TU N 5 Ầ
Thứ tư ngày15 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Tiết 9
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (35’)
I.Mục tiêu :
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các
nhân vật với lời người kể chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
(trả lời được các câu hỏi 1,2, 3);
*HS khá, giỏi trả lời được CH4 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ ,tranh tậpđọc
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 5’ - Kiểm tra đọc thuộc lòng bài “Cây tre Việt Nam”
2. B à i m ớ i :
a, Luyện đọc: 13’ 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn :đoạn 1 :Từ đầu …trừng phạt ;đoạn 2:Tiếp theo …nảy mầm
đựoc; đoạn 3: Tiếp theo …của ta ; đoạn 4 :còn lại .
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs ; ngắt hơi
đúng giữa các cụm từ trong câu dài : Vua ra lệnh …..bị trừng phạt.
- Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng chậm rãi ).
b) Tìm hiểu bài: 7’
-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK (1,2,3).
*HS khá, giỏi trả lời được CH4 (SGK).
+Vua muốn chọn một người trung thưc để truyền ngôi.
+Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng ,và
hẹn :ai thu đựoc nhiều thóc sẽ đựoc truyền ngôi ,ai không có thóc nộp sẽ bị
trừng phạt.
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .7’
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 :’Chôm lo lắng…của
ta’ theo cách phân vai . GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay.
3. C ủ ng c ố - d ặ n dò :3’
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Chuẩn bị bài sau :Gà trống và cáo
- Nhận xét tiết học
Ph n b sungầ ổ :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Tiết 10
GÀ TRỐNG VÀ CÁO (35’)
I.Mục tiêu :
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
-Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà
Trống , chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các
câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng )
II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ ,tranh tậpđọc
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 5’ –HS đọc và trả lời câu hỏi bài Những hạt thóc giống
a, Luyện đọc: 13’ 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn :đoạn 1 :Từ đầu …tỏ bày tình thân ;đoạn 2:Tiếp theo …chắc
loan tin này ; đoạn 3 :còn lại .
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs ; ngắt nhịp
thơ đúng(tự nhiên )
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm ba - Gọi 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng vui ,dí dỏm ).
b) Tìm hiểu bài: 7’
-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Cáo đon đã mời gà xuống đất để báo cho Gà một tin tức mới:từ nay muôn
loài đã kết thân , Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
+Vì Gà biết Cáo nói ngon ngọt để muốn ăn thịt Gà.
+Cáo rất sợ chó săn,tung tin có cặp chó săn đang chạy đến báo tin vui nhằm
làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
+ý 3 :Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng .7’
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoan thơ 1 và 2 theo cách phân vai .
-GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay.
- Cho HS nhẩm thuộc lòng bài thơ .
-HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
3. C ủ ng c ố - d ặ n dò :3’
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Chuẩn bị bài sau :Nỗi dằn vặt của An –đrây ca
- Nhận xét tiết học
Ph n b sungầ ổ :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Chính tả Tiết 5
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (Nghe –viết ) (35’)
I.Mục tiêu:
-Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài CT sạch sẽ, biết trình bày
đoạn văn có lời nhân vật.
-Làm đúng BT(2) a
*HS khá giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
-Viết lại một số tiếng viết sai trong tiết chính tả truớc.
2.Bài mới:
a / Hướng dẫn học sinh nghe – viết:20’
- GV đọc mẫu đoạn văn cần viết.
- -HS phát hiện từ khó ,luyện viết vào bảng con :luộc kĩ ,dõng dạc ,truyền
ngôi.
-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn có lời nhân vật, chú ý
những chữ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài cho HS viết ,soát lỗi
-HS soát lỗi cho bạn.
-GV chấm vài bài -nhận xét .
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:7’
bài tập 2a
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài tập vào vở, gọi một HS làm ở bảng phụ
- Hướng dẫn học sinh chữa bài, chốt lại lời giải đúng
-GV cho hs đọc lại đoạn văn đã điền đủ các tiếng .
*HS khá giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).
3.Củng cố – Dặn dò :
- Tuyên dưong những em viết chữ đẹp ,đúng chính tả ,vở sạch sẽ ,nhắc nhở
những em viết chữ còn xấu ,sai nhiều chính tả .
- Nhận xét tiết học .
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Kể chuyện Tiết 5
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC (35’)
I.Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuuyện đã nghe, đã
đọc nói về tính trung thực.
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
-Học sinh kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
2.Bài mới:
a / Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài 10’
- HS đọc đề bài –GV gạch chân những từ cần chú ý,giúp hs xác định
đúng yêu cầu của đề bài. Kể lại một câu chuyện em đã đựoc nghe hoặc đựoc
đọc về tính trung thực.
- 4 em đọc nối tiếp 4 gợi ý SGK.
-GV nhắc HS: Những truyện có trong SGK em có thể kể nhưng điểm không
cao bằng những bạn kể chuyện ở ngoài sách.
-HS Tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện của mình.
b) Thực hành trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 17’
- HS Kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-HS Xung phong thi kể trước lớp.
- Kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS cùng GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn.
- GV ho HS bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất;
bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. C ủ ng c ố - d ặ n dò :3’
- Về nhớ kể chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị cho tiết học sau .
- Nhận xét tiết học.
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Luyện từ và câu Tiết 9
MRVT :TRUNG THỰC –TỰ TRỌNG (35’)
I.Mục tiêu:
-Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt
thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4) ; tìm được 1,2 từ
đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được
(BT1, BT2) ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ,vài trang tự điển.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
-GV cho một đoạn thơ :Cái nhỏ cái to …nhịp nhàng tăm tắp.HS tím tứ
ghép ,từ láy.
2.Bài mới:
Bài 1:Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ trung thực.
-HS làm bài theo nhóm 4
-đại diện nhóm trình bày –nhận xét –bổ sung ý kiến
-GV chốt ý đúng
Bài 2 :Đặt một câu với từ vừa tìm đựoc
-HS nối tiếp nhau đọc câu văn đã đặt.
-GV nhận xét
Bài 3:Tìm hiểu nghĩa của từ Tự trọng
-HS thảo luận nhóm đôi
-đại diện nhóm trình bày –nhận xét –bổ sung ý kiến
-GV chốt ý đúng:ý c –Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Bài 4: Xếp thành ngữ ,tục ngữ nói về tính trung thực hoặc tự trọng
-HS thảo luận nhóm 3
-đại diện nhóm trình bày –nhận xét –bổ sung ý kiến
+Thành ngữ ,tục ngữ nói về tính trung thực:
*Thẳng như ruột ngựa. *Cây ngay không sợ chết đứng.
*Thuốc đắng dã tật .
+Thành ngữ ,tục ngữ nói về lòng tự trọng:
*Giấy rách phải giữ lấy lề. *Đói cho sạch ,rách cho thơm.
3. C ủ ng c ố - d ặ n dò :3’
- Đặt một câu với một số từ vừa tìm đựoc ở bài tập 2
- Nhận xét tiết học.
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Toán Tiết 21
LUYỆN TẬP (35’)
I.Mục tiêu
- Biết số ngày của từng tháng trong năm , của năm nhuận và năm không
nhuận
- chuyển đổi được đơn vị đo ngày , giờ , phút , giây .
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kĩ nào
*Bài tập cần làm 1,2,3. *HS khá giỏi làm thêm bài 5
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’GV cho hs làm bài 2c và bài 3 -nhận xét
2.B à i m ớ i :27’
Bài 1:
a) Nhắc lại cách nhớ số ngày trong tháng trên bàn tay.
- Hướng dẫn cách tính tháng 31, 30, 28 hoặc 29 ngày bằng nắm hai tay.
b) Giới thiệu năm nhuận, năm không nhuận. Năm nhuận T2 = 29 ngày, năm
không nhuận T2 = 28 ngày
- Nhận xét, bổ sung
Bài 2:
-Hướng dẫn cách làm:
* 3 ngày = … giờ.
Vì 1 ngày = 24 giờ
nên 3 ngày = 24giờ x 3 = 72 giờ.
Vậy ta viết 72 vào chỗ chấm.
-HS làm cá nhân -một hs làm bảng phụ -nhận xét
Bài 3:
-HS thảo luận nhóm đôi -đại diện nhóm trình bày –nhận xét
+ Thế kỉ: XVIII
+ 1980 – 600 = 1380 (TK XIV)
*HS khá giỏi làm thêm bài 5
3.Củng cố - dặn dò:3’
-Dặn học sinh về ôn lại bài –làm bài 4
- Nhận xét giờ học..
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Lịch sử Tiết 5
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc (35’)
I.Mục tiêu:
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ
năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân
dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo
phong tục của người Hán ).
* HS khá giỏi: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi
nghĩa đánh đổ quan xâm lược, giữ gìn nền độc lập .
II. Đồ dùng dạy học :phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’HS nêu ghi nhớ bài trứơc
2.Bài mới:
* HĐ1: Làm việc nhóm 4:17’
-HS đọc SGK từ đầu …sống theo luật pháp người Hán.
- Giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
- Đưa bảng (phiếu làm sẳn) để so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị
các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN
đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá
-Đại diện nhóm trình bày -nhận xét –bổ sung.
HĐ2: Làm việc nhóm đôi.10’
- Đưa bảng thống kê (phiếu học tập) cột Các cuộc khởi nghĩa còn để trống.
3.Củng cố- dặn dò: 3’
- Hệ thống lại toàn bài
.Ôn bài, chuẩn bị cho bài học sau
- Nhận xét giờ học
Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Toán Tiết 22
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (35’)
I.Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số .
- Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4,số
-Bài tập cần làm 1(a,b,c);2.
*HS khá giỏi làm hết bài 1.
II. Đồ dùng dạy học :bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5’
- Học sinh lên bảng chữa bài tập về nhà 4/26 SGK.
-GVnhận xét –ghi điểm
2.B ài mới :
a.Cung cấp kiến thức mới.15’
- Đọc thầm bài toán 1 và quan sát hình vẽ ,tóm tắt nội dung bài toán nêu
cách giải bài toán.
- Nêu cách tìm số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
- Nêu câu hỏi để học sinh trả và nêu được nhận xét như (SGK).
- Ghi bảng: ( 6 + 4) : 2 = 5.
- Muốn tìm trung bình cộng của hai số ta làm thế nào ?
- Hướng dẫn hoạt động để giải bài toán 2 tương tự như trên.
- Đưa ra ví dụ tìm trung bình cộng của hai, ba, bốn số.
-Cho hs nêu ghi nhớ như SGK/27
b. Thực hành:12’
Bài 1(a,b,c): Tìm số trung bình cộng của các số sau:
-HS thực hành vở -một hs làm bảng phụ -nhận xét
- học sinh nêu cách tìm số trung bình cộng.
*HS khá giỏi làm hết bài 1.
Bài 2: Toán giải:
-HS đọc đề toán ,xác định yêu cầu bài
-Cho HS thực hiện như bài tập 1
-GV cho hs nêu cách giải khác (nếu có)
3. Củng cố - dặn dò: 3’