Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế hạn chế tình trạng đô la hóa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------oo0oo---------

NGUYỄN THỊ THU HIẾU

HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA
TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------oo0oo---------

NGUYỄN THỊ THU HIẾU

HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 62.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Thu Hiếu
Sinh ngày: 13 tháng 05 năm 1979
Hiện công tác tại: Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Là học viên nghiên cứu sinh khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng Thành
phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng, mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền
Đề tài luận án: Hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam
Tôi xin cam đoan, Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa
công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận
án được chú thích rõ ràng, minh bạch.
Ngày

tháng

năm 2019

Người viết


Nguyễn Thị Thu Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn đến các cá nhân và tổ chức đã giúp tôi
hoàn thành luận án này:
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.
Nguyễn Thanh Tuyền hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án.
Thầy luôn động viên, hỗ trợ, giúp đỡ những lúc tôi cảm thấy khó khăn nhất, gợi ý
về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu. Những nhận xét và
đánh giá của Thầy là những bài học quý giá không chỉ trong quá trình viết luận án
mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này.
Tôi xin bày tỏ lời chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Ban Hội đồng
đã gợi ý bổ sung những định hướng nghiên cứu, góp ý những sai sót để tôi hoàn
thiện luận án một cách tốt nhất.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể Khoa Sau đại học của
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Ngày

tháng

năm 2019

Người viết

Nguyễn Thị Thu Hiếu



iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSTT

: Chính sách tiền tệ

CSLS

: Chính sách lãi suất

CSTG

: Chính sách tỷ giá

CCTM

: Cán cân thương mại

DTNH

: Dự trữ ngoại hối

DTBB

: Dự trữ bắt buộc

ĐLH


: Đô la hóa

FCD

: Tiền gửi bằng ngoại tệ

TD

: Tổng tiền gởi

FCL

: Cho vay bằng ngoại tệ

TL

: Tổng cho vay

FCC

: Tiền mặt ngoại tệ trong lưu thông

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài


LSHĐ

: Lãi suất huy động

LSCV

: Lãi suất cho vay

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTW

: Ngân hàng trung ương

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NSNN

: Ngân sách nhà nước

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TPTTT


: Tổng phương tiện thanh toán

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTNH

: Thị trường ngoại hối

TGHĐ

: Tỷ giá hối đoái

USD

: Đồng đô la Mỹ

VND

: Đồng Việt Nam

VECM

: Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véctơ


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ III
MỤC LỤC

................................................................................................................. IVV

DANH MỤC BẢNG, BIỂU .......................................................................................... XX
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .......................................................................................X1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... - 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ - 1 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN . - 2 1.2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................. - 2 1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... - 6 1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................ - 10 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... - 10 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... - 10 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ - 10 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... - 11 1.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ........................................................................... - 12 1.7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................. - 12 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .................................................................... - 13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA ............. - 14 2.1. TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ ......................... - 14 2.1.1. Lý luận chung về đô la hóa và tình trạng đô la hóa ...................... - 14 2.1.1.1. Đô la hóa ........................................................................... - 14 2.1.1.2. Tình trạng đô la hóa nền kinh tế ........................................ - 20 2.1.2. Tác động của tình trạng đô la hóa đối với nền kinh tế .................. - 22 -


v

2.1.2.1. Tác động tích cực .............................................................. - 22 2.1.2.2. Tác động tiêu cực .............................................................. - 23 2.1.3. Mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa với các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô ................................................................................ - 27 2.1.3.1. Lý thuyết về sự lựa chọn tiền tệ ........................................ - 27 2.1.3.2. Tương quan giữa tình trạng đô la hóa với các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô ..................................................................... - 29 2.2. HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ ..................... - 36 2.2.1. Khái niệm ..................................................................................... - 36 2.2.2. Chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa .................. - 36 2.3. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .... - 38 2.3.1. Thực tiễn đô la hóa ở một số nước trên thế giới ........................... - 38 2.3.1.1. Các nước đô la hóa chính thức ......................................... - 38 2.3.1.2. Các nước đô la hóa bán chính thức .................................. - 42 2.3.1.3. Các nước đô la hóa không chính thức .............................. - 45 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với việc hạn chế tình trạng đô la hóa
trong nền kinh tế Việt Nam ......................................................... - 55 2.3.2.1. Hạn chế đô la hóa không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn ... - 55 2.3.2.2. Đô la hóa chính thức không phải là lựa chọn tốt khi xảy ra
khủng hoảng .................................................................... - 56 2.3.2.3. Hạn chế đô la hóa cần kết hợp các biện pháp mang tính
chất hành chính với công cụ kinh tế thị trường ............... - 57 2.3.2.4. Nhất quán quan điểm lưu hành duy nhất nội tệ trong nền
kinh tế.............................................................................. - 57 2.3.2.5. Củng cố niềm tin vào nội tệ bằng một nền kinh tế vĩ mô
ổn định............................................................................. - 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... - 59 -


vi

CHƯƠNG 3. TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1992-2017..................................................................... - 60 3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...... - 60 3.1.1.Tăng trưởng kinh tế ....................................................................... - 60 3.1.2. Cán cân thương mại ..................................................................... - 61 3.1.3. Dòng vốn nước ngoài ................................................................... - 63 3.1.4. Dự trữ ngoại hối ........................................................................... - 63 3.2. THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ...... - 65 3.2.1. Đô la hóa tiền gởi ......................................................................... - 65 3.2.2. Đô la hóa tiền vay ........................................................................ - 68 3.2.3. Đô la hóa tiền mặt ........................................................................ - 70 3.2.4. Đô la hóa định giá, niêm yết ......................................................... - 73 3.3. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM ....... - 75 3.3.1. Tỷ lệ lạm phát cao và diễn biến phức tạp ..................................... - 75 3.3.2. Tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng thường xuyên ........ - 77 3.3.3. Lợi ích khi gởi và vay tiền đồng chưa cao .................................... - 83 3.3.4. Chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập ........................... - 87 3.3.5. Sự tồn tại của thị trường ngoại hối không chính thức................... - 91 3.3.6. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do . - 92 3.3.7. Tâm lý xem ngoại tệ như là một phương tiện thanh toán bình
thường và có khả năng cất trữ ..................................................... - 93 3.3.8. Kênh ngoại tệ chuyển vào Việt Nam ngày càng nhiều ................. - 94 3.4. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA
ĐÃ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA ....... - 95 3.4.1. Nhóm biện pháp trực tiếp tác động đến tình trạng đô la hóa ........ - 95 3.4.1.1. Đối với tình trạng đô la hóa tiền gởi ................................ - 95 3.4.1.2. Đối với tình trạng đô la hóa tiền vay ................................ - 97 -


vii

3.4.1.3. Đối với tình trạng đô la hóa tiền mặt và đô la hóa định giá,
niêm yết ........................................................................... - 99 3.4.2. Nhóm biện pháp gián tiếp tác động đến tình trạng đô la hóa ........ - 99 3.4.2.1. Giảm trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ........... - 99 3.4.2.2. Ổn định tỷ giá bằng cơ chế can thiệp trên thị trường ngoại
tệ và công bố tỷ giá trung tâm ....................................... - 100 3.4.2.4. Thực hiện các biện pháp chống vàng hóa, ổn định thị
trường vàng trong nước ................................................. - 100 3.4.2.3. Xây dựng cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối phù hợp với xu
thế hội nhập ................................................................... - 102 3.4.3. Thành công và hạn chế từ những biện pháp khắc phục tình trạng
đô la hóa của Chính phủ ............................................................ - 102 3.4.3.1. Thành công .................................................................... - 102 3.4.3.2. Hạn chế .......................................................................... - 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. - 107 CHƯƠNG 4. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA VỚI CÁC CHỈ TIÊU
KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................................. - 108 4.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... - 108 4.1.1. Lý do lựa chọn mô hình VECM ................................................. - 108 4.1.2. Lý thuyết về mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM ................ - 109 4.2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA VỚI CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ- 112 4.2.1. Mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa tiền gởi với các biến
số tiền tệ dưới tác động của chính sách trần lãi suất huy động
(Mô hình DDI) .......................................................................... - 112 4.2.1.1. Xây dựng mô hình ......................................................... - 112 4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................ - 115 -


viii

4.2.2. Mối quan hệ giữa tình trạng đô la hóa tiền vay với tăng trưởng
kinh tế và xuất khẩu (Mô hình LDI) .......................................... - 128 4.2.2.1. Xây dựng mô hình ......................................................... - 128 4.2.2.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................ - 130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. - 132 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM ....................................................... - 133 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... - 133 5.1.1. Kết luận chung về tình trạng đô la hóa tại Việt Nam.................. - 133 5.1.2. Kết luận về những nhân tố tác động đến tình trạng đô la hóa
tiền gởi ...................................................................................... - 134 5.1.3. Kết luận về những nhân tố tác động đến tình trạng đô la hóa
tiền vay ...................................................................................... - 134 5.1.4. Kết luận về những nhân tố tác động đến tình trạng đô la hóa
tiền mặt và đô la hóa định giá, niêm yết .................................... - 135 5.2. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HẠN CHẾ
TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA ................................................................ - 135 5.3. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA
TẠI VIỆT NAM ..................................................................................... - 136 5.3.1. Nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô ....................................... - 137 5.3.1.1. Chính sách tiền tệ ........................................................... - 137 5.3.1.2. Chính sách tài khóa và quản lý nợ công ......................... - 139 5.3.2. Nhóm giải pháp mang tính thị trường ........................................ - 140 5.3.2.1.Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng hiện đại,

phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ................. - 140 5.3.2.2. Hỗ trợ lãi suất vay VND phục vụ xuất khẩu, chuyển hoàn
toàn quan hệ vay – mượn ngoại tệ sang mua – bán ngoại tệ- 141 5.3.2.3. Tăng cường dự trữ ngoại hối .......................................... - 143 -


ix

5.3.3. Nhóm giải pháp mang tính hành chính bắt buộc ........................ - 143 5.3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối ............. - 144 5.3.3.2. Khai báo nguồn gốc ngoại tệ .......................................... - 144 5.3.3.3. Nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo
hướng “ Trên đất nước Việt Nam chỉ thanh toán bằng đồng
Việt Nam” ....................................................................... - 145 5.4. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ - 145 5.4.1. Ngân hàng Nhà nước .................................................................. - 145 5.4.2. Bộ Tài chính ............................................................................... - 145 5.4.3. Bộ Thương mại .......................................................................... - 145 5.4.4. Bộ Công an................................................................................. - 146 5.4.5. Bộ Văn hoá - Thông tin .............................................................. - 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................... - 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................XIII
TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... xiii
TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................................................................xv
PHỤ LỤC A ................................................................................................................XXV
PHỤ LỤC B ............................................................................................................... XLIV
PHỤ LỤC C ............................................................................................................... LXIV
PHỤ LỤC D ................................................................................................................ LXV


x

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Ước lượng tiền mặt ngoại tệ trong lưu thông dựa vào nguồn kiều hối giai
đoạn 1992-2017 ................................................................................... - 71 Bảng 3.2: Ước lượng tiền mặt ngoại tệ trong lưu thông dựa vào mục lỗi và sai sót
trong cán cân thanh toán quốc tế giai đoạn 1992-2017 ....................... - 72 Bảng 3.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1989 – 1991 ............................ - 79 Bảng 3.4: Hiện tượng phá giá mạnh VND vào năm 1998 ................................... - 79 Bảng 3.5: Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2002-2007.............................. - 80 Bảng 3.6: Thay đổi biên độ tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2011 ................... - 81 Bảng 3.7: Thay đổi biên độ tỷ giá USD/VND giai đoạn T2/2011-T12/2017 ...... - 82 Bảng 3.8: Trần lãi suất huy động VND và USD giai đoạn 2008 - 2017 ............. - 96 Bảng 3.9: Các văn bản pháp luật quy định cho vay ngoại tệ ngắn hạn ............... - 97 Bảng 3.10: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ giai đoạn 2008-2017 ........... - 98 Bảng 3.11: Nhóm giải pháp chống vàng hóa, quản lý thị trường vàng
giai đoạn 2000 - 2017 ........................................................................ - 101 Bảng 4.1: Biến số và nguồn dữ liệu mô hình DDI ............................................. - 114 Bảng 4.2: Hệ số ước lượng các vectơ đồng liên kết mô hình DDI .................... - 117 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định loại bỏ biến không có tác động dài hạn .............. - 118 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định loại bỏ biến không có tác động ngắn hạn ........... - 119 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng VECM giai đoạn tháng 01/2008 – 03/2011 ....... - 120 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng VECM giai đoạn 04/2011-12/2017 .................... - 121 Bảng 4.7: Phân rã phương sai của DDI .............................................................. - 123 Bảng 4.8: Biến số và nguồn dữ liệu mô hình LDI ............................................. - 129 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng phương trình đồng liên kết ................................. - 130 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng phương trình ngắn hạn ...................................... - 130 -


xi

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Tỷ lệ dự trữ các đồng tiền trên thế giới ................................................ - 16 Hình 2.2 : Mối tương quan giữa tình trạng đô la hóa và lạm phát ....................... - 30 Hình 2.3: Các chỉ số kinh tế của Ecuador trước và sau khi ĐLH chính thức ...... - 39 Hình 2.4: Các chỉ số kinh tế của El Salvador trước và sau khi ĐLH chính thức - 41 Hình 2.5: Tăng trưởng, lạm phát và tình trạng ĐLH nền kinh tế Campuchia ..... - 43 Hình 2.6: Tăng trưởng, lạm phát và tình trạng ĐLH nền kinh tế của Lào........... - 44 Hình 2.7: Tăng trưởng, lạm phát và xuất nhập khẩu của Trung Quốc ................ - 47 Hình 2.8: Dự trữ ngoại hối và tình trạng ĐLH của Trung Quốc ......................... - 49 Hình 3.1: Tăng trưởng GDP và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 ................ - 61 Hình 3.2: Cán cân thương mại và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 ............ - 62 Hình 3.3: Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1992 – 2017 .............. - 63 Hình 3.4: Dự trữ ngoại hối và tình trạng ĐLH giai đoạn 1992-2017 .................. - 64 Hình 3.5: Tình trạng ĐLH tiền gởi giai đoạn 1992-2017 .................................... - 66 Hình 3.6: Huy động và cho vay ngoại tệ giai đoạn 1992-2017 ........................... - 68 Hình 3.7: Tình trạng ĐLH tiền vay giai đoạn 1992-2017.................................... - 69 Hình 3.8: ĐLH tiền mặt và tiền mặt trong lưu thông giai đoạn 1992-2017 ........ - 73 Hình 3.9: Tình trạng ĐLH tiền gởi và lạm phát giai đoạn 1992-2017 ................ - 77 Hình 3.10: ĐLH tiền gởi, ĐLH tiền vay và tỷ giá USD/VND

giai đoạn 1992-2017........................................................................... - 78 Hình 3.11: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2017 ............................. - 82 Hình 3.12: Tình trạng ĐLH tiền gởi và lãi suất huy động giai đoạn 1992-2017 . - 86 Hình 3.13: Tình trạng ĐLH tiền vay và chênh lệch chi phí phải trả giữa vay VND
và USD giai đoạn 1992-2017 ............................................................. - 87 Hình 3.14: Tình trạng ĐLH và chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và
thị trường tự do giai đoạn 1992-2017 ................................................ - 93 Hình 3.15: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2017 ........................... - 94 -


xii

Hình 3.16: Tình trạng ĐLH tiền mặt, tăng trưởng tiền gởi ngoại tệ
và kiều hối giai đoạn 1992-2017 ........................................................ - 94 Hình 3.17: ĐLH tiền gởi và chênh lệch lợi tức tiền gởi giữa VND và USD
giai đoạn 1992-2017........................................................................... - 97 Hình 3.18: Trần lãi suất cho vay VND giai đoạn từ 2012-2017 .......................... - 98 Hình 4.1: Các chuỗi biến số thời gian mô hình DDI ......................................... - 115 Hình 4.2: Phản ứng của ĐLH tiền gởi trước sốc 1% của các biến số giai đoạn
tháng 01/2008 đến 03/2011 ............................................................... - 122 Hình 4.3: Phản ứng của ĐLH tiền gởi trước sốc 1% của các biến số giai đoạn
tháng 04/2011 đến 12/2017 ............................................................... - 122 Hình 4.4: Phản ứng tích lũy của DDI do cú sốc RES ........................................ - 124 Hình 4.5: Phản ứng tích lũy của DDI do cú sốc DIF_CE .................................. - 125 Hình 4.6: Phản ứng tích lũy của DDI do cú sốc 1% R_USD ............................ - 127 Hình 4.7: Phản ứng tích lũy của GDP và EX do sốc 1% của LDI ..................... - 131 Hình 4.8: Phản ứng tích lũy của LDI do sốc 1% của DDI và IRD .................... - 132 -


-1-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế đang
chuyển đổi đã thu hút một lượng lớn ngoại tệ thông qua nhiều kênh khác nhau. Các
nguồn ngoại tệ này là các nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia đang trong quá
trình chuyển đổi từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các quốc gia
này đã và đang đối mặt với hiện tượng đô la hóa (ĐLH) trong nền kinh tế. ĐLH
thường được xem là sản phẩm tất yếu, một thực thể khách quan gắn với cơ chế hoạt
động của mô hình kinh tế mở, vì vậy, bản thân nội dung của hiện tượng này đã thể
hiện tính tích cực của nó. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bị ĐLH, quá trình điều hòa
cung ứng tiền của ngân hàng trung ương gặp nhiều khó khăn, cũng như ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự cân bằng của thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, khi những nội
dung ĐLH bị lạm dụng bởi những yếu tố chủ quan, tự phát của các thành viên trong

xã hội, hoặc khi các cơ quan quản lý kinh tế không có những biện pháp hữu hiệu để
kiểm soát được những mặt tiêu cực của nó, ĐLH sẽ dẫn đến những hậu quả khó
lường cho nền kinh tế - xã hội.
Cùng cảnh ngộ như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam có
một lịch sử lâu dài về việc sử dụng đồng đô la Mỹ song song với đồng tiền Việt
Nam từ những năm 1960. Ở miền Nam, đô la Mỹ đã được cất trữ và sử dụng rộng
rãi, ngược lại, ở miền Bắc ngoại tệ bị cấm theo Nghị định 102/CP ngày 06/7/1963.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nền kinh tế Việt Nam trãi qua một thời kỳ
dài đầy khó khăn và thất bại trong chính sách giá – lương – tiền của đồng nội tệ, từ
đó, công chúng càng mất niềm tin vào giá trị VND, tâm lý sùng bái vàng và ngoại tệ
càng gia tăng, tình trạng ĐLH càng phức tạp. Tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ/M2 được chính
thức công bố vào năm 1991 là 41,2% (không có số liệu vàng hóa), và từ đây vấn đề
ĐLH bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm như: Dodsworth và cộng sự
(1996 ) [65]; Nguyễn, Thị Hồng (2002, 2011) [109,11]; Hauskrecht và Nguyễn,
Thanh Hải (2004) [79]; Michiael Goujon (2006) [105]; Watanabe Shinichi (2006,


-2-

2007) [132,133]; Nguyễn, Thanh Bình (2009) [10]; Nguyễn, Anh Tuấn (2009)
[9];… Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào phân tích và đánh giá tình trạng ĐLH
dựa trên lý thuyết ĐLH thông thường bao gồm (i) thay thế tài sản dưới dạng tài sản
bằng ngoại tệ và (ii) thay thế tiền tệ trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau bao gồm
hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Sau đó tìm mọi biện pháp
để trả lời cho câu hỏi: Làm sao hạn chế hiện tượng này ở mức độ chấp nhận được
trong khi khai thác được những ảnh hưởng tích cực của ĐLH? Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy, trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang tồn tại tình trạng ĐLH ở
một mức độ nhất định, với những diễn biến khá phức tạp trong những năm qua, ảnh
hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐLH trên thế giới cũng như ở

Việt Nam, song thực tiễn cho thấy tình trạng ĐLH vẫn còn tiếp diễn khá phức tạp,
ảnh hưởng đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập và vẫn
chưa có một phương thức giải quyết hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy,
tác giả chọn đề tài: “Hạn chế tình trạng đô la hóa tại Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đô la hóa (ĐLH) là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế quan tâm, nghiên
cứu, trong đó có một số nghiên cứu đề cập đến quá trình ĐLH nền kinh tế của Việt
Nam tiêu biểu như:
- Nghiên cứu của Andreas Hauskrecht và Nguyễn Thanh Hải (2004), “Đô la
hóa ở Việt Nam” (Dollarization in Vietnam). Sử dụng phương pháp phân tích định
tính để đánh giá tình trạng ĐLH ở Việt Nam dựa trên tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ so với
tổng tiền gởi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có 2 nguyên nhân chính gây ra ĐLH ở Việt
Nam: thứ nhất, sự mất tín nhiệm của CSTT do tỷ lệ lạm phát cao và rất ổn định
trong thời gian dài kết hợp với tỷ giá hối đoái suy giảm dẫn đến giá của rủi ro trên
các tài sản danh nghĩa bằng tiền đồng tăng lên; thứ hai, mức tiết kiệm dưới hình
thức các tài sản bằng nội tệ thấp và tương đối ngắn hạn. Đồng thời, nghiên cứu cũng


-3-

nhận định rằng, ĐLH làm tăng độ sâu tài chính của nền kinh tế (M2/GDP). Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ mới đánh giá tình trạng ĐLH ở Việt Nam từ năm 1988 đến
năm 2003, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thềm của WTO,
chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cũng như chưa đối mặt với các nguồn
ngoại tệ chuyển vào trong nước [79].
- Nghiên cứu của Michiael Goujon (2006), “Chống lạm phát trong nền kinh
tế bị ĐLH: trường hợp của Việt Nam”(Fighting inflation in a dollarizated economy:
The case of Vietnam). Nghiên cứu chứng minh rằng, giai đoạn 1991-1999, nền kinh

tế Việt Nam bị ĐLH, muốn kiểm soát lạm phát thì cần kiểm soát tỷ giá hối đoái và
cung tiền M2. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giải thích mối quan hệ giữa lạm phát với
biến động tỷ giá hối đoái và cung tiền M2 trong nền kinh tế bị ĐLH, không nghiên
cứu mối quan hệ giữa tình trạng ĐLH với lạm phát cũng như biến động tỷ giá hối
đoái [105].
- Hai nghiên cứu của Watanabe Shinichi (2006, 2007) về hiện tượng ĐLH
theo nhóm nước trong đó có đề cập đến Việt Nam như: “Đô la hóa không chính
thức và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế và tài chính của Campuchia, Lào
và Việt Nam” (Defacto dollarization and its effect on financial development and
economic growth of Cambodia, Lao PDR and Vietnam) và “Đô la hóa, kiều hối và
chính sách tiền tệ của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Dollarization, Remittances
and Monetary Policies in Cambodia, Lao PDR and Vietnam). Nghiên cứu đã xác
định nguồn gốc của ĐLH từ nguồn kiều hối, chỉ ra vai trò quan trọng của kiều hối
đối với thị trường ngoại hối. Ngoài ra, nghiên cứu đã chứng minh được ở những
quốc gia có TTNH không chính thức hoạt động hiệu quả và quy mô lớn thì xu
hướng bị ĐLH càng cao. Đặc biệt, nghiên cứu đánh giá cao những thay đổi của
Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Pháp luật ngoại hối giai đoạn 1996-2005.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa giải thích được tại sao khi có ngoại tệ từ kiều hối,
người dân của 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có xu hướng nắm giữ ngoại tệ
[132],[133].


-4-

- Nghiên cứu của Jayant Menon (2007), “Đối phó với ĐLH: Lựa chọn nào
cho các nền kinh kế chuyển đổi ở Đông Nam Á?” (Dealing with Dollarization:
What Options for the Transitional Economies of Southeast Asia?) cho rằng đối với
các nền kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Nam Á như Campuchia, Lào và Việt Nam,
không nên lựa chọn ĐLH chính thức vì liên quan đến yếu tố chính trị, nhưng cũng
không nên loại bỏ hoàn toàn ĐLH ra khỏi nền kinh tế, nghiên cứu phân tích thất bại

của Chính phủ Lào khi cố gắng áp đặt nhiều biện pháp hành chính để loại bỏ ĐLH
vào tháng 6 năm 1997, đồng thời nhấn mạnh nên xem ĐLH là “triệu chứng” từ sự
bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn chính trị, hệ thống tài chính và tiền tệ kém phát triển, hệ
thống pháp luật quản lý ngoại hối lỏng lẻo. Vì vậy, muốn loại bỏ ĐLH thì phải giải
quyết những vấn đề trên và đánh giá cao kết quả giảm nhanh tình trạng ĐLH của
Việt Nam giai đoạn 1996-2005. Tuy nhiên, bối cảnh của nghiên cứu là trước khi
Việt Nam gia nhập WTO, độ mở cửa nền kinh tế chưa cao, nền kinh tế chưa trải qua
nhiều biến động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do đó chưa phản ánh hết
diễn biến và mối quan hệ giữa tình trạng ĐLH và các chỉ số kinh tế vĩ mô [92].
- Nghiên cứu của Patricia và Alicia (2008), “Đô la hóa và chống đô la hóa:
hệ quả đối với chính sách tiền tệ” (To dollarize or de-dollarize: Consequences for
Monetary). Nghiên cứu phân loại tình trạng ĐLH cao, trung bình và thấp ở một số
quốc gia Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Isarel và Nga. Dựa vào chuỗi dữ liệu từ quý
4/1986 đến quý 3/2006 đối với các nước: Argentina, Bolivia, Chile, Trung Quốc,
Ecuador, Israel, Hàn Quốc, Malaysia, Peru, Philippin, Nga, Thái Lan, Uruguay và
chuỗi dữ liệu ngắn hơn từ quý 1/1993 đến quý 3/2006 đối với các nước:
Campuchia, Lào, Việt Nam, bằng mô hình VAR, nghiên cứu đã chứng minh những
nước có tình trạng ĐLH càng cao thì phản ứng tích lũy của lạm phát do cú sốc tỷ
giá càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đánh giá tác động giữa lạm
phát và tỷ giá trong bối cảnh nền kinh tế có tình trạng ĐLH cao, chưa giải thích mối
quan hệ giữa tình trạng ĐLH và lạm phát cũng như tỷ giá [118].
- Nghiên cứu của Luis Carranza và cộng sự (2009), “Tỷ giá hối đối và lạm
phát trong các nền kinh tế đô la hóa” (Exchange rate and Inflation Dynamics in


-5-

Dollarized Economies) sử dụng dữ liệu ở 124 quốc gia (trong đó có Việt Nam) để
phân tích thực nghiệm về cơ chế dẫn truyền của tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế
bị ĐLH. Kết quả cho thấy, các quốc gia có tình trạng ĐLH cao, tác động dẫn truyền

của biến động tỷ giá hối đoái đến lạm phát càng lớn. Tuy nhiên, nội dung nghiên
cứu là cơ chế dẫn truyền của tỷ giá ở các nền kinh tế bị ĐLH, không nghiên cứu
mối liên hệ giữa tình trạng ĐLH và biến động tỷ giá [102].
- Ngoài ra các kết luận nghiên cứu thực nghiệm về ĐLH đăng trên các tạp
chi kinh tế quốc tế của các tác giả như: Balino và cộng sự (1999) lập luận rằng ĐLH
được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận giữa tài sản bằng nội tệ ngoại tệ [45]; Irfan
Civcir (2003) đã phát hiện rằng lãi suất và kỳ vọng của tỷ giá là các biến chủ yếu
trong việc xác định tình trạng ĐLH ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1986–1999 [86];
Edwards (2001&2003) cung cấp bằng chứng thực nghiệm ở các nền kinh tế ĐLH
chính thức thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn, tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn và có sự
biến đổi lớn hơn về sản lượng đầu ra so với các nền kinh tế sử dụng nội tệ [68&69];
Nicolo và đồng sự (2003) cho rằng ĐLH tiền gửi và ĐLH tiền vay gây nhiều rủi ro
cho hệ thống NHTM, đồng thời cũng chứng minh ĐLH làm cho hệ thống tài chính
phát triển sâu hơn trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao [111]; Galindo Leiderman (2005) cho rằng nợ công cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng ĐLH
[76]; Calvo, Izquierdo và Mejia (2004) cung cấp bằng chứng thực nghiệm ĐLH nợ
phải trả là nguyên nhân hàng đầu gây ra khủng hoảng tài chính nếu dòng vốn vào
dừng đột ngột [56]; Domac và Martiner Peria (2003) tìm thấy mối quan hệ giữa
ĐLH và bất ổn tài chính [66]; Reinhat và các đồng sự (2003) chứng minh rằng ĐLH
một phần có thể kiềm chế lạm phát nhưng nó có thể tạo ra sự mất cân đối tiền tệ ở
các nước đang phát triển [123]; Arteta (2002) dẫn chứng ĐLH tiền gởi ít gây nguy
hại cho hệ thống NHTM hơn ĐLH tiền vay [40]; Edurado Levy Yeyati (2003) cho
rằng cách duy nhất để hạn chế ĐLH là không khuyến khích sử dụng đồng USD và
tăng cường sức hấp dẫn của đồng nội tệ [99]; Neanidis và Savva (2009) đã sử dụng
số liệu hàng tháng cho 11 nền kinh tế chuyển tiếp ở Trung và Đông Âu (Armenia,
Bulgaria, Séc, Estonia, Georgia, Kyrgyz, Lativia, Ba Lan, Romania, Nga và


-6-

Ukraina) để đánh giá các yếu tố quyết định tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ, họ

thấy rằng cả hai chỉ số này bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại
tệ [108]; các nghiên cứu: Kamin và Ericsson (2003) cho Argentina [94], Clements
và Schwartz (1993) cho Bolivia [60]; Mueller (1994) cho Lebanon [106] đều cung
cấp bằng chứng thực nghiệm rằng nhu cầu nắm giữ ngoại tệ sẽ cao khi lạm phát cao
và kéo dài,…
1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2002), “ĐLH tài sản nợ và tài sản có
tài chính của hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng ở Việt Nam”, sử dụng
phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, tác giả đã hệ thống bức tranh ĐLH ở
Việt Nam giai đoạn 1991-2001, chỉ ra những nguyên nhân như: hội nhập thương
mại và tài chính quốc tế; sự phối hợp không hiệu quả giữa chính sách tỷ giá và
chính sách lãi suất. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu đã lâu, Việt Nam chưa gia
nhập WTO cũng như chưa chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu [109].
- Đề án “Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình
trạng đô la hóa trong nền kinh tế”, ban hành kèm theo Quyết định số 98/2007/QĐTTg ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung đề án đi sâu
phân tích tính chuyển đổi của VND và đánh giá tình trạng ĐLH trong nền kinh tế,
đồng thời đưa ra lộ trình và giải pháp khắc phục tình trạng ĐLH. Tuy nhiên, các
giải pháp Đề án đưa ra có tính chất giải quyết tình thế trong giai đoạn 2007-2010,
chưa xuất phát từ việc phân tích mối quan giữa tình trạng ĐLH với các biến số kinh
tế vĩ mô để đề xuất giải pháp mang tầm dài hạn hơn [13].
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình (2009), “Các giải pháp thúc đẩy
tiến trình phi đô la hóa ở Việt Nam”, luận án đi sâu vào phân tích lý luận về ĐLH,
đánh giá thực trạng và tác động của ĐLH đối với nền kinh tế, tìm hiểu nguyên nhân
của tình trạng ĐLH trong khu vực dân cư, doanh nghiệp và hệ thống NHTM, đưa ra
các giải pháp thúc đẩy tiến trình phi ĐLH tại Việt Nam. Với chuỗi dữ liệu từ năm
1992 đến 2007, tần suất năm, chọn biến giả định là môi trường kinh tế, biến phụ


-7-


thuộc là: tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ/M2, tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ dân cư/M2 và tỷ lệ tiền
gởi ngoại tệ doanh nghiệp/M2 để giải thích 3 phương trình hồi quy: (i) lạm phát
năm trước và môi trường kinh tế bất ổn có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ/M2
của năm sau, (ii) lãi suất huy động VND tăng làm giảm mức độ ĐLH khu vực dân
cư và môi trường kinh tế bất ổn sẽ làm gia tăng mức độ ĐLH khu vực dân cư, (iii)
ngược lại với khu vực dân cư, khi môi trường kinh tế bất ổn sẽ làm giảm mức độ
ĐLH của doanh nghiệp và khi lạm phát cao doanh nghiệp có xu hướng nắm giữ
ngoại tệ. Tuy nhiên, các giả định để chọn biến giải thích của luận án còn quá ít bởi
vì tình trạng ĐLH nói chung và tình trạng ĐLH khu vực dân cư và doanh nghiệp
nói riêng không chỉ do lạm phát của năm trước và môi trường kinh tế bất ổn, mà
còn phụ thuộc vào biến động tỷ giá hối đoái, do lợi tức mà đồng tiền đó mang lại,
nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp,… Giai đoạn nghiên cứu của luận án đến năm
2007 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam mới gia nhập WTO, chưa chịu nhiều ảnh
hưởng từ nền kinh tế thế giới [10].
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Anh Tuấn (2009), “Hiện tượng đô la hóa và
tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”,
luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đi sâu phân tích lý luận
chung về ĐLH, thực trạng và nguyên nhân ĐLH tài sản, ĐLH tiền tệ và ĐLH hệ
thống NHTM, đề xuất các giải pháp hạn chế ĐLH tại Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cũng như Luận án của Nguyễn Thanh Bình, giai
đoạn nghiên cứu của luận án đến năm 2007, thời điểm nền kinh tế Việt Nam mới
gia nhập WTO, chưa chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới [9].
- Ngoài ra, một số bài viết đăng trên các tạp chí của các tác giả như: Nguyễn
Thị Hồng (2011)“Đô la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam”[11]; Đặng
Ngọc Đức (2012)“Hạn chế huy động tiết kiệm ngoại tệ góp phần bình ổn thị trường
ngoại hối và thực hiện cắt giảm tín dụng ngoại tệ ở Việt Nam”[3], Chu Khánh Lân
(2014)“Điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm tình trạng đô la hóa tại Việt
Nam”[1], Trần thị Thúy (2016)“Chống đô la hóa nền kinh tế: nhìn từ lãi suất tiền
gửi USD/năm”[16], Bùi Thị Quỳnh Trang (2016)“Chống đô la hóa nền kinh tế:



-8-

Thực trạng và một số kiến nghị”[17],… Các nghiên cứu này có đề cập đến tình
trạng ĐLH ở Việt Nam dưới nhiều gốc độ khác nhau, tuy nhiên, các bài viết này chỉ
dừng ở quy mô các bài tham luận hội thảo, tạp chí, đánh giá ĐLH trên khía cạnh
nhỏ, riêng biệt.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đồng quan điểm về tính hai mặt của ĐLH, tùy vào điều kiện chính trị, kinh tế - xã
hội khác nhau, mỗi quốc gia có sự lựa chọn riêng cho mình về quyết định ĐLH
hoàn toàn hay tìm cách hạn chế hoặc loại bỏ nó ra khỏi nền kinh tế. Hầu hết, các
nghiên cứu đều cố gắng tìm thấy các yếu tố quyết định ĐLH hoặc lý do đằng sau
việc sử dụng ngoại tệ thay vì nội tệ, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để hạn
chế tình trạng ĐLH trong nền kinh tế.
Các nghiên cứu về ĐLH tại Việt Nam đã đề cập đến quá trình ĐLH ở Việt
Nam trên các khía cạnh nguyên nhân, tác động và đề xuất các giải pháp trong từng
giai đoạn cụ thể, tuy nhiên vẫn còn các khoảng trống khoa học như sau:
Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu, theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả,
hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân ĐLH, vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tác giả cho rằng, các chính sách hạn chế tình trạng ĐLH
ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều phải sử dụng các
công cụ thị trường phối hợp với các biện pháp hành chính bắt buộc trên cơ sở ổn
định kinh tế vĩ mô, vì vậy việc xác định chiều hướng và mức độ tác động giữa tình
trạng ĐLH với các chỉ tiêu vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất,… là cơ sở thực tiễn
để đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐLH phù hợp với bối cảnh nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu, các nghiên cứu đánh giá tình trạng ĐLH
trong phạm vi hộ gia đình, trong doanh nghiệp và trong hệ thống NHTM nhưng lại

sử dụng số liệu tiền gởi ngoại tệ trong tổng tiền gởi hoặc tổng phương tiện thanh
toán (trừ Nguyễn Thanh Bình (2009) [10] và Nguyễn Anh Tuấn (2009) [9]). Hai
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2009) và Nguyễn Anh Tuấn (2009) đều sử


-9-

dụng tiêu thức tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ của hộ gia đình/doanh nghiệp trên tổng tiền gởi
để đánh giá tình trạng ĐLH tài sản của hộ gia đình/doanh nghiệp và mức chênh lệch
giữa tài sản Nợ và tài sản Có bằng ngoại tệ trong bảng cân đối kế toán của các ngân
hàng để đánh giá tình trạng ĐLH các NHTM, theo tác giả các tiêu thức này phản
ánh đúng thực trạng tình trạng ĐLH theo từng phạm vi cụ thể. Tuy nhiên, theo tác
giả, tình trạng ĐLH nền kinh tế cần phải được đánh giá dựa trên các tiêu chí: ĐLH
tiền gởi (tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ trong tổng tiền gởi), ĐLH tiền vay (tỷ lệ cho vay
ngoại tệ trong tổng cho vay) sẽ phù hợp với các tiêu thức lượng hóa được sử dụng
phổ biến trong các công trình nghiên cứu và trong các báo cáo tiền tệ của IMF và
của Việt Nam. Mặt khác, thời gian nghiên cứu của hai luận án đều đến năm 2007 đã
lạc hậu về số liệu, do đó chưa xem xét nhiều đến những tác động của ĐLH đến nền
kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 đã dẫn đến một loạt những thay đổi trong môi trường và chính sách vĩ mô.
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, theo khả năng tiếp cận dữ diệu còn
hạn chế của tác giả, hầu hết các nghiên cứu về ĐLH ở Việt Nam đều sử dụng
phương pháp phân tích định tính để đánh giá tình trạng ĐLH nền kinh tế, trong đó
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2009) sử dụng kết hợp phương pháp phân tích
định tính và phân tích định lượng. Tuy nhiên, mô hình hồi quy mà Nguyễn Thanh
Bình (2009) sử dụng là phương trình hồi quy đơn biến, chưa xem xét mối tương
quan trong các chuỗi dữ liệu thời gian của các chỉ số kinh tế, thường tồn tại mối
quan hệ đồng liên kết cùng tác động lên một biến số trong không gian ngắn hạn
cũng như dài hạn.
Từ những phân tích trên chứng tỏ còn có những khoảng trống khoa học về

đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu so với các nghiên cứu trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ đang xây dựng nhiều giải pháp hạn
chế tình trạng ĐLH trong nền kinh tế, do đó các nghiên cứu liên quan đến ĐLH tại
Việt Nam vẫn là những công trình rất cần thiết và cần sự đánh giá sâu, rộng trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ ảnh hưởng đến việc khôi phục niềm tin vào giá trị VND.


- 10 -

1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu tình trạng ĐLH trong nền kinh tế Việt
Nam, xác định mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô,
từ đó gợi ý một số chính sách để hạn chế tình trạng ĐLH tại Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu tình trạng ĐLH: phân tích thực trạng ĐLH, xác định nguyên
nhân cũng tác động của tình trạng ĐLH đến nền kinh tế giai đoạn từ 1992 đến 2017.
+ Xác định mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
như: tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá, lạm phát, lãi suất,…
+ Đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐLH trong nền kinh tế Việt Nam.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu luận án:
Câu hỏi 1: ĐLH ở Việt Nam qua các giai đoạn diễn ra như thế nào? Nguyên
nhân nào gây ra tình trạng này? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế của
Việt Nam? Những biện pháp nào đã được Chính phủ sử dụng để khắc phục tình
trạng ĐLH?
Câu hỏi 2: Có tồn tại hay không mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với
các biến số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối,…? Nếu
có, chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hạn chế tình trạng ĐLH nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng ĐLH, nguyên nhân gây ra tình trạng
ĐLH, mối tương quan giữa tình trạng ĐLH với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tình
trạng ĐLH được đánh giá dựa trên tiêu chí: ĐLH tiền gởi, ĐLH tiền vay, ĐLH tiền
mặt và ĐLH định giá, niêm yết. Trong đó, luận án tập trung vào ĐLH tiền gởi được
tính bằng tiền gởi ngoại tệ/tổng tiền gởi và ĐLH tiền vay được tính bằng cho vay


- 11 -

ngoại tệ/tổng cho vay. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bao gồm: lạm phát, tỷ giá, lãi suất,
tăng trưởng GDP, dự trữ ngoại hối và giá trị xuất nhập khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tiền gởi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trên tổng tiền gởi và
cho vay của cá nhân và doanh nghiệp trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.
+ Về thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 1992 đến 2017, vì dữ liệu thống
kê về tiền gởi và cho vay bằng ngoại tệ trên trang web của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và các Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước chỉ công bố trong giai
đoạn trên. Mặt khác, trong giai đoạn này, Việt Nam chính thức mở cửa nền kinh tế
và bắt đầu đối mặt với những tác động của tình trạng ĐLH.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau:
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống và phương pháp luận duy vật biện
chứng. Trong khuôn khổ các phương pháp luận này, phương pháp thống kê mô tả,
phân tích tổng hợp kết hợp với phân tích so sánh, diễn dịch để lý giải cho các vấn
đề nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp định lượng hồi quy mô hình hiệu
chỉnh sai số dạng véctơ (Vector Error Correlation Model - VECM) được xử lý qua

phần mềm Eviews 8.0 để giải quyết câu hỏi nghiên cứu số 2.


×