Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Vai trò của bộ đội biên phòng việt nam trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền việt trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 81 trang )

. ir?AO 1AO

40 ĐẠI HỌC LUẬT HẢ
rí> -v>- r j Ị

\ M TIẠ THẠNH HU


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH HUÊ

VAI TRỒ CỦA Bộ DỘI BIÊN PHỒNG VIỆT NAM
TRONG TỔ CHÚ1CTHỤC HIỆN PHÁP LUẬT VÊ QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN TUYẾN
BIÊN Glứl BẤT LIÊN VIỆT - TRUNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS CHU HồNG THANH

THƯ VIỆ N

ì

TRUÔNG ĐAI HỌC LUẬT HÀ NOI ị
PHONG D Ó C

JỊQậd ■


HÀ NỘI 2008


Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, nhà
khoa học, các Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học Luật Hà
Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Ban Giám đốc Học viện Biên phòng, Chỉ
huy và toàn thể giáo viên khoa Pháp luật - Học viện Biên phòng đã trang bị
kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành
luận vãn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Chu Hồng
Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tận tình hướng
dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007

HỌC VIÊN
Phạm Thị Thanh H uê


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1.

Cơ sở lý luận về vai trò của Bộ đội biên phòng Việt
Nam trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý
và bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất
liền Việt-Trung


1.1. Cơ sở chính trị - pháp lý về tổ chức thực hiện pháp luật
về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia
1.2. Cơ sở chính trị - pháp lý về vai trò của Bộ đội biên
phòng Việt Nam trong tổ chức thực hiện pháp luật về
quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến biên
giới đất liền Việt-Trung
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp
luật về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến
biên giới đất liền Việt - Trung của Bộ đội biên phòng
Chương 2.

Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của Bộ đội
biên phòng Việt Nam trong tổ chức thực hiện pháp
luật về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên
tuyến biên giới đất liền Việt - Trung

2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và
bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền
Việt - Trung của Bộ đội biên phòng
2.2. Giải pháp phát huy vai trò của Bộ đội biên phòng trong
tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ biên
giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

Bộ đội biên phòng


BĐBP

Biên giới quốc gia

BGQG

Điều ước quốc tế

ĐƯQT

Khu vực biên giới

KVBG

Quản lý nhà nước

QLNN

Quy phạm pháp luật

QPPL

Thực hiện pháp luật

THPL

Vi phạm hành chính

VPHC


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5

LỜI NÓI ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Biên giới quốc gia giới hạn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, là "tuyến
đầu" của Tổ quốc. Việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới nhằm giữ gìn
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị, phát triển
kinh tế, xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước.
Quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và có ý nghĩa
chiến lược đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Hoạt động quản lý, bảo vệ
BGQG phải tuân theo pháp luật, đảm bảo "Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa..." [10]. Trong
tình hình hiện nay, biên giới, lãnh thổ là vấn đề hết sức nhạy cảm và tiềm ẩn
nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt là trong quan hệ đối với các quốc gia liền
kề. Việc tăng cường QLNN về BGQG thông qua hệ thống pháp luật để điều
phối các hoạt động giữ ổn định BGQG - nội dung cơ bản và là tâm điểm của
các hoạt động quản lý, bảo vệ BGQG - là rất cần thiết và cấp bách. Để đảm
bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao, không để xảy ra sai sót gây tác hai
cho lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế thì điều tất yếu là vấn đề tổ chức
THPL về quản lý, bảo vệ BGQG phải được coi trọng.
Tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG là tiến hành THPL về quản lý,
bảo vệ BGQG theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định. Trên cơ sở hệ
thống văn bản quy định về quản lý, bảo vệ BGQG, các chủ thể THPL cần
phải nhanh chóng đưa các quy định đó vào cuộc sống, để chúng phát huy tác

dụng, nhằm góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh
BGQG của Tổ quốc, xây dựng, củng cố, phát triển các mối quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Tầm quan
trọng đặc biệt của công tác tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG xuất
phát từ vị trí, đặc điểm của BGQG, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG
và đó cũng là hoạt động không thể thiếu trong điều chỉnh pháp luật và là căn
cứ quan trọng trong đánh giá hiệu quả pháp luật.


6

Quản lý, bảo vệ BGQG là sự nghiệp của toàn dân, của các lực lượng vũ
trang nhân dân nhưng đòi hỏi phải có một lực lượng nòng cốt, chuyên trách
đảm nhiệm. Tổ chức lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
BGQG là quy luật phổ biến của các nước trên thế giới. Điều này xuất phát từ
đặc điểm, yêu cầu khách quan của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG là phải
tập trung, thống nhất, không thể chia cắt, phân tán. Đối với Việt Nam, Đảng
và Nhà nước ta xác định: "... Bộ đội biên phòng... làm nòng cốt, chuyên
trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới
quốc gia trên đất liền,..." [17]. Vai trò quan trọng đó của BĐBP thể hiện qua
việc tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG nói chung và trên tuyến biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nói riêng.
Trải qua gần 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, BĐBP đã đạt
được những thành tựu quan trọng trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ
BGQG; giữ vững được ổn định chính trị, chủ quyền biên giới; xây dựng biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng; thúc đẩy quan hệ
"láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"
giữa Việt Nam và Trung Quốc; phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng, phát
triển kinh tế và thực hiện các chính sách hợp tác mở rộng giao lưu quốc tế trên
các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quá trình BĐBP tổ chức THPL về quản lý, bảo

vệ BGQG trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung còn bộc lộ một số hạn chế,
bất cập cần phải được đi sâu nghiên cứu, làm rõ; trên cơ sở đó tìm ra nguyên
nhân, đưa ra các giải pháp phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách của BĐBP
trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự BGQG trên
đất liền. Do vậy, đề tài: "Vai trò của Bộ đội biên phòng Việt Nam trong tổ
chức thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên tuyến
biên giới đất liền Việt - Trung" có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về biên giới, lãnh thổ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm
của các nhà khoa học và nhà quản lý. Trong đó, các công trình nghiên cứu ở
các mức độ khác nhau có đề cập đến vai trò của BĐBP. Tiêu biểu như:


7

- "Bộ đội biên phòng với việc giáo dục pháp luật trong đổng bào khu
vực biên giới" (Luận văn thạc sĩ luật học của Phạm Văn Trưởng) đã khẳng
định vai trò của BĐBP trong giáo dục pháp luật;
- "Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia"
(Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Như Ý), tác giả đã trình bày cơ bản về
vai trò nòng cốt của BĐBP trong bảo vệ biên giới;
- "Hoàn thiện pháp luật vê xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
thuộc thẩm quyền của Bộ đội biên phòng" (Luận văn thạc sĩ luật học của
Vương Trường Nam) trong đó tác giả có nghiên cứu về thực trạng THPL về
xử lý VPHC trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của BĐBP;
- "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới trên
đất liền Việt Nam và Lào" (Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Diệu
Oanh) trong đó có nêu sơ lược về chức năng, nhiệm vụ của BĐBP trong
QLNN trên tuyến biên giới Việt - Lào;
- "Quản lý nhà nước của Bộ đội biên phòng Việt Nam trên tuyến biên

giới đất liền" (Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Hữu Chiến), tác giả đã
nghiên cứu một cách toàn diện và ở tầm khái quát về hoạt động QLNN của
BĐBP trên tuyến biên giới đất liền.
Nhìn chung các đề tài nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau, với các mức độ, phạm vi khác nhau về vai trò của BĐBP. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vai
trò của BĐBP trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG trên tuyến biên
giới đất liền Việt-Trung.
Để BGQG thực sự phát huy chức năng là hàng rào pháp lý và không
gian hợp tác, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là giữ ổn
định BGQG về mọi mặt, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, phục vụ đắc lực
cho chính sách đối ngoại rộng mở, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần phải phát huy vai trò của
BĐBP trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG. Vì thế, kết quả của


8

việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn đối với công tác của BĐBP trong tình hình hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn chỉ nghiên cứu về vai trò của một chủ thể nòng cốt, chuyên
trách trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG là BĐBP; đối với địa
bàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về công tác biên
phòng. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như
điều tra, khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, tổng hợp...

5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu để tài
a- M ục đích
Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về vai
trò của BĐBP Việt Nam trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG trên
tuyến biên giới đất liền Việt - Trung; đưa ra các giải pháp phát huy vai trò
của BĐBP trong tình hình mới.
b- Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận về tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG;
vai trò của BĐBP Việt Nam trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG.
- Đánh giá thực trạng tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG trên
tuyến biên giới đất liền Việt - Trung của BĐBP Việt Nam.
- Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò của BĐBP
Việt Nam trong tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG trên tuyến biên giới
đất liền Việt - Trung.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, bảng chữ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn chia làm 2 chương.


9

Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VIỆT NAM TRONG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐÂT LlỂN v i ệ t - TRUNG

1.1. Co sở chính trị- pháp lý về tổ chức thực hiện pháp luật về quản
lý và bảo vệ biên giới quốc gia
1.1.1. M ột sô khái niệm cơ bản
- Khái niệm quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Quốc gia là một thực thể pháp lý-chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố
là lãnh thổ, dân cư và chính quyền. Trong đó, lãnh thổ quốc gia được hiểu là
một phần của trái đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của
một quốc gia. Xét về mặt địa lý và pháp lý, lãnh thổ quốc gia gồm có bốn
bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất và nằm dưới
chủ quyền của quốc gia. Vì thế, tương ứng với các bộ phận cấu thành của
lãnh thổ quốc gia có các bộ phận của BGQG, đó là BGQG trên đất liền,
BGQG trên biển, BGQG trên không và BGQG trong lòng đất.
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam về BGQG: BGQG của nước
ta là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ
đất liền, các đảo, các quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời của nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam. ở đây, BGQG thể hiện thành đường biên giới
(đối với BGQG trên đất liền và BGQG trên biển) và mặt thẳng đứng (đối với
BGQG trên không và BGQG trong lòng đất). BGQG trên đất liền bao gồm
biên giới trên vùng đất (đồi núi, đồng bằng...), trên đảo, trên hồ, trên sông
và trên biển nội địa; được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới theo hiệp
ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng
bản đồ, nghị định thư kèm theo các hiệp ước đó. BGQG trên biển là ranh giới
phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo
Việt Nam. Đối với những nơi mà lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử


10

của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của
nước láng giềng, BGQG trên biển được xác định theo ĐƯQT mà Việt Nam
ký kết với các nước láng giềng. BGQG trên biển được xác định và đánh dấu
bằng các toạ độ trên hải đồ. BGQG trên không là mặt thẳng đứng từ BGQG
trên đất liền và BGQG trên biển lên vùng trời. Biên giới trên không bao gồm
biên giới xung quanh (biên giới sườn) và biên giới trên cao. Biên giới sườn là

mặt phẳng vuông góc với mặt đất, mặt nước và đi qua đường biên giới trên
đất liền và trên biển. Biên giới trên cao là khoảng không gian vũ trụ bao trùm
ở phía trên lãnh thổ quốc gia. Hiện nay, chưa có quy định nào của luật quốc
tế xác định chiều cao vùng trời quốc gia. Vì vậy, thực tế việc sử dụng
khoảng không gian này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng của từng quốc gia.
BGQG trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ BGQG trên đất liền và BGQG
trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt
thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế,
thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của
Cộng hoà XHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết với các quốc gia hữu quan.
Theo thực tiễn pháp lý quốc tế, chiều sâu của BGQG trong lòng đất kéo dài
đến tận tâm trái đất.
Như vậy: Xét về không gian hình học thì BGQG là sự liên kết của nhiều
mặt để tạo nên một hình khối, trong đó chứa đựng vùng đất, vùng nước, vùng
trời và vùng lòng đất thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia. Xét về mặt chính trị pháp lý thì BGQG là căn cứ để xác định giới hạn lãnh thổ quốc gia và thực
hiện chủ quyền quốc gia một cách đầy đủ, toàn vẹn và tuyệt đối. Nói một cách
khái quát thì BGQG là "ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia” [18, tr. 61 ].
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, BGQG là một phạm trù
lịch sử. BGQG gắn liền với sự tồn tại của xã hội có giai cấp và Nhà nước,
chừng nào xã hội loài người còn tồn tại giai cấp là còn tồn tại Nhà nước; còn


11

Nhà nước là còn BGQG. Nhà nước có trách nhiệm ban hành những văn bản
pháp luật quy định về việc quản lý và bảo vệ BGQG. Hai thuật ngữ "quản lý" và
"bảo vệ" được đề cập ở nhiều tài liệu khác nhau: "Quản lý là tổ chức, điều
khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan"[14, tr. 1363]; "Quản lý là sự
tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý" [16, tr.95];

"Quán lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng theo mục tiêu nhất định"
[18, tr.633]. Như vậy, dù cách diễn đạt có đa dạng song quản lý, theo nghĩa
chung nhất, đều được hiểu là tổ chức, điều khiển, tác động của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý theo những mục tiêu, mục đích nhất định. Khi sự
quản lý được thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan Nhà nước và nhân viên
Nhà nước trên cơ sở pháp luật thì đó là QLNN. BĐBP là một cơ quan Nhà
nước trong Bộ máy Nhà nước Việt Nam, do đó chúng tôi đề cập tới quản lý ở
đây chính là QLNN.
Quản lý Nhà nước về BGQG là tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì các mối quan hệ chính
trị, kinh tế - xã hội và trật tự pháp luật, nhằm bảo vệ chủ quyền
Nhà nước, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG, thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc bảo vệ và phát
triển kinh tế ở KVBG [15, tr.822].
Thuật ngữ "bảo vệ" là "giữ gìn, chống sự xâm phạm, để khỏi bị hư
hỏng, mất mát" [14, tr.ll]. "Bảo vệ là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ
cho luôn luôn được nguyên vẹn" [19, tr.55]. Như vậy, thuật ngữ "bảo vệ"
cũng được hiểu một cách thống nhất. Theo đó, bảo vệ BGQG là "toàn bộ các
biện pháp giữ gìn BGQG nhằm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ
tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên KVBG; giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở KVBG" [15, tr.61].


12

Trên cơ sở nhận thức về BGQG, quản lý BGQG và bảo vệ BGQG, có
thể hiểu: Quản lý và bảo vệ BGQG:
+ Bao gồm toàn bộ sự tác động có tổ chức, sự điều chính bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội, hành vi hoạt động của

con người và toàn bộ các biện pháp giữ gìn BGQG.
+ Chủ thể thực hiện QLNN về BGQG là Nhà nước, thông qua các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện bảo vệ BGQG là tất cả các cá nhàn,
tổ chức, trước hết là lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân ở KVBG.
+ Mục đích của quản lý, bảo vệ BGQG: Nhằm duy trì các mối quan hệ
kinh tế, xã hội, trật tự pháp luật; bảo vệ chủ quyền Nhà nước, các lợi ích
quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG.
Tóm lại, quản lý và bảo vệ BGQG là toàn bộ sự tác động có tổ chức, sự
điều chính bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội,
hành vi hoạt động của con người và các biện pháp giữ gìn BGQG được thực
hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân, tổ chức có liên
quan nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế, xã hội, trật tự pháp luật, bảo vệ
chủ quyền Nhà nước, các lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở KVBG.
-

Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý và bảo vệ biên giới

quốc gia.
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể được tiến hành phù hợp với
quy định, yêu cầu của pháp luật. Nói cách khác: THPL là hành vi hợp pháp
được các chủ thể pháp luật tiến hành. Có bốn hình thức THPL: Tuân thủ
(tuân theo) pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và
áp dụng pháp luật; trong đó áp dụng pháp luật là hình thức đòi hỏi phải được
thực hiện bởi chủ thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ
chức được Nhà nước trao quyền. Đối với thuật ngữ "tổ chức THPL" mặc dù
được sử dụng tương đối rộng rãi trong khoa học cũng như trong thực tiễn


13


pháp lý nhưng hầu như chưa có công trình khoa học nào giải thích triệt đế
nội hàm thuật ngữ này. Chúng ta nên bắt đầu từ chính những bộ phận cấu
thành nên thuật ngữ đó. Thuật ngữ "tổ chức" được xem xét ở cả hai dạng là
danh từ và động từ, tuy nhiên trong trường hợp sử dụng thuật ngữ "tổ chức
THPL" chúng tôi cho rằng chỉ nên xem xét thuật ngữ "tổ chức" dưới dạng
động từ. Theo đó, "tổ chức" được hiểu là "tiến hành một công việc theo cách
thức, trình tự nào đó" [14, tr. 1662]. Do đó, tổ chức THPL chính là tiến hành
THPL theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, nói cách khác, đó là
tiến hành thực hiện hành vi của con người hoặc hoạt động của tổ chức phù
hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật và theo cách thức, trình tự do pháp
luật quy định.
Tổ chức THPL có gì khác với THPL khi mà bản thân thuật ngữ "THPL"
đã bao hàm trong đó cách thức, trình tự THPL phải do pháp luật quy định?
Chúng tôi cho rằng, điểm khác biệt rõ nhất là "tổ chức THPL" được dùng khi
nhấn mạnh vai trò của chủ thể THPL, đặc biệt là thể hiện tính chủ động của
chủ thể. Chủ thể ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức (trong đổ có cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền). Ngoài ra, có quan điểm cho rằng "tuân thủ pháp
luật là hình thức THPL một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ
thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật" [18, tr.758].
Chúng tôi không đồng ý với quan điểm trên khi khẳng định nội dung "tuân
thủ pháp luật là hình thức THPL một cách thụ động", bởi lẽ, hành vi của con
người dù được thể hiện dưới hình thức hành động hay không hành động đều
là kết quả của sự nhận thức, vì thế hành vi đó phải có tính chủ động. Điều
lý giải này sẽ thống nhất với cách hiểu của chúng tôi về tổ chức THPL
mang tính chủ động của chủ thể THPL. Tính chủ động càng rõ rệt đối với
chủ thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong áp dụng pháp luật, bởi lẽ,
áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa
trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể



14

thuộc trách nhiệm của mình, hoạt động đó nhằm cá biệt hoá QPPL vào các
trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể; trong đó chính cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, tích cực trong tổ chức cho các chủ
thể khác thực hiện những quy định của pháp luật trong các trường hợp áp
dụng pháp luật.
Trên cơ sở phân tích trên, có thể khẳng định: Tổ chức THPL về quản lý,
bảo vệ BGQG là tiến hành THPL về quản lý, bảo vệ BGQG theo cách thức,
trình tự do pháp luật quy định.
1.1.2.

Tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện pháp luật vê quản

lý và bảo vệ biên giới quốc gia
Tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG có tầm quan trọng đặc biệt
đối với mọi thời kỳ, mọi giai đoạn. Xuất phát từ các lý do cơ bản sau:
- Vị trí, đặc điểm của BGQG
* Biên giới quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng:
Thứ nhất: BGQG luôn được khẳng định là tuyến đầu, phên dậu, cửa
ngỏ, cỗ họng của đất nước. Trong lịch sử giữ nước hàng mấy nghìn năm qua
cho thấy, BGQG là nơi đầu tiên quân xâm lược đặt chân đến. Giữ vững được
sự bình yên của các miền biên giới mới giữ vững được chủ quyền lãnh thổ
quốc gia, bảo vệ được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Vì thế, ông cha
ta luôn coi việc bảo vệ biên giới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết
định tính chất sống còn của đất nước, bảo vệ BGQG là bộ phận thiêng liêng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện hội nhập, mở
cửa, giao lun và hợp tác quốc tế hiện nay, BGQG là nơi giao tiếp đầu tiên
giữa nước ta với các nước và người nước ngoài khi đến Việt Nam; nơi thường

xuyên diễn ra các hoạt động giao lưu, thương mại, hợp tác đầu tư, xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và là nơi trực tiếp phản ánh việc hiện thực hoá đường lối đối ngoại của
Đảng, Nhà nước ta. Do đó, KVBG đất liền, biển đảo là nơi có ý nghĩa rất


15

quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và quảng
bá hình ảnh, tiềm năng đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước tới bạn bè khu vực và quốc tế. Đồng thời đây cũng là
nơi tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá,
tiền tệ qua biên giới, hoạt động của các loại tội phạm xuyên quốc gia diễn
biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng tăng với thủ đoạn ngày càng tinh
vi, xảo quyệt và là địa bàn luôn được các thế lực thù địch lợi dụng tăng
cường hoạt động xâm nhập biên giới để hoạt động tình báo, gián điệp, thực
hiện "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, chống phá ta trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Thứ hai: BGQG rất nhạy cảm và phức tạp, bất cứ vấn đề nào liên quan
đến BGQG, xảy ra ở KVBG đều tiềm ẩn trong đó lợi ích cộng đồng người, lợi
ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Việc giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi vừa đúng
chính sách, pháp luật, vừa phải khôn khéo, mềm dẻo phù hợp tình hình thực
tiễn, nếu không rất dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các cộng đồng người, mâu
Ihuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo và mâu thuẫn quốc gia. KVBG cũng là nơi
tập trung phần lớn các dân tộc ít người sinh sống với phong tục tập quán đa
dạng. Đây là lực lượng đông đảo, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền an ninh BGQG nhưng cũng là bộ phận dễ bị lôi kéo, kích động
gây mất trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch thường lợi
dụng những mâu thuẫn nhỏ, bất đồng nhỏ để tạo nên cái cớ, can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam, thậm chí làm rùm beng, bôi nhọ chế độ, Nhà

nước Việt Nam, phá hoại mối quan hệ hữu nghị, hoà bình giữa các quốc gia
liền kề. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ BGQG trong thời kỳ mới rất toàn
diện, không chỉ đơn thuần về hoạt động quân sự mà còn có nhiều hoạt động
khác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, quốc
phòng, an ninh, môi trường...Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của
BGQG và việc quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình hiện nay.


16

* Đặc điểm chung của BGQG
Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam châu Á với "diện tích đất liền
khoáng 331.113,6 km2, có đường biên giới đất liền dài 4510 km, bò' biển
dài 3260km và có vùng biển, đảo rộng khoảng trên 1 triệu km2" [2, tr.4].
Biên giới nước ta với các nước láng giềng là do lịch sử để lại, trải qua mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước cùng với những biến đổi của thiên nhiên,
những biến cố của lịch sử và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
nên tình hình trên các tuyến biên giới nhìn chung rất phức tạp, có lúc tại
những tuyến biên giới tình hình khá căng thẳng, quyết liệt và thực tế đã xảy
ra chiến tranh biên giới như với Trung Quốc (1979). Tại các tuyến biên giới
đất liền, tình hình xâm phạm chủ quyền, an ninh trật tự rất phức tạp, địa
hình khó khăn, hầu hết là rừng núi, đường xá và cơ sở hạ tầng kém phát
triển; khí hậu khắc nghiệt, dân cư ở KVBG tập trung chủ yếu là đồng bào
các dân tộc thiểu số với quan hệ thân tộc lâu đời hai bên biên giới. Đối với
tuyến biên giới trên biển, còn nhiều vùng biển đang tranh chấp, đặc biệt là
tranh chấp trên biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vùng
biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo, có nhiều đoạn rừng kéo sát bờ biển,
nhiều sông rạch lớn thông liền với nội địa; dọc bờ biển có nhiều đường
quốc lộ, đường sắt, sân bay, cơ sở kinh tế - quốc phòng, điểm tham quan,
du lịch; mật độ dân cư đông, có nhiều tôn giáo nhất là Thiên chúa giáo. Đối

với biên giới trên không và trong lòng đất, Việt Nam đã khẳng định chủ
quyền của mình và tiến hành thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam theo các văn bản pháp luật quốc gia và các ĐƯQT mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích làm rõ vị trí, đặc điểm của BGQG với nội
dung cụ thể về tình hình biên giới, địa hình, dân cư nêu trên cho thấy vị trí
đặc biệt quan trọng của BGQG, sự đa dạng, tính đặc thù của từng tuyến
biên giới.


17

- Yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG
Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của BGQG nên yêu cầu, nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ BGQG, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hết sức nặng nề, phức tạp.
* Về yêu cầu:
Yêu cầu về chính trị: Đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng; sự chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; chỉ đạo, chỉ huy
của cấp trên; sự phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, các ngành hữu quan.
Trong quá trình thực hiện việc quản lý, bảo vệ BGQG, mọi cấp, mọi ngành,
mọi lực lượng cần đẩy mạnh mọi nỗ lực xây dựng KVBG, bờ biển, hải đảo
vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng
hựp của toàn dân, của hệ thống chính trị để quản lý, bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh BGQG trong mọi tình huống.
Yêu cầu về nghiệp vụ (đối với các lực lượng chức năng): Đúng quy
định của pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, đảm bảo nhuần
nhuyễn các biện pháp nghiệp vụ. Đặc biệt về biện pháp đấu tranh với các
hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh BGQG, vi phạm quy chế biên giới cần
hết sức kiềm chế, mưu trí, khôn khéo thực hiện phương châm “vừa hợp tác,
vừa đấu tranh”, “mở cửa đi đôi với gác cửa”, “hội nhập nhưng phải giữ vững

chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc”, tạo môi trường biên giới ổn
định, hoà bình, hữu nghị. Tăng cường đấu tranh chống các loại tội phạm nhất
là bọn tội phạm có tổ chức, có vũ trang, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội
ở KVBG, chủ động tham gia phòng thủ trong khu vực, sẵn sàng đối phó với
mọi tình huống kể cả xung đột và chiến tranh biên giới.
Yêu cầu về công tác đối ngoại: Thực hiện đúng chủ trương của Đảng đề
ra trong văn kiện Đại hội X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế ’. Tuỳ thuộc vào chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn mà trong quan hệ đối ngoại có biện pháp cụ thể tranh
THƯ Vi ẺN
T n

1r y |\ I ^

I KUUNtì


18

thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các lực lượng tiến bộ của nước láng
giềng, kiên trì đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới, vùng biển - đảo cho
phù hợp với lợi ích của các bên và pháp luật, tập quán quốc tế.
Yêu cầu về phát triển kinh tế - văn hoá: Muốn ổn định lâu dài BGQG
thì cần thiết phải đảm bảo “quốc thái, dân an”. Do đó, trong quản lý, bảo vệ
BGQG cần gắn chặt với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở KVBG, các lực lượng coi đây là
nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên đồng thời nhân dân ở KVBG cần tích cực,
chủ động xây dựng và củng cố đời sống vật chất, tinh thần của chính mình,
tạo thế và lực vững chắc trong quản lý, bảo vệ BGQG.

* Về nhiệm vụ: Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG rất toàn diện:
Quản lý, bảo vệ an toàn đường BGQG về mặt địa lý đồng thời phải bảo
vệ chủ quyền an ninh BGQG; xây dựng, củng cố, bảo vệ cơ sở chính trị xã
hội vững mạnh ở KVBG; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo: Đảm bảo sự
bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
đảm bảo mọi công dân đéu có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân các dân tộc ở biên giới, bờ biển, hải đảo; gắn chặt công tác bảo vệ biên
giới, vùng biển - đảo với xây dựng biên giới, vùng biển vững mạnh toàn
diện; bảo vệ và giữ gìn các quan hệ hữu nghị thân thiện giữa chính quyền và
nhân dân hai bên biên giới, góp phần tạo ra môi trường hoà bình ổn định cho
đất nước để xây dựng và phát triển.
-

Vị trí của tổ chức THPL trong điều chỉnh pháp luật và trong hiệu quả

pháp luật.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Hoàn, trường Đại học Luật Hà Nội, thì
"Điều chỉnh pháp luật là quá trình tác động có tổ chức, mang tính quy phạm
của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội thông qua hành vi của các chủ thể
nhằm đạt được những mục đích nhất định". Trong đó, chủ thể của điều chỉnh


19

pháp luật là Nhà nước. Chỉ có Nhà nước (thông qua các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền hoặc nhà chức trách) mới có quyền ban hành pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Để thực hiện sự điều chỉnh pháp luật, Nhà nước
phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau như xác định mục đích, nhiệm vụ,
phạm vi, đối tượng, phương pháp điều chỉnh pháp luật. Có thể khái quát các

hoạt động cụ thể của Nhà nước nhằm điều chỉnh pháp luật dưới ba hình thức
cơ bản là: xây dựng pháp luật, tổ chức THPL và bảo vệ pháp luật. Các hoạt
động này được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước tuỳ thuộc chức năng,
nhiệm vụ cụ thể mà tiến hành phối hợp với nhau để thực hiện sự điều chỉnh
pháp luật. Như vậy, tổ chức THPL là một hình thức cơ bản để Nhà nước thực
hiện sự điều chỉnh pháp luật, thiếu nó thì không thể tiến hành điều chỉnh
pháp luật được, bởi suy cho cùng, chính tổ chức THPL sẽ quyết định các
quan hệ xã hội có thực sự bị điều chỉnh bằng pháp luật hay không và những
mục đích của Nhà nước có đạt được hay không. Tổ chức THPL là khâu trung
tâm trong các hoạt động của Nhà nước trong điều chỉnh pháp luật, bơi lẽ,
trên cơ sở hoạt động xây dựng pháp luật mà kết quả của hoạt động này là
cho ra đời một hệ thống pháp luật thì mới có thể tổ chức THPL được, đồng
thời đây lại là cơ sở để Nhà nước tiến hành hoạt động bảo vệ pháp luật.
Tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG là hoạt động rất quan trọng.
Trên cơ sở hệ thống văn bản quy định về quản lý, bảo vệ BGQG, cần phải
nhanh chóng đưa các quy định đó vào cuộc sống, để chúng phát huy tác
dụng, nhằm góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh
BGQG của Tổ quốc cũng như trong việc xây dựng, củng cố, phát triển các
mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước có chung biên giới và các nước
khác trong khu vực và toàn thế giới. "Hiệu quả pháp luật là kết quả đạt được
trên thực tế do sự tác động pháp luật mang lại, phản ánh đúng những mục
đích, yêu cầu và định hướng mà pháp luật quy định với những chi phí thấp và
mang lại nhiều lợi ích xã hội" [11, tr.49]. Đây là khái niệm chung nhất làm


20

cơ sở xem xét hiệu quả của pháp luật ở các bình diện và cấp độ khác nhau,
trong đó có vấn đề hiệu quả của tổ chức THPL. Rõ ràng, tổ chức THPL là
con đường không thể thiếu để góp phần làm nên hiệu quả pháp luật, vì

không thể khẳng định hiệu quả pháp luật cao hay thấp nếu như pháp luật vẫn
chỉ là các quy định trên giấy tờ mà không phát huy tác dụng trên thực tế, tức
là chưa tổ chức THPL. Kết quả của tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG
là cơ sở để khẳng định hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
nói chung và quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG nói riêng. Trong đó,
vấn đề quan trọng nhất là giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh
trật tự BGQG trên đất liền, hải đảo và các vùng biển của Tổ quốc. Trong điều
kiện hiện nay thì ngoài vấn đề trên, tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG
còn là sự hiện thực hoá đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, đảm bảo
thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam khi chính thức là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.
Như vậy, tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG có tầm quan trọng
đặc biệt, xuất phái từ vị trí, đặc điểm của BGQG, yêu cầu nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ BGQG, là hoạt động không thể thiếu trong điều chỉnh pháp luật và là
căn cứ quan trọng trong đánh giá hiệu quả pháp luật.
1.1.3.

Cơ sở pháp lý của tổ chức thực hiện pháp luật vê quản lý và

bảo vệ biên giới quốc gia
Những quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ BGQG là cơ sở pháp lý để
tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG. Các văn bản pháp luật quy định về
vấn đề này bao gồm các văn bản QPPL trong nước và các ĐƯQT mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về quản lý, bảo vệ BGQG. Nội dung
các văn bản xác định:
-

Mục đích của quản lý, bảo vệ BGQG là nhằm đảm bảo sự bất khả xâm

phạm BGQG, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự,

an toàn xã hội ở KVBG; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu
dài với các nước láng giềng.


21

- Trách nhiệm quản lý, bảo vệ BGQG thuộc về Nhà nước, các cơ quan, tổ
chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và toàn dân mà trực tiếp và thường
xuyên là chính quyền, nhân dân KVBG và các lực lượngvũ írang nhân dân.
- Nội dung quản lý, bảo vệ BGQG được xác định:
Nội dung QLNN về BGQG: Nhà nước xây dựng, chỉ đạo thực hiện
chiến lược, chính sách về BGQG; ban hành, tổ chức thực hiện các chính
sách, văn bản QPPL về BGQG; đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện
ĐUQT về BGQG; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BGQG; xây
dựng các công trình biên giới, công trình kinh tế-xã hội ở KVBG; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo
vệ BGQG; xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách về quản lý, bảo vệ
BGQG; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về BGQG; hợp tác quốc tế trong xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG.
Nội dung bảo vệ BGQG: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá
nhân tiến hành các hoạt động giữ gìn BGQG nhằm bảo vệ chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ; bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên
KVBG; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở KVBG. Đối với
từng loại chủ thể, nội dung bảo vệ BGQG được xác định khác nhau theo quy
định của pháp luật.
Như vậy, tuỳ thuộc vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các cơ quan Nhà nước cũng như vai trò của các tổ chức, cá nhân khác nhau
trong xã hội mà sự tham gia vào quản lý, bảo vệ BGQG của các chủ thể này
cũng khác nhau. Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền có quyền ban hành
văn bản pháp luật về BGQG thì tiến hành ban hành văn bản quy định về vấn

đề này. Các cơ quan khác và tất cả các tổ chức và cá nhân thì tổ chức THPL
về quản lý, bảo vệ BGQG trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
đồng thời thực hiện giám sát việc THPL về quản lý, bảo vệ BGQG của các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân. Hoạt động của các chủ thể này


22

đều phái được thực hiện một cách thống nhất, trên cơ sở quy định của pháp
luật và nội dung của các ĐƯQT được ký kết nhằm hướng tới mục đích của
quản lý, bảo vệ BGQG nói chung và mục đích của tổ chức THPL về quản lý,
bảo vệ BGQG nói riêng.
Trên cơ sở những quy định trên của pháp luật về quản lý, bảo vệ
BGQG, có thể thấy chủ thể, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp của
tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG.
- Về chủ thể: Trách nhiệm quản lý, bảo vệ BGQG thuộc về Nhà nước,
các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và toàn dân
mà trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân KVBG và các lực
lượng vũ trang nhân dân nên chủ thể tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ
BGQG cũng chính là Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang,
chính quyền các cấp và toàn dân mà trực tiếp và thường xuyên là chính
quyền, nhân dân KVBG và các lực lượng vũ trang nhân dân.
-Về mục đích: Mục đích của quản lý, bảo vệ BGQG là cơ sơ xác định
mục đích của tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG. Tất cả các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân khi thực hiện các hoạt động của mình
có liên quan đến BGQG đều phải đảm bảo mục đích trên. Ngoài ra, tổ chức
THPL còn có những mục đích cụ thể được quy định bởi chính hoạt động
này, đó là: Qua tổ chức THPL nhằm tìm ra những ưu điểm để phát huy mặt
mạnh, tìm ra những khuyết điểm để khắc phục, bao gồm cả những ưu điểm
và khuyết điểm trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp được bộc lộ ra

trong tổ chức THPL.
- Về nội dung: Tuỳ thuộc vào từng loại chủ thể mà pháp luật quy định
tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG là tiến hành những hoạt động gì.
Theo sự phân tích ở trên thì tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và
mọi cá nhân đều phải thi hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản
lý, bảo vệ BGQG, có quyền sử dụng pháp luật trong phạm vi quy định; đặc


23

biệt đối với cơ quan Nhà nước và nhà chức trách thì có quyền áp dụng pháp
luật trong những trường hợp pháp luật quy định.
Biểu hiện cụ thể của nội dung tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG
của các chủ thể như sau:
Đối với cá nhân, tổ chức thì tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG
thể hiện ở việc công dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật
về BGQG. Trong đó, mọi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ
BGQG, xây dựng, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG như không
thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong luật BGQG và các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ BGQG; chấp hành các quy định
về việc xuất cảnh, nhập cảnh, qua lại biên giới, cư trú tại KVBG...
Đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Theo phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật xác định, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thực hiện quản lý, bảo vệ BGQG. Đây là loại chủ thể có quyền áp dụng pháp
luật, do đó trong tổ chức THPL nói chung và áp dụng pháp luật nói riêng,
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực
hiện những quy định của pháp luật về BGQG hoạc tự mình căn cứ vào các
quy định của pháp luật về BGQG để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật về quản lý, bảo vệ BGQG

trong các trường hợp:
* Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hoặc áp dụng các
chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về
BGQG. Đây là trường hợp khi có vi phạm pháp luật xảy ra và cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể
vi phạm pháp luật. Pháp luật về quản lý, bảo vệ BGQG có các quy định về xử
lý VPHC, xử lý vi phạm hình sự đối với những hành vi vi phạm nhất định.
* Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.


24

Trường hợp này biểu hiện rõ nét khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến
hành các hoạt động như cấp các loại giấy tờ phục vụ cho việc xuất cảnh,
nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, cư trú, đi lại...
* Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải
tham gia đê kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ
đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự
kiện thực tế. Biểu hiện cụ thể trong các trường hợp kiểm tra, kiểm soát tại
cửa khẩu, tuần tra biên giới...
* Trường hợp khác: Nhà nước khen thưởng đối với các cá nhân, tổ
chức có thành tích trong hoạt động quản lý, bảo vệ BGQG.
- Về hình thức: Hình thức tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG
được xem xét ở đây với tư cách là cách thức thể hiện nội dung của tổ chức
THPL về quản lý, bảo vệ BGQG, là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của
chủ thể tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG. Mặc dù đa dạng trong hình
thức tổ chức THPL, song nhìn chung có các hình thức: Đối với các cơ quan
Nhà nước và nhà chức trách có thẩm quyền: Ban hành văn bản áp dụng pháp
luật; thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác và áp dụng những

biện pháp tổ chức trực tiếp. Đối với các cá nhân, tổ chức xã hội: Tuân thủ,
chấp hành, sử dụng pháp luật về quản lý, bảo vệ BGQG. Cụ thể là không tiến
hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm, thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng
hành động tích cực, thực hiện quyền của mình trong phạm vi mà pháp luật
cho phép.
- Về phương pháp: Đây là cách thức mà các chủ thể (cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và cá nhân) tổ chức THPL về quản lý, bảo
vệ BGQG nhằm đạt được những mục đích của quản lý, bảo vệ BGQG và mục
đích của tổ chức THPL về quản lý, bảo vệ BGQG. Đối với các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, phương pháp được sử dụng gồm phương pháp thuyết
phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế


×