Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

sinh thái học quần xã,hệ sinh thái và sinh quyển đề 3 vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.58 KB, 6 trang )

Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
Mức độ 3: Vận dụng
Câu 1: Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn, cào
cào là thức ăn của cá rô, cá lóc sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá lóc tích lũy được
1620kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy của bậc dinh dưỡng liền kề nó. Cá
rô tích lũy được một năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực
vật tích lũy được 1500000kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc
dinh dưỡng cấp 1 là:
A. 14%
B. 10%
C. 12%
D. 9%
Câu 2: Trong một quần xã có các loài: A,B,C,D,E,F,H,K và I. trong đó A là sinh vật
sản xuất, B và E cùng sử dụng A làm thức ăn nếu B bị tiêu diệt thì C và D sẽ chết, nếu
tiêu diệt E thì F và I sẽ chết, H ăn D còn K ăn cả H và F. Dự đoán nào sau đây đúng về
lưới thức ăn này ?
A. Có 5 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
B. Nếu D bị tiêu diệt thì H sẽ tăng
C. Các loài C,F,I và E không thuộc cùng 1 bậc dinh dưỡng
D. Khi E giảm thì D và F sẽ cạnh tranh với nhau
Câu 3: Lưới thức ăn của mọt quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài
cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ
cây và một sô loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân
và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động
vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức
ăn trên cho thấy:
A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt
cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
C. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ
sinh thái trùng nhau hoàn toàn.


D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng
cấp 3.
Câu 4: Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên:

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là sinh vật bậc 3.
II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt khác bậc dinh dưỡng.


Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt
và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 5: Khi nó về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương
ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khi hậu, sự cạnh
tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do chính hoạt động khái thác tài
nguyên của con người.
III. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật
phát triển rồi hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
IV. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết
quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
A. 4
B. 2
C. 1

D. 3
Câu 6: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5oC, thời gian một vòng
đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 25oC thì thời gian một vòng
đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 25 ngày
D. 20 ngày
Câu 7: Khi nghiên cứu ở 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong một quần xã,
người ta thu được số liệu dưới đây:
Số cá Khối lượng trung bình mỗi Bình quân năng lượng trên một đơn vị
Loài
thể
cá thể (g)
khối lượng (calo)
1

50 000

0,2

1

2

25

20

2


3

2500

0,004

2

4

25

600 000

0,5

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Loài 4 là thuộc dinh dưỡng cấp cao nhất.
II. Chuỗi thức ăn trên có 4 bậc dinh dưỡng.
III. Loài 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
IV. Loài 2 thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 3.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn có
cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay
khỏi tổ. Lúc này, các loài chim như diệc bạc sẽ bắt các con trùng bay khỏi tổ làm thức
ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim điệc bạc bắt côn trùng không ảnh

hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức
ăn. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhận xét đúng khi nói về mối quan hệ của các
loài sinh vật trên
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim gõ bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
(2) Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa bò rừng và các loài côn trùng là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
(4) Quan hệ giữa chim diệc bạc và côn trùng là mối quan hệ cạnh tranh.
(5) Quan hệ giữa bò rừng và chim diệc bạc là mối quan hệ hợp tác.
(6) Quan hệ ve bét và bò rừng là mối quan hệ kí sinh – vật chủ.


Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 9: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các
nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cả thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ
thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.
(2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong.
(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng
cá thể.
(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.
(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt
vong.
Tổ hợp đúng là:
A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (1),(2),(3),(4),(5) D. (2),(4),(5)

Câu 10: Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Có 3 chuỗi thức ăn gồm ba bậc dinh dưỡng.
II. Nếu loại bỏ động vật ăn rễ cây ra khỏi quần xã thì chỉ có rắn và thú ăn thịt mất đi.
III. Có 2 loài vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp bốn.
IV. Thú ăn thịt và rắn không trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1


Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
ĐÁP ÁN
1. C

2. C

3. B

4. A

5. D

6. C

7. B

8. A


9. B

10. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn C.
Giải chi tiết:
H

Phương pháp: sử dụng công thức tính hiệu suất sinh thái
Năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng là :
- Cá lóc : 1620kcal
1620
 18000
- Cá rô : 9%
KCal
18000
 18000
- Cào cào : 10%
kcal
- Thực vật tích lũy 1500000kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp
180000
H
 100%  12%
1500000
Đáp án C
Câu 2. Chọn C.
Giải chi tiết:

Ta có lưới thức ăn:

Xét các phương án :
A sai, chỉ có C và F thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
B sai, nếu D bị tiêu diệt thì H sẽ chết
C đúng
D sai, E không phải là nguồn thức ăn của D
Chọn C
Câu 3. Chọn B.
Giải chi tiết:
Lưới thức ăn:

Qn
Qn 1

2



cấp

1



:


Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển


A sai nếu động vật ăn rễ cây cây giảm mạnh thì cạnh tranh giữa thú và rắn gay gắt hơn
giữa rắn và chim ăn thịt cỡ lớn vì thú và rẳn chỉ ăn động vật ăn rễ cây
B đúng
C sai, tuy là đều ăn cây nhưng ăn các bộ phận khác nhau của cây
D sai, chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh
dưỡng cấp 4
Chọn B
Câu 4. Chọn A.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là: I, III
Ý II sai vì chim ăn sâu, rắn, thú ăn thịt đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
Ý IV sai vì khi lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa rắn và
thú ăn thịt gay gắt hơn giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt vì chim ăn thịt còn ăn cả chim
ăn hạt trong khi đó rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây
Chọn A
Câu 5. Chọn D.
Giải chi tiết:
Các ý đúng là :I, II,IV
Ý III sai vì diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hện ở môi trường đã có một quần xã sinh
vật phát triển rồi hình thành nên quần xã suy thoái
Chọn D
Câu 6. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phương pháp:
Áp dụng công thức tổng nhiệt hữu hiệu: S = (T-C) × D; Trong đó,
S: tổng nhiệt hữu hiệu (to/ngày),
T: nhiệt độ môi trường (OC),
C: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là nhiệt độ mà ở đó cá thể động vật bắt đầu
ngừng phát triển (OC),
D: thời gian của một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời của động vật (ngày).

Cách giải:
Vì tổng nhiệt hữu hiệu của 1 loài là không đổi nên ta có phương trình
(30 – 5)×20 = (25 -5)×D2 → D2 = 25 ngày
Chọn C
Câu 7. Chọn B.
Giải chi tiết:
Loài Số cá thể Khối lượng trung bình Bình quân năng lượng Tổng năng lượng
1

50 000

0,2

1

10000


Sinh thái học quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển
2
25
20
2

1000

3

2500


0,004

2

20

4

25

600 000

0,5

75.105

Dòng năng lượng: 4 → 1 → 2 →3
Xét các phát biểu
I sai, loài 4 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
II đúng
III đúng
IV sai, loài 2 là vật tiêu thụ bậc 2
Chọn B
Câu 8. Chọn A.
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu
(1) đúng
(2) đúng, vì 2 loài đều được lợi mà không bắt buộc phải có nhau
(3) đúng, vì bò rừng vô tình gây hại cho các loài côn trùng
(4) sai, đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác

(5) sai, chỉ có chim diệc bạc được lợi, bò rừng chỉ vô tình đuổi côn trùng ra khỏi tổ
(6) đúng
Chọn A
Câu 9. Chọn B.
Giải chi tiết:
Hai loài này trùng nhau về ổ sinh thái → cạnh tranh. Xu hướng có thể xảy ra là:
(1),(3),(4)
Chọn B
Câu 10. Chọn B.
Giải chi tiết:
I sai, Có 4 chuỗi thức ăn gồm ba bậc dinh dưỡng: thực vật →ĐV ăn rễ cây → (thú ăn
thịt; rắn, chim ăn thịt); thực vật → chim ăn hạt → chim ăn thịt
II đúng
III sai, chim ăn thịt vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp
bốn;
IV sai, thú ăn thịt và rắn trùng lặp ổ sinh thái dinh dưỡng.
Chọn B



×