuần ( mỗi tuần một buổi – vào chiều thứ 3 )

theo sự chỉ đạo chung của nhà trường.
- Đồng thời GVCN ở trường lớp cần theo dõi thường xuyên các em này học trên lớp ( có thể vận dụng
một quỹ thời gian hợp lí) để gần gũi , giúp đỡ những HS này tiến bộ, có môi trường học tập tốt hơn.
2)Những yêu cầu chung:
- GVCN phải có sổ theo dõi đánh giá riêng ( loại HS này )để so sánh với chất lượng ban đầu.
- GVCN phải thường xuyên liên hệ với gia đình PHHS để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình , tình
trạng sức khoẻ của HS; những biến cố bất thường của HS ( nếu là HS khuyết tật, cá biệt,...). Từ đó mà GV sẽ
có biện pháp hữu hiệu hơn để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
3) Chương trình dạy phụ đạo:
- GVCN có kế hoạch soạn, giảng theo chương trình chuẩn kiến thức hiện nay. Tuy vậy:
- Bước đầu soạn các dạng bài ở dạng thấp, rồi đến dạng đại trà. Nhằm mục đích giúp cho các em ôn lại
một số kiến thức đá bị hổng, dần dần tiến lên mức độ trung bình.
* Kết luận:
Đối với loại HS yếu, cá biệt này mỗi GVCN phải biết cách động viên khuyết khích và khen thưởng kịp
thời để tạo môi trường thân thiện giữa thầy và trò, nhằm giúp đỡ cho các em có sự hứng thú học tập tốt hơn.
• PHẦN 4 : Kết luận chung.
Muốn thực hiện tốt kế hoach - nhiệm vụ năm học, yêu cầu:
- Đội ngũ GV phải tâm huyết với ngành.
- Mỗi thầy cô giáo không ngừng phấn đấu vươn lên tìm tòi, học hỏi và vận dụng phương pháp
dạy học mới, tiếp cận với trình độ khoa học.
4
+ Cụ thể:
- Dạy học phải bám sát chương trình chuẩn kiến thức.
- Đổi mới phương pháp dạy học tránh tình trạng dạy: đọc – chép.
- Đổi mới cách đánh giá , tách thi độc lập đối với loại HS yếu để hạn chế tiêu cực.
- Trước mắt phải nổ lực, bồi dưỡng bổ sung lượng kiến thức chuẩn cho loại HS yếu kém.
* Phối hợp chặc chẽ với gia đình các em HS yếu, cá biệt để ngăn chặn HS bỏ học.
+ Trên đây là bài tham luận: “ Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu Tổ 5” – Năm học: 2009 – 2010.
Hành Phước , ngày 10 / 9 / 2010
Giáo viên

Trương Văn Dương
5

×