Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET 20112017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.91 KB, 12 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG KHÔNG VIETJET 2011-2017
A. Giới thiệu công ty
Tên gọi: Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
Tên Tiếng anh: VIETJET AVIATION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIETJET JSC
Trụ sở chính: ĐN1, nhà 2C, khu Đoàn ngoại giao Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Ba
Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84-4) 3728 1828
Fax: (84-4) 3728 1838
Website: www.vietjetair.com
-Công ty cổ phần hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company),
hoạt động với tên VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn
T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ
Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng. Hãng được cấp phép
hoạt động vào 20/12/2007 và trở thành hãng hàng không thứ tư sau Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service Company(VASCO). Tuy
nhiên sau nhiều lần trì hoãn thì vào năm 2011 hãng mới bắt đầu hoạt động và
nhanh chóng được sự ủng hộ của khách hàng nội địa vì giá máy bay rẻ của mình.
B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
VIETJET 2011-2017
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1. MÔI TRƯỜNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những thị trường hàng không hấp dẫn nhất thế giới nhờ:
+ Tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiềm năng về du lịch.
+ Tỷ lệ người được bay ở mức thấp.


+ Mức độ cạnh tranh không cao.
Hàng không Việt Nam nằm trong khu vực tăng trưởng mạnh trên thế giới. Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng ngành hàng không
mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và được Airbus dự báo sẽ tiếp tục là khu


vực phát triển nhanh thứ 2 thế giới trong vòng 10 năm tới, bình quân 6,2% so với
mức trung bình thế giới là 4,9%.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hàng không Việt Nam đang là ngôi sao
sáng về tăng trưởng khi tốc độ tăng trưởng hành khách cao nhất trong khu vực nhờ
tiềm năng về du lịch và tỷ lệ người được bay còn thấp. Trung bình 10 năm trở lại
đây, tăng trưởng ngành hàng không Việt Nam bình quân ở mức 17,4%, cao hơn
gấp đôi so với bình quân khu vực Châu Á Thái Bình Dương (7,9%).

Tăng t rưởng hành khách 20 0 5-20 10
(NGuồ n: Wo rld Bank)
đƠ N VỊ: T Ỷ LƯỢT
18.6

Vi ệt N am

14.9

Philippines

13.5

 n Độ

12.7

I n d on e s i a

12.3

Tr u n g Q u ốc


11.1

Th ái L an

9.5

M a l ays i a

6.8

H à n Q u ốc

6.5

S i n ga p ore

4.5

A u s t ra l i a
N h ật B ả n

1.1


Tỷ lệ ng ười được bay
NGUỒN: ft cONFIDENT RESEAC H
đƠ N VỊ:%

68.2


Vi ệt N am

77

80.5

82.3

83.5

Philippines

I n d on e s i a

M a l ays i a

Th ái L an

Hàng không Việt Nam có mức độ cạnh tranh thấp khi số lượng các hãng tham gia
thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt Nam có quy mô dân số đứng
thứ 3 trong khu vực ASEAN tuy nhiên chỉ có 4 hãng hàng không đang hoạt động,
bao gồm Vietnam Airlines, Vasco, Jetstar và Vietjet; trong đó Vasco chỉ khai thác
các chuyến bay không thông lệ như: sơ tán y tế, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn...
do đó gần như chỉ có 3 hãng hàng không thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách
thông thường. Trong khi đó Thái Lan, có quy mô dân số 68,9 triệu người, tương
đương 74% dân số Việt Nam tuy nhiên số lượng hãng hàng không là 14 hãng, gấp
hơn 3 lần so với Việt Nam. Myanmar cũng là 1 thị trường hàng không có mức độ
cạnh tranh cao khi số dân chỉ tương đương 57% dân số Việt Nam, nhưng có đến 12
hãng hàng không đang hoạt động.

Hạn chế về hạ tầng là một rào cản gia nhập ngành tuy nhiên cũng là khó khăn
chung của các doanh nghiệp nội địa. Hiện tại, Việt Nam đang có 21 cảng hàng
không đang khai thác trong đó có 8 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng
không nội địa. Số lượng các cảng hàng không tuy nhiều, nhưng 3 cảng chính là
Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng chiếm tới 76% tổng lưu lượng hành khách vận
chuyển. Trong đó, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất chiếm gần 40% tổng
lưu lượng.


THỊ PHẦN CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2010

23.76%
38.61%

Tân Sơn Nhất
Đà Nẵng
Nội Bài
Khác

25.74%
11.88%

Tuy nhiên, Tân Sơn Nhất được dự báo sẽ quá tải cả về bãi đỗ máy bay lẫn tần suất
cất hạ cánh/giờ vì Công suất thiết kế ban đầu của Tân Sơn Nhất là chỉ 25 triệu hành
khách/năm. Việc quá tải về hạ tầng tại Tân Sơn Nhất sẽ khiến việc mở mới thêm
các hãng hàng không trở nên khó khăn và ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của
các hang hàng không.
2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
VietNam Airlines là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietjet khi đi vào hoạt động,
chiếm lĩnh hơn 80% thị trường.

Với đặc thù và quá trình phát triển là doanh nghiệp Nhà nước, VietNam Airlines
được định hướng trở thành lực lượng chủ lực của Nhà nước trong lĩnh vực vận tải
hàng không, Vietnam Airlines nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhà nước.Một lợi thế
không thể không nhắc đến, đó là khả năng tiếp cận vốn và lãi vay cạnh tranh.
Vietnam Airlines đã được Nhà nước hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn, được Chính
phủ bảo lãnh thực hiện vay vốn dài hạn để tài trợ mua máy bay, động cơ máy bay,
phát triển đội bay của Vietnam Airlines phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA VietJet Air
3.1 ĐIỂM MẠNH
- Nguồn tài chính dồi dào: sự kết hợp với ngân hàng HD Bank.


Ngành hàng không là một trong những ngành đặc thù có chi phí đầu tư lớn để duy
trì và phát triển các hoạt động công ty. Việc bà Nguyễn Thị Phương Thảo vừa là
CEO của Vietjet vừa là thành viên sáng lập và điều hành ngân hàng HD Bank là
một điều kiện thuận lợi để Vietjet và HD Bank bắt tay nhau cùng phát triển.
- Lợi thế về giá: Vietjet là hãng hàng không tiên phong ở Việt Nam theo mô hình
hàng không giá rẻ. Nếu như trước đây, nhắc đến hàng không, có thể người ta chỉ
nhớ đến hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với lối nghĩ đi máy bay là thứ
xa xỉ chỉ dành cho giới nhà giàu thì sự ra đời của mô hình hàng không giá rẻ đang
dần thay đổi tư duy người Việt khi họ có thể di chuyển trên phương tiện nhanh hơn
với chi phí bớt đắt đỏ hơn.
=>Lợi ích: Giá vé rẻ sẽ thu hút được khách hàng và tạo hiệu ứng marketing:
+ Vì mỗi chuyến bay luôn có 1 tỷ lệ ghế trống nhất định, với những quảng cáo giá
vé 0 đồng hoặc giá vé rất thấp, Vietjet đang bán những chiếc ghế mà nếu không
bán thì đằng nào cũng trống.
+ Bán được vé trước đến hàng tuần và nâng cao tỷ lệ lấp đầy của mỗi chuyến bay.
Việc bán giá vé rất thấp giúp những người nghi ngờ có thể trải nghiệm dịch vụ, tạo
ra hiệu ứng marketing truyền miệng thông qua các quảng cáo và từ những trải
nghiệm của khách hàng.

+ Giá vé rẻ sẽ thu hút được các khách hàng tiềm năng mà trước đây chưa từng
nghĩ đến việc bay.
+ Giá vé rẻ cũng sẽ thu hút được các khách hàng tiềm năng vốn trước đây bay
thường xuyên của Vietnam Airlines. Biến một số khách hàng tiềm năng này thành
khách hàng mua vé ở mức giá bình thường khi những chỗ ngồi 0 đồng hoặc giá rất
thấp được bán hết do giá vé bình thường vẫn rẻ hơn 20%-60% so với giá của
Vietnam Airlines
- Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình. Đồng phục của hãng hàng
không đem đến cho khách hàng cảm giác mới mẻ, và một không gian năng động,
trẻ trung cho những hành khách trong một chuyến bay dài.
3.2 ĐIỂM YẾU
- Chưa tạo được Thương Hiệu. Vietjet chỉ là một thương hiệu tương đối mới, chưa
được nhiều người biết đến.


- Trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém so với các hãng trong khu vực và trên
thế giới. Vì là một hãng hàng không mới, chưa có được sự tối ưu hóa trong hệ
thống, các thủ tục còn rườm rà.
- Chưa có biện pháp thu hút nhân tài, chất xám để hình thành một lực lượng lao
động, quản lý nòng cốt cho hãng Hàng không. Nhân sự chủ chốt (phi công) còn
phải thuê bên ngoài nhiều.
3.3 CƠ HỘI
- Thời điểm Vietjet tham gia thị trường là vô cùng hoàn hảo. Việt Nam đang trên đà
phát triển kinh tế, GDP của Việt Nam đã tăng ít nhất 5% mỗi năm kể từ ngày
Vietjet ra mắt.
- Việc mức thu nhập được cải thiện và sự gia tăng nhanh chóng của tăng lớp trung
lưu ở Việt Nam đã khiến việc du lịch hàng không, với nhiều người, trở nên trong
tầm với. Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao trong khi đó hệ thống
đường bộ và đường sắt còn nhiều yếu kém đã khiến cho việc di chuyển giữa các
thành phố trở nên khó khăn hơn. Người dân, vì vậy, sẵn sàng chuyển từ xe khách

và tàu hỏa sang lựa chọn các chuyến bay nội địa giá rẻ.
- Du lịch đang phát triển nhanh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó, người dân trong nước đi du lịch ngày càng nhiều.
- Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đang tập chung phát triển và thúc đẩy năng
lực cạnh tranh của ngành hàng không.
3.4 THÁCH THỨC
- Thách thức lớn nhất đến từ các hãng hàng không nước ngoài, ngày càng có nhiều
hãng hàng không muốn tham gia vào thị trường hàng không Việt Nam.
- Ùn tắc sân bay: Sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang hoạt
động với công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm. Các đường băng và chỗ đậu
tại sân bay hiện tại rất hạn chế, đặc biệt trong giờ cao điểm.
- Chi phí dành cho đội ngũ nhân viên còn rất cao.


II.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
- Xây dựng thương hiệu vững mạnh với mức độ nhận diện cao.
- Phát triển đường bay:
+ năm 2012 đặt mục tiêu khai thác 5.000 chuyến bay chuyên chở 700000 khách
hàng. Đặt kế hoạch phát triển thêm từ 3 đến 5 chiếc Airbus A320-20 mỗi năm
+ bắt đầu từ 15/10/2013 sẽ cho đi vào hoạt động đường bay mới với 7 chuyến/ tuần
từ Hà Nội tới Huế và Buôn Mê Thuột. Tăng 3 chuyến khứ hồi một ngày. Đạt 500
chuyến bay/ tuần.
+ đến cuối năm 2014, dự kiến sẽ khai thác 28 đường bay trong nước và quôcs tế
đến thái lan, campuchia, hàn quốc, đài loan
+ năm 2015 tới cuối năm 2016, vietjet đặt mục tiêu khai thác 5 căn cứ: thành phố
Hồ Chí Minh Hà Nội Đà Nẵng nha trang Hải Phòng, khai thác 35 đường bay nội
địa, trên 20 đường bay quốc tế và nhiều chuyến bay thuê
+ dự định đến năm 2017 hãng sẽ mở một đường bay nội địa giữa Hà Nội và Đồng
Hới. Đồng thời phát triên mạnh mẽ các đường bay quốc tế đến các 16 vđieemr chủ
yếu ở châu á như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar, Thái

lan,malaysia, combodia
+ lên kế hoạch mở rộng đội bay thông qua việc bổ sung thêm những dòng máy bay
dân dụng nhằm mục đích phục vụ cho tham vọng mở đường bay thẳng đầu tiên tới
California, Mỹ năm 2019
+ đạt mục tiêu lâu dài là mở rộng đường bay quốc tế, chiếm tổng số 60% chuyến
bay của hãng
- Đạt được lợi nhuận nhanh chóng
+ tổng doanh thu tăng 100% vào năm 2015
+ mục tiêu tăng tổng doanh thu 2016 35% so với năm 2015, cụ thể là đạt 27 nghìn
tỉ đồng doanh thu thuần và 2 nghìn tỷ đồng doanh thu sau thuế.
+ đặt kế hoạch tăng trưởng cho ba năm 2017-2018-2019 với mục tiêu tổng lợi
nhuận sau thuế năm 2017 và năm 2018 đạt 7801 tỷ đồng

III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN


* CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VIETJET AIR
1. ĐỊNH VỊ
-Đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là khách hàng trẻ trung, năng động,
muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá, là những đối tượng mới đi máy bay lần
đầu, có thu nhập tầm trung. Các đối tượng khách hàng sử dụng thành thạo công
nghệ và Internet như smartphone, email, mạng xã hội,các hình thức thanh toán trực
tuyến:visa, master card,.. và có sở thích khám phá, đi du lịch thường xuyên với chi
phí phù hợp. Nhóm khách hàng của VietJet Air hầu hết là những người thích đổi
mới sáng tạo, thích kết nối,… Đặc biệt, trào lưu “xách vali lên và đi” ngày càng
phát triển trong thời gian gần đây trong giới trẻ - những người không có thu nhập
cao khiến cho VietJet có cơ hội trở nên gần gũi và có thể chiếm lĩnh thị trường nội
địa.
- Với khẩu hiệu “Bay là thích”, VietJet Air sẽ đem đến cho hành khách trải nghiệm
các chuyến bay giá rẻ, chuyến bay 0đ với dịch vụ khá tốt, đội ngũ tiếp viên trẻ

trung, năng động mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các
chuyến bay.
 VietJet sẽ phải khẳng định việc định vị thương hiệu của mình là “hãng hàng
không giá rẻ”
2. CHIẾN LƯỢC GIÁ
-Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để Vietjet Air thu hút khách hàng.
Muốn vậy, Vietjet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air sẽ tập trung khai thác duy
nhất dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng máy bay chuyên phục vụ
tuyến bay ngắn (5-6 giờ bay), giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi
về trong ngày, giảm được chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay. Loại máy
bay tiên tiến này có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp Vietjet tiết kiệm tối đa chi phí xăng
(15%). Ngoài ra, Vietjet Air sẽ cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên
máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống trở thành dịch vụ hành khách phải trả tiền
riêng tùy theo nhu cầu.
-Khẩu hiệu của VietJet là “Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm”.VietJet chọn khai thác lĩnh
vực hàng không giá rẻ, đây chính là một ưu thế và thế mạnh trên thị trường Việt
Nam.
 Để có chiến lược giá rẻ Air sẽ cắt giảm các chi phí mà khách hàng không cần
thiết:


+ Cắt giảm chi phí in vé máy bay. Thẻ lên máy bay thay vì sử dụng bìa cứng sang
trọng, vietjet sẽ in vé máy bay lên tờ A4 thông thường
+ Chỉ dùng một loại máy bay, cụ thể là máy bay airbus A320 để giảm chi phí đào
tạo và vận hành
+Tối thiểu thiết bị chọn thêm trên máy bay
+ Các dịch vụ ăn uống, báo chí miễn phí được loại bỏ. VietJet Air sẽ không bán vé
kèm suất ăn vì như vậy, hành khách không có nhu cầu ăn uống mà vẫn phải trả
tiền, còn khách muốn ăn lại phải dùng suất ăn có sẵn, không được lựa chọn.
+Giảm bớt các chi phí tại sân bay

+Đa dạng các dịch vụ tăng thêm như dịch vụ vận chuyển hành lý
3. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÃNG HÀNG KHÔNG SEXY
Để xây dựng được thương hiệu vững mạnh trước hết chúng ta cần gia tăng nhận
diện thương hiệu. Càng nhiều người biết thì giá trị sản phẩm của bạn càng gia tăng.
Khi khách hàng mua hàng họ coi trọng những sản phẩm có tiếng tăm nên xây dựng
nhận diện và truyền thông thương hiệu sao cho tất cả các khách hàng mục tiêu biết
tới mình là giai đoạn quan trọng nhất. Sự biết này càng nổi bật thì khách hàng càng
yên tâm để chọn lựa.
+ Vietjet nên áp dụng những chiến lược độc đáo và khác lạ-PR hình ảnh của hãng
qua hình ảnh những người mẫu chân dài với bộ bikini nóng bỏng, phá vớ những
điều chuẩn tắc mẫu mực của ngành hàng không, tạo được sự chú ý đối với hành
khách và mọi người. Cùng với đó là gia tăng việc quảng bá hình ảnh hãng trên
internet thông qua các trang báo, facebook,… đây sẽ là chiến lược
xuyên suốt quá trình tạo dựng thương hiệu và để lại ấn tượng riêng biệt không lẫn
với những hãng hàng không khác của Vietjet.
+ Vietjet đề xuất sẽ mời những người mẫu của công ty giải trí Venus, trong đó có
những gương mặt đang nổi như Ngọc Trinh, Linh Chi tham gia chụp hình quảng
bá. Concept của bộ ảnh sẽ mang phong cách sexy cùng màu sắc trẻ trung, năng
động, đánh vào yếu tố cảm xúc của người sử dụng.
+Vietjet sẽ triển khai chiến lược đánh vào yếu tố cảm xúc của khách hàng, vì đối
tượng là khách hàng tầm trung nên hãng sẽ xây dựng một hình ảnh năng động, trẻ
trung, mới mẻ. Thực hiện chiến lược này, hãng sẽ phá bỏ đi tính khuôn mẫu của
hàng không truyền thống với trang phục áo dài, thay vào đó là bộ đồng phục lấy
màu đỏ làm chủ đạo. Đồng phục tiếp viên Vietjet sẽ kết hợp phá cách, dung hòa nét
đẹp truyền thống pha lẫn hiện đại, thoát ra khỏi khuôn khổ, giới hạn về mặt trang


phục; đồng thời toát lên được sự độc đáo, mới lạ và đặc biệt luôn thể hiện tinh thần
trẻ trung, sáng tạo, tràn đầy cảm hứng của Vietjet, chinh phục và kết nối bầu trời.
Đi kèm với thiết kế năng động, cung cách phục vụ của hãng cũng được đặc biệt

chú trọng, tiếp viên sẽ được đào tạo bài bản, phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu
đáo, nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống.
IV. KẾT QUẢ CỦA KẾ HOẠCH
-Hiện nay Vietjet đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA
-Hãng được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao
bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín hàng đầu thế giới chuyên đánh giá về an
toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu.
-Lọt top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khoẻ tài chính năm
2018
-Đội máy bay: 64 tàu bay A320 và A321, kí với Boeing mua 100 máy bay Boeing
737 MAX 200 tại Phủ chủ tịch ngày 26/2/2019
-Phát triển đường bay: Thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển
hơn 65 triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt
Nam và các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc,
Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…Tính tới hết
tháng 6/2017, Vietjet khai thác 73 đường bay trong nước và quốc tế, tăng 37,7% so
với cùng kỳ năm trước và đạt 110,6% kế hoạch năm. Vietjet thực hiện 49.151
chuyến bay với độ tin cậy kỹ thuật là 99,55%, tỷ lệ đúng giờ đạt 85,7%.
-Thành công trong việc xây dựng thương hiệu: Vietjet trở thành hãng hàng không
nội địa hàng đầu Việt Nam thành công vượt bậc nhờ chiến lược marketing hiệu quả
cùng với cơ cấu sở hữu tư nhân,đạt mức độ nhận diện thương hiệu của VietJet Air
trong thời gian ngắn là 98%.
-Doanh thu và lợi nhuận của Vietjet đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua.
Bên cạnh doanh thu vận chuyển hành khách, doanh thu phụ trợ cũng là một nguồn
thu chính, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu qua từng năm.
-Chính sách giá rẻ của VietJet đã tạo ra nhu cầu mới cho ngành hàng không, tạo ra
một thị trường khách hàng mới giúp VietJet có thể tránh cạnh tranh trực tiếp với
các đối thủ trong nước. Tính chung cho giai đoạn 2012-2016, mỗi năm có khoảng
70% lượng khách hàng mới lựa chọn VietJet.






×