Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong trường phổ thông ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 108 trang )

ỉ ĐH LUẬT HÀ N
T HƯ VIỆN


T R IỦ N G ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ TÊN HỌC' VIÊN:

PHẠM THỊ KIM DUNG

TLN ĐỂ I'AI :

MỘT SỐ VẪN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG P H ổ THÔNG
Ở NƯỚC TA
CIIUYHN NG ÀNH : LÝ LUẬN NHÀ NUỚC PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 50505

LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGUỜII1UỚNG DẪN KHOA IIỌC:

TIẾN SỸ LÊ MINH THÔNG

Hà Nội - 2000

j m

M ÍN G tìí

VSẸM



ẬTHÀp

oịt/lẩs




Lời cảm

ơn

Tôi xin cảm ơn các thây cô giáo, các bạn đồng nghiệp những
người đ ã giúp đỡ, tạo diều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sỹ Lê Minh Thông, Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu. Nhà nước pháp luật, Phó giáo sư- Tiến sỹ Hà Nhật
Thăng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đạo đức Công dân, nỉìữriẹ
người đã nhiệt tình hướng dẩn tôi trong quá trình làm luận án. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã đi trước tôi trong
lĩnh vực này, giúp cho tôi có những ỷ tưởng đ ể hoàn thành luận án.

P h ạ m th ị K im D u n g


MỤC LỤC
Lời mở đầu...................................................................................................

trang
J


CHƯƠNG MỘT : C ơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐƯA
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀO TRƯỜNGP H ổ THÔNG

7

Khái quát giáo dục pháp luật......................................................

7

1.1.1 Bản chất giáo dục pháp luật...........................................................

7

1.1.2 Mục đích giáo dục pháp luật...........................................................

13

1.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật.......................................................

16

1.2

18

1.1

Nhà trường - Môi trường giáo dụcpháp luật đặc thù.............

1.2.1 Giáo dục pháp luật cho học sinh

yêu cầu có tính khách quan............................................................

18

1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường trong việc
giáo dục pháp luật cho học sinh....................................................
1.3

1.3.1

24

Mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục pháp luật
trong trường phổ thông..................................................................

29

Mục tiêu, yêu cầu giáo dục pháp luật trongtrường phổ thông. ..

32

1.3.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục pháp luật
trong trường phổ thông.....................................................................

37


C I IƯƠNG MAI :

THỤC TRẠNCi GIÁO DỤC PHÁP LUẬT


TRONG TRƯỜNG P H ổ THÔNG.
2.1

42

Quá trình đua giáo dục phá|3 luật vào nhà trường.................

42

2.2 Thực trạng giáo (lục pháp luật trong nhà trường......................

52

2.2.1 Thực trạng nội dung, chương trình giáo dục
pháp luật trong nhà trường...........................................................

r)2

2.2.2 Thực trạng đội ngũ giáo v iê n .......................................................

61

2.2.3 Phương pháp giảng dạy giáo dục pháp luật uong trường học.....

64

2.2.4 Cơ sở vẠt chíil phục vụ việc (lạy và học pháp luộl.......................

66


2.2.5 Thực trạng hiểu biết pháp luật của học sinh phổ thông.............

(^>

CHƯƠNG BA : MỘT s ố ĐỊNH HƯỚNG Đ ổ i MỚI CÔNG TÁC
GIÁỎ DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNCỈ.

79

3.1 Sự cần thiết phải đổi mới công tác giáo dục pháp luật
trong nhà tru««ng.

79

3.2 Phương hướng đổi mới công tác giáo dục pháp luật
trong trường phổ thông............................. ...................................

83

3.2.1 Đổi mới vé chương trình nội dung giáo dục pháp luật..................

84

3.2.2 Đổi mới việc biên soạn sách giáo khoa..........................................

89

3.2.3 Kiện toàn dội ngũ giáo viên................................................... .........


91

3.2.4 Đổi mới vẻ phương pháp giảr.g dạy................................................

94

Kết luận.......................................................................................................

98

Danh mục tài liệu tham k h ảo ------------------------------------------------------

100


MỞ ĐẦU
l. Tính cấp thiết của đề tài:
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) về phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và
công nghệ xác định nhiệm vụ quan trọng là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưõng nhân tài để đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhiệm vụ đó đạt ra những đòi hỏi lớn đối với bản thân Nhà nước, bản thân
hệ thống pháp luật. Phải cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách nền hành chính nhà
nước, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam của dãn, do dân, vì dân mà ở đó quyền công dân, quyền con người và
tự do cá nhân được đảm bảo bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi pháp luật.
Để có được những cơ sở pháp luật cần thiết phục vụ định hướng phát triển
của đất nước, trong những năm qua, cùng với sự gia tăng tốc độ xây dựng pháp
luật, Nhà nưóc ta đã tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật, áp đụng nhiều biện pháp lớn để đưa pháp luật đến với đời sống

nhân dân. Một trong những biện pháp đó là đưa giáo dục pháp luật vào hệ thống
các trường học, tiến hành giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao, từ năm 1987
đến nay, hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp phối hợp với các ngành, các
cấp tích cực đưa pháp luật vào các nhà trường giáo dục cho học sinh, sinh viên.
Việc đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy trong các
nhà trường đã được triển khai trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả,
góp phần từng bước hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ


trẻ. Giáo dục pháp luật trở thành nội dung giáo dục văn hoá không thể thiếu trong
việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Xây dựng và hình thành
ở học sinh ý thức, thái độ tôn trọng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
ngăn chặn sự xâm nhập của văn hoá phẩm độc hại, của tệ nạn xã hội ma tuý,
nghiện hút.. Nhận thức của xã hội vế vai trò và vị trí của giáo dục pháp luật thông
qua môn học Giáo dục công dãn được nâng cao. Sự cần thiết tất yếu của môn học
trong việc xây dựng, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên đã được khẳng định.
Thực tế triển khai chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường những
năm qua cho thấy chương trình đã cung cấp được lượng kiến thức pháp luật cơ
bán và cần thiết cho học sinh, sinh viên; đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông và
phát triển giữa các cấp học, bậc học, phù hợp với tâm, sinh lý, lứa tuổi học sinh.
Công tác giảng dạy và học môn Giáo dục công dân trong các trường về cơ bản đã
được thực hiện nghiêm túc theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, từng
bước phát huy hiệu quả, đã và đang được xã hội quan tâm và ghi nhận.
Tuy nhiên, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là trong các
trường phổ thông vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, tổn tại trên nhiều mặt: về
nội dung chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, về đội ngũ giáo viên,
phương pháp giảng dạy, kinh phí, đầu tư, trang thiết bị, thái độ, tình cảm đối với
môn học


V. V. .

Kết cấu bố trí chương trình vẫn còn những bất cấp, mức độ phù

hợp đến đâu của nội dung chương trình với từng đối tưọng học sinh còn đặt ra
nhiều vấn đê phải giải quyết. Những khó khăn, tổn tại trên đây đòi hỏi phải được
nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học để xác định rõ nguyên nhân, tìm ra những
giải pháp, những mô hình phù hợp, khoa học, có tính khả thi nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của


công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, nghiên cứu đổi mới
công tác giáo dục pháp luật trong trường phổ thông là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Với lý do trên tôi đã chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục
pháp luật trong trường phổ thông ở nước ta".
2. Tình hình nghiên cứu đề t à i:
Giáo dục pháp luật hiện được xem là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt
để nãng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dãn. Do nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề nên nội dung " Giáo dục pháp luật " từ lâu đã được để cập
đến trong các tài liệu giảng dạy của các trường Đại học Luật,

trường Hành

chính, thể hiện trong các tài liệu; "Giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật"
của trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học khoa học xã hội và Nhân
văn, "Những vấn đề ]ý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật", "Những vấn đé cơ
bản vể pháp luật" của Viên Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật..
Ngoài ra, trong những phain vi và mức độ khác nhau đã có một số công
trình đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề giáo dục pháp luật nói chung

và giáo dục pháp luật trong nhà trường nói liêng như: các luận án phó tiến sỹ
khoa học luật "Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt nam" của Nguyễn
Đình Lộc; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công
cuộc đổi mới" (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994 của Bộ Tư pháp) ; "Giáo dục
pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
(không chuyên luật) ở nước ta hiện nay của Đinh Xuân Thảo ; "Tìm kiếm mô
hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người" (Đề
tài khoa học cấp Bộ năm 1995 của Bộ Tư pháp) và một số cuốn sách được xuất
bản, một số bài viết trên các báo, tạp chí như Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, .Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí Nhà nước và pháp luật... .


Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập đến từng mặt, từng
kh ía cạnh cả về lý luận và thực tiễn của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục
pháp luật trong nhà trường nói liêng.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc tiếp tục

nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về cơ sở lý luận, bản chất, đặc trưng,
nộii dung, hình thức giáo dục pháp luật nhất là việc khái quát thực tiễn giáo dục
pháp luật để từ đó có sự đổi mới, hoàn thiện công tác giáo dục pháp luật trong
trường phổ thông cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước vẫn
là m ột việc làm cần thiết, mang tính khách quan.
3. M ụ c đích và nhiệm vụ của luận án.
Luận án có mục đích nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu và có hệ
thống về cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong trường phổ thông.
Trên cơ sở đó rút ra những kết luận, đề xuất những biện pháp góp nâng cao hiệu
qua giáo dục pháp luật trong nhà trường, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh
trong các trường học.
Với mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

• Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận như tính khách quan của
giáo dục pháp luật, bản chất, mục đích, đối tượng, hình thức giáo dục pháp
luật., nêu lên được những đặc thù của giáo dục pháp luật trong trường phổ
thông.
• Đúc kết được kinh nghiệm của quá trình triển khai công tác giáo dục pháp
luật trong trường phổ thông, đánh giá thực trạng về chương trình, nội dung
giáo dục pháp luật, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy và thực trạng
hiểu biết pháp luật của học sinh.




Làm rõ những định hướng, đề xuất biện pháp tăng cường giáo dục pháp luật
trong trường phổ thông.



Kiến nghị về nội dung pháp luật đưa vào chương trình, kết cấu, bố trí chương
trình phù hợp với từng bậc học của hệ thống giáo dục phổ thông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
Luận án tập trung nghiên cứu một cách bao quát vể những vấn đề có quan
hệ trực tiếp đến giáo dục pháp luật trong trường phổ thông, đi sãu vào những vấn
đề cụ thể đối với từng cấp học, lớp học và phương pháp học tập ở phổ thông.
Luận án cũng đã sử dụng những số liệu thực tế, những số liệu nghiên cứu, khảo
sát từ trước đến nay phục vụ các đề tài, các công việc, trong quá trình phối hợp
thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, theo sự phân công theo dõi
công tác giáo dục pháp luật trong các trường phổ thông của Vụ Phổ biến giáo
dục pháp luật Bộ Tư pháp.
5. Phưong pháp nghiên CÚĨI.

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật vể
tự nhiên, xã hội, trên cơ sở vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về việc đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền;
vai trò của giáo dục pháp luật trong việc hình thành nhân cách, lối sống con
người mới phát triển toàn diện trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Đổng thời, luận án cũng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thường dùng
như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội học, lịch sử phát
triển được*áp dụng phổ biến ở trong nước và ngoài nước.


6. Ỷ nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
Ỷ nghĩa trước hết của luận án là tổng họp một cách khái quát những vấn đề
chủ yếu nhất của giáo dục pháp luật trong trường phổ thông để có được một cái
nhìn tổng quát khoa học về công tác giáo dục pháp luật trong trường phổ thông.
Trên cơ sở phãn tích thực trạng giáo dục pháp luật trong nhà trường, phát
hiện và phân tích những điểm chưa hợp hiện nay và đề xuất những biện pháp,
phương hướng có thể vận dụng cho việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục
pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong
trường phổ thông.
7. Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đáu, luận án có ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo.

É


CHUƠNCÌ MỘT : C ơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐUẦ GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI QUÁT VỂ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1.1.1. Bản chất giáo dục pháp luật
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu
thành một quy tắc mang tính Hiến định thì việc giáo dục pháp luật trở thành một
trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày một quan tâm. Giáo dục pháp luật
được coi là một trong những nội dung quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc
nãng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xãy dựng Nhà
nước pháp quyền. Thông qua hoạt động giáo dục, các quy phạm, các chuẩn mực
pháp luật từ những quy định "khô cứng" trên văn bản đã bước vào đòi sống xã hội
và được thể hiện qua nhận thức và hành vi xử sự của mỗi công dân. Giáo dục
pháp luật là kênh dản pháp luật đến với đời sống xã hội - tạo môi trường sống cho
pháp luật, là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc
pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật — các yếu tố cơ bản của quá trình hình
thành ý thức pháp luật ở mỗi cá nhân con người. Khi nghiên cứu về giáo dục
pháp luật có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho lằng giáo dục pháp
luật là một bộ phận của giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức do đó, chỉ
cần tiến hành giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức tốt thì có thể xây dựng được ý
thức pháp luật ở mỗi cá nhân. Có người lại đổng nhất giáo dục pháp luật với
tuyên truyền, phổ biến hay giải thích pháp luật điều đó có nghĩa là thực hiện
những công việc của bộ máy tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Nhưng cũng có những ngựời cho lằng không có khái niệm giáo dục pháp


luật vì pháp luật có tính bắt buộc chung (tính cưỡng chế) nên mọi người đều phải
thực hiện pháp luật, mà không cần phải giáo dục pháp luật, chỉ cần tuyên truyền,
phổ biến pháp luật để mọi người tự tìm hiểu khi có nhu cầu. Lại có quan điểm
khác cho rằng giáo dục pháp luật chỉ đơn thuần là việc dạy và học pháp luật trong
các nhà trường còn việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngoài phạm vi nhà
trường không phải là giáo dục pháp luật. Theo đánh giá chung của một số luật gia
" tìỉũùìg quan niệm nêu trên đều là phiến diện, giản đơn, một chiều, chưa thấy

hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị vốn có của pháp luật, vì vậy các quan
niêm ấy đỡ vô tình hoặc c ố ỷ hạ thấp vai trỏ và giá trị xã hội của pháp luật" [18,
trg 1}. Thực chất mỗi quan niệm trên chỉ mới nhìn giáo dục pháp luật ở một khía
cạnh, một góc độ hạn hẹp, chưa đánh giá được đầy đủ sự tạc động, vai trò của
giáo dục pháp luật đối với nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân.
Để nghiên cứu khái niệm giáo dục pháp luật người ta thường bắt đầu lừ
khái niệm giáo dục. Giáo dục là "hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến sự phát triển tinh thần và thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối
tượng ấy dẩn dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề rơ" [36,
trg 379]
Như vậy, hiểu lộng ra thì giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều
kiện khách quan (như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường
sống...) và sự tác động của những nhân tố chủ quan (thông qua chủ thể giáo dục
tác động một cách tự giác, có định hướng) lên đối tượng giáo dục nhâm hưcng tới
những mục đích nhất định.
Theo nghĩa hẹp giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ
quan (chủ thể giáo dục) lên đối tượng giáo dục.Theo quan niệm này các ảnh
hưởng, tác động của các yếu tố khách quan (như chế độ xã hội, trình độ phát triển


kinh tế, môi trường sống...) trong nội hàm khái niệm giáo dục không được đề
cập, nội hàm khái niệm giáo dục thu hẹp chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể
giáo dục, định hướng giáo dục, đối tượng giáo dục .
Từ khái niệm giáo dục ta thấy, giáo dục pháp luật là hình thức giáo dục cụ
thể, là "cái liêng, cái đặc thù", trong mối quan hệ với giáo dục nói chung. Những
nét đặc thù đó thể hiện ở ba điểm :
T hứ nhất, giáo dục pháp luật có mục đích 1'iêng, nếu như giáo dục có mục
đích chuyển tải những tri thức văn hoá, khoa học, xã hội, những giá trị truyền
thống của xã hội, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì mục đích của giáo dục pháp
luật là hoạt động nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp

với quy định của pháp luật ở mỗi các nhân (là đối tượng của giáo dục pháp luật),
làm cho họ tự giác tuân thủ pháp luật, có ý thức pháp luật, có thái độ và hành vi
tích cực trong việc sử dụng pháp luật.
T hứ hai, giáo dụQ pháp luât có nội dung riêng Đó là sự tác động có định
hướng nhằm chuyển tải tri thức văn hoá chung và văn hoá pháp lý bao gồm cả tri
thức lý luận cơ bản về Nhà nước — pháp luật, hệ thống pháp luật (nguyên tắc, giá
trị của pháp luật, các quy phạm pháp luật, trong đó pháp luật thực định là một
trong những nội dung quan trọng). Các nội dung này phản ánh các hiện tượng về
nhà nước, xã hội thể hiện thông qua hình thức pháp lý.Ví dụ, khi giáo dục về
trách nhiệrn của con cái đối với cha mẹ, giáo dục dục đạo đức đề cập đến phương
diện đạo lý của vấn đề, còn giáo dục pháp luật lại đề cập đến nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của con cái đối với cha mẹ và

những dạng hành vi bắt buộc như

phải kính trọng, thương yêu chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ, phải phụng dưỡng cha mẹ
lúc tuổi già không còn khả năng lao động. ..


T hứ ba, về các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và phương
pháp giáo dục pháp luật cũng có nhiều điểm khác với các dạng giáo dục khác. Cụ
thể là:
-

v ề chủ thể: Chủ thể giáo dục pháp luật có thể hiểu là tất cả những người mà
theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia hoặc góp phần
thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật. Với cách hiểu như vậy có thể thấy
rằng chủ thể giáo dục pháp luật rộng, đa dạng hơn so với các chủ thể giáo dục
khác. Căn cứ vào mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục pháp luật và chức năng,
nhiệm vụ do luật định của mỗi người có thể phân thành các chủ thể chuyên

nghiệp và các chủ thể không chuyên nghiệp. Chủ thể chuyên nghiệp là những
người có nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật
như các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật,trong hệ thống Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội; các giảng viên dạy pháp luật trong nhà trường
từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp.. ;các cán bộ, chuyên gia
làm công tác nghiên cứu và chỉ đạo giáo dục pháp luật tại các cơ quan nhà
nước, các tổ chức nghề nghiệp pháp luật.. Chủ thể không chuyên nghiệp là
những người tuy không được giao chức năng nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp thực
hiện mục tiêu giáo dục pháp luật nhưng thông qua các hoạt động thực hiên
nhiệm vụ chuyên môn của mình đã góp phần thực hiện các mục tiêu của giáo
dục pháp luật. Ví dụ các công chức thuộc cơ quan hành pháp, tư pháp như cán
bộ, nhân viên thuế, thẩm phán Toà án.. . Do đặc trưng của pháp luật là những
quy phạm có tính khuôn mẫu, mực thước, được xác định cụ thể vì thế, để thực
hiện được các chức năng, nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện các mục
tiêu giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, các chủ thể giáo dục pháp luật phải nắm
vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải các tri thức và là tấm gương sáng


trong việc tuân thủ pháp luật. Không thể hy vọng thu được những kết quả tốt
đẹp khi những người dạy pháp luật lại không nắm vững kiến thức pháp luật
hay lại là những người dù có kiến thức pháp luật, am hiểu pháp luật nhưng
không có lòng tin vào pháp luật, không nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ,
“//ó/' một đằng, làm một nẻo". Giáo dục pháp luật phải tuân theo một nguyên
tắc đó là " thống nhất giữa lời nói và việc làm" vì thế tấm gương của chủ thể
giáo dục có tác động sãu sắc đến đối tượng giáo dục..
-

Dối tượng của giáo dục pháp luật: là người được giáo dục, người tiếp nhận,
chịu sự tác động có tổ chức, có định hướng của các hoạt động giáo dục pháp
luật, thông tin pháp lý, mà ý thức pháp luật và hành vi của họ là khách thể của

giáo dục pháp luật. Trong giáo dục pháp luật cùng với việc đòi hỏi người được
giáo dục phải nắm được các tri thức pháp luật, còn phải xây dựng trong họ
tình Ccảm pháp luật, ý thức pháp luật và những hành vi phù hợp pháp luật.

- v ề hình thức : Hình thức giáo dục pháp luật lất đa dạng: giảng dạy môn học
pháp luật trong nhà trường ; tuyên truyền, phổ biến hoặc tổ chức dạy pháp luật
trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến giáo dục pháp luật thông
qua các sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đổng; qua các hoạt động của
hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, qua các hoạt động của cơ quan tư
pháp như hoạt động xét xử của hệ thống Toà án...
- Về phương pháp: phương pháp giáo dục là cách thức, biện pháp tổ chức quá
trình đưa những tri thức đến với người học để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Phương pháp giáo dục gồm phương pháp tổ chức giáo dục và phương pháp
giáo dục cụ thể. Với cách hiểu như vậy phương pháp giáo dục pháp luật là các
cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục pháp luật thực hiện mục đích
giáo dục pháp luật. Phương pháp giáo dục pháp luật gồm hai loại: 1-Các


phương pháp tổ chức ( các mô hình, phương pháp tổ chức sự phối hợp chỉ đạo
triển khai giáo dục pháp luật ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương cho
từng đối tượng). 2-Các phương pháp áp dụng trong một hoạt động giáo đục
pháp luật cụ thể ( như thuyết trình, giảng giải, toạ đàm, trình bày trực quan,
rèn luyện thói quen, thực hành..). Cùng với hình thức tổ chức giáo dục pháp
luật, phương pháp giáo dục pháp luật là một trong các yếu tố hợp thành của hệ
thống giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng. Phương pháp giáo !
dục pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục pháp luật nghĩa là I
cùng một nội dung nhưng nếu sử dụng phương pháp phù hợp sẽ thu được kết
quả cao hơn, con đường đến mục đích cũng nhanh hơn. Một vấn đề có tính
nguyên tắc trong giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng là cần kết
hợp giữa lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật, giữa giáo dục tri thức pháp

luật và hình thành thói quen hành vi hợp pháp trong mỗi cá nhân.
-

T hứ tư, xét về vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục hiện nay, giáo dục pháp
luật có vai trò tác động rất lớn đối với các hình thức giáo dục chính trị -xã hội
khác. Trong điều kiện xã hội ta hiện nay, khi mà mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội đều dựa trên một tiêu chí đánh giá chung là pháp luật, thì giáo dục pháp
luật'trở thành yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho nhiều hình thức giáo dục khác như
giáo dục đạo đức, giáo dục tâm lý, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng, giáo
dục nhân cách.. .
Từ những phân tích trên có thể thấy lằng, bản chất giáo dục pháp luật là

hoạt động định hướng có tổ chức, theo một hệ thống và có mục đích rõ ràng của
chủ th ể giáo dục, tác động lên đối tượn íỊ giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức
pháp lý, tình cản ì và hành vi phù hợp với các yêu cầu của hệ thống pháp luật
hiện hanh.


1.1.2 M ục đích của giáo dục pháp luật.
Đây là yếu tố cơ bản phản ánh đặc thù của giáo dục pháp luật. Việc xác định
đúng mục đích giáo dục pháp luật chi phối toàn bộ nội dung, hình thức, phương
pháp giáo dục pháp luật. Trong điếu kiện xã hội nước ta hiện nay mục đích giáo
dục pháp luật được xác định cơ bản như sau:
-

Thứ nhất, hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức
pháp luật cho công dân (mục đích nhận thức).
Thông qua giáo dục pháp luật trang bị cho con người những tri thức cơ bản về

pháp luật như giá trị của pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, xây dựng ý

thức pháp luật trong mỗi cá nhân. Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nến
kinh tế nông nghiệp lạc hậu chưa qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, dân
ta chưa có ý thức, tác phong công nghiệp trong lao động, trong cuộc sống, chưa
hình thành thói quen tuân thủ các chuẩn mực xã hội quy định trong đó pháp luật,
một trong những chuẩn mực cơ bản của xã hội. Vì thế, trang bị kiến thức pháp
luật cho nhân dân là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Mặt khác, trong mối
quan hệ'giữa tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật, có tri thức mới có tình cảm.
Tri thức càng đầy đủ, phong phú, tình cảm càng mạnh mẽ, vững bền. Có tri thức
mới định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị của pháp luật, mới có cơ sở
hình thành hành vi hợp pháp ở mỗi cá nhân. Các hành vi phù hợp với pháp luật
chỉ được hình thành trên cơ sở lòng tin, tình cảm. Có tình cảm đúng đắn đối với
pháp luật, có lòng tin sâu sắc vào pháp luật, sẽ có hành vi phù hợp pháp luật. Tri
thức pháp luật giúp con người điều khiển, kiểm tra hành vi của mình trên cơ sở
các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được.


Mục đích nhận thức được hình thành theo các mức độ : Hình thành tri thức
pháp luật, đãy là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật. Trên cơ sở tri
thức pháp luật đã hình thành mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật giúp cho
người được giáo dục am hiểu thấu đáo pháp luật và biết cách đánh giá một cách
đúng đắn các hành vi pháp lý.
-

T h ứ hai, hình thành lòng tin pháp luật (mục đích cảm xúc).
Mục đích này đóng vai trò rất quan trọng vì sự hình thành lòng tin vào

pháp luật có ý nghĩa đặc biệt trong việc định hướng hành vi. Thiếu lòng tin các
chuẩn mực hành vi rất dễ bị sai lệch. Trên thực tế, có nhiều trường hợp những
người có kiến thức pháp luật nhưng không có lòng tin vào pháp luật, sẵn sàng chà
đạp lên pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Lòng tin vững chắc

vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp. Nhedơbai,
một nhà luật học Nga viết: “Con người tin vào tính công bằng của những đòi hỏi
của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhà
nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin vào tính công bằng của pháp
luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc
lập, tự nguyện.”
Mục đích hình thành lòng tin pháp luật được xây dụng trên cơ sở :
- Giáo dục tình cảm công bằng. Nói đến pháp luật là nói đến sự công
bằng. Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh
giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định các tiêu chuẩn về tính công
bằng của pháp luật để dựa vào đó tự đánh giá hành vi của mình, biết xây dựng
các mối quan hệ với mọi người và với chính mình theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý cơ
bản, ý thức được trách nhiệm pháp lý của mình trong cuộc sống, hoàn thành


không điều kiện những nghĩa vụ pháp lý trong mối quan hệ pháp luật với các
chủ thể khác.
- Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm
pháp luật và tội phạm, giáo dục, xây dựng ý thức đấu tranh không khoan
nhượng đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật.
- Giáo dục tình cảm pháp luật là quá trình giáo dục nhằm hình thành ý
thức tuân thủ pháp luật — một nguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan
hệ với nhau và với các cơ quan Nhà nước, làm cho người được giáo dục nhận
thức được rằng mọi việc làm, mọi hành vi của mình phải dựa trên cơ sở pháp
luật và trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
-

T hứ ba, hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật.
Đây là mục đích cơ bản, mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật. Giáo


dục pháp luật trước hết là nhằm hình thành ý thức pháp luật trong mỗi công dân.
Kẽt quả‘cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi xử sự phù
hợp pháp luật của các công dân. Mục đích nhận thức và mục đích cảm xúc là tiền
đề cho mục đích hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. Việc hình
thành những thói quen của hành vi hợp pháp thường tồn tại dưới các dạng:
-

Thói quen tuãn theo các quy phạm pháp luật, kiềm chế không

thực hiện các điều pháp luật cấm.
- Thói quen thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của
công dân.
- Thói quen sử dụng các quy phạm pháp luật, thường xuất hiện trong
trường hợp bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân.


Ba mục đích trên của giáo dục pháp luật có quan hệ mật thiét với nhau
cùng tồn tại trong một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, mục đích
cơ bản là nhằm hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật. Trong giáo
dục pháp luật ba mục đích đó cần được tiếin hành song song đồng thời, cùng một

Tóm lại, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, làm sãu sắc thêm và từng bước
mở rộng ý thức pháp luật. Tri thức pháp luật càng đầy đủ thì tình cảm pháp
luật càng mạnh mẽ, lòng tin pháp luật càng sâu sắc là cơ sở hình thành hành vi
phù hợp pháp luật.
1.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật.
Vai trò của giáo dục pháp luật được xác định trên các phương diện sau :
-


T hứ nhất, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong
những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội
là: pháp luật là công cụ quản lý nhà nước, củng cô và tăng cường quyền lực
nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tổn tại
thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không
có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật
phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước là
nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý
nhà nưóc phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước, không cho phép các cơ
quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước một cách chủ quan,
tu ỳ tiện mà phải dựa vào pháp luật, tuân thủ pháp luật, làm đúng pháp luật,


nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế. Để thực hiện được nguyên tắc
này cần có ba điều kiện: xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; giáo dục
pháp luật cho toàn dãn (bao gồm cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lỷ);
xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật là “con
đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi cơ quan, tổ chức,
mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Vì thế có thể
nói, giáo dục pháp luật giúp cho cán bộ, nhân viên nhà nước và mọi công dân
nhận thức được giá trị, vai trò của pháp luật, biết sử dụng phương tiện pháp
luật ngày một hiệu quả trong đời sống xã hội, giúp cho mọi người có trí thức
pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết
sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
T hứ hai, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp
lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên, tăng cường
năng lực tự bảo vệ mình bằng pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay khi


chúng

ta đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng
xã hội công dân - vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở
nước ta đang là một vấn đề cấp thiết, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền iàm chủ của nhân dãn lao
động. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “ điều kiện quan trọng đ ể phát
huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp
c h ế x ã hội chủ nghĩa, nâng cao dần trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ỷ thức
pháp luật của nhân dân” [ Xem 8]. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi
hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ

THƯ
TDKnnn

i n .'*1 , \ ' T



.

u/i .T i ; Ị

á Mỉ 11.1 I V Ị

2 4 J U



văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào
trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và
có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể
thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có
thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo đục pháp luật.
Từ đó có thể đi đến kết luận: giáo dục pháp luật là quá trình tác động định hướng
có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một
cách có hệ thống, thường xuyên nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật (Mục
đích nhận thức), lòng tin pháp luật (mục đích cảm xúc) và động cơ, hành vi hợp
pháp (mục đích hành vi). Giữa các mục đích có sự đan xen, quan hệ qua lại,
thống nhất chặt chẽ. Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác, từ tính tự giác tới tính
tích cực, từ tính tích cực tới thói quen xử sự theo pháp luật. Góp phần nâng cao
hiộu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điếu kiện thuận lợi cho việc xãy
dựng nhà nước pháp quyền Việt nam.
1 .2 .

NIIÀ TRUỜNG - MÔI TRUỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐẶC THÙ

1 .2 .1 . Giáo dục pháp luật cho học sinh - một yêu cầu có tính khách quan.

Giáo dục pháp luật cho học sinh xuất phát từ mục tiêu giáo dục là đào tạo
nhân cách con người mới x ã hội chủ nghĩa Việt nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá v m đã
chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo đục là “ nhằm xây dựng những con
người, những thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây đựng và bảo vệ Tổ quốc;
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá


dân tộc... là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa "hồng" vừa

"chuyên"

Mục tiêu chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là “ thực

hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học.
Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng
tạo và năng lực thực hành.” Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu này được Luật
giáo dục cụ thể hoá là : “

đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa .xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất,
năng lực của công dàn, đáp ứng yêu cẩu xây dựng và bảo vệ TỔ quốc ’ [Xem 2].
Như vậy một yêu cầu lớn đối với công tác giáo dục hiện nay là hình thành
và bổi dưỡng "nhân cách", "phẩm chất", "năng lực" của công dãn. Khái niệm
"nhân cách" ở dây có thể hiểu là những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi
cá nhân được biểu hiện ra bên ngoài, thông qua những hành vi cụ thể của chính
con người đó. Nhân cách là kết quả của sự điều chỉnh tích cực tác động qua lại
hai chỉều giữa con người và môi trường sống-môi trường xã hội. Xuất phát điểm
của vấn đề là con người luôn luôn tự chủ và ý thức được hành động của mình.
Giáo dục pháp luật là giáo dục về những giá trị cao đẹp, giáo dục cách xử sự vì
lợi ích chung của cộng đổng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi con người. Suy cho
cùng giáo dục pháp luật là tạo lập, rèn dũa và mài sáng cái tâm, cái đức và các
phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người Việt nam. Bác Hồ đã dạy

Có tài mà

không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật đóng góp

một phần quan trọng tcạo nên nhân cách của mỗi con người, tạo nên những con
người nhân văn, con người xã hội, luôn khao khát vươn tới chân, thiện, mỹ. Cha
ông chúng ta cũng thường dạy : “Tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo dục đạo đức,


công dân, giáo dục pháp luật chính là một cách học lễ, học cách cư xử của người
công dân với cộng đổng, với nhau và với nhà nước trong xã hội mới, xã hội xã
hội chủ nghĩa. Có thể nói, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật góp phần đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Thiếu nó, mục tiêu giáo dục mà Đảng
đặt ra sẽ không đạt được.
Giáo dục pháp luật cho học sinh xuất phát từ yêu cầu xây diùig nhà nước
pháp quyền Việt nam.
Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới đâ't nước, xây dựng “nhà nước
pháp quyển”. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đặt ra yêu cầu cấp bách phải từng
bước đưa xã hội vào kỷ cương, nể nếp, thực hiện quản ỉý đất nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật, mọi công dân đều phải biết sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới nền
kinh tế, tạo lực tiếp cận và hoà nhập với cộng đồng thế giới, sự hoà nhập đó đòi
hỏi phải có một hộ thống pháp luật hoàn chỉnh và mỗi công dân phải am hiểu
pháp luật, thực thi pháp luật. Pháp luật chỉ có ý nghĩa, có giá trị khi mọi người
dân có ý thức pháp luật, biết sử dụng quyền công dân và thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ công dân. Mặt khác, ý thức và hành vi hợp pháp của mỗi công dân không thể
tự nhiên hình thành hoặc ngày một ngày hai mà có, mà phải thông qua giáo dục
pháp luật, cung cấp tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật, từng bước
hình thành thái độ hành vi tuân thủ pháp luật cho thế hệ trẻ. Vì thế, đây là việc
làm cần thiết và cấp bách và phải tiến hành ngay từ ỉứa tuổi học sinh-ỉứa tuổi bắt
đầu hình thành nhân cách, giáo dục cho họ ý thức coi trọng pháp luật, tự nguyên
tuân thủ, chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, biết sống và làm
việc theo pháp luật. Từng bước xây dựng và dần dần hình thành ở họ một cách tự
giác những hành vi ứng xử theo những quy định của pháp luật, phù hợp với yêu



×