Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện pháp luật về công chức nội dung cơ bản của cải cách nền hành chính nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 96 trang )


B ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ THỊ DÀN

HOÀIN THIỆN PHÁP LUẬT VÊ CÔNG CHỨC
NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA CẢI CÁCH INÊN HÀINH CHÍNH
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 5.05.01

LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-PTS HOÀNG VĂN HẢO

N
HÀ NỘI - 1998

Kí .
~ —

ẨD6/ĩ\J
---- - n


MỤC LỤC
1

PHẨN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I


C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ CÔNG CHỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA CÔNG CHỨC
TRONG NỂN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1 Nền hành chính nhà nước Việt Nam.

5

1.1.1 Nền hành chính nhà nước.

5

1 1.2. Nền hành chính nhà nước Việt Nam .

7

1.2

Vị trí của công chức trong nền hành chính nhà nước.

1.2.1. Quan niệm về công chức, công vụ.

12

1.2.2. Vị t r í , vai trò của công chức trong nền hành chính nhà nước.

27

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VỂ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC. TÍNH TẤT YÊU CỦA VIỆC

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ CÔNG CHỨC

2.1 Thực trạng công chức và pháp luật vê công chức ỏ' Việt Nam.

31

2.1.1. Đặc điểm hình thành công chức nhà nước.

31

2. ỉ .2. Thực trạng pháp luật về cồng chức.

35

2.1.3. Vai trò của pháp luật vể còng chức trong nền hành chính nhà nước. 50
2.2.

Tính tất yếu khách quan trong việc hoàn thiện pháp luật về


công chức ở Việt Nam.
2.2.1. Việc hoàn thiện pháp luật về công chức xuất phát từ yêu cầu
cải cách nền hành chính nhà nước.
2.2.2. Hoàn thiện pháp luật về công chức là vấn đề then chốt của cải
cách công vụ.
2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về công chức được bắt nguồn từ đòi hỏi
xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh phục vụ công cuộc đổi mới
đất nước, thích ứng với sự phát triển của thời đại.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỂ CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM

3.1.Những quan điểm cơ bản vê hoàn thiện pháp luật về công chức.
3.2.

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chức.

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về công chức ở nước ta.
3.2.2. Một số giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật về công
chức ở nước ta.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHÂN Mỏ E)AU
I. TÍNH CẤP THIỈT

cùn ĐỈ TÀI.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, quá trình cải cách nền hành chính nhà
nước đã đặt ra những yêu cầu lớn về con người. Con người là yếu tố trung tâm của
các hoạt động xã hội. Do đó, trong chiến lược cải cách, chiến lược về quản lý và
phát triển nguồn nhân lực là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó là yếu tố quyết
định sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước nói chung và của cải cách nền
hành chính nói riêng. Việc xây dựng một đội ngũ công chức bao gồm những
người có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức tốt,
làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm của mình trước công vụ, là yêu cầu cấp thiết

trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một nền hành chính nhà nước trong
sạch, vững mạnh. Đội ngũ công chức thiếu trình độ chuyên môn, năng lực quản lý
kém và suy thoái về đạo đức sẽ làm cho kỷ cương nhà nước bị buông lỏng, xã hội
lộn xộn, nhà nước khó thực hiện được vai trò, chức năng của mình trong quá trình
quản lý, xây dựng và phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề xây
dựng và hoàn thiện đội ngũ công chức là một trong những nội dung trọng tâm, cơ
bản của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta. Để thực hiện được vấn đề
đó, yêu cầu đặt ra hàng đầu trong xây dựng, hoàn thiện đội ngũ công chức là hoàn
thiện Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công chức và hoạt
động công vụ.
Đội ngũ công chức nhà nước ta có những ưu điểm cơ bản, nhưng từ nhiều
năm qua còn những mặt bất cập. Pháp luật trong lĩnh vực này chưa được quan tâm
xây dựng đúng mức, làm ảnh hưởng không ít tới việc xây dựng, tổ chức và hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước. Những khuyết điểm về trách nhiệm công


vụ và sự suy thoái của một bộ phận công chức trong nền hành chính nhà nước đã
làm giảm hiệu.lực quản lý của Nhà nước, hoạt động công chức và công vụ kém
hiệu lực và hiệu quả. Từ thực trạng đó đòi hỏi pháp luật về công chức sớm được
đổi mới và hoàn thiện, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới đất nước, cải cách nền
hành chính nhà nước và hội nhập Quốc tế.
Việc đổi mới, hoàn thiện đội ngũ công chức nhà nước trong những năm gần
đây tuy có được Nhà nước quan tâm trong việc xây dựng Pháp luật về công chức
công vụ. Nhưng vẫn là vấn đề còn nhiều quan điểm tranh luận chưa thống nhất.
Do đó, nghiên cứu đề tài này là vấn đế có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình cải cách nền hành chính nhà
nước trong rhời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. TÌNH HÌNH NGHlễN cứu Đ Í TÀI.


Pháp luật về công chức ở nước ta từ trước tới nay, đặc biệt là trong những
nãm đổi mới gần đây, đã có sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề này, như ban
hành các văn bản về chế độ, chính sách của công chức, ban hành Pháp lệnh “ưu
đãi người hoạt động trước cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh
binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” ... và
nhiều bài viết quan tâm trao đổi, hội thảo về vấn đề này, như:
- “ Cải cách bộ máy nhà nước và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
nhà nước” của Phó tiến sỹ Nguyễn Trọng Điều . ( v ề nền hành chính Nhà nước
Việt nam - những kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật 1996).
- “Vài suy nghĩ về xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước” của
Phó giáo sư - Phó tiến sỹ Lương Trọng Yêm. (Về nền hành chính nhà nước Việt

2


nam - những kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật năm 1996 ).
-

“Pháp luật về công chức nước ta trong 10 năm đổi mới 1986-1996” của

tác giả Nguyễn Văn Tâm. (Tạp chí dân chủ và pháp luật số 3 năm 1997).v.v.
Song vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu sâu, có hệ thống về vấn đề
này. Công trình này là m ột trong số rất ít luận án thạc sỹ luật nghiên cứu về công
chức và hoàn thiện pháp luật về công chức ở nước ta.

III. MỤC ĐÍCH, NHlệM

vụ, PHẠM VI


NGHlễN

cứu.

Mục đích của luận án là làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn của
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công chức, đáp ứng với yêu cầu của
công cuộc đổi mới đất nước nói chung, và cải cách nển hành chính nói riêng.
Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu về quá trình xây dựng, phát triển và
thực trạng pháp luật vể công chức nhà nước ta, có so sánh pháp luật công chức
các nước trên thê giới. Trên cơ sở đó nghiên cứu các quan điểm, phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về cồng chức trong đổi mới đất nước. Đề xuất một
số quan điểm, kiến nghị cho việc xây dựng luật công chức về lâu dài trong tương
lai.
Phạm vi nghiên cứu: xuất phát từ yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà
nước, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu pháp luật về công chức và đội ngũ công chức
trong bộ máy hành chính nhà nước, cùng với một số khái lược về nền hành chính
nhà nước, và cải cách nền hành chính nhà nước ta, đó là cơ sở, nội dung quan
trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước ở nước

3


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHlễN cứu.

Trên cơ. sở nghiên cứu các tài liệu pháp luật về công chức; thực tiễn hình
thành, phát triển pháp luật về công chức ở nước ta, cùng với việc nghiên cứu pháp
luật công chức các nước trên thế giới. Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phân tích, so sánh, đánh giá các vấn đề của đề tài về mặt lý luận cũng như
thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho luận án.


V. ĐlấM MỚI VÀ V NGHĨA củn Đễ'TÀI.

Có thể nói đây là một trong số rất ít các công trình chuyẻn khảo nghiên cứu
một cách có hệ thống, tổng hợp, toàn diện về vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về công chức ở nước ta. Trên cơ sở hệ thống pháp luật hiện hành cùng những
mặt mạnh, mặt hạn chế của pháp luật về công chức và những điều kiện kinh tế xã hội, quốc tế hiện nay trong công cuộc đổi mới, luận án đề xuất phương hướng,
giải pháp và những kiến nghị về việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật công chức về
lâu dài trong tương lai. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy về luật Hành chính và trong công tác xây dựng pháp luật về công chức.

VI. Cơ cnu LUẬN ÁN.

Luận án có cơ cấu gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.

4


CHƯƠNG I
C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ CÔNG CHỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA CÔNG CHỨC
TRONG NỂN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. N€N HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VI€T
NflM:
é

1.1.1. NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:

Nền hành chính nhà nước là hệ thống tổ chức nhà nước bao gồm bộ máy

nhân sự và thể chế nhà nước về tổ chức và cơ chế hoạt động có chức năng thực thi
quyền hành pháp bằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tức là quản lý
công việc hàng ngày của Nhà nước, còn được gọi là hành chính công hay hành
chính công quyền. Đó là một thiết chế được tạo thành bởi một hệ thống pháp nhân
công quyền, có thẩm quyền tổ chức và điều hành các quá trình xã hội như: Chính
trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và hành vi của công dân, tổ chức bằng quyền quy
đinh hành chính (lập quy), quyền ra quyết đinh hành chính hoăc thưc hiên các
hành vi hành chính để thi hành pháp luật, quyết định của quyền hành pháp, bảo
đảm cho hoạt động tài phán thuộc quyền tư pháp. Mục tiêu của nền hành chính
nhà nước là giữ gìn an ninh, trật tự an toàn công cộng để bảo vệ thể chế chính trị,
pháp luật, phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân, định hướng cho các hoạt động
vì lợi ích công cộng và quốc gia.
Hành chính công là một khái niệm để phân biệt với ‘hành chính tư”. Hành
chính công là hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước mang tính
quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý công việc của nhà nước với
mục tiêu phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng, hợp pháp của công dân. Còn mục
tiêu của hành chính tư là động cơ lợi nhuận. Các hoạt động hành chính công bị
điều tiết rất chặt chẽ theo khuôn khổ pháp luật, trong khi các hoạt động hành

5


chính tư có sự “co giãn” hơn để nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng, miễn là các
hoạt động đó không vi phạm pháp luật. Hoạt động của chính phủ trung ương và
cấp chính quyền địa phương có kỹ năng đa dạng và rộng hơn nhiều so với các kỹ
năng chuyên sâu trong hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, hành chính công ( hay nền hành chính nhà nước ) bao hàm toàn
bộ các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp từ Trung ương tới các cấp chính quyền
địa phương, toàn bộ các thể chế và hoạt động của bộ máy ấy với tất cả những
người làm việc trong đó. Theo quan điểm của một số học giả cho rằng “hành

chính công” chỉ: 1. luật pháp, quy tắc, quy chế, thiết chế điều tiết hoạt động của
quyền hành pháp; 2. cơ cấu tổ chức của chính quyền điều hành, tức là các thiết
chế tổ chức và các phương thức quan hệ mà trong đó các công chức làm việc; 3.
đội ngũ công chức hoạt động trong bộ máy hành chính ( công vụ ). Như vậy, khi
nói tới nền hành chính công không phải là nói tới một tổ chức, một hành vi quản
lý của một cơ quan hay một cá nhân nào, mà là nói tới một hệ thống thể chế, cơ
cấu tổ chức và đội ngũ công chức thi hành công vụ. (1).
Vậy: Nền hành chính nhà nước là tổng th ể các tổ chức và quy ch ế hoạt
động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà
nước do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn
bản dưới luật đ ể giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu
hàng ngày của công dân. Với ý nghĩa hành chính nhà nước (hành chính công hay
hành chính quốc gia), nó là một hệ thống chức năng của Nhà nước bảo đảm thực
thi quyền hành pháp và hoạt động liên tục của bộ máy nhà nước, các công sở. Nền
hành chính cũng có nghĩa là toàn bộ các công sở và công chức đặt dưới quyền

(1). Phó tiến s ỹ Lề Thị Vân H ạnh - L ý luận c ơ bản v ề nền hành chính nhà nước. H ành
chính học đ ạ i cương. N h à xuất bản chính trị quốc gia. H à nội 1997. Trang 17.

6


quản lý của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ và các Bộ trưởng (1).
Nền hành chính nhà nước ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước là quản lý
công vụ quốc gia. Đây không phải là sự quản lý thông thường của bất kỳ một chủ
thể đối với một đối tượng và khách thể nào. Nền hành chính nhà nước còn là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành
pháp tò Trung ương đến cơ sở tiến hành, để thực hiện những chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả

mãn nhu cầu hợp pháp của công dân.

1.1.2. NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM:

a. Những yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước:
Bản chất của nền hành chính nhà nước là quản lý công vụ quốc gia (còn gọi
là chính sự) của bộ máy hành pháp. Do vậy, nền hành chính nhà nước Việt nam
cũng mang những yếu tố tác đông có tổ chức và sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các quá trình xã hội, và hành vi hoạt động của công dân do các cơ
quan trong hệ thồng hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành trên cơ sở Hiến
pháp, các đạo luật và các nghị quyết do Quốc hội ban hành, quản lý và phát triển
các mối quan hệ kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn các nhu cầu
hàng ngày của nhân dân.
Nền hành chính nhà nước Việt nam có ba yếu tố cấu thành:
-

Hệ thống thể chế để quản lý xã hội theo pháp luật, bao gồm Hiến pháp,

luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của các cơ quan hành chính, gọi tắt là thể

(1). P h ó tiến s ỹ L ê T h ị V ân H ạnh - Lý luận c ơ bản v ề nền hành chính nhà nước. H ành
chính học đ ạ i cương. N h à x u ất bản chính trị quốc gia. H à nội 1997. T rang 18.

7


chế của nền hành chính.
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các
ngành từ chính phủ Trung ương tới địa phương.
- Đội ngũ cán bộ công chức hành chính bao gồm những người thực thi công

vụ trong bộ máy hành chính công quyền, những công chức được nhà nước tuyển
dụng, bổ nhiệm, làm một chức vụ thường xuyên và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước, không kể những người giữ chức vụ chính trị do dân cử, làm theo nhiệm kỳ
và những người làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước không thuộc bộ máy
công quyền.
Ba yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ và phối hợp với nhau trong một thể
thống nhất tạo thành nền hành chính nhà nước.
b. Đặc tính của nền hành chính nhà nước:
Những đặc tính của nền hành chính nhà nước đã thể hiện một cách đầy đủ
bản chất và nét đặc thù của Nhà nước ta trong các giai đoạn phát triển qua các
Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, đồng thời lại vừa kết hợp với những đặc điểm
chung của một nền hành chính nhà nước phát triển theo xu hướng chung của thời
đại. Do vậy, nền hành chính nhà nước Việt nam có những đặc tính:
Tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Nền hành
chính nhà nước ta có một vị trí quan trọng, là một bộ phận hợp thành của hệ thống
nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung dưới sự lãnh đạo của Đảng,
thực hiện những nhiệm vụ của quyền lực chính trị, và ảnh hưởng lớn đến hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống chính trị. Đó là một nền hành chính mang tính giai cấp,
tính nhân dân và tính dân tộc.
Tính pháp quyền. Với tư cách là công cụ của công quyền, nền hành chính
được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. Đồng thời đòi hỏi mọi
cơ quan nhà nước, mọi tổ chức xã hội, mọi công chức và mọi công dân phải tuân

8


thủ, bảo đảm được tính chính quy, hiện đại của một bộ máy hành pháp có kỷ luật
và kỷ cương. .
Tính chuyên môn hoấ và nghề nghiệp cao. Các hoạt động trong nền hành
chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi rất cao đến kiến thức xã

hội và kiến thức chuyên môn của các nhà hành chính. Công chức là một nhóm
nghề nghiệp

đcặc

biệt mà năng lực của họ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và

hiệu quả của công vụ. Vì thế, khác với hoạt động chính trị, lấy sự đúng đắn về
đường lối, chính sách và tín nhiệm chính trị làm tiêu chuẩn chủ yếu. Trong hoạt
động hành chính nhà nước, tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực quản
lý phải trở thành một tiêu chuẩn cơ bản trong tuyển chọn công chức hành chính.
Tính liên tục, Ổn định và thích ứng. Các hoạt động hằng ngày, thường xuyên
của nền hành chính là phục vụ nhân dân. Do vậy, nền hành chính nhà nước phải
đảm bảo tính liên tục, ổn đinh để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn. M ặt
khác, trong đời sống kinh tế, chính trị luôn có sự thay đổi, biến động, và nền hành
chính nhà nước cũng luôn phải có sự thay đổi để đáp ứng với những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn đổi mới.
Tính không vụ lợi. Nền hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích
công và lợi ích của các công dân, mà không mang động cơ lợi nhuận. Vì vậy, đặc
điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước và các công chức trong nền hành chính
nhà nước phải có các chuẩn mực công tâm, vô tư, trong sạch và liêm khiết.
Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ. Hoạt động của nển hành chính đã được đặt
trong một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến địa phương,
trong đó cấp dưới phục tùng, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra, giám sát thường
xuyên của cấp trên. Song tính thứ bậc đó cũng cần có sự linh hoạt, mềm dẻo,
tránh trở thành một hệ thống cứng nhắc, quan liêu.

9



Tính nhân đạo. Với bản chất Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt
động của nền hành chính nhà nước đều có mục tiêu phục vụ con người. Tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải là xuất phát điểm của hệ thống luật,
thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính, không quan liêu độc đoán, gây phiền hà ức
hiếp dân.
c. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước:
Những nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước thể hiện các
quan điểm chính trị và các phương thức trong quá trình thực hiện quyền hành pháp
bằng hoạt động chấp hành, và những người được nhà nước uỷ quyền, đặc biệt là
các công chức thực hiện công vụ trong hoạt động của nền hành chính nhà nước.
Do vậy, nền hành chính nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích
chung của quốc gia và lợi ích của công dân. Với nguyên tắc này, hoạt động của
nền hành chính nhà nước là bảo vệ và phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công
dân, và các hoạt đông đó do dân giám sát. Đây còn là một trong những đặc trưng
của chế độ dân chủ, nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề thiết yếu, hệ trọng có ý
nghĩa toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng cuả địa phương. Vì vậy, xây
dựng và thực hiện một cơ chế đảm bảo thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
- Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật. Đó là nền hành chính thể hiện
và quán triệt sâu sắc nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, một nhà nước tuân thủ
pháp luật, trong đó, không một cơ quan, tổ chức, nhà chức trách hay công dân nào
đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Một nền hành chính thực thi có hiệu lực quyền
hành pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng của quyển lực nhà nước. Có

10



sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ba loại cơ quan quyền lực
nhà nước (Quốc hội: lập pháp; Chính phủ: hành pháp; Toà án: tư pháp).
- Tập trung dân chủ. Với nguyên tắc tập tranng dân chủ, nền hành chính
nhà nước phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực
chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chắc vào Nhà nước (Trung
ương), song song với việc mở tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương
theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền,
uỷ quyền, đồng quản lý ... trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Loại
bỏ các tư tưởng và biểu hiện của bệnh tập trung, quan liêu.
- Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tể'với quản lý sản xuất về
kinh doanh. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, trình độ dân trí
ngày càng được mở rộng, xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế và do chính sách
mở cửa của Nhà nước ta, các mối quan hệ xã hội ngày càng phong phú và phức
tạp. Vì vậy, Nhà nước ta nói chung và bộ máy hành chính nói riêng không thực
hiên chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh
doanh theo luật đinh. Để nâng cao tính tự quản, khuyên khích các đơn vị kinh
doanh hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trường và phát huy tính sáng tạo của
công dân, cùng với những đặc thù của sản xuất - kinh doanh, việc tách các đơn vị
này ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước là hợp lý và cần thiết.
Nói tóm lại, qua nghiên cứu ở trên thấy rằng nền hành chính nhà nước ta
qua các tiến trình phát triển đã chuyển đổi từ một nền hành chính quan liêu, mênh
lệnh thành một nền hành chính nhà nước hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã
hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Một nền hành chính có quy ch ế
công vụ làm căn cứ hành động và hành vi đội ngũ công chức là một trong những
phương tiện cơ bản trong hoạt động của nền hành chính nhà nước. Đó là ưu điểm

11


của nền hành chính nhà nước hiện đại mà chúng ta có thể nhận thấy qua quy chế

công vụ và hành vi công chức:
- Trách nhiệm của công chức, nhà quản lý trong nền hành chính nhà nước
hiện đại chủ yếu là bảo đảm, thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt và hiệu quả cao.
Đổng thời những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức
linh hoạt, mềm dẻo (1).
- Các hoạt động hành chính của công chức mang tính chính trị nhiều hơn,
và công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình (2).

1.2. vị TRÍ củn CÔNG CHỨC TRONG N€N HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tfl.

1.2.1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG CHỨC, CÔNG VỤ:

a. Công chức:
Công chức là một khái niệm được giới hạn trong phạm vi hành chính là một
yếu tố quan trọng của nền hành chính quốc gia, là vấn để con người - một hệ
thống nhân lực để thực thi các nhiệm vụ của Nhà nước.
Trải qua các thời đại khác nhau, xuất phát từ truyền thống dân tộc và tính
lịch sử, những quan niệm về chế độ công chức, công vụ nói riêng và nền hành
chính nhà nước nói chung cũng khác nhau.
Trong nhà nước Phong kiến, bộ máy nhà nước hoàn toàn độc tài, không có
dân chủ. Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước. Dưới vua là các quan lại được
lựa chọn trong hàng ngũ những kẻ giàu có và quyền thế trong xã hội, những người
thi cử đỗ đạt. Đặc điểm này cho thấy nhà nước Phong kiến không có khái niệm về

( ỉ ) , (2). Phó giáo sư

-

Phó tiến s ỹ Bùi T h ế Vĩnh


-

Chức năng hành chính. Hành chính

học đại cương. N hà xuất bản chính trị quốc gia.H à nội 1997. T r43, 44.

12


công chức, mà chỉ có các quan lại giữ chức vụ thừa hành các mệnh lệnh của nhà
vua. Và công vụ được coi như xứ mệnh cao cả để chiếm đoạt những quyền lợi vật
chất và tinh thần phục vụ cho bộ máy nhà nước và vua chúa.
Ghế độ công chức ở các nước Tư sản ra đời và phát triển dựa trên sự phát
triển của kinh tế, chính trị, xã hội tư sản. Khi nhà nước Phong kiến bị lật đổ, giai
cấp tư sản đã thừa kế bộ máy nhà nước cũ và hoàn thiện nó cho phù hợp với điều
kiện mới (đặc trưng là chế độ công chức và công vụ của nền hành chính Pháp sau
cách mạng tư sản 1789). ở thời kỳ đầu của nhà nước Tư sản, dựa trên quan niệm
nền hành chính có tính truyền thống, việc tuyển dụng công chức thiên về học vấn,
bằng cấp. Các công chức khi ở những cương vị nhất định phải có những văn bằng
nhất định. Việc quy đinh này đã làm hạn chế sự phát huy tài năng của con người,
dần làm cho bộ máy nhà nước trì trệ, không thích nghi với sự phát triển của thời
đại.
Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền, giai đoạn tiếp
theo của nhà nước Tư sản với quan niệm về nền hành chính phát triển, chế độ
công chức nhà nước cũng có sự thay đổi và phát triển. Việc tuyển chọn, sử dụng
công chức vừa dựa trên cơ sở học vấn, bằng cấp, đồng thời năng lực, tài năng của
mỗi người cũng được chú trọng đến. Do nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hội phát
triển đòi hỏi mở rộng hơn nữa đội ngũ công chức, viên chức về số lượng. Vì thế,
trong giai đoạn phát triển của nhà nước Tư sản, đội ngũ công chức, viên chức
không chỉ xuất thân từ giai cấp tư sản mà còn được mở rộng sang các giai cấp và

các tầng lớp khác nhau trong các tầng lớp xã hội. Chính vì vậy, bộ máy và công
chức trong nền hành chính này năng động phát triển hơn, thích ứng với sự phát
triển về khoa học kỹ thuật, phù hợp với sự cạnh tranh, kinh doanh thương mại của
các nước trên thế giới.

13


Quan niệm về công chức trong nền hành chính các nước xã hội chủ nghĩa
được xuất phát từ nhận thức Đảng là người lãnh đạo toàn diện, xuyên suốt mọi
quá trình hoạt động xã hội. Do vậy, việc tuyển dụng công chức phục vụ cho bộ
máy hành chính nhà nước có thiên hướng nặng về nhu cầu chính trị, tiêu chuẩn
chọn tuyển công chức trước hết là chính trị.
Dựa trên những hoàn cảnh, đặc điểm tổ chức nhà nước của các nước trên
thế giới dù là nhà nước Tư sản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ công chức
từng nước cũng có sự khác nhau bởi những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của
các nước khác nhau. Đây là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức phong phú để
ta tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn đối với chế độ công chức được đào tạo, bổ nhiệm
theo một hệ thống riêng, và mang tính ổn định của chế độ công chức và pháp luật
công chức của các nước trên thế giới nói chung, và pháp luật về công chức của
nước ta nói riêng. Tuy nhiên khi xem xét về khái niệm công chức, chúng ta có thể
thấy rằng các nước trên thế giới đều có chung một quan niệm, đó là: công chức là
những người được đào tạo, hổ nhiệm theo một hệ thống riêng mang tính ổn định,
làm việc trong các công sở để thực thi công quyền và tiến hành các hoạt động
công vụ, phục vụ các hoạt động của Nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công dân theo quy định của pháp luật. Khi nói về công chức, thường có các
tiêu trí để xác đinh như:
+ Là những người được tuyển bổ vào làm việc thường xuyên, tương đối ổn
định trong bộ máy hành chính nhà nước, bao gồm cả những người chỉ huy, điều
hành, làm công việc chuyên môn về hành chính và những nhân viên phục vụ trong

cơ quan hành chính nhà nước.
4-

Là những người được xếp vào một ngạch, bậc nhất đinh phù hợp với khả

năng, trình độ của từng người. Hệ thống ngạch, bậc được phân ra theo các chức
danh công chức nhà nước quy định. Các cồng chức hành chính nhà nước phải là

14


những người được ghi trong danh sách biên chế của cơ quan hành chính nhà nước
và được quản lý theo quy chế Nhà nước.
+ Là những người được trả lương và phụ cấp bảo đảm những quyền lợi vật
chất và tinh thần để thực thi các công vụ của Nhà nước. Lương của công chức
hành chính nhà nước do ngân sách nhà nước cấp.
+ Sự thuyên chuyển, chuyển ngạch, đề bạt, nghỉ việc, thôi việc, hưu trí đối
với công chức do Nhà nước quy đinh theo quy chế riêng. Cơ quan quản lý công
chức loại nào, được phép xử lý đối với công chức loại đó, tạo điều kiện cho họ có
sự bảo đảm và ổn định để thực thi công vụ của Nhà nước.
+ Là những người làm việc có tính chất nghề nghiệp, nên phải đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn và được xắp xếp thi tuyển vào các ngạch, bậc tương ứng.

Quyền và nghĩa vụ công chức:
Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của các công chức cùng những
bảo đảm pháp lý cho hoạt động công vụ của họ. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ:
+ Những quyền và nghĩa vụ bảo đảm pháp lý như mọi công dân được pháp
luật quy định.
+ Những quyền, nghĩa vụ bảo đảm pháp lý chung cho mọi công chức nhà
nước. Đó là quyền được học tập nâng cao nghiệp vụ; được khen thưởng khi hoàn

thành nhiệm vụ; được tuyển chọn lên chức vụ cao hơn; được nghỉ theo quy định
của pháp lu ậ t; được từ chối không thi hành mệnh lệnh của cấp trên nếu mệnh lệnh
đó trái pháp luật. Đổng thời công chức nhà nước có nghĩa vụ chấp hành nghiêm
chỉnh mệnh lệnh của cấp trên; chấp hành kỷ luật, pháp luật của nhà nước; giữ gìn
bí mật công tác, bí mật quốc gia; bảo vệ các quyền và tự do, lợi ích hợp pháp của
công dân; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của
bản thân khi vi phạm kỷ luật, pháp luật của nhà nước.

15


Các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy đinh đối với công chức nhà nước là
các phương tiện pháp lý bảo đảm cho họ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong
quá trình thực thi công vụ.
N gạch công chức: là một khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng
chuyên môn và ngành nghề của công chức. Đây là dấu hiệu đặc thù của công chức
trong bộ máy hành chính nhà nước. Trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn là
căn cứ để xếp ngạch đối với công chức. Chẳng hạn, những người không qua đào
tạo chính quy thì xếp vào ngạch nhân viên hành chính; những người đào tạo ở bậc
trung học thì xếp vào ngạch cán sự; ngạch chuyên viên đòi hỏi công chức phải
được đào tạo qua trình độ đại học. Hiện nay, công chức trong bộ máy nhà nước ta
được xếp theo các ngạch nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính,
chuyên viên cấp cao và cố vấn theo quyết đinh 414/TCCP-VP ngày 29/5/1993.
Cũng theo quyết định này công chức hành chính có 11 ngạch.
B ậc công chức: là thứ hạng trong ngạch công chức. Việc nâng bậc của
công chức được căn cứ vào thâm niêm công tác, chất lượng công tác và kỷ luật
của công chức, chứ không phải qua thi tuyển như chuyển ngạch công chức.
P hân biệt công chức, viên chức:
Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay là cải
cách chế độ công vụ, công chức nhà nước, nhằm đảm bảo cho hệ thống hành

chính và đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, có đầy đủ năng lực phẩm chất
và hoạt động hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Để
thực hiện được yêu cầu này, trước hết cần phải xác đinh một cách đúng đắn về
công chức nhà nước.
Ngay từ năm 1950, Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc
lệnh ban hành quy chế công chức. Theo sắc lệnh số 76/ SL ngày 20/5/1950, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì công chức là ‘hhững công dân Việt nam được chính

16


quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính
phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường
hợp riêng biệt do Chính phủ quy đinh”. Theo sắc lệnh này có thể xác định về công
chức có những đặc điểm:
+ Công chức là những công dân Việt nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giũr
một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan chính phủ, được xếp vào ngạch và
hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp.
+ Công chức là những người làm việc chuyên m ôn có tính lâu dài ổn đinh
trong bộ máy hành chính nhà nước, có tư cách pháp lý để thực thi công việc được
phân công đảm nhiệm.
+ Công chức là những người được tuyển dụng qua thi tuyển công khai làm
việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ờ các Bộ, các uỷ ban hành chính các

Các giai đoạn tiếp theo trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhiều văn bản pháp luật được ban hành bổ sung, sửa đổi để hoàn
thiện chế độ quản lý cán bộ công nhân viên chức. Do yêu cầu của công cuộc đổi
mới đất nước, đặc biệt sau Hiến pháp 1992, Đại hội Đ ảng toàn quốc lần thứ v u
đã nhận định phải đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới, phân
đinh rõ cán bộ dân cử hoạt động theo nhiệm kỳ với công chức, viên chức chuyên

nghiệp và cán bộ, công nhân viên các đơn vị sản xuất kinh doanh. Từ yêu cầu đó,
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị đinh 169/HĐBT ngày 25/5/1991 quy đinh
về công chức nhà nước, đối tượng, phạm vi công chức nhà nước. Công chức nhà
nước Việt nam theo Nghị định này là “công dân Việt nam được tuyển dụng và bổ
nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở Trung ương
hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng
lương do ngân sách nhà nước cấp”. Như vậy, Nghị đinh đã phân biệt giữa các


công chức nhà nước với người phục vụ trong các lĩnh vực khác, khác biệt với khái
niệm cán bộ công nhân viên chức trước đây. Tuy nhiên, do đặc điểm của quá
trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng của nước ta còn mang nặng ảnh hưởng của cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp nặng nề và kéo dài, dẫn đến hậu quả là đội ngũ
công chức trong bộ máy hành chính nhà nước ngày càng phình to, quan niệm về
công chức cũng như trình độ, năng lực của người công chức chưa được áp dụng
vào thực tiễn hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói riêng, và công cuộc
đổi mới đất nước nói chung. Từ đó làm nẩy sinh hiện tượng độc đoán, quan liêu,
thiếu trách nhiệm, thiếu dân chủ và tham nhũng, tình trạng đó kéo dài mãi đến
nay vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng trong quản lý nhà
nước.
Từ thực tế đó, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
đòi hỏi nhà nước ta phải hoàn thiện hơn nữa về chế độ công vụ và công chức nhà
nước. Để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới của công cuộc đổi mới đất nước là
phải “tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước mà mục tiêu là xây
dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, năng động, hoạt động
thông suốt theo đúng chức năng và quyền hành pháp, tiếp tục đổi mới và từng
bước hiện đại hoá bộ máy nhà nước, bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trên
cơ sở Hiến pháp và pháp luật, hướng vào phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích của
dân, huy động sức dân một cách hợp lý và chịu sự giám sát của dân” (1). Trên tinh
thần đó ngày 9/3/1998 Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành. Đây là một

bước chuyển biến căn bản của Nhà nước ta trong việc hoàn thiện pháp luật về
công chức và chế độ công vụ. Pháp lệnh cán bộ, công chức đã chỉ rõ và xác đinh

(ỉ). Văn kiện hội nghị lẩn thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. Nhà xuất bản
chính trị quốc gia. Hà nội 1997. Tr20.

18

r


phạm vi, nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay đáp
ứng với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.
Điều 4 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: cán bộ, công chức quy đinh
tại Pháp lệnh này là công dân Việt nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước, bao gồm:
1- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ
thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp
vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể
hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng.
4- Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
5- Những người được tuyén dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà
không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm
việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan,
hạ sỹ quan chuyên nghiệp.

Như vậy, theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì khái niệm cán bộ, công chức
là khái niệm bao hàm phạm vi rộng hơn so với khái niệm công chức hành chính
của các quốc gia trên thế giới. Phạm trù công chức ở Pháp lệnh này không giới
hạn trong nền hành chính nhà nước, mà bao hàm cả hệ thống chính trị. Tuy vậy,
trong đội ngũ cán bộ, công chức của ta mỗi loại có đặc thù riêng và hoạt động
theo quy chế riêng. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước mà luận án đề
cập, nghiên cứu cũng phải có quy chế riêng không giống các cán bộ khác, được

19


thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ, khác với
những người hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, và cũng phân biệt với
những viên chức chuyên môn hoạt động trong các tổ chức sự nghiệp khác.
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức, cùng với những đặc thù của công chức
theo các văn bản trước đây, có thể hiểu công chức theo các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt nam làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước
từ Trung ương tới địa phương ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
+ Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giữ một công vụ thường xuyên, được
phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch hành
chính, sự nghiệp trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan quyền lực
nhà nước, trong bộ máy của các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát các cấp.
+ Những nhân viên dân sự được tuyển dụng làm việc trong các cơ quan,
đơn vị thuộc quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân.
+ Được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp theo ngạch, bậc lương nhất
đinh.
Giữa công chức và viên chức là hai khái niệm có quan hệ với nhau. Viên
chức là một phạm trù rộng hơn phạm trù công chức, nhưng không phải tất cả viên
chức nhà nước là công chức.
Viên chức nhà nước là công dân Việt nam, được tuyển dụng vào giữ một

nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, do nhà nước
quản lý, được hưởng lương và các chế độ phụ cấp khác tò ngân sách nhà nước.
Với khái niệm trên cho thấy các đặc điểm của viên chức Việt nam là:
+ Là những người làm việc trong các cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công và
các tổ chức nhà nước ờ các ngành và lĩnh vực khác nhau.
+ Quyền hạn, nghĩa vụ và các hoạt động của viên chức nhà nước được pháp
luật và điều lệ của các tổ chức xã hội điều chỉnh.

20


+ Hưởng lương trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngân sách nhà nước.
Về mặt lý luận và thực tiễn, dựa vào tính chất lao động và thẩm quyền mà
viên chức nhà nước được phân thành các nhóm nhằm xác định quyền, nghĩa vụ
của viên chức nhà nước. Bao gồm ba nhóm: Viên chức lãnh đạo; viên chức
chuyên môn; viên chức thực hành nghiệp vụ kỹ thuật.
Qua phân tích nêu trên, có thể nêu khái niệm công chức, viên chức như sau:
Công chức: công chức là những công dân Việt nam được tuyển dụng, bổ
nhiệm hoặc giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà
nước từ Trung ương tới địa phương, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành
chuyên môn được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp và hưởng lương do ngân
sách nhà nước cấp.
Viên chức: viên chức là những người được tuyển dụng vào làm việc trong
các cơ quan và tổ chức nhà nước, có một chức vụ nhất định hoặc được giao giữ
một nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan tổ chức của nhà nước, do nhà nước
quản lý, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Việc xác đinh công chức, viên chức nêu trên là để tạo điều kiện xây dựng
và phát triển một nền hành chính nhà nước vững manh, hoạt động của nền hành
chính có hiệu quả không chổng chéo, trùng lặp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của

mình trong thực thi công vụ.
Quan niệm về công chức của các nước trên th ế giới:
Công chức ở Phấp:
Nhà nước Pháp quan niệm về công chức ở phạm vi rất rộng trong đời sống
hằng ngày, bao gồm toàn thể nhân viên hành chính và cả nhân viên công chức.
Nhân viên hành chính là toàn thể nhân viên trong bộ máy hành chính, được phân
thành nhân viên chi phối bởi luật công chức và nhân viên chi phối bởi luật tư chức

21


×